Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cây xanh đô thị. hiện trạng cây xanh đường phố và cây xanh công viên tp pleiku, ...

Tài liệu Cây xanh đô thị. hiện trạng cây xanh đường phố và cây xanh công viên tp pleiku, gia lai

.DOCX
22
7384
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG -----  ----- Tiểu luận Cây xanh đô thị. Hiện trạng cây xanh đường phố và cây xanh công viên TP Pleiku, Gia Lai Giáo viên hướng dẫn: TH. PHẠM THỊ THU HÀ Sinh viên: VŨ THỊ HỒNG NHUNG Lớp: K54-KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................5 1.1 Một số khái niệm, phân loại cây xanh đô thị..............................................5 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................5 1.1.2 Phân loại cây xanh đô thị.........................................................................5 1.1.2.1 Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh ..............................5 1.1.2.2 Phân loại theo nhóm cây, đặc điểm thực vật. ......................................6 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cây xanh đô thị .................................................7 1.2.1 Khí hậu.....................................................................................................7 1.2.2 Môi trường nước......................................................................................8 1.2.3 Môi trường đất.........................................................................................8 1.2.4 Ánh sáng..................................................................................................9 1.2.5 Ô nhiễm không khí..................................................................................9 1.2.6 Sâu bệnh..................................................................................................10 1.2.7 Tác động của con người..........................................................................10 1.3 Chức năng, vai trò của cây xanh đô thị......................................................10 1.3.1. Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí......................10 1.3.2 Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí.................................11 1.3.3 Cây xanh cản bớt tiềng ồn.......................................................................12 1.3.4 Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị.....................................13 1.3.5 Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực.13 1.3.6 Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị.......................................14 2 1.3.7 Các công dụng khác...........................................................................14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................15 3.1 Khái quát chung về địa điểm nghiên cứu............................................. 15 3.2 Thành phần loài cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.......16 3.3. Hiện trạng diện tích đất cây xanh công cộng ở thành phố Pleiku........16 3.4 Hiện trạng cây xanh đường phố Pleiku.................................................17 3.4.1 Số lượng, thành phần loài...................................................................17 3.4.2. Mô hình bố trí cây xanh trên đường phố...........................................17 3.5 Hiện trạng cây xanh công viên thành phố Pleiku..................................18 3.5.1. Số lượng, thành phần loài..................................................................18 3.5.2. Mô hình bố trí cây xanh trong các công viên....................................19 3.6 Sự phù hợp, hạn chế của hệ thống cây xanh đô thị Plieku....................19 KẾT LUẬN.................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................22 3 Mở đầu Hệ động vật nói chung, con người nói riêng tồn tại không thể thiếu hệ thực vật, thiếu cây xanh. Cây xanh không chỉ mang lại những lợi ích to lớn về mặt sinh thái, môi trường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong kiến trúc cảnh quan và vấn đề văn hóa, tinh thần. Đặc biệt với tình trạng bê tông hóa, dân số đông đúc cùng các vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị như hiện nay thì cây xanh lại càng cần thiết để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, thời gian qua vấn đề công viên, cây xanh tại đô thị vẫn bị xem nhẹ ở nhiều địa phương. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường và tạo cảnh quan đô thị, diện tích đất cây xanh trên đầu người còn quá nhỏ [2]. Hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai không những góp phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môi trường mà còn góp phần quan trọng tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc đô thị thành phố Pleiku. Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh đô thị ở đây chưa được quan tâm đúng mức, số lượng cây xanh còn quá ít, chủng loại chưa phong phú nên cảnh quan đường phố còn hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một số cây bị người dân tự ý chặt phá làm mỹ quan thành phố bị xuống cấp. Trong phạm vi tiểu luận này, em xin tập trung trình bày về những vai trò, chức năng của hệ thống cây xanh đô thị nói chung và hiện trạng cây xanh đường phố và cây xanh công viên thành phố Pleiku, Gia Lai. 4 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm, phân loại cây xanh đô thị. 1.1.1 Khái niệm  Khái niệm đô thị: Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị [4]  Khái niệm cây xanh đô thị: Theo Nghị định Số : 64/2010/NĐ-CP, khái niệm cây xanh đô thị được hiểu như sau: “Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị” [3] 1.1.2 Phân loại cây xanh đô thị Dựa trên những đặc điểm khác nhau về giá trị sử dụng, hình dáng, thành phần thực vật...mà người ta xác lập những cơ sở phân loại khác nhau. 1.1.2.1 Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh Theo vị trí và chức năng, cây xanh đô thị được chia làm 3 nhóm chính.[3] Nhóm 1: Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị. Vd: cây đường phố: hoa sữa, sao đen, bằng lăng, sấu, me... cây xanh công viên: sanh, si, cau, cọ, dạ yến, kim đồng... Nhóm 2: Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. 5 Ví dụ: các loại cây thường thấy trong khuôn viên: Trường học: xà cừ, bàng, phượng... Nghĩa trang: thông, phi lao, bạch đàn, hải đường, mẫu đơn... Đình chùa: hoa đại, ngọc lan, bồ đề, si, sanh... Nhóm 3: Cây xanh chuyên dụng gồm cây xanh cách ly, rừng phòng hộ, khu cây xanh nghiên cứu thực vật học, vườn ươm... Cây xanh chuyên dụng được tổ chức theo nhu cầu riêng như sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, vườn thực vật, vườn ươm, khu cây xanh cách ly (nghĩa trang, khu để xử lý nước thải, các dải phân cách khu công nghiệp và dân cư). Rừng đô thị: gồm có rừng phòng hộ, khu du lịch sinh thái. vd: vườn ươm phong lan, sương rồng... 1.1.2.2 Phân loại theo nhóm cây, đặc điểm thực vật. [6] a. Phân loại theo giá trị sử dụng Theo giá trị sử dụng, cây xanh đô thị cũng được chia thành 3 nhóm chính như sau: Cây bóng mát: Cây bóng mát là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, công sở, trường học, vườn hoa… Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa đẹp, ăn quả, hay có hoa thơm. Vd: xà cừ, me, sấu, bàng, phượng, bằng lăng, hoa sữa, sao đen... Cây trang trí: Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu trưng bày trong nhà, trồng dàn leo. Vd: tre trúc, cau dừa, dừa cạn, cọ, đơn đỏ, ngũ tinh, ngũ sắc, xương rồng, hỏa hoàn, long thủ, bướm bạc, vạn tuế,... 6 Nhóm cỏ: Cỏ là mảng màu trang trí tầng thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh. Vd: cỏ nhung, cỏ gà, cỏ gừng, cỏ lá tre, cỏ Nhật... b. Phân loại theo độ cao cây Độ cao cây có ảnh hưởng tới sự tổ chức, phối cảnh. Phân loại theo chiều cao cây từ các taì liệu thực vật học (chiều cao tự nhiên trong điều kiện bình thường) kết hợp chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể gây ức chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do bê tông hóa xung quanh…trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp trồng cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó. c. Phân loại theo hình dạng tán cây Cây sinh trưởng, phát triển tự nhiên thường có hình dạng tán cây nhất định như tán hình tròn, hình nấm, hình tháp, rủ, phân tầng, có loài lại phát triển theo kiểu tự do. Ngoài ra hình dạng tán cây còn thay đổi do điều kiện ánh sáng, cây tán đều hay lệch do ánh sáng phân phối đều hay không. Kết hợp các kiểu tán khác nhau sẽ tạo nên những cảnh quan hấp dẫn. d. Phân loại theo lá cây Phân ra cây lá kim (thường tán thưa), Lá rộng (thường cho nhiều bóng rợp), lá xanh quanh năm hay rụng lá. Phân theo màu sắc lá xanh sẫm, xanh nhạt, biến đổi màu sắc lá theo thời gian sang màu khác nhau như cây bàng. e. Phân loại theo sắc hoa Nhiều cây bóng mát và trang trí có lá và hoa với nhiều màu đỏ, vàng, trắng, tím hay hỗn hợp nhiều màu. Đây cũng là đặc điểm rất được chú ý trong việc phối hợp tạo kiến trúc cảnh quan cho đô thị. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cây xanh đô thị [6], [7] 1.2.1 Khí hậu Hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng: nhiệt độ và độ ẩm không khí.  Mùa hè, ánh nắng chiếu xuống các bề mặt bê tông (công trình, sân, đường, hè phố…) và phản xạ lên thân và lá cây làm cây nóng hơn những cây trồng ở khu vực nông thôn. 7  Mùa đông, thời tiết khô hanh, gió lùa thường xuyên, độ ẩm không khí ít nên cây thiếu nước, đất khô làm giảm khả năng hút khoáng chất của rễ cây. => Cây xanh đô thị thoát hơi nước mạnh hơn cây xanh trong khu vực lâm nghiệp tự nhiên. Ngoài ra, các đặc điểm về kiến trúc, xây dựng đã tạo nên tiểu khí hậu trong đô thị. Chế độ tiểu khí hậu có thể thay đổi ở mỗi khu vực ngay trong đô thị. Ví dụ nhiệt độ tăng lên trong khu vực có nhiều nhà máy công nghiệp. Giữa các dãy phố cao tầng có thể tạo ra các các hiệu ứng đường hầm và gây nên hiện tượng gió xoáy trên đường đi, hay sự che chắn của các khu nhà cao tầng theo hướng đông - tây làm hạn chế chế độ chiếu sáng cho cây xanh trong ngày…. 1.2.2 Môi trường nước Nước rất cần cho sự sống của cây.  Hầu hết bề mặt sân vườn, đường phố trong đô thị đều là bê tông, mật độ xây dựng công trình lớn. => nước mưa chủ yếu chảy vào hệ thống cống rãnh mà không thấm xuống đất nuôi cây.  Phần lớn các đô thị gặp vấn đề về ô nhiễm nước. => Chất lượng và lưu lượng nước ở đô thị hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. 1.2.3 Môi trường đất Chất lượng của đất rất quan trọng đối với cây trồng.  Đất nhiều sẽ đảm bảo sự gắn kết và trụ vững của cây để trống lại gió bão.  Đất giữ chứa nước, giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và sự sống của cây.  Đất cho phép hệ thống rễ cây hô hấp nhờ vào độ tơi xốp. Trong đô thị:  Đất nghèo dinh dưỡng, chật hẹp và bị nén chặt bởi các mảng, khối bê tông của các công trình kiến trúc => ngăn cản rễ cây di chuyển vào trong lòng đất, và khó khăn để hút ra các khoáng chất. 8  Ô nhiễm môi trường đất: các chất ô nhiễm chủ yếu là: xăng, dầu, nhớt, các loại muối, hoá chất công nghiệp, chất diệt cỏ…gây tổn hại trực tiếp lên hệ rễ (các loại muối, chất diệt cỏ…) hoặc xâm nhập vào vách tế bào choán hết chỗ để trao đổi dưỡng khí trong mô tế bào (xăng, dầu…) 1.2.4 Ánh sáng Mặc dù ánh sáng giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống thực vật. Tuy nhiên ngày nay sự chiếu sáng trong đô thị do các nhu cầu sử dụng, trang trí với cường độ, loại ánh sánh (đèn màu, đèn thủy ngân…), thời gian chiếu sáng ngày càng gia tăng. Nhiều nơi thời gian chiếu sáng gần như 24 giờ trong ngày. Trong trường hợp như vậy, ánh sáng được coi như một nguồn ô nhiễm cho thực vật. Tổ hợp của các yếu tố cường độ, chất lượng và thời gian chiếu sáng gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cây xanh, gây ra những trạng thái khác nhau của các loài cây ở đô thị như:  Sự biến đổi cấu trúc phiến lá (dầy và bản lá lớn hơn), hàm lượng diệp lục trong lá suy giảm  Tán lá thường có xu hướng theo dạng nôm, tròn, các đốt cành thường dài ra.  Sinh trưởng cây gặp trở ngại, khả năng chống chọi với các yếu tố môi trường bất lợi như gió, sương muối…cũng suy giảm. 1.2.5 Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí làm tổn hại tới sinh trưởng của cây, gây chết cây, biến đổi sắc tố khác thường… Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là: sulfur dioxide;ozone; fluoride; etylen; nitrogen oxides; ammonia; chlorine và hydrogen chloride; các hợp chất và thuốc diệt cỏ. Trong đó sulfur dioxide; ozone và thuốc diệt cỏ là những chất gây tổn hại mạnh nhất cho cây xanh.  SO2: qua khí khổng gây tổn thương cho các mô và tế bào, hoặc có thể gây chết mô.  O3: ozone gây tổn thương, kìm hãm sự phát triển của thực vật.  Chất diệt cỏ (2,4-D; 2,4,5-T): bay hơi hoặc dưới dạng các phân tử bay trong gió gây tổn hại cho cây xanh.  Bụi, khói: bám vào thân, lá cây ngăn cản sự quang hợp. 9 1.2.6 Sâu bệnh Các loài sâu bệnh: côn trùng, rầy nâu và các bệnh nấm. Côn trùng và sâu bệnh không những ăn phá cây mà còn truyền tải các bệnh nấm đến cây. Tuy nhiên các cây trồng trong đô thị cũng được chọn lựa để có những cây chống chịu sâu bệnh tốt nhất. 1.2.7 Tác động của con người Hướng tích cực: - Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh, cây cảnh do nhu cầu che bóng, trang trí và yêu thích thiên nhiên. - Ở một số nơi, các công trình xây dựng muốn được phê duyệt cần có bản thuyết minh phần diện tích và kế hoạch phát triển cây xanh. Hướng tiêu cực: - Chặt cây không đúng quy hoạch và biện pháp kỹ thuật khi thấy nó gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh, đi lại của bản thân. - Hoạt động đào, san lấp đường, vỉa hè gây ảnh hưởng lớn đến cây xanh 1.3 Chức năng, vai trò của cây xanh đô thị 1.3.1. Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí Không khí có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của con người và sinh vật. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội như hiện nay và do sự phân giải tự nhiên của sinh vật nhất là tại các đô thị, quá trình ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên. Đặc biệt nặng nề ở những khu vực trong tình trạng công nghiệp lạc hậu, phương tiện kiểm soát và giám sát ô nhiễm không khí thiếu thốn. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, súc vật, cây cối cũng như sự bền vững của các công trình kiến trúc.[8] Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp, trong đó vấn đề tăng cường trồng cây xanh ở khu vực đô thị là một trong những giải pháp hữu hiệu. a. Cây xanh hút khí CO2 và nhả khí O2 : Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển. Còn ban đêm thì ngược lại, cây xanh nhả nhiệt và khí CO2, nhưng quá trình hoạt động sinh lý của cây xanh vào ban 10 đêm rất yếu, do đó lượng nhiệt và khí CO2 do cây xanh thải ra vào ban đêm là không đáng kể. Công thức tổng quát của quá trình quang hợp: 6CO2 + 6H2O --AS,DL--- C6H12O6 + 6O 2 Ước tính, hàng năm có khoảng 100 tỉ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh thực hiện [1]. b. Cây xanh có tác dụng lọc bụi và khí ô nhiễm: . Không khí chứa bụi khi thổi qua các hàng cây xanh thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá cây do lực ma sát và trọng lượng của bản thân hạt bụi. Các luồng không khí thổi qua tán lá cây sẽ bị lực cản làm cho tốc độ của luồng không khí giảm và loãng đi. Do đó một phần hạt bụi sẽ ngưng đọng trên lá cây. Một ha cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/ năm.[6] Bảng 1. Lượng ước tính các hạt kim loại được cây sao đen đường kính 20 cm tích lại trong 1 năm trong điều kiện nồng độ chì trong không khí thấp Ngoài ra một số loại cây xanh còn có khả năng khử mùi hôi thối bằng mùi khác do cây tiết ra như các loài cây thông, long não, bạch đàn, ngũ gia bì…Các cây này phóng ra các phitonxit (phiton: thảo mộc; xít: tiêu diệt) không chỉ tạo ra mùi thơm mà còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển, thậm chí tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong không khí. 1.3.2 Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, đặc biệt trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, do sự bê tông hóa và mật độ dân cư cao. 11 Vai trò điều hòa nhiệt độ không khí của cây xanh trong đô thị là rất to lớn. Trong quá trình quang hợp, lá cây đã hấp thụ nhiệt năng của không khí, đồng thời quá trình thoát hơi nước qua khí khổng của lá cũng làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh. Thực thế lượng nước cây hút vào rất nhiều nhưng dùng cho quang hợp lại rất nhỏ, còn chủ yếu qua con đường thoát hơi nước (95 – 98%). Ngoài ra, tán lá còn đóng vai trò như chiếc ô khổng lồ, dày dặn ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt của bề mặt. Khối lượng lá xanh càng nhiều, hiệu quả giảm nhiệt càng cao. Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2oC đến 4oC so với những vùng trống không có cây xanh che phủ. Với vai trò quan trọng này, cây xanh đô thị không chỉ mang lại không gian mát mẻ, thoáng đãng cho con người mà còn giúp tiết kiệm phần lớn năng lượng trong việc sử dụng các thiết bị làm mát (quạt máy, điều hòa...). Theo tính toán:  Cây xanh có thể giảm chi phí sử dụng năng lượng từ 20-25% hàng năm cho một gia đình.  Giảm chi phí điều hòa nhiệt độ từ 10-20% đối với cây xanh có độ tuổi từ 10-15 năm [7] 1.3.3 Cây xanh cản bớt tiềng ồn Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình (máy giặt, TiVi, radio…). Theo thạc sĩ Lương Thuý Nga (Trường ĐH Bách khoa HN), tiếng ồn có tác động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, như làm che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người. Cây xanh có tác dụng giảm tiếng ồn. Sóng âm truyền qua các dải cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ âm thanh giảm đi nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước của cây xanh và chiều rộng của dải đất trồng cây. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường không có cây. Theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu trồng đai rừng rộng 30 m và cây cao 12 m có thể giảm 50% tiếng ồn. [6] [7] Tuy nhiên hiệu qủa này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật độ, diện tích trồng cây. 12 1.3.4 Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị a. Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão: Lớp không khí xung quanh ta luôn luôn chuyển động, ngoài chuyển động thẳng đứng, còn chuyển động ngang. Chính chuyển động ngang này sinh ra gió. Tốc độ gió mạnh nhưng nếu gặp vật cản, sẽ bị giảm một phần đáng kể. Hàng cây cũng có tác dụng ngăn cản đó. Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng cây cảnh quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị góp phần quan trọng, cản trở tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên. Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống cây, bố trí, số lượng cây trồng. Những cây có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe, có bạnh vè, trồng thành nhiều lớp sẽ có hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ gió mà còn hạn chế được những luồng gió lạnh như ở phía bắc vào các thời kì có gió mùa đông bắc. b. Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và các công trình kiến trúc khác Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập trung vào một số tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường sá, gây xói mòn, sụt lở đường đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Việc trồng cây phân tán và tập trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng chảy rất lớn, giảm tải cho hệ thống thoát nước mưa đô thị. Các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt nhờ các chức năng như: thấm và lọc nước mưa thông qua lớp bộ rễ và lớp đất đá, lưu trữ lại trong đất, làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước mặt và tăng trữ lượng nước ngầm. Tán phủ của cây có khả năng chắn giữ từ 10 – 40 % lượng mưa tùy thuộc vào loại cây và kiểu mưa. [6] 1.3.5 Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu không khí mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để thưởng thức, nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền đất nước và của thế giới. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên. 13 Những khu trồng cây cảnh, bonsai vào các dịp hội hoa xuân thể hiện rõ nét sự đa dạng của hệ thực vật trong thành phố. Điều đó làm tăng gía trị khoa học của cả hệ thống rừng và cây xanh trong đô thị. 1.3.6 Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc nhà ở, vườn, ở các đình chùa như ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây á, trong đó phải kể tới công trình nổi tiếng là vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN. Cách chọn lựa loài cây, bố trí, kết hợp cây trồng,… là những công trình nghệ thuật thực sự. Nó không chỉ mang đến gía trị về tính đa dạng sinh học quí báu, mà còn thể hiện nghệ thuật thẩm mĩ phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng nhà sáng tạo. Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật của đô thị. 1.3.7 Các công dụng khác Giá trị tinh thần Những mảng xanh trong đô thị tạo ra môi trường mát mẻ, trong lành, giúp cho người dân thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.Việc tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh cũng làm thắt chặt tình cảm giữa mọi người, giữa con người với thiên nhiên; nâng cao tác dụng giáo dục, nhận thức cho trẻ em về giá trị, vai trò cây xanh và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Cây xanh đô thị còn tạo nên nét văn hóa, đặc sắc riêng cho từng vùng. Nguồn lợi kinh tế trực tiếp Mặc dù vấn đề kinh tế không phải là mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây xanh đô thị, nhưng trên thực tế nó đã góp phần không nhỏ vào nguồn lợi này. Thu hoạch hoa cung cấp cho công nghiệp nước hoa như lan tua, hoa hồng, thiên lí…, thu hoạch quả như me, sấu, dừa, vú sữa… Qua việc chặt tỉa, chăm sóc cây hàng năm đã cung cấp một lượng củi, vật liệu xây dựng đáng kể cho nhân dân. Nguồn lợi kinh tế gián tiếp Cây xanh góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe, hiệu quả sản xuất cho con người, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Cây xanh đô thị cũng là nguồn cung cấp hạt giống rất đáng kể nhờ khả năng dễ kiểm soát tốt hơn việc tuyển chọn cây giống cũng như chất lượng hạt giống như hệ thống cây ở 14 các vườn bách thảo, vườn sưu tập. Nhất là đối với những loài cây hiện còn rất ít, hay ở các rừng sâu, hiểm trở khó khăn cho việc thu hái hạt giống và nghiên cứu. Một nguồn lợi kinh tế đáng kể khác đó là các loại động vật hoang dã, chim muông, ong… trở lại sinh sống và phát triển trong các công viên, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan. Các nguồn thu từ thủy hải sản gia tăng khi thực hiện kết hợp làm giàu rừng ven đô, các dự án nông lâm kết hợp. Ngoài ra do hàng năm phải trồng mới, bảo vệ, chăm sóc, thu hái hạt giống, gieo ươm cũng mang lại công ăn, việc làm cho nhiều người dân. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu  Những vai trò, chức năng của cây xanh đô thị nói chung.  Hiện trạng cây xanh đường phố và cây xanh công viên thành phố Pleiku, Gia Lai. Tập trung nghiên cứu các cây trồng ở đường phố và công viên thuộc khu vực nội thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu, số liệu về cây xanh đô thị nói chung và về hiện trạng cây xanh của thành phố Pleiku, Gia Lai nói riêng từ những nghiên cứu, bài giảng, bài báo khoa học đáng tin cậy. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát chung về địa điểm nghiên cứu. Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha gồm 14 phường và 9 xã, trong đó diện tích đất nội thành là 5.368,61 ha với dân số khoảng 175.820 người (10 phường). Thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Gia Lai.[9] Tháng 2/2009, TP Pleiku chính thức được công nhận là đô thị loại II. 15 3.2 Thành phần loài cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai có 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140 chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó chiếm đại đa số về số họ, chi, loài là ngành thực vật hạt kín, sau đó đến thông và thấp nhất là dương xỉ. Bảng 2: Thành phần loài cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 3.3. Hiện trạng diện tích đất cây xanh công cộng ở thành phố Pleiku Bảng 5: Bình quân đất cây xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku so với TCXDVN 362: 2005 So với tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng quy định đối với đô thị loại 2 thuộc khu vực miền núi, hải đảo trong TCXDVN 362: 2005 là 7 – 8,4 m2/người thì diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố Pleiku rất thấp 1,48m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với tiêu chuẩn). Vậy để đạt được chỉ tiêu so với quy định đề ra, trong thời gian tới thành phố Pleiku phải có thêm ít nhất 1.307.416 m2 diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng 16 3.4 Hiện trạng cây xanh đường phố Pleiku 3.4.1 Số lượng, thành phần loài Hệ thống cây xanh đường phố TP Pleiku có 57 loài cây xanh thuộc 28 họ với tổng số cây là 5.995 cây. Những chủng loại cây có số lượng lớn như Sao đen với 1.272 cây, Thông ba lá với 717 cây,… Bảng 3: Tỷ lệ % số cây xanh đường phố phân chia theo cấp đường kính => Cây xanh đường phố Pleiku đang trong giai đoạn còn trẻ và cần được quan tâm chăm sóc. 3.4.2. Mô hình bố trí cây xanh trên đường phố Cây xanh đường phố Pleiku được bố trí theo các kiểu mô hình sau: a. Mô hình 1 hàng cây trên đường phố. Mô hình này có ở một số đoạn đường trên một số tuyến đường như Hùng Vương (đoạn từ Ngã 3 Phù Đổng đến nút giao thông Diệp Kính) trồng một hàng cây Viết, tuyến đường Đoàn Thị Điểm (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Hoàng Văn Thụ) trồng một hàng cây Xà cừ,… b. Mô hình bố trí 2 hàng cây trên đường phố: Có 2 dạng:  Dạng thuần loài: Các hàng cây trồng đã được quy hoạch cụ thể trên từng tuyến phố theo từng chủng loại cây như: Đường Huỳnh Thúc Kháng (Lim xẹt), Tăng Bạt Hổ (Nhạc ngựa),… 17  Dạng hỗn loài: Hai bên vỉa hè được trồng nhiều loài cây khác nhau. Các tuyến đường thuộc dạng này như Nguyễn Du, Quang Trung,… c. Mô hình bố trí 4 hàng cây trên đường phố: Tiêu biểu cho loại hình này có đường Hai Bà Trưng với 2 hàng Bằng lăng và 2 hàng Thông phân bố đều hai bên vỉa hè, hay đường Lê Duẩn mỗi bên vỉa hè trồng 1 hàng Nhạc ngựa, 1 hàng Xà cừ hoặc có đoạn trồng 1 hàng Xà cừ, 1 hàng Sao đen. Việc bố trí cây xanh theo các mô hình khác nhau phù hợp với từng tuyến đường trong thành phố có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mỹ quan và bảo vệ môi sinh cho thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoạn đường chưa được bố trí cây xanh, nhiều tuyến đường còn vắng bóng cây xanh ngay cả ở những khu trung tâm thành phố. 3.5 Hiện trạng cây xanh công viên thành phố Pleiku 3.5.1. Số lượng, thành phần loài Ở các công viên hành lang kỹ thuật (vòng xoay, băng két), công viên nghỉ ngơi - giải trí (hoa viên, công viên), xác định được 130 loài thực vật thuộc 54 họ, trong đó có 45 loài cây xanh bóng mát thuộc 21 họ với tổng số cây là 2.499 cây. Các loài cây được trồng với số lượng lớn là Thông ba lá với 1.144 cây, Sao đen với 244 cây,… Các loài cây số lượng thấp chủ yếu là cây ăn quả như Nhãn, Mận, Mít,... và một số cây như Đa, Ngọc Lan, Sanh, Sung,... Bảng 4: Tỷ lệ % số cây xanh công viên phân chia theo cấp đường kính 18 3.5.2. Mô hình bố trí cây xanh trong các công viên a. Bố trí cây xanh trong các công viên hành lang kỹ thuật Công viên hành lang kỹ thuật là các khoảng xanh được tạo ra với vai trò định hướng giao thông và có tác dụng quan trọng trong việc tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Căn cứ vào vị trí và chức năng của công viên trong bố cục giao thông, có thể phân biệt các loại sau: - Vòng xoay: Là các nút giao thông trọng điểm, có tác dụng định hướng giao thông. Hiện ở thành phố Pleiku có 9 vòng xoay, thành phần cây trồng trên các vòng xoay gồm: Cây trang trí nền (Cỏ nhung, Cỏ lá tre), Cây làm viền (Ngàn sao, Chuỗi ngọc, Cẩm thạch), Cây trang trí (Đơn đỏ, Ngũ tinh, Ngũ sắc, Cô tòng các loại, Hỏa hoàn, Long thủ, Bướm bạc, Cau, Vạn tuế,...). Việc bố trí cây trồng trong các vòng xoay nhìn chung phù hợp với kiến trúc của vòng xoay và với cảnh quan đô thị thành phố. - Băng két: Được xây dựng với mục đích chính là tận dụng các không gian đất, tạo cho kiến trúc cảnh quan thành phố đa dạng, bớt tẻ nhạt và góp phần tích cực vào việc gia tăng mảng xanh cho thành phố. Các băng két được xây dựng tương đối giống nhau, được bố trí các loại cây xanh chủ yếu như Cỏ (trang trí nền), Chuỗi ngọc (trang trí viền), và các cây trang trí như Sanh, Sơn tùng, Chà là, Hoa giấy, Huỳnh Anh,... b. Bố trí cây xanh trong bồn hoa tại các công viên nghỉ ngơi - giải trí: Bồn hoa được trang trí khác nhau ở từng công viên tạo ra nét đặc sắc cho từng công viên của thành phố. Các chủng loại cây trồng trong các bồn hoa gồm: Cây trang trí nền (Cỏ), cây làm viền (Chuỗi ngọc, Cẩm tú mai, Ngàn sao, Cẩm thạch, Cô tòng,…), cây trang trí (Bướm bạc, Tai tượng đỏ, Mắt nai, Ngũ sắc, Cau bụng,...). 3.6 Sự phù hợp, hạn chế của hệ thống cây xanh đô thị Plieku Loài cây phổ biến nhất trong hệ thống cây xanh đô thị của TP Pleiku là thông và sao đen. Hai loài này sinh trưởng tốt nhất ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thích hợp với đất ẩm, pH thấp (pH từ 4,5-5,5). Pleiku có đều kiện về khí hậu (tương đối mát mẻ, có hai mùa mưa, khô rõ rệt...) cũng như tính chất đất (đất đỏ vàng) rất phù hợp với sự phát triển của hai loài cây trên. Đặc biệt, ở đây thông có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt, hạt thường phát tán vào mùa khô và nảy mầm vào mùa mưa. Cả thông ba lá và sao đen đều là những loài có tán cao và rộng, cho bóng mát rất tốt, và rất hiệu quả trong việc thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ. 19 Trước những năm 75, Pleiku được biết đến với bạt ngàn thông. Cây thông đã gắn liền với đời sống người dân thời đó, không chỉ đem lại bóng mát, bầu không khí trong lành, nhựa thông được làm đuốc thắp sáng, gỗ làm củi đun, vật liệu xây dựng...Có thể nói, cây thông đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của phố núi Plieku. Nhưng sau khi đất nước giải phóng, sự phát triển kinh tế, xã hội, sự thay đổi chế độ xã hội...những cây thông dần dần biến mất. Khoảng trước những năm 2000, thành phố triển khai trồng cây bàng, cây bằng lăng trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Quyết Tiến, Hùng Vương… Tuy vậy không lâu sau đó lại… triệt hạ, bởi loại cây này khi trưởng thành lại phá vỡ kết cấu vỉa hè, mùa lá rụng trơ thân làm mất mĩ quan đường phố. Riêng bằng lăng tới mùa hoa nở tím khiến phố trở nên đẹp hơn nhưng cũng… bẩn hơn khi dưới gốc là sâu, rầy, nhựa đen khiến mỹ quan thành phố bị giảm không ít. Thay cho các loại cây có nhiều khuyết điểm trên, thành phố quyết định trồng mới hơn 43.000 cây xanh các loại như: Sao đen, dầu rái, long não, thông 3 lá, xà cừ… Trước mắt, thành phố trồng thử nghiệm gần 350 cây thông di thực trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Wừu, Hai Bà Trưng để tạo không gian xanh đô thị và lấy lại đặc trưng vốn có của một thành phố Tây Nguyên với bạt ngàn thông.. Sau một thời gian chăm sóc, thông lớn nhanh nhưng dễ ngả nghiêng do mất phần rễ cọc, cây không thể cắm sâu vào lòng đất (do là cây di thực từ vùng khác đến) dẫn đến mất an toàn cho người đi đường cũng như cản trở giao thông khi mùa mưa bão đến, vì cây dễ bị ngã, đổ. [10] Gần đây, nhiều cây thông được di thực đến thành phố đang xanh tốt bỗng nhiên khô lá, có dấu hiệu chết dần dù đã sống qua được vài mùa khô, có cây đã cao trên 5m. Nguyên nhân khiến thông bị trụi lá, cháy lá là do sự xuất hiện một loại sâu có tên khoa học là Diprion Pini L, tên thường gọi là ong cắn lá thông. Lúc còn nhỏ, chúng gây hại cho cây bằng cách gặm phần biểu bì của lá thông. Lớn hơn thì cắn đứt ngang lá thông làm cho cây không còn khả năng quang hợp, khô dần và có thể chết. Hiện tại, hầu hết các cây thông trên địa bàn thành phố đều bị nhiễm ong cắn lá với mật độ từ 1.500 – 3.000 con/cây. Trước tình hình đó, thành phố đã có biện pháp xử lý như : thu gom và tiêu hủy những cây bị hại nặng, số nhẹ hơn thì được xử lý thuốc hóa học và tăng cường tưới nước để cây nhanh chóng phục hồi. Còn cây xà cừ có ưu điểm là lớn rất nhanh nhưng cũng từ ưu điểm này đã sinh ra hàng loạt khuyết điểm khác là không đủ độ dẻo dai, giòn, dễ ngã đổ. Đề án trồng cây xanh thành phố Pleiku giai đoạn 2008-2010 đưa ra chỉ tiêu: Hết năm 2010 sẽ trồng mới gần 24.600 cây xanh các loại. Nhưng theo báo cáo năm 2010, thành phố chỉ trồng được gần 11.000 cây, đạt 44% kế hoạch; một số tuyến đường cây trồng còn chưa thẳng hàng, khoảng cách không đều nhau, cây không thẳng, tán chưa đẹp. Hơn vậy, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng