Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản triều minh mệnh...

Tài liệu Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản triều minh mệnh

.PDF
119
229
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- NGUYỄN THU HOÀI CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA LOẠI HÌNH CHÂU BẢN TRÊN CỨ LIỆU CHÂU BẢN TRIỀU MINH MỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÁN NÔM HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- NGUYỄN THU HOÀI CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA LOẠI HÌNH CHÂU BẢN TRÊN CỨ LIỆU CHÂU BẢN TRIỀU MINH MỆNH Chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Thắm HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài 2. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 2 3. 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4 5. 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. 6. Đóng góp của luận văn 7. 7. Bố cục của luận văn 5 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn và một số nét cơ bản về tổ chức chính quyền triều Minh Mệnh 1.1. Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn 7 1.2. Một số nét cơ bản về tổ chức chính quyền triều Minh Mệnh 14 Chương 2: Tổng quan về châu bản triều Nguyễn và tình hình châu bản triều Minh Mệnh 2.1. Khái niệm châu bản 26 2.2. Quá trình hình thành và tàng trữ châu bản dưới triều Nguyễn 28 2.3. Quá trình lưu truyền và quản lý châu bản hiện nay 2.4. Tình hình châu bản triều Minh Mệnh 33 43 Chương 3: Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản thời Minh Mệnh (1820-1840) 3.1. Các loại hình văn bản trong châu bản 3.2. Chức năng của các loại hình văn bản trong châu bản 3.3. Xuất xứ văn bản trong châu bản 3.4. Hình thức bố cục của văn bản trong châu bản 3.5. Các loại con dấu sử dụng trong châu bản 51 53 57 63 69 3.6. Các dạng ngự phê trong châu bản Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 79 86 91 Phụ lục MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài. Châu bản là các bản tấu, tư, trình, sớ, bẩm... do các cơ quan của chính quyền hoặc do các quần thần dưới triều Nguyễn soạn bằng chữ Hán, chữ Nôm để trình lên nhà vua phê duyệt. Châu bản cũng gồm cả các tập chiếu, dụ, chỉ, sắc là các văn bản do nhà vua soạn thảo hoặc giao cho Nội các hay Hàn lâm viện thay mặt nhà vua soạn thảo. Nói cách khác châu bản là các văn bản hành chính của triều Nguyễn được hình thành trong quá trình hoạt động quản lý điều hành của chính quyền nhà Nguyễn do đích thân nhà vua ban hành hoặc ngự phê trực tiếp bằng bút son. Từ lâu nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà nghiên cứu đã thấy được giá trị quí báu của châu bản, một số công trình biên mục châu bản đã được công bố như Mục lục Châu bản triều Nguyễn của Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện đại học Huế công bố năm 1960 và 1962 hay Mục lục Châu bản triều Nguyễn do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước công bố năm 1998 và 2010... Đặc biệt nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào nguồn tư liệu châu bản để viết ra các công trình nghiên cứu của mình như luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tường nghiên cứu về cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, Nguyễn Công Việt nghiên cứu về ấn chương Việt Nam trong đó có ấn chương thời Nguyễn hay gần đây có một số nhà nghiên cứu dựa vào tư liệu châu bản để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Tuy nhiên các công trình biên mục chủ yếu là các bản trích dịch hoặc các công trình nghiên cứu thì phần lớn là dẫn chứng một số tư liệu từ châu bản. Từ trước tới nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về khía cạnh văn bản cũng như cấu trúc của loại hình văn bản châu bản thời Nguyễn. 1 Trong điều kiện thực tế đó, chúng tôi đã chọn và đề xuất đề tài Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản thời Minh Mệnh làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học. Lý do lựa chọn khảo cứu cấu trúc của loại hình châu bản triều Minh Mệnh là bởi đây là một triều đại được coi là tiêu biểu nhất trong các triều đại phong kiến nhà Nguyễn với những thiết chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước cũng như công tác quản lý công văn giấy tờ đạt đến mức hoàn thiện nhất. Vì vậy tài liệu châu bản của giai đoạn này đã thể hiện khá đầy đủ các quy chuẩn về thể thức cấu trúc của loại hình văn bản thời kỳ phong kiến. 2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các công trình đã công bố về châu bản triều Nguyễn có thể điểm qua như sau: - Mục lục châu bản triều Nguyễn tập I do Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện Đại học Huế biên dịch tóm tắt, công bố xuất bản năm 1960 gồm 4 tập châu bản triều Gia Long (từ tập 1 đến tập 4) với 723 văn bản. - Mục lục châu bản triều Nguyễn tập II cũng do Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện Đại học Huế biên dịch tóm tắt, công bố xuất bản năm 1962 gồm 10 tập châu bản triều Minh Mệnh (từ tập 1 đến tập 10) với 971 văn bản. - Mục lục châu bản triều Nguyễn tập II do Cục lưu trữ nhà nước phối hợp với Đại học Huế, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá biên tập xuất bản năm 1998. Cuốn Mục lục này được lấy trên cơ sở các bản dịch trích yếu được thực hiện từ năm 1995 đến năm 2000 do các cán bộ Hán Nôm của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện gồm 10 tập châu bản triều Minh Mệnh (từ tập 11 đến tập 2 20) do NXB Văn hoá ấn hành năm 1998. Cuốn mục lục này đã được dịch sang tiếng Anh và được nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2000 với sự tài trợ của Quỹ Toyota Foundation (Nhật Bản). Tập I của sách này hiện đang được hoàn thiện, dự kiến sẽ xuất bản trong năm 2010 gồm 5 tập châu bản triều Gia Long (từ tập 1-5) và 10 tập châu bản triều Minh Mệnh (từ tập 1-10). Đây là bản có sửa chữa, hiệu đính, bổ sung, biên tập lại từ 2 tập Mục lục Châu bản do Viện Đại học Huế thực hiện năm 1960 và 1962. - Châu bản triều Tự Đức 1848 - 1883: tuyển chọn và lược thuật do nhóm tác giả Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát tuyển chọn, lược dịch và Giáo sư Trần Nghĩa giới thiệu gồm 1128 văn bản châu bản, do NXB Văn học ấn hành năm 2003. - Châu bản triều Nguyễn - tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 do Lý Kim Hoa sưu khảo, biên dịch lược thuật gồm 250 văn bản châu bản về các vấn đề liên quan đến phật giáo triều Nguyễn, NXB Văn hoá thông tin ấn hành năm 2002. Qua khảo sát nhận thấy các công trình công bố về châu bản triều Nguyễn chủ yếu là các bản dịch lược thuật hoặc trích yếu nội dung của một số văn bản châu bản. Ngoài ra chưa có một công trình hay một bài viết nào chuyên khảo sâu về văn bản châu bản triều Nguyễn. Chỉ có một số bài viết có viện dẫn tư liệu châu bản hoặc sử dụng thông tin từ châu bản để chứng minh một số vấn đề có liên quan đến triều Nguyễn. Vì vậy đề tài Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản thời Minh Mệnh hy vọng sẽ góp phần cung cấp thêm những thông tin, tư liệu đáng quý về khối tài liệu rất có giá trị này. 3 3- Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là chứng minh một cách khoa học châu bản triều Nguyễn là một hệ thống văn bản hoàn chỉnh về bố cục, cấu trúc, thể thức, loại hình và nội dung phản ánh. Luận văn góp phần khẳng định các giá trị sử liệu gốc của châu bản đối với việc nghiên cứu mọi mặt xã hội thời nhà Nguyễn. Luận văn cũng nhằm chứng minh châu bản là các tài liệu Hán Nôm gốc, thậm chí là độc bản, duy nhất; góp thêm một tiếng nói cho công tác bảo quản mảng thư tịch Hán Nôm quý giá này. 4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các châu bản gốc hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước và hệ thống các mục lục tra cứu thông tin châu bản. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo cứu tổng quát khối châu bản triều Nguyễn; khảo sát và đi sâu nghiên cứu các văn bản châu bản triều Minh Mệnh (1820-1840) trong đó trọng tâm là các bản có bút tích vua phê. Tìm hiểu, tham khảo thêm các nguồn châu bản khác như các bộ microfilm, các bản sao và những thông tin liên quan đến châu bản triều Nguyễn. 5- Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học để xác định giá trị đích thực của văn bản. - Luận văn sử dụng phương pháp thông kê, phân tích và tổng hợp để rút ra các kết luận về hình thức cấu trúc và giá trị của văn bản châu bản. 4 6- Đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên đi sâu nghiên cứu hệ thống văn bản châu bản triều Nguyễn. - Luận văn cung cấp những thông tin tổng quan về châu bản triều Nguyễn nói chung và châu bản triều Minh Mệnh nói riêng. - Luận văn cung cấp những số liệu chi tiết, cụ thể về thực trạng châu bản hiện nay. - Luận văn làm rõ cấu trúc hình thức của các loại hình văn bản hành chính được sử dụng dưới thời Nguyễn và trong triều Minh Mệnh. - Luận văn chứng minh giá trị gốc của châu bản. - Các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể sử dụng để tham khảo cho các công trình nghiên cứu có liên quan. 7- Bố cục của luận văn Phần mở đầu 1- Lý do chon đề tài. 2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3- Mục tiêu nghiên cứu 4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5- Phương pháp nghiên cứu 6- Đóng góp của luận văn 5 Phần nội dung Chương 1: Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn và một số nét cơ bản về tổ chức chính quyền triều Minh Mệnh 1.1. Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn 1.2. Một số nét cơ bản về tổ chức chính quyền triều Minh Mệnh. Chương 2: Tổng quan về châu bản triều Nguyễn và tình hình châu bản triều Minh Mệnh 2.1. Khái niệm châu bản 2.2. Quá trình hình thành và tàng trữ châu bản dưới triều Nguyễn 2.3. Quá trình lưu truyền và quản lý châu bản hiện nay 2.4. Tình hình châu bản triều Minh Mệnh Chương 3: Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản thời Minh Mệnh (1820-1840) 3.1. Các loại hình văn bản trong châu bản 3.2. Chức năng của các loại hình văn bản trong châu bản 3.3. Xuất xứ văn bản trong châu bản 3.4. Hình thức bố cục của văn bản trong châu bản 3.5. Các loại con dấu sử dụng trong châu bản 3.6. Các dạng ngự phê trong châu bản Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 6 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH TRIỀU NGUYỄN VÀ MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRIỀU MINH MỆNH 1.1. Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn: Triều Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945. Hơn một thế kỷ cầm quyền, triều Nguyễn đã thiết lập một bộ máy chính quyền tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh để quản lý đất nước. Mặc dù phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong nước và bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhưng triều Nguyễn đã có những đóng góp nhất định cho lịch sử Việt Nam. Để điều hành đất nước, triều Nguyễn đã thiết lập một hệ thống các thiết chế chính trị, luật pháp khá chặt chẽ, chuyên nghiệp. Trong đó tổ chức bộ máy nhà nước về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó và phỏng theo mô hình của phong kiến Trung Quốc. Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua là một hệ thống các cơ quan chuyên trách ở cấp trung ương gồm có: Lục bộ, Nội các, Cơ mật viện, Tôn nhân phủ, Nội vụ phủ… và hệ thống các cơ quan ở cấp địa phương. Trong đó chức trách của mỗi cơ quan được quy định cụ thể như sau: - Nội các1 mang tính chất một văn phòng giúp việc cho nhà vua, chuyên trách giải quyết các công việc về văn thư, giấy tờ như: xét duyệt các văn bản trước khi trình lên nhà vua, làm phiếu nghĩ, thư bài, soạn các bản phúc đáp, kính Nội các 內 閣, đời vua Gia Long đặt 4 cơ quan giúp việc là Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện và Thượng bảo ty; đến năm Minh Mệnh 1 (1820) gộp 4 cơ quan đó đổi thành Văn thư phòng, năm Minh Mệnh 10 (1829) bỏ Văn thư phòng thành lập Nội các, năm Bảo Đại 8 (1933) đổi thành Ngự tiền văn phòng. Nội các đặt 4 quan đại thần đứng đầu lấy người thuộc biên chế các Bộ, Viện sung vào để làm việc. (Xem thêm ở phần Quá trình hình thành và tàng trữ châu bản dưới triều Nguyễn). 1 7 sao bản vua phê, phụng sao lời chỉ dụ, sao lục phát giao công văn, quản lý ấn tín, long bài, lưu giữ châu bản, các ngự chế thi văn... - Cơ mật viện2 là cơ quan chuyên tư vấn cho nhà vua các vấn đề về chính trị, ngoại giao và những vấn đề mang tính cơ mật quốc gia. - Tôn nhân phủ3 là cơ quan chuyên chăm lo các vấn đề trong hoàng tộc như: trông coi sổ sách của hoàng tộc, biên soạn ngọc phả, tông phả, phái phả, đặt tên, lo giá thú cho người trong hoàng tộc, tế lễ tang ma, phong cấp tập tước, định mũ áo, chọn người làm quan, chọn tôn sinh, giáo dưỡng, giảng dạy trong tôn thất, thay nhà vua quản lý mọi mặt trong hoàng tộc. - Lục Tự4: là sáu tổ chức giúp nhà vua các vấn đề về văn hoá, giáo dục, thi cử, luật pháp, tế tự gồm: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự. Trong đó Hồng lô tự và Thượng bảo tự có chức trách thường trực, còn các Tự khác thường chỉ kiêm nhiệm hoặc chỉ làm chức quan để phong mà thôi. - Lục Bộ5: 2 Đời vua Gia Long đặt 4 viên quan đại thần chuyên lo việc quân quốc đại sự, năm Minh Mệnh 11 (1830) thành lập Cơ mật viện 幾 密 院 nhưng chỉ là cơ quan cố vấn không đứng trên Lục Bộ, quan viên đứng đầu lấy hàm từ Tam phẩm trở lên. Dưới viện đặt 2 ty là Ty Nam và Ty Bắc, mỗi ty đặt chức Viên ngoại lang, Ty vụ để chuyên trách công việc. Tôn nhân phủ 宗 仁 府 thành lập năm Minh Mệnh 17 (1836), các quan giúp việc gồm có: Tôn nhân lệnh, Tả Hữu Tôn chính, Tả Hữu Tôn nhân, Tả Hữu Tôn khanh; thuộc viên gồm có: Tả Hữu Tá lý, Lang trung, Viên ngoại lang, Chủ sự, Ty vụ, Thừa biện ty. 4 Lục Tự có tổ chức từ thời Lê Thánh Tông, nhà Nguyễn cũng lập Tự nhưng thường không đủ 6 Tự. Những chức như Tự khanh, Tự thiếu khanh, Tự thừa thường trao cho những tản quan không có chức vụ nhất định. 3 5 Lục Bộ 六 部 là cơ quan hành pháp cao nhất của triều đình gồm 6 bộ: Binh 兵 , Công 工 , Hình 刑, Hộ 戶 , Lại 吏 , Lễ 禮 . Mỗi bộ đặt 1 Thượng thư đứng đầu (hàm Chánh nhị phẩm), 2 viên Tham tri, 2 Thị lang và các viên Lang trung, Viên ngoại lang, Chủ sự, Ty vụ, Thư lại giúp việc. Mỗi bộ lại chia làm nhiều cơ quan trực thuộc như: xứ, ty, sở… đặt một Lang trung hay Chủ sự đứng đầu giúp Thượng thư chỉ đạo các tỉnh, trấn trong cả nước về phần chuyên môn của bộ mình. 8 + Bộ Binh: chuyên trách việc binh nhung, khí giới, bảo vệ kinh thành, biên giới, các nơi hiểm yếu, chăm lo việc bổ nhiệm, tuyển dụng các chức võ quan trong ngạch, khảo duyệt vũ khí, quân lương... + Bộ Công: chuyên trách việc xây dựng, tu sửa cung điện, lăng tẩm, thành hào, đồn luỹ, đê điều, cầu cống, đường sá, lo việc thợ thuyền, sản xuất vật dụng phục vụ trong hoàng cung và quản lý việc sản xuất hàng hoá ngoài xã hội… + Bộ Hình: chuyên trách các việc về luật lệnh, xét xử, hình phạt, án tù, ngục tụng, giúp nhà vua chế định, chấn chỉnh các vấn đề về hình luật. + Bộ Hộ: coi giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thuế khoá, định giá lương thực trong nước, bình chuẩn việc phát ra thu vào để điều hoà nguồn của cải nhà nước. + Bộ Lại: coi giữ các việc về quan tước, thăng giáng, thuyên chuyển, xét bổ công trạng cho quan văn trong kinh, ngoài trấn, chỉnh đốn phép làm quan để giúp việc chính sự trong nước. + Bộ Lễ: coi giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, học hành, thi cử, ấn tín, phù hiệu, biểu tạ, triều cống, thuốc thang, bói toán, nhã nhạc… Ngoài các cơ quan mang tính tư vấn giúp việc trực tiếp cho nhà vua và Lục Bộ ra, còn một số cơ quan mang tính chuyên môn như: - Đô sát viện6 là cơ quan giám sát tối cao của triều đình. Đô sát viện cùng với Đại lý tự, cơ quan xét xử tối cao và Bộ Hình nằm trong Tam pháp ty tức hệ thống tư pháp của triều đình nhà Nguyễn. Đô sát viện 都 察 院 thành lập năm Minh Mệnh 13 (1832), đặt Trưởng viện gồm Tả đô Ngự sử và Hữu đô Ngự sử (đều hàm Chánh nhị phẩm ban văn) và đặt 2 viên Phó đô Ngự sử (hàm Tòng nhị phẩm ban văn) để giúp việc. Đô sát viện bên dưới lại chia làm 6 khoa: Binh, Công, Hình, Hộ, Lại, Lễ, mỗi khoa đặt 1 viên Cấp sự trung coi 6 9 - Hàn lâm viện7 chuyên trách các việc chế cáo, từ hàn để tuyên dương, lo chương sớ, chiếu cáo, dựng bia, soạn kinh điển, thư từ bang giao, biên tập sách vở... - Nội vụ phủ8 chuyên coi giữ kho tàng, của công và các hạng vàng ngọc châu báu, tơ lụa trong cung, lo việc thu phát cất trữ các vật cống tiến... - Quốc tử giám9 phụ trách việc dạy học, giáo dưỡng các hoàng tử, con cháu trong hoàng tộc, quan lại trong triều đình, đào tạo nhân tài cao cấp của nhà nước. - Thái y viện10 chuyên trách chăm sóc sức khoẻ cho vua và người trong hoàng tộc, chăm lo việc thuốc thang, chữa bệnh và ngành y dược trong cả nước. - Khâm thiên giám 11 chuyên lo việc liệu đoán khí hậu, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, tính toán lịch pháp, thời tiết để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, giữ sách thiên văn, tính nhật thực nguyệt thực, chọn giữ, ngoài ra trong viện đường còn có 2 ty giúp việc và một số viên Lục sự; cấp tỉnh đặt các Khoa đạo để chuyên trách. Hàn lâm viện 翰 林 院 đặt viên Chưởng viện học sĩ và Trực học sĩ đứng đầu đều hàm Chánh tam phẩm ban văn, các thuộc viên gồm: Thị độc học sĩ, Thị giảng học sĩ, Thừa chỉ, Trước tác, Tu soạn, Biên tu, Kiểm thảo, Điển bạ, Đãi chiếu, Cung phụng, Bút thiếp. 7 Nội vụ phủ 內 務 府 đặt 1 quan Thị lang hàm Tam phẩm làm Trưởng quan, đặt 2 Lang trung hàm Chánh Tứ phẩm giúp việc, ngoài ra còn có nhiều Ty, Cục thợ và các kho trực thuộc. 8 Quốc tử giám 國 子 監 có từ thời Lý, năm 1803 vua Gia Long cho lập lại Quốc tử giám ở Kinh thành Huế, ban đầu đặt chức quan Đốc học đứng đầu, năm Minh Mệnh 2 (1821) đổi đặt chức Tế tửu (Hiệu trưởng - hàm Chánh tứ phẩm), 2 viên Tư nghiệp (Hiệu phó - hàm Tòng tứ phẩm), thuộc viên gồm có các viên: Học chính, Giám thừa, Điển bạ, Điển tịch và các Vị nhập lưu thư lại để giúp việc. Từ năm Minh Mệnh 14 (1833) trở đi đặt thêm 1 viên đại thần hàm Nhất phẩm văn giai để kiêm quản nhưng không chuyên trách. 9 Thái y viện 太 醫 院 đặt 1 Viện sư đứng đầu hàm Chánh tứ phẩm, 1 Ngự y hàm Chánh ngũ phẩm, 1 Phó Ngự y hàm Tòng ngũ phẩm, 2 viên Tả viện phán, 2 viên Thừa viện phán, thuộc viên có các Y chính, Y phó, Y sinh... Thái y viện còn có nơi chế thuốc riêng và quản lý kho Ngọc dược giữ các loại thuốc quý dùng cho nhà vua. 10 Khâm thiên giám 欽 天 監 đặt 1 viên quan Đại thần đứng đầu do nhà vua bổ nhiệm, dưới đặt 1 viên Giám chính, 1 viên Giám phó, 4 viên Ngũ quan chính và 2 viên Linh đài lang. Khâm thiên giám dưới lại đặt ty Chiêm hậu (sau đổi thành Khắc cẩn ty) ở các tỉnh do Linh đài lang (hàm bát phẩm thư lại) quản lý. 11 10 ngày giờ tốt, đào tạo các nhân viên làm lịch và trắc nghiệm thiên văn của cả nước… Ở cấp địa phương, khi mới lên ngôi vua Gia Long vẫn giữ nguyên cách phân chia hành chính cũ, ở đàng Ngoài các cấp hành chính lần lượt là trấn - phủ huyện - xã và ở đàng Trong là trấn - dinh - huyện - xã, thậm chí dưới xã còn có thể có thôn, trang, ấp... Sau đó đặt thêm cấp tổng ở trung gian giữa huyện và xã. Đời vua Gia Long, 2 khu vực Bắc bộ và Nam bộ được phân thành các trấn và hợp thành Tổng trấn do 1 viên quan Tổng trấn đứng đầu như Bắc thành Tổng trấn, Gia Định Tổng trấn. Trong đó Bắc thành có 11 trấn gồm 5 nội trấn và 6 ngoại trấn. Trấn Gia Định (năm 1808 vua Gia Long đổi là Gia Định thành) gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau đổi là Định Tường) và Hà Tiên. Để giúp việc cho Trấn thành lại đặt các Tào là Binh, Công, Hình, Hộ, Lại, Lễ có chức năng như Lục Bộ ở trung ương. Khu vực Trung bộ từ Thanh Hoá đến Bình Thuận phân cấp hành chính theo kiểu quân khu, trong đó lấy Quảng Đức là nơi có Kinh đô làm trung tâm. Đặt Quảng Bình, Quảng Trị làm Hữu dực; Quảng Nam, Quảng Ngãi làm Tả dực gọi là các dinh và gộp 2 cánh Tả dực, Hữu dực với dinh Quảng Đức thành Trực lệ, tạo thành một khu vực quân sự mang tính chiến lược bao bọc và bảo vệ Kinh đô Huế. Ngoài 5 dinh trực lệ, các trấn gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là Hữu kỳ; các trấn từ Bình Định đến Bình Thuận gọi là Tả kỳ. Đến thời Minh Mệnh, để nhất thể hoá các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831 - 1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Năm 1834 vua Minh Mệnh cho xoá bỏ các Trực lệ và Tổng trấn đổi chia 3 miền thành các Kỳ là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. 11 Trong đó Bắc kỳ gồm có 13 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Sơn Tây, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình. Trung kỳ gồm 1 phủ Thừa Thiên đặt làm Kinh đô và 11 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận. Nam kỳ gồm có 6 tỉnh còn gọi là Nam kỳ lục tỉnh là Phiên An (năm 1836 đổi thành Gia Định, sau người Pháp gọi là Sài Gòn), Biên Hoà, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường và Hà Tiên. Quan chế địa phương được quy định như sau: - Cấp Tỉnh: Đứng đầu tỉnh đặt chức quan Tổng đốc12 đối với tỉnh lớn hoặc kiêm nhiệm 1-2 tỉnh nhỏ vừa, đặt chức quan Tuần phủ13 đối với tỉnh nhỏ. Giúp việc chính cho quan tỉnh có Phiên ty (ty Bố chính) và Niết ty (ty Án sát). Ty Bố chính chuyên lo các việc về hành chính, dân sự, thuế khoá đặt chức Bố chính sứ đứng đầu; Ty Án sát chuyên lo các việc về an ninh trật tự, luật pháp, đặt chức Án sát sứ đứng đầu; phụ trách về quân sự đặt chức Lãnh binh đứng đầu. Riêng phủ Thừa Thiên là Kinh đô đặt chức quan Phủ doãn đứng đầu để trông coi về hành chính, đặt chức Đề đốc (hoặc Lãnh binh) chuyên quản các việc về quân sự, võ bị và kiêm quản các dực Tả, Hữu. Tổng đốc 總 督 (còn gọi là Hộ lý Tổng đốc hay Hộ đốc) là chức quan đứng đầu một vùng hành chính gồm một hoặc nhiều tỉnh thành, tuỳ theo địa hình và diện tích từng khu vực. Tổng đốc mang hàm Tòng nhất phẩm hoặc Chánh nhị phẩm, thay mặt triều đình chỉ đạo mọi mặt về quân sự lẫn dân sự trong địa hạt mình quản lý. Tiền thân của chức Tổng đốc là Trấn thủ, Lưu trấn (đời Hậu Lê), hay Tổng trấn, Hiệp trấn (đời Gia Long), dưới đặt các chức Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh để giúp việc. Riêng phủ Thừa Thiên là Kinh thành không đặt chức Tổng đốc, chỉ đặt chức Phủ doãn chịu sự điều hành trực tiếp của nhà vua và triều đình. 12 Tuần phủ 巡 撫 (còn gọi là Tuần vũ) là chức quan đứng đầu một tỉnh nhỏ mang hàm Chánh hoặc Tòng nhị phẩm, thường đứng dưới Tổng đốc nếu tỉnh có chế độ Tổng đốc. Thời nhà Lý gọi là Tri phủ hoặc Tri châu, thời Trần gọi là An phủ sứ, Tào vận sứ, Tuần phủ sứ… đầu đời Nguyễn quan đầu tỉnh gọi là Cai bạ, Ký lục, Hiệp trấn, Trấn thủ… Từ năm Minh Mệnh 2 (1821) mới đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát. 13 12 - Cấp Phủ: là cấp trung gian giữa tỉnh và huyện, phủ có thể quản lý một hoặc một số huyện, mỗi phủ đặt 1 viên Tri phủ đứng đầu, phủ lớn còn đặt chức Đồng Tri phủ và các thuộc viên gồm Lại mục, Bang tá để giúp việc. - Cấp Huyện: có Tri huyện đứng đầu, ngoài ra có Huyện thừa và bộ máy giúp việc gồm Cai hợp, Thủ hợp, Lại mục. - Cấp Tổng: gồm có vài làng hay xã, đặt một Cai tổng (hay Chánh tổng) và một Phó tổng do Hội đồng kỳ dịch của các làng cử ra để quản lý thuế khoá, đê điều và trị an trong tổng. - Cấp Xã: đặt chức Xã trưởng hay Lý trưởng, dưới xã có thể còn có thôn do Thôn trưởng đứng đầu, ấp có Ấp trưởng, trại có Cai trại để trông nom mọi công việc trong địa hạt mình quản lý. Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm. Tuy nhiên quan chức của triều đình chỉ phân bổ tới cấp huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự bầu chọn cử ra người đứng đầu. Đối với các vùng thuộc miền núi, về cơ bản các cấp hành chính cũng giống như miền xuôi nhưng tên đơn vị hành chính theo từng vùng có thể khác như phiên trấn, châu, bản, mường… Ngoài việc dùng người địa phương đặt làm thổ quan, thổ binh còn có phiên quan do triều đình phái đến giám sát. Một số nơi còn có chế độ Lang đạo, Phìa tạo là những thủ lĩnh lâu đời của các dân tộc ít người. Nhà Nguyễn cũng áp dụng chế độ “kimi” (ràng buộc) để quản lý những vùng đất mới lệ thuộc ở Tây Nam. Chế độ quan lại nhà Nguyễn chia ra làm 2 ngạch văn và võ. Từ đời vua Minh Mệnh trở đi được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm đều chia ra 2 bậc Chánh và Tòng. Thời Gia Long quan đứng 13 đầu các cơ quan và đứng đầu tỉnh hầu hết là võ quan, đến thời Minh Mệnh văn quan dần được thay thế, đặc biệt là các cơ quan tư vấn giúp việc cho nhà vua và các bộ (trừ bộ Binh). Thể chế nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế, để đề cao uy quyền nhà vua và ngăn chặn nạn quyền thần lấn át, ngay từ đầu đời vua Gia Long đã đặt lệ Tứ bất: không lập Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Mọi quyền hành đều do nhà vua quyết định, giúp việc trực tiếp cho vua có “Tứ trụ đại thần” gồm 4 vị: Đông Các điện Đại học sĩ, Cần Chánh điện Đại học sĩ, Văn Minh điện Đại học sĩ, Võ Hiển điện Đại học sĩ, ngoài ra còn có các cơ quan tư vấn và các cơ quan chuyên môn. Tổ chức bộ máy hành chính triều Nguyễn về cơ bản được thiết lập và ổn định từ triều Gia Long và Minh Mệnh, các triều đại sau hầu như vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức đó. Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, đặc biệt là sau sự kiện triều đình nhà Nguyễn buộc phải ký hai hiệp ước là Harmand (1883) và Patenotre (1884) chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp, bộ máy chính quyền tại Việt Nam tồn tại song song hai chính thể, một của Pháp và một của triều đình Nguyễn. Tuy vậy triều Nguyễn vẫn không có thay đổi gì lớn về tổ chức, đến năm 1907 (Duy Tân 1) theo gợi ý của viên Khâm sứ Pháp Leveque nhà Nguyễn cho lập thêm Bộ Học. Từ đó toàn bộ việc học hành, thi cử trước đây do Bộ Lễ phụ trách đều được chuyển cho Bộ Học quản lý. Như vậy ngoài Lục Bộ như ban đầu, triều Nguyễn lúc này xuất hiện thêm bộ thứ 7 là Bộ Học. 1.2. Một số nét cơ bản về tổ chức chính quyền triều Minh Mệnh: Vua Minh Mệnh (明 命) tên huý là Nguyễn Phúc Đảm (阮 福 膽) sinh năm 1791, trị vì từ năm 1820 đến khi mất năm 1841, là vị Hoàng đế thứ 2 của 14 vương triều Nguyễn. Vua Minh Mệnh được xem là một vị vua năng động, quyết đoán, tinh thông nho học, hiểu biết, coi trọng học vấn và là nhà chính trị, quân sự tài ba. Dưới thời ông rất nhiều cải cách từ nội trị đến ngoại giao đã được thực thi giúp cho đất nước giai đoạn ông trị vì là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến nhà Nguyễn. Về quân sự: vua Minh Mệnh là người rất quan tâm đến quân sự quốc phòng, vì vậy quân đội dưới thời ông được tổ chức khá hùng mạnh. Vua nhiều lần thân hành ra thao trường chứng kiến việc luyện tập của quân sĩ và đặt chế độ định kỳ duyệt tuyển. Ngay từ năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) nhà vua đã cho tổ chức lại quân đội thành các binh chủng gồm bộ binh, thuỷ binh, kỵ binh, tượng binh và pháo thủ binh. Trong đó bộ binh là chủ chốt được phân làm 2 loại kinh binh và cơ binh. Kinh binh là lính của triều đình đóng chủ yếu ở kinh thành và một số tỉnh trọng yếu. Tổ chức bên trong của kinh binh khá chặt chẽ được phân thành các doanh (gồm 4 doanh Thần cơ, Tiền phong, Long vũ, Hổ uy), mỗi doanh lại chia làm 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 lính; đứng đầu có các Đội trưởng và Suất đội cai quản. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng được chia thành các cơ, đội; đứng đầu có các Quản cơ và Suất đội cai quản. Các loại binh khác được tổ chức gần giống bộ binh, cũng chia thành các vệ, đội nhưng có đặc thù riêng của từng loại. Vua Minh Mệnh cũng rất chú trọng tăng cường trang bị cho quân đội thêm nhiều vũ khí, thuyền bè, voi ngựa và các súng ống loại lớn. Đặc biệt thuỷ quân thời kỳ này kế thừa các đội binh thuyền tinh nhuệ của vua cha Gia Long lại được tăng cường thêm một số tàu đi biển lớn bọc đồng như Phấn Bằng, Thuỵ Long, Định Dương… nên đã gần như làm chủ được dải bờ biển dài và một số hải đảo ngoài khơi. Những nơi bờ biển sung yếu hoặc gần Kinh đô, vua Minh Mệnh cho xây dựng hàng loạt các pháo đài canh phòng như 15 Trấn Hải, Định Hải, Điện Hải… và không ngừng tăng cường phòng thủ. Vua cũng thường xuyên cử các đội tàu đi thăm dò, tuần thám các hải đảo kể cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về kinh tế: vua Minh Mệnh luôn chăm lo đời sống nhân dân, chú trọng phát triển kinh tế, khao khát cho dân giàu, nước mạnh. Ông đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển như khuyến khích khai hoang lấn biển; đẩy mạnh thuỷ lợi đào sông thoát lũ; hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc bộ; tiếp tục đo đạc, hoàn thiện sổ ruộng đất (địa bạ) trong toàn quốc; quy định lại chế độ thu thuế đinh, điền, thuế muối, thuế khai thác mỏ, thuế sản vật, thuế buôn bán tại các cửa quan, bến chợ, thuế cảng cho các thuyền buôn nước ngoài; khai mở nhiều ngành sản xuất mới… Vì vậy trong 20 năm trị vì của vua Minh Mệnh, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, nhiều vùng đất mới được khai khẩn thành lập như huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, Nam Định; huyện Kim Sơn thuộc phủ Yên Khánh, Ninh Bình; đào xong sông Vĩnh Tế ở Nam kỳ, sông thoát lũ Cửu An ở Hưng Yên; ruộng đất canh tác được mở rộng, dân số được tăng thêm. Thời kỳ này nhiều loại máy móc mang tính mới mẻ phục vụ thiết thực đời sống được chế tạo như máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu, sức nước; máy nghiền thuốc súng; máy tưới nước cho đồng ruộng… Đặc biệt năm 1839 những người thợ Việt Nam đã đóng thành công chiếc tàu thuỷ chạy bằng hơi nước đầu tiên và sửa chữa được một số tàu thuyền mua của nước ngoài bị hư hỏng. Vua còn ban dụ cho lập nhà dưỡng tế để giúp đỡ những người tàn tật, già cả, nghèo khó; bãi bỏ những việc gây phiền phí cho dân như lệ bắt các địa phương tiến thú rừng cho các ngày lễ kị; đặt lệ định kỳ báo cáo giá thóc gạo, lương thực ở các nơi; cấm tư thương đầu cơ bán trộm thóc gạo; giảm thuế, chẩn cấp, xuất kho bán thóc rẻ cho dân các vùng bị thiên tai đói kém; yêu cầu các tỉnh 16 xuất lúa giống trong kho cho dân nghèo vay để làm mùa khiến cho nông nghiệp không bị đình trệ, việc mất mùa không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Về ngoại giao: Vua Minh Mệnh là người chủ trương tự cường dân tộc nên trong mối quan hệ bang giao với các nước đều khá cứng rắn và luôn giữ thế chủ động. Ngay khi mới lên ngôi, vua Minh Mệnh đã xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý là một nước lớn ở phía Nam nhưng triều đình nhà Thanh không chấp thuận. Năm 1839 khi thấy nhà Thanh suy yếu ông đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam, quốc hiệu này tồn tại cho đến hết triều Nguyễn năm 1945. Trong quan hệ với nhà Thanh là nước lớn vua Minh Mệnh chủ trương thần phục nhưng đối với các nước nhỏ như Ai Lao, Cao Miên, Chân Lạp ông chủ trương áp đặt quyền bảo hộ. Đối với phương Tây, vua Minh Mệnh hầu như không có thiện cảm, đặc biệt là việc vua không thích đạo Thiên chúa nên trong suốt thời gian trị vì, việc truyền bá đạo này hầu như bị cấm. Mặc dù vua Minh Mệnh là người nặng tư tưởng bế quan toả cảng nhưng thời kỳ này các tàu buôn của nước Thanh và phương Tây ra vào trao đổi mậu dịch với Việt Nam khá tấp nập. Chỉ tính riêng hai năm Minh Mệnh 6 và 7 (1825 - 1826) đã có 84 tàu thuyền nước ngoài, với trên 100 lượt ra vào các cảng khẩu của Việt Nam. Trong đó có 77 thuyền của người Thanh, 6 tàu của Pháp và 1 tàu của Anh xin vào các cảng như cửa Lác (Nam Định), cửa Hội (Nghệ An), cửa Đà Nẵng, cửa Đại Chiêm (Hội An), cửa Thị Nại (Quy Nhơn), Vũng Lấm (Phú Yên), cửa Cần Giờ (Gia Định)…14 sau đó toả đi các đô thị, bến chợ chủ yếu để giao thương buôn bán. Vua cũng là người khá tân tiến và thích tìm hiểu nên thường khuyến khích quần thần học hỏi phương Tây các công thức chế tạo máy móc mới, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo tàu thuyền đi biển. 14 [4, thống kê từ nội dung] 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan