Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc cầu khiến trong giao tiếp của người nam bộ...

Tài liệu Cấu trúc cầu khiến trong giao tiếp của người nam bộ

.DOCX
15
273
68

Mô tả:

Hành động cầu khiến
CẤU TRÚC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ The imperative structures used in the conversations of Southemers Ths. Nguyễn Văn Đồng 1. Đặt vấn đề 1.1. Hành động cầu khiến được xem là hành động cơ bản của lời nói, là đối tượng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu về hành động này, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học truyền thống như: tác giả Hoàng Trọng Phiến [9, tr.288], Diệp Quang Ban [2, tr.235], Nguyễn Kim Thản, Hữu Quỳnh, Lê Xuân Thại … gọi là câu cầu khiến. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của ngôn ngữ học hiện nay, với sự tiếp cận theo một hướng mới xem xét ngôn ngữ trong hoạt động lời nói, thuật ngữ cầu khiến được gọi là hành động cầu khiến. Theo hướng tiếp cận này, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xem hành động cầu khiến là hành động ở lời [8, tr.74], Tác giả Lê Đình Tường lại gọi là hành vi cầu khiến [12, tr.36]. Ở tham luận này, chúng tôi hiểu hành động cầu khiến là hành động ngôn ngữ ở lời mà người nói muốn người nghe thực hiện một hành động cụ thể nào đó, hoặc cho phép mình được thực hiện một hành động nào đó. 1.2. Khi bàn về vấn đề nhận diện hành động cầu khiến, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bàn nhiều nhưng vẫn chưa có sự thống nhất cao. Ở tham luận này, chúng tôi dựu vào bốn tiêu chí, đó là: nội dung mệnh đề; điều kiện chuẩn bị; điều kiện chân thành và điều kiện căn bản, làm căn cứ nhận diện hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ, loại hành động mà hiệu lực ở lời thống nhất với dấu hiệu hình thức đặt trong sự tương tác với hành động từ chối. 1.3. Tìm hiểu cấu trúc hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ, tham luận của chúng tôi dựa vào khái niệm về cấu trúc của Xtêppanov [13, tr.430], Kasevich [7, tr.27]; từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học [13, tr.175] và từ điển tiếng Việt [10, tr175] để làm căn cứ. Tuy nhiên, để đảm bảo giới hạn về dung lương của một bài tham luận, ở bài viết này chúng tôi mới chỉ miêu tả những thành tố tham gia trực tiếp cấu tạo các dạng cấu trúc của hành động cầu khiến trực tiếp trong giao tiếp của người Nam Bộ đồng thời dẫn ra một số dạng cấu trức cơ bản để minh họa. 1 2. Miêu tả các thành tố trong mô hình cấu trúc hành động cầu khiến trực tiếp của người Nam Bộ Khi khảo sát các cặp thoại giao tiếp có chứa hành động cầu khiến của người Nam Bộ, chúng tôi thấy hành động cầu khiến của họ được tạo nên bởi các thành tố sau: - Chủ thể cầu khiến ngôi thứ nhất (kí hiệu N 1) và chủ thể tiếp nhận nội dung cầu khiến ngôi thứ 2 (ký hiệu N2) - Vị từ hoặc vị từ kết hợp bổ ngữ bổ ngữ (ký hiệu là Vt hoặc Vt+BN) - Động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến (ký hiệu là Đck) - Tình thái từ cuối cấu trúc cầu khiến (ký hiệu TTck) - Phụ từ chuyển tải ý nghĩa cầu khiến (ký hiệu P) - Phụ từ đứng trước cấu trúc chuyển tải cảm xúc cầu khiến (ký hiệu là P bc) 2.1 Từ xưng hô chỉ chủ thể cầu khiến và chủ thể tiếp nhận nội dung cầu khiến Từ xưng hô còn được gọi là xưng gọi hoặc hô gọi. Trong hoạt động giao tiếp của người Việt, xưng hô có một lớp từ phong phú và đa dạng. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, trong tiếng Việt có khoảng 13 kiểu xưng hô là: xưng hô bằng tên; xưng hô bằng họ; xưng hô bằng tên đệm + tên; xưng ho bằng các đại từ nhân xưng; xưng hô bằng các đại từ than tộc; dùng các từ khác làm từ xưng hô; xưng hô bằng một trong các chức danh; xưng hô bằng tên của người thân thuộc (chồng, vợ, con); xưng hô bằng kết hợp khác nhau; xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô [6, tr.205 – 206]. Dựa vào 13 kiểu xung hô của tác giả Nguyễn Văn Khang đưa ra, chúng tôi thấy trong giao tiếp của người Nam Bộ xưng hô bằng các đại từ thân tộc chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Xét về vị trí của các từ xưng hô trong cấu trúc của một hành động cầu khiến, chúng tối thấy xuất hiện các trường hợp sau: - Từ xưng hô là ngôi thứ nhất đứng đầu phát ngôn cầu khiến có ý nghĩa là chủ thể cầu khiến, đồng thời cũng là chủ thể tiếp nhận thực hiện hành động cầu khiến. (1) Má chở cơn đi học nghen. (2) Ngoại lấy cơm con ăn với (3) Tao qua nhà mày chơi nghe! - Từ xưng hô là ngôi thứ hai số ít đứng đầu có ý nghĩa là chủ thể tiếp nhận hành động cầu khiến. (4) Con Mén lấy cái áo mưa cho má coi. 2 (5) Bà ra đồng mần với tui heng. - Từ xưng hô ngôi thứ hai đứng ở cuối phát ngôn cầu khiến vừa thực hiện chủ thể tiếp nhận, vừa có ý nghĩa tình thái tạo sự gần gũi, thân mật. (6) Mua đường, mua gì không em trai, đường đi, mua giùm ký nghe em (7) (8) Rửa chén cho chị đi cưng. Chiều chở em đi học cho mẹ nghe con. trai. - Trong mô hình cấu trúc cầu khiến có động từ ngữ vi, từ xung hô thường xuất hiện theo cặp đứng trước và sau động từ ngữ vi, trong quan hệ ngữ pháp là chủ ngự và vị ngữ. (9) (10) Con mời má vào ăn cơm đi, cơm chín rồi đó. Tôi khuyên anh về sớm đi. Qua khảo sát chúng tôi thấy, cấu trúc hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ được tạo nên bởi một vốn từ xưng hô rất đa dạng, thuộc các nhóm: nhóm thân tộc, nhóm danh từ riêng, nhóm chức danh …Song phổ biến nhất vẫn là nhóm thân tộc, nhóm danh từ riêng và nhóm đại từ với các từ phổ biến như: - Chủ thể cầu khiến gồm: ông, bà, ba, má, mẹ, anh (anh hai, anh ba ….), chị (chị hai ..), chú (chú tư, chú năm…), bác (bác ba, bác bảy ..), thím, em, con, tao, cưng, chúng ta, tui … - Chủ thể tiếp nhận: ông, bà, ba, má, mẹ, anh (anh hai, anh ba …), chị (chị hai, chị ba, ..), chú (chú tư, chú năm…), bác (bác ba, bác bảy ..) em, Chế (chị) em, em trai, cưng, út (út nắm, …), dì (dì tư, dì tám…), cậu (cậu tư, cậu ba), con, tao, cưng, chúng ta, tui,em, mày, … Cách sử dụng các từ xưng hô rất đa dạng. Ví dụ như từ ba và cưng trong các trường hợp sau: (11) (12) (13) (14) Con không đi nữa nha ba. Thôi đi ba! Chủ nhật này cưng chở em đi chơi nghe. Cưng mưa khô giùm chị nghe. Từ ba trong phát ngôn (11) được dùng với nghĩa nuôi dưỡng, sinh thành, còn từba trong (12) dùng cho đối tường đồng lứa có khi thân thiện hoặc suồng sã, cũng có khi tỏ thái đọ không tôn trọng.Từ cưng trong phát ngôn (13) là dùng chỉ người 3 lớn tuổi hơn hoặc vị thế cao hơn với sắc thái thân thiện, yêu đương, còn từ cưng trong phát ngôn (14) là để chỉ chủ thể tiếp nhận ít tuổi hoặc vị thế thấp hơn. 2.2 Vị từ hay cụm vị từ với chức năng tạo hành động cầu khiến Ngôn ngữ Nam Bộ nói riêng và tiếng Việt nói chung, khi biểu hiện hành động cầu khiến người ta luôn lấy vị từ làm tiêu điểm cho cấu trúc. Bởi, vị từ là những động từ, tính từ có chức năng làm vị ngữ. Mà nội dung của hành động cầu khiến là làm thay đổi trạng thái, tính chất hoặc muốn thực hiện, không thực hiện một quá trình, hành động nào đó. Nhưng khôngphải hành động cầu khiến nào cũng tập trung vào vị từ, có những trường hợp hành động cầu khiến biểu hiện trên bề mặt danh từ kết hợp với ngữ điệu.Tuy nhiên trong giao tiếp của người Nam Bộ hành động cầu khiến tập trung trên bề mặt danh từ kết hợp với ngữ điệu là rất ít gặp. Nói như vậy, không phải tất cả các vị từ đều được xem là vị từ cấu tạo hành động cầu khiến. Ở tham luận này, chúng tôi chỉ xem những vị từ chỉ hoạt động tính chất trạng thái thuộc về con ngườinhư: lấy, đi, đứng, nhậu, ăn, uống, học, chạy, nhảy… hoặc những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái mà con người có thể làm thay đổi, điều chỉnh được như: im lặng, chú ý, cẩn thận, nhanh, chậm …được xem là vị từ cấu tạo hành động cầu khiến. (15) Con Mén qua nhà chú ba gọi chị hai về cho má coi. (16) Đụ má, mày ở đâu qua nhà tao nhậu coi. (17) Chiều anh ba qua tui chơi nghe! (18) Chú tư cẩn thận giùm tui nghe, đồ dễ vở đấy! Sỡ dĩ chúng tôi chỉ xem những vị từ trên là vị từ cấu tạo hành động cầu khiến. Vì hành động cầu khiến hay từ chối là hành động thuộc về con người, chỉ có con người mới có khản năng nhận thức và thực hiện hành động đó, hoặc từ chối. Vì thế, có những vị từ trên bề mặt vẫn là cấu trúc cầu khiến nhưng chúng tôi không xếp vào hành động cầu khiến, vì nó không thuộc hành động, tính chất, trạng thái của con người như: Chảy, hửng, hót, nở trong các trường hợp: (19) Hãy hửng nắng đi ông mặt trời. (20) Hót đi chim! Ở những trường hợp như (19) (20) chúng tôi không xếp vào nhóm vị từ thuộc hành động cầu khiến. Trong 2400 cặp thoại có chứa hành động cầu khiến khảo sát được trong giao tiếp của người Nam Bộ, thì có đến 1897 lượt vị từ thuộc từ loại là động từ xuất hiện. Như vậy xét về vị từ cấu tạo hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ cũng không có nhiều khác biệt so với vùng miền khác. 4 2.3. Từ tình thái thể hiện các mức độ cầu khiến cuối phát ngôn Cầu khiến vốn là một hành động mang tính áp đặt, vì vậy bản chất của hành động này là không lịch sự, dễ làm mất lòng người khác. Đây là hành động mà người nói muốn người nghe thực hiện nguyện vọng, yêu cầu của mình hay một thay đổi nào đó theo đích của người nói. Để giảm bớt tính áp đặt khi thực hiện hành động cầu khiến có rất nhiều cách thức, song người Nam Bộ lại chọn cho mình cách sử dụng các tình thái từ mang đặc trưng của vùng Na Bộ đứng cuối phát ngôn. Các từ tình thái thường được người Nam Bộ sử dụng nhiều khi thực hiện hành động cầu khiến như: đi, nha, coi, nghe, nghen, heng, coi, ... Ví dụ: (21)Hôm nay nước kém (nước rút) con ở nhà phụ má gói bánh bán đừng đi đặt lú (lờ, lừ) nghe! (22)Mày quởn (rảnh) phơi mấy cái chén cho ráo nước giùm má coi. (23)Mày về cho tao quá giang với heng. (24)Vậy mày làm mình ơn. Ai hỏi mày nói thằng bảy tật dẫn vợ con bỏ xứ đi rồi hen. (25)Sáng chở đồ qua công ty cho chị nghen. (26) Má cho con đi giăng lưới với anh hai đi. Với 2400 hành động cầu khiến khảo sát được trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi thấy có đến 28 từ tình tái xuất hiện cuối cấu trúc được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Bảng 1: Bảng thống kê số lướng sự và tỉ lệ các tình thái từ cuối cấu trúc ST T Từ tình thái cuối phát ngôn Ví dụ điển hình Tần số xuất hiện/lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đi Nha Coi Với Nhé Nghe Kìa Ơi Hen Anh hai đi chơi với em đi. Mơi (mai) em rỗi dẫn anh đi mua đồ nha. Mày về tao quá giang coi. Anh cho e quá giang vơi. Cho mình quá giang về nhé! Chiều bà qua nhà tui chơi nghe Má nói anh về nhà kìa. Đừng giỡn nữa anh hai ơi. Vậy mày làm mình ơn, ai hỏi mày nói 300 200 190 52 52 30 16 16 14 5 Tỷ lệ % (Số lượng từ trên tổng số từ tình thái) 31 20.7 19.7 5.4 5.4 3.1 1.7 1.7 1.4 thằng Bảy tật dẫn vợ con bỏ xứ đi rồi hen. Mơi má nấu cơm cho nhà con với heng. Đi xuống truông câu cá với tía nghen! Mơi (mai) anh hai với em đi dạo Sài Gòn ha. Chú tư uống nước đi nè. Ba! Chúng con mới về, con biếu ba trái cây nè. Ba ăn đi ạ! 10 11 Heng Nghen 12 Ha 13 Nè 14 Ạ 15 28 Đi kìa 16 Cái 17 18 19 20 21 Xem Chứ Á Cái coi Mà 22 Nào 23 Cái xem 24 Đấy 25 26 Chứ Ha 27 Tí 28 Đi chứ Mày quởn (rảnh) nấu cái nồi nước cho tao cái. Anh đo, anh chọn mấy cái xem. Vào ăn cơm chứ? Thím và thằng hai đừng sớ ai hết á! Mần ơn kiu (kêu) giùm tao xe đò cái coi. Tui biểu bà làm thì bà cứ làm mà. Con đi gọi chú tư qua nhà mình ăn cơm nào. Mày mần tao bài này cái xem. Chiều nay hai đứa ở nhà đi giăng câu vói ba đấy. Chiều bà lên tui chứ? Chiều chú tư qua nhà tui nhậu vui ha. Mày qua tiếp chú tay quẳng cai lưới lên nhà giùm tí. Con út ra phụ má đi chứ. 14 12 1.4 1.2 10 1.0 8 0.8 8 0.8 Đi học đi kìa! 7 6 0.6 6 4 4 4 4 0.6 0.4 0.4 0.4 0.4 3 0.3 3 0.3 2 0.2 2 2 0.2 0.2 2 0.2 2 0.2 Như vậy, qua quan sát vốn tư liệu khảo sát được, chúng tôi thấy từ tình thái được sử dụng trong hành động của người Nam Bộ là rất đa dạng.2400 cặp thoại có chứa hành động cầu khiến thì có đến 966 cặp thoại xuất hiện từ tình thái cuối phát ngôn. Các từ tình thái xuất hiện nhiều nhất là: đi xuất hiện 300 lượt (31%); nha xuất hiện 200 lượt (0.7%), coi xuất hiện 190 lần (19.7%) …. Ngoài những từ toàn dân, người Nam Bộ luôn chú ý đến việc lựa chọn, sử dụng các từ địa phương mang sắc thái riêng như: heng, nghen, nghe … Bên cạnh những từ tình cuối thái phát ngôn còn có những từ tình thái đứng sau chủ thể cầu khiến như: đi má, nha má, đi cưng, nghe cưng, nghe em, nghe chị … Loại này xuất hiện 653 lần trong tổng số 2400 cặp thoại có hành động cầu khiến.Ngoài ra, người Nam Bộ còn sử dụng các từ hô gọi “cưng” cuối phát ngôn vói chức năng như một từ tình thái, nhằm tạo nét nghĩa thân thiện, giảm nhẹ tính áp đặt. 6 0.8 2.4. Phụ từ biểu thị cảm xúc đứng trước cấu trúc cầu khiến Sử dụng cụm từ biểu cảm: đụ má, mèn ơi hay mèn đéc ơi trước khi thực hiện hành động cầu khiến nhằm gây sự chú ý hoặc thể hiện tầm quan trọng của sự việc. Ví dụ (27) Mèn đéc ơi, thức dậy coi, mặt trời lên đến đỉnh đầu rồi kìa. (28) Mèn ơi, Má đã biểu là đừng có đi chơi với thằng con nhà chú ba rồi. (29) Mèn ơi! Quởn (rảnh) mày ra ghe phụ má coi. (30) Đụ má, mày qua nhà tao nhậu coi. Những cụm từ như đụ má, mèn ơi, hay mèn đéc ơi thường đứng đầu câu, nó làm cho lời cầu khiến ngân dài, chậm rãi, thể hiện sác thái không hài lòng, tức giận nhưng lại làm giảm sự căng thẳng tạo nên sắc thái giận ở mức độ thương yêu. Đồng thời những cụm từ biểu cảm này còn làm cho nội dung sự việc sắp nói có điểm nhấn và làm cho tính chất sự việc trở nên quan trọng hơn, tạo nên được sự cuốn hút, chú ý ở đối phương. 2.5 Các phụ từ thể hiện ý nghĩa cầu khiến đứng trước trước vị từ Khảo sát hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam bộ, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của các phụ hãy, đừng, chớ. Trong cấu trúc hành động cầu khiến chúng tôi khảo sát được các phụ từ này xuất hiện không nhiều và thường đứng trước các vị từ. Xét về mặt ngữ pháp, chúng tôi thấy các phụ từ không có chức năng làm thành tố chính trong cụm từ, nó đi kèm với thực từ, giữ chức năng tạo dạng thức ngữ pháp cho thực từ mà nó đi kèm. Trong 2400 cặp thoại chứa hành động cầu khiến khảo sát được, các phụ từ xuất hiện với tần số như sau: Hãy xuất hiện 8 lần và có tính thực hiện ý nghĩa yêu cầu, có tính chất như như ra lệnh.ví dụ: (31) Anh hãy chờ trời hết mưa rồi đi. Đừng xuất hiện 15 lần, biệu thí ý nghĩa ngăn cản, cấm đoán hoặc khuyên bảo của người nói đối với người nghe.ví dụ: (32) (33) Nay con đừng có lấy xe của ba đi nghe. Chú chớ nói vậy mà thương thím nó. Chớ xuất hiện 4 lần, chủ yếu biểu thị ý khuyên bảo.ví dụ (34) Con chớ nghe tụi nó xúi bậy nghe con. 2.6. Động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến Hành động cầu khiến có các động từ ngữ vi được sử dụng đúng với hiệu lực 7 ngữvi: cấm, mời, xin, yêu cầu, đề nghị, xinphép, ra lệnh, khuyên, cho (cho phép), can, bảo, cầu, buộc (bắt buộc).Theo Trần Kim Phượng, tiếng Việt có 20 động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến: bảo, bắt, bắt buộc, buộc, can, cầu, cấm, cho, cho phép,chúc, đề nghị, khuyên, lạy, mời, nhờ, ra lệnh, van, van xin, xin phép, yêu cầu [ca da0, tr.34]. Theo Chu Thị Thuỷ An, có 13 động từ ngữ vi cầu khiến: cấm, cho, cho phép, đề nghị, khuyên, lạy, mời, nhờ, ra lệnh, van, van xin, xin phép, yêu cầu [1, tr.138]. Theo Đào Thanh Lan có 15 vị từ ngôn hành cầu khiến: ra lệnh, đề nghị, cầu, cấm, khuyên, xin, nhờ, xin phép, cho phép, mời, van, yêu cầu, chúc, lạy [ca dao6, tr.67] Dựa vào số lượng động từ ngữ vi cầu khiến của các tác giả nêu trên, trong 2400 cặp thoại có hành động cầu khiến khảo sát được trong giao tiếp của người Nam Bộ chúng tôi thấy xuất hiện các động từ ngữ vi mang ý nghĩa cầu khiến là : cấm, cho, cho phép, khuyên, nhờ, mời, bảo. Ví dụ : (35) Má cấm con bắt nạt em nha. (36) Anh hai cho em tiền đi. (37) Thầy cho phép con nghỉ học nha. (38) Tôi khuyên anh uống ít thôi nghe. Chúng tôi chỉ xếp các động từ nêu trên là đồng từ ngữ vi khi nó thỏa mạn được ba điều kiện: thứ nhất, người phát ngôn chứa động từ ngữ vi phải là ngôi thứ nhất số ít; thứ 2, người tiếp nhận hành vi ở lời là ngôi thứ 2; thứ 3, nó phải thuộc động từ hiện tại. Căn cứ vào ba điều kiện đó chúng tôi thấy có sự xuất hiện như sau: Cấm xuất hiện 7 lần trong tổng số 2400 câu chứa hành động cầu khiến. Ví dụ: (39) Má cấm thằng hai đưa em ra sông nghe! Mời xuất hiện 31 lần. Ví dụ: (40) Con mời chú tư vào nhà uống nước. Cho và cho phép xuất xuất hiện 28 lần.Ví dụ: (41) Chiều má cho con sang nhà goại (ngoại) ăn cơm nha má? (42) Má cho phép con và anh hai đi cùng với hen. Bảo xuất hiện 21 lần .Ví dụ: (43) Má bảo con không được ra rạch đó nghe. Khuyên xuất hiện 6 lần. Ví dụ: (44) Tui khuyên chú ba uống ít thôi, về thím nó la cho coi. 3. Các dạng mô hình cấu trúc cầu khiến Để phân chia các dạng mô hình cấu trúc hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi căn cứ vào ba tiêu chí sau: 8 - Căn cứ vào sự xuất hiện của động từ ngữ vi mang ý cầu khiến. - Căn cứ vào số lượng các thành tố tham gia cấu tạo hành động cầu khiến trực tiếp. - Căn cứ vào sự kết hợp giữa các thành tố. Lấy ba tiêu chí trên làm cơ sở, với 2400 cặp thoại có chứa hành động cầu khiến khảo sát được trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi thấy xuất hiện hai kiểu mô hình cấu trúc là: Kiểu mô hình cấu trúc có động từ ngữ vi (hay còn gọi là mô hình cấu trúc cầu khiến tường minh và chúng tôi ký hiệu là H Đck1); kiểu hành động cầu khiến không có sự tham gia của động từ ngữ vi (hay còn gọi là mô hình cấu trúc nguyên cấp và chúngtôi ký hiệu là HĐck2). 3.1. Mô hình cấu trúc tường minh Trong hoạt động giao tiếp của người Nam Bộ, với nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được thì mô hình cầu kiến tường minh thường xuất hiện với các mô hình cấu trúc sau: a) Mô hình cấu trúc 2 thành tố Dạng 1: Đck – TTcct (45) Cấm nghe! Dạng 2: Đck – N2 (46) Mời em. Dạng 3: N1 - Đck (47) Má cấm! Ở mô hình cấu trúc, dạng có hai thành tố xuất hiện không nhiều trong hành động cầu khiến của người Nam Bộ, nó thường gắn liền với ngữ cảnh cụ thể.Ở dạng này có cấu trúc phổ biến gồm động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến, tình thái từ cuối phát ngôn, chủ thể cầu khiến hoặc chủ thể tiếp nhận. b) Mô hình cấu trúc 3 thành tố, có cấu trúc dạng: Đck – VT (Vt + ĐN) – TTcct (48) Xin quá giang đoạn coi. c) Mô hình cấu trúc 4 thành tố: Dạng 1: N1 – Đck – N2 – Vt (Vt + ĐN) (49) Ba cấm con kết giao với tụi nó. Dạng 2:N2 – Đck – Vt (Vt+ĐN) – N1. (50) Con mời chứ tư qua cho má. 9 Ở dạng mô hình cấu trúc bốn thành tố thường chỉ có sự thang gia của chủ thể cầu khiến, chủ thể tiếp nhận và vị từ hoặc cụm vị từ, không có sự tham gia của phụ từ hoặc tình thái từ cuối cấu trúc. d) Mô hình cấu trúc 5 thành tố có dạng: N1 – Đck – N2 – Vt(Vt + ĐN) – TTcct. (51) Tui mời vợ chồng bà qua nhà ăn cơm nghe. Ở mô hình cấu trúc dạng năm thành tố có thể xem là dạng cấu trúc đầy đủ của mô hình cầu khiến tường minh.Tuy nhiên, trong giao tiếp của người Nam Bộ thì cầu khiến tường mình không có sự xuất hiện của phụ từ có ý nghiac cầu khiến và cấu trúc này xuất hiện không nhiều so với cấu trúc nguyên cấp. 3.2. Mô hình cấu trúc nguyên cấp. Mô hình cấu trúc cầu kiến nguyên cấp, là cấu trúc cầu khiến không có động từ ngữ vi tham gia vào hành động cầu khiến gồm: a) Loại có cấu trúc hai thành tố: Dạng 1: Vt (Vt+BN) - NĐ (52) Lẹ lên! Mô hình cấu trúc dạng này thường dùng trong trường hợp cầu khiến mạnh, và nó thường mang tinh áp đặt cao. Dạng 2: Vt (Vt+BN) - TTcct (53) Quá giang với nghe. Mô hình dạng 2, loại 2 thành tố có vị từ hoặc cụm vị từ kết hợp với từ tình thái cuối phát ngôn tạo nên sự gần gủi và làm giảm đi tính cầu khiến, làm tăng tính nhờ vả, nài khẩn. Dạng 3: N2 – Vt(Vt + BN) (54) Cưng lại đây. Mô hình cấu trúc dạng 3, có hai thành tố gồm chủ thể tiếp nhận ngôi thứ 2 số ít và vị từ hoặc cụm vị từ.Đây là mô hình thường thể hiện được mối quan hệ liên nhân của vai giao tiếp và tính cầu khiến không cao. Dạng 4: P - Vt(Vt + BN) (55) Đừng nói vậy. Mô hình cấu trúc dạng 4, loại hai thành tồ gồm phụ từ chuyển tải ý nghĩa cầu khiến đứng trước vị từ kết hợp với vị từ hoặc cụm vị từ.Hành động cầu khiến loại này thường biểu thị ý ngăn cản, yêu cầu hoặc khuyên bảo. 10 Như vậy, loại mô hình cấu trúc 2 thành tố là loại được tĩnh lược tối giản nhất và cũng ít được sử dụng trong giao tiếp của người Nam Bộ. b) Loại có cấu trúc có 3 thành tố Dạng 1: N2 - P - TTcct (56) Em về đi nghen. Có thể nói, mô hình cấu trúc dạng 1, loại 3 thành tố tương đối phổ biến trong giao tiếp của người Nam Bộ. Ở dạng này xuất hiện chủ thể tiếp nhận cầu khiến với từ xưng hô ngôi thứ 2, phụ từ chuyển tải ý nghĩa và tình thái từ đứng cuối phát ngôn góp phần tạo sự gần gũi, thân thiện khi thực hiện hành động cầu khiến. Dạng 2: N2 – Vt (Vt+BN) - TTcct (57) Chị hai ăn cơm trước đi nghen! Ở dạng 2, loại 3 thành tố có sự xuất hiện của chủ thể tiếp nhận ngôi thứ 2 đứng đầu, vị từ (cụm vị từ) và tình thái từ cuối cấu trúc. Ở mô hình cấu trúc này, vừa tạo được mối quan hệ liên nhân, vừa thể hiện sự nhẹ nhàng, thân thiện trong cầu khiến nhờ tình thái từ đứng cuối. Dạng 3: N2 - P – Vt (Vt+BN) (58) Mày đừng la lớn ở đây. Dạng 3, loại 3 thành tố này có sự xuất hiện của chủ thể tiếp nhận đứng đầu, phụ từ chuyển tải ý nghĩa cầu khiến và vị từ hoặc cụm vị từ. Ở loại này trong giao tiếp của người Nam Bộ xuất hiện không nhiều, và thường được sử dụng với mục đích yêu cầu, khuyên bảo, nhắc nhở. Dạng 4: N2 – P - TTcct (59) Anh đừng đến nghen! Dạng 4, loại 3 thành tố này có sự xuất hiện của chủ thể tiếp nhận ngôi thứ hai số ít, phụ từ nà tình thái từ.So sánh với các vùng miền khác, chúng tôi thấy đay là dạng cấu trúc mang nét đặc trưng của người Nam Bộ, nó vừa tạo sự cầu khiến mạnh, nhưng cũng rất nhẹ nhàng nhờ tình thái cuối cấu trúc. Dạng 5: P – Vt (Vt + ĐN) - TTcct (60) Đừng ăn cơm trước kẻng nghe. Mô hình dạng 5, loại 3 thành tố có phụ từ chuyển tải ý nghĩa cầu khiến đứng đầu cấu trúc, vị từ hoặc cụm vị từ và tình thái từ đứng cuối phát ngôn. Ở dạng này 11 người Nam Bộ thường dùng để thực hiện hành động cầu khiến nghiên về khuyên bảo, nhắc nhở, can ngăn một hành đông nào đó. Dạng 6: N2 - Vt (Vt + ĐN) - TTcct (61) Anh hai nhớ về sớm nghen. Mô hình cấu trúc dạng 6, loại ba thành tố có từ xưng hô ngôi thứ nhất chỉ chủ thể tiếp nhận đứng trước, vị từ hoặc cụm vị từ và tình thái từ đứng cuối phát ngôn tạo nên hành động cầu khiến nhẹ nhàng, than thiện với mục đích khuyên ngăn, nhắc nhở. Dạng 7: N1 - Vt (Vt+ĐN) - TTcct (62) Ba lấy cơm cho ăn nghe! Mô hình cấu trúc dạng 7, loại 3 thành tố gồm từ hô ngôi thứ nhất số ít đứng đầu cấu trúc, vị từ hoặc cụm vị từ và tình thái từ đứng cuối cấu trúc.Trong giao tiếp của người Nam Bộ loại này xuất hiện khi chủ thể cầu khiến cũng là chủ thể thực hiện hành động cầu khiến. c. Mô hình cấu trúc dạng 4 thành tố Dạng 1: N2 – P – Vt (Vt + BN) – TTcct (63) Con đừng la em nghe! Mô hình cấu trúc dạng 1, loại 4 thành tố gồm có ngôi thứ hai số ít đứng trước, phụ từ chuyển tại ý nghĩa cầu khiến, vị từ hoặc cụm vị từ và tình thái từ cuối phát ngôn.Dạng cấu trúc này xuất hiện tương đối phổ biến trong giao tiếp của người Nam Bộ. Dạng 2: N2 – P – N1 – TTcct (64) Mày chở tao coi. Ở dạng 2, loại 4 thành tố thường có sự xuất hiện của chủ thể tiếp nhận ngôi thứ 2 đứng trước phụ từ, ngôi thứ 2 vad …. Dạng 3: N2 – P – N1 – Vt (Vt + ĐN) (65) Anh hai chở em đi học. d. Loại cấu trúc 5 thành tố 12 Loại mô hình cấu trúc năm thành tố là loại xuất hiện các từ: đụ má, mèn ơi, mèn đéc ơi … đứng trước hành động cầu khiến nhằm bộc lộ cảm xú của chủ thể cầu khiến. Dạng 1: Pbc – N2 – p – N1 – Vt (Vt +BN) – TTcct (66) Mèn ơi, mày lại tao chỉ cho mà làm ăn nè. Dạng 2: Pbc – N1 – p – N2 – Vt(Vt +BN) – TTcct (67) Đụ má, tao cấm mày rối nghen. Ở loại này, chúng tôi cho các từ như mèn ơi, mèn đéc ơi, đụ má… là thành tố cấu tạo hành động cầu khiến và cho nó là phụ từ biểu cảm. Bởi lẽ khi thực hiện hành động cầu khiến, người Nam Bộ thường dùng nó với một vai trò không thể thiếu để bộc lộ trạng thái cảm xúc, nét tính cách bộc trực, suồng sã của mình. 4. Kết luận Vấn đề đặt ra của bài viết là cấu trúc hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ. Ở tham luận này, ngoài các khái niệm liên quan của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu ghi âm được từ thực tế điều tra điền dã về các cặp thoại cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ ở các tỉnh Nam Bộ để làm cơ sở. Tuy nhiên, ở bài viết chúng tôi chỉ mới đi vào miêu tả các thành tố cấu tạo và đưa ra một số mô hình cấu tạo minh họa. Bài viết đã nêu ra được một số kết quả như sau: - Với nguồn tư liệu khảo sát được, chúng tôi thấy có 5 thành tố tham gia cấu tạo hành động cầu khiến là: Chủ thể càu khiến; Vị từ hoặc vị từ kết hợp bổ ngữ; Động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến; Tình thái từ cuối cấu trúc cầu khiến; Phụ từ chuyển tải ú nghĩa cầu khiến; phụ từ đứng trước chuyển tải chuyển tải cảm xúc cầu khiến. Ở tham luận này chúng tôi không đưa ngữ điệu vào thành tố cấu tạo hành động cầu khiến, bởi lẽ trong lời nói đó là thành tố không dễ xác định. Mặt khác, chung tôi lại cho các từ như Mèn ơi, mèn đéc ơi … là phụ từ chuyển tải cảm xúc đứng đầu, có vai trò như một yếu tố cấu tạo hành động cầu khiến của người Nam Bộ. - Từ các thành tố, chúng tôi thấy hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ cũng có hai mô hình cấu trúc như những vùng miền khác là: Mô hình cấu trúc cầu khiến nguyên cấp và mô hình cấu trúc cầu khiến tường minh. Từ hai mô hình tổng quát đó, dựa vào các yếu tố tham gia cấu tạo, chúng tôi lại chia ra các dạng. Từ các dạng, chúng tôi thấy ở mô hình cấu trúc nguyên cấp có sự đa dạng hơn. - Khi khảo sát việc thực hiện hành động cầu khiến – hành động mang tính áp đặt cao. Chúng tôi thấy, người Nam Bộ đã chọn cho mình cách dùng từ, cấu trức 13 riêng để bộc lộ nét tính cách Nam Bộ khoáng đạt, bộc trực, chuộng sự giản dị, ăn ngay nói thẳng, nói những điều họ muốn nói mà không vòng vo tam quốc bằng việc kết hợp các phụ từ chuyển tải ý nghĩa biểu cảm đứng trước và tình thái từ đúng sau cấu trúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Thị Thủy An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt (tâp 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại Cương ngôn ngữ học (tập 2: Ngữ dụng học), Nxb Giáo dục, Hà nội. 4. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), Nxb Giáo dục Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội. 7. Lưu Quý Khương (2003), “Nghiên cứu hành vi lời nói từ chối giao tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt”, T/C Khoa hoc và Công nghệ, Đại học Đà Nãng số 2. 8. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt – câu, Nxb ĐH và THCN. 10. Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 11. Huỳnh Công Tín (2009), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc Gia. 12. Lê Đình Tường (2002), Các yếu tố ngữ nghĩa của phát ngôn cầu khiến đích thực – Trên các tư liệu tiếng Nga và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh. 13. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO VIÊN: 14 Họ và tên: Ths – NCS Nguyễn Văn Đồng, Trường Đại học vinh. Địa chỉ liên hệ: Số 3 – 5 Huỳnh Thị Phụng, Phường 4, Quận 8, TP HCM Địa chỉ mail: [email protected] Điện thoại: 0969. 971.804 hoặc 0945.669.323 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng