Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ cấu tạo thiết bị cắt thái băm...

Tài liệu cấu tạo thiết bị cắt thái băm

.DOCX
32
1445
115

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN MÁY VÀ THIẾT BỊ THỰC PHẨM Đề tài: MÁY VÀ THIẾT BỊ CẮT THÁI, BĂM GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Nhóm: 05, Thứ 6, tiết 7 - 9 Sinh viên thực hiện: 1. 2. 3. 4. 5. Nguyễn Thị Thúy Nông Thị Út Võ Nguyễn Hoài Phương Phan Thị Hoàng Xuân Võ Thị Thảo My 2022140152 2022140180 2022140120 2005140743 2022140302 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11, 2016 1 MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................... 1 LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................2 I. CÁC MÁY CẮT THÁI NGUYÊN LIỆU..............................................................3 1. Mục đích và phạm vi ứng dụng: ( Khái niệm).....................................................3 2. Cơ cấu của 1 máy cắt..........................................................................................8 3. Phân loại máy cắt................................................................................................8 4. Một số máy cắt điển hình trong công nghiệp thực phẩm...................................15 5. Một số máy cắt thực tế......................................................................................18 II. MÁY BĂM NHUYỄN.....................................................................................24 1. Mục đích và phạm vi ứng dụng.........................................................................24 2. Một số máy băm thực tế....................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31 1 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc sống hiện đại ngày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của con người. Bên cạnh nhu cầu được ăn mặc đẹp, được sống cuộc sống thoải mái, tiện nghi thì con người còn có nhu cầu ăn ngon, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt. Từ đó, con người có thể làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì lí do đó mà ngành công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho mọi người. Máy móc thiết bị là điều kiện để có thể sản xuất được thực phẩm. Thiết bị càng hiện đại, càng tự động hóa và được chăm chút về thiết kế cũng như khả năng vận hành sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc trong quá trình sản xuất. Chúng ta không thể sản xuất đủ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của máy móc, thiết bị sản xuất. Trong công nghệ chế biến thực phẩm, hay gặp công đoạn làm nhỏ nguyên liệu, sử dụng các thiết bị làm nhỏ nguyên liệu như máy cắt thái, máy băm, máy nghiền, … với mục đích là để cho các công đoạn sau gia công dễ dàng hơn, đây là một công đoạn không thể thiếu trong sản xuất một số loại thực phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về các máy và thiết bị làm nhỏ, nhóm em thực hiện đề tài “Máy và thiết bị cắt thái, băm”, biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm và các thông số kĩ thuật của các máy đó. Bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy góp ý để chúng em hoàn thiện bài hơn. Chúng em cảm ơn thầy. Nhóm tiểu luận 2 I. CÁC MÁY CẮT THÁI NGUYÊN LIỆU 1. Mục đích và phạm vi ứng dụng: ( Khái niệm) Cắt là một trong những phương pháp làm nhỏ nguyên liệu được thực hiện bằng lưỡi dao, bàn dao, dao thanh răng (hay lưỡi cưa). Trong công nghiệp thực phẩm thường gặp quá trình cắt thái nguyên liệu trong sản xuất đồ hôp rau quả, đồ hộp thịt cá, công nghệ chế biến các sản phẩm lạnh đông, công nghệ sản xuất thuốc lá, công nghệ sản xuất đường. Hiệu quả của quá trình cắt thái: phụ thuộc trước hết vào bộ phận dao cắt (phụ thuộc kiểu và dạng lưỡi dao) và theo đặc điểm chuyển động của lưỡi dao. Đồng thời cần chú ý đến mục đích chủ yếu của quá trình cắt thái, yêu cầu về kích thước, hình dạng và bề mặt của miếng cắt. Quy trình cắt không để lại phế liệu. Vì vậy máy cắt dùng trong công nghệp thực phẩm phải có những yêu cầu sau:  Cấu tạo phải cho phếp thay đổi được chiều dày hoặc chiều rộng của dãy sản phẩm (mà không cần thay dao).  Dao phải tách được các cục sản phẩm mà khong bứt xé chúng ra, không làm biến dạng rõ rệt sản phẩm ban đầu và không làm nước ép trong sản phẩm chảy ra.  Lưỡi dao khi mài mòn phải đồng đều theo tất cả chiều dài của nó và đẽ mài sắc.  Dao phải giữ được chất lượng của sản phẩm đầu. Làm nhỏ nguyên liệu bằng phương pháp cắt thái, người ta thường dùng các loại dao cắt có cấu tạo khác nhau. Theo hình dạng dao thường có các loại lưỡi dao như trên hình 1. Hình 1. Các loại lưới dao 3 a) Lưỡi thẳng; b) Lưỡi liềm; c) Lưỡi đĩa tròn; d) Lưỡi có góc. Trong mỗi loại dao trên lại có thể chia ra loại mép lưỡi nhẵn và loại mép lưỡi răng cưa. Đặc trưng của quá trình cắt: Quá trình cắt được đặc trung bằng sự chuyển động tương đối của lưỡi dao và sản phẩm. Trong đó đồng thời xảy ra 2 chiều: trực giao và song song với lưỡi dao. Nếu gọi: vn là tốc độ nhập liệu (hoặc tốc độ tiến vào sản phẩm của lưỡi dao). vt là tốc độ trượt của nó trên sản phẩm. Vt =tgβ Vn β : Góc trượt; đóng vai trò quan trọng trong quá trình cắt và người ta gọi tgβ là hệ số trượt (có sách gọi là hệ số cắt) Nếu vn càng lớn thì k β càng nhỏ khi vn = 0, tức là khi tgβ → ∞, hệ số trượt trở lên cực đại lúc này dao chỉ trượt trên nguyên liệu mà không cắt (ví dụ như không có nguyên liệu đưa vào). Nếu vt = 0 thì quá trình cắt sẽ trở nên chặt. Khi cắt thái nguyên liệu, nếu nghiên cứu k β thích hợp thì mặt cắt của sản phẩm sẽ nhẵn và lực cắt sẽ là nhỏ nhất. Nhiều thí nghiệm cho thấy, nếu hệ số trượt càng lớn thì bề mặt cắt càng nhẵn và vỡ nát càng ít. Trên hình 1 ra biểu đồ thực nghiệm về mối quan hệ giữa lực cắt F (N) và hệ số trượt k β . 4 Hình 2. Biểu đồ quan hệ giữa lực cắt và hệ số trượt Từ đồ thị thực nghiệm ta thấy nếu k β tăng từ 0 đến 20 thì lực cắt F giảm đi rất nhanh. Trong thực tế sản xuất, chúng ta thường gặp loại dao đĩa tròn quay vì loại dao này dễ sản xuất, dễ mài khi bị cùn và có thể thay đổi hệ số trượt k β một cách dễ dàng. Cắt có thể là chặt hoặc thái. Nếu v t = 0 quá trình cắt sẽ trở thàn chặt. Vì vậy, chặt là trường hợp đặc biệt của thái. Năng lượng tiêu hao khi cắt thái Để xác định được công tiêu hao trong quá trình cắt thái trước tiên phải qua thực nghiệm xác định được lực P (lực tác dụng lên 1 cm chiều dài lưỡi dao) để cắt nguyên liệu. Nếu biết được P cho mỗi loại sản phẩm thì công cắt riêng W (Nm/cm 2) được xác định công thức sau: W = P.l = 0,01P; Nm/cm2 5 Trong đó: l = 1 cm = 0,01m là quãng đường P hoàn thành (chiều sâu cắt). Vậy công cắt riêng, là công cần dùng để cắt sản phẩm có diện tích là 1 cm2. Trên bảng 1 thống kê theo thực nghiệm lực cắt P và công cắt riêng W tính cho một số loại nguyên liệu. Bảng 1. Lực cắt và công cắt riêng của một số loại nguyên liệu Tên nguyên liệu P, N/cm2 W, Nm/cm2 Cà rốt 14 – 16 0,14 – 0,16 Hành 17 – 18 0,17 – 0,18 Bắp cải 10 – 12 0,10 – 0,12 Khoai 6–7 0,06 – 0,07 Thịt 5–8 0,05 – 0,06 Ta có thể tính công suất động cơ điện như sau: W . Q . fc ξ N= , kW 3600.1000 . η Trong đó: W: Công cắt riêng, Nm/cm2; ξ : Hệ số trở lực ma sát của dao với nguyên liệu cắt; ξ : 0,35 ÷ 0,45; Q : Năng suất của máy cắt, kg/h; η : H ệ suất của hệ truyền động; fc: Bề mặt cắt riêng , cm2/kg (diện tích cắt của 1 kg nguyên liệu, cm2 Để tính fc ta giả thiết 1m3 nguyên liệu (mỗi chiều 1m) được cắt theo 2 chiều ra 100 phần bằng nhau có cạnh là a thì diện tích cắt là = 2.104 ( 100 cm2 −1¿ , a m3 Bề mặt cắt riêng fc là: fc = 2.104 ( 100 φ cm2 −1¿ . , a γ kg Trong đó: 6 φ : Hệ số thực nghiệm φ=0,3 ÷ 0,6, phụ thuộc vào loại dao và nguyên liệu, do sự cắt không cân đối. γ : Khối lượng thể tích của nguyên liệu cắt, kg/m3 Thông thường có 3 phương pháp cắt như sau:  Vật đứng yên, dao chuyển động thẳng;  Vật đứng yên, dao chuyển động tròn;  Dao đứng yên, vật chuyển động tròn; Trong công nghiệp thực phẩm, nguyên liệu thường phải cắt theo các yêu cầu sau (xem hình 3). Hình 3. Các dạng cắt thái  Thái lát mỏng có chiều dày δ, còn 2 chiều kia kích thước tự do, phụ thuộc kích thước rau quả (ví dụ: thái khoanh dứa, cắt khúc cá, khúc chuối), hình 3a.  Thái miếng dày kích thước hai chiều ngắn là δ và b, còn chiều dài tự do, phụ thuộc vào kích thước rau quả (ví dụ thái nộm su hào), hình 3b.  Thái miếng vuông hay cắt hoa, kích thước các chiều đều theo quy định, không phụ thuộc vào kích thước rau quả (ví dụ thái cà rốt, su hào,… thành hình sao, hình vuông hay sợi tròn), hình 3c. 2. Cơ cấu của 1 máy cắt Có thể chỉ là một dao hay gồm một bộ phận dao lắp trên một hay và trục song song, sản phẩm đưa vào phía dao bằng cách cho ăn dao cưỡng bức hay tự ăn dao. 7 Cơ cấu lưỡi dao: Có thể gồm các loại như sau:  Dao đĩa răng.  Dao đĩa có lưỡi nhẵn.  Dao hình côn.  Dao hình lưỡi liềm.  Dao dạng bản.  Cưa, dao 3 góc, dao xoắn ốc. Hình 4. Hình dạng dao và lưỡi cưa a) Dao đĩa răng b) Dao đĩa có lưỡi nhẵn c) Dao hình côn d,e) Dao hình lưỡi liềm f) Dao dạng bản g)Cưa dạng băng h) Dao bao góc i) Dao xoắn ốc 3. Phân loại máy cắt Theo hình dạng của mặt phẳng phân chia, người ta phân biệt máy để cắt:  Theo một hay vài mặt phằng song song.  Theo bề mặt cong.  Theo hình dạng xác định của cục vật liệu.  Theo nghiền nhỏ hay nghiền mịn. 8  Máy cắt theo một hay vài mặt phẳng song song Dùng dao đĩa, phẳng, lưỡi liềm, dạng bằng chúng đươc chuyển động quay, tịnh tiến hay phức tạp. Để đưa sản phẩm vào và lấy sản phâ,r ra thì dùng trọng lực, đưa liệu cưỡng bức hay tự kéo. Hình 5. Sơ đồ các bộ phận làm việc của máy dùng để cắt theo mặt phẳng Trên sơ đồ hình 5-a là sơ đồ máy đĩa đưa sản phẩm cưỡng bức nhờ một băng tải nằm ngang (khi cắt thịt) hoặc nghiêng ( khi cắt cá). Tốc độ vòng quay của lưỡi dao tương ứng vt, tốc độ cấp liệu vn. Đặt sản phẩm trên mặt bằng làm việc của băng tải được tiến hành tự do hay dùng lực tỳ vào tấm đẩy lắp trên tấm băng. Trường hợp thứ nhất vt >= vn việc cắt đứt làm biến dạng sản phẩm khá lớn. Trường hợp thứ 2, làm các vấu tựa để giữ sản phẩm cố định thì lúc đó vt >> vn, sản phẩm ít biến dạng hơn nhiều. Cơ cấu cắt này gồm có một, hai hay vài đĩa lắp trên một, hai hay nhiều trục. Có thể dùng máy cắt nhiều cưa có dao đĩa trong trường hợp cắt vật rắn hay các sản phẩm dạng dẻo, cực nhỏ. Trên sơ đồ 5-b là sơ đồ bộ phận làm việc của máy nhiều dao để cắt sản phẩm dẻo. Nó gồm trục 1 có bộ dao đĩa 2 lắp ráp với bước xác định và trục 3 của thùng quay 4, theo bề mặt cắt của thùng có rãnh vòng đảm bảo cắt đứt sản phẩm. Thùng quay 4 dùng để cấp liệu. Tốc độ trượt của lưỡi dao vt. Tỉ lệ: vt : vn = 3 - 5. 9 Chiều dày lớn nhất của cục đem cắt quyết định chiều rộng của khe. Năng suất cơ cấu tính bằng: Q=α.s.l.vn Trong đó: m3/s α: Hệ số sử dụng năng suất lớn nhất có thê đạt được S: Chiều rộng khe, m l: Chiều dài của khem để sản phẩm đi qua một cách tự do, m vn: Độ ăn dao, m/s Trên hình 5-c là cơ cấu làm việc với các dao đĩa lắp trên một trục và sản phẩm tự ăn dao qua vùng làm việc. Tự ăn dao được đảm bảo bằng ma sát sinh ra giữa sản phẩm và các dao đĩa. Ở đây, momen lực cắt phải nhỏ hơn momen lực ma sát xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc của dao với sản phẩm. Trên hình 5-e là sơ đồ cấu tạo của cơ cấu làm việc có dao đĩa lắp trên 2 trục song song và sản phẩm tự ăn dao qua hai vùng làm việc. Tự ăn dao được đảm bảo bằng ma sát sinh ra giữa sản phẩm và dao lắp đối xứng với đường trục của rãnh nạp sản phẩm. Tốc độ cho nguyên liệu ăn dao sẽ nhỏ nhất ở thời điểm ăn dao trung bình khi ngập hết nửa thứ nhất của đĩa và lớn nhất khi sản phẩm chứa đầy hoàn toàn tiết diện của rãnh nơi đặt đĩa. Để cắt xà phòng, keo xương, trứng luộc và những sản phẩm tương tự cùng loại có trở lực cắt nhỏ, người ta dùng chi tiết cắt là những dây kéo căng 1 (hình 5) buộc chặt trên khung 2. Đôi khi khung được truyền chuyển động dao động thành thái (cắt trượt). 10 Hình 6. Sơ đồ máy để cắt xà phòng và các sản phẩm như trứng, keo xương  Máy để cắt sản phẩm bề mặt cong Gồm có các loại dao hình côn, hình cầu, xoắn ốc hay loại dao tổ hợp, đảm bảo khi đưa sản phẩm vào thì tạo hình phôi phân chia theo đường cong bề mặt. Trên sơ đồ hình 7-a là sơ đồ cấu tạo và làm việc của cơ cấu dao hình côn, đảm bảo chia phấn sản phẩm theo bề mặt hình trụ. Ở đây tốc độ vòng của đĩa tương ứng với vt, còn tốc độ cấp nguyên liệu cho đĩa hay tốc độ ấn dao vào sản phẩm tương ứng với vn. Để cắt có chất lượng theo tỉ lệ của chúng nằm trong giới hạn 30-50. Trên hình 7-b là sơ đồ cấu tạo của cơ cấu cắt với dao hình cầu đực truyền động quay xung quanh trục nằm ngang XX với tốc độ vòng v t = R và đưa ra sảm phẩm vào hay quay xung quanh trục thẳng đứng với tốc độ trung bình vn = R1. Vì dao hình cầu nên hệ số trượt khi cắt Kc = ω : ω1, trong đó ω và ω1 là các tốc độ góc tương ứng. Trên hình 7-c là sơ đồ nguyên lý về cấu tạo và sự làm viêc của dao xoắn ốc. Cấu tạo của dao như thế đảm bảo lấy được phoi mỏng khi tóc độ cấp kiệu không lớn. Tỉ lệ giữa tốc độ vòng của dao v t và tốc độ đưa sản phẩm vào v n là K = 40-50. Chiều dày phoi cắt ra là 0.3-0.6 mm Trên hình 7–d là sơ đồ dao nhiều mặt dung để cắt củ cải đường trước khi cho vào thiết bị khuếch tán. Cấu tạo của dao như vậy để có phôi dạng mấng đủ bền, tránh sự đóng tảng của nguyên liệu khi chất đầy trong thiết bi khuếch tán. 11 Hình 7. Sơ đồ các cơ cấu cắt theo bề mặt cong  Máy để phân chia sản phẩm ra thành từng miếng có hình dạng và kích thước xác định Dùng để cắt sản phẩm ban đầu ra thành từng mẫu nhỏ dưới dạng lát, tấm, khoanh, cục nhỏ, thanh sợi, miếng lập phương.  Trên hình 8- a,b là sơ đồ nguyên lý về cấu tạo và sự làm việc của các máy để cắt thành từng cục nhỏ hay từng lát. Bộ phận làm việc gồm buồng 1 để cấp nguyên liệu vào, có dạng như một cái chêm, đảm bảo ép đều sản phẩm và hướng sản phẩm vào bộ phận dao cắt. Bộ phận dao cắt gồm đĩa 2 nằm ngang (a) hay thẳng đứng (b) có gắn dao 3. Ở máy (a) có dao hình răng lược và phẳng, còn ở máy (b) thì dao phẳng. Sản phẩm sau khi cắt được lấy ra cửa (4) nhờ trọng lượng bản than của nó. Trong máy (a) dao lắp vuông góc với hướng chuyển động và thực hiện chặt ở máy (b) thì dao dặt dưới một góc β đối vớ bán kính và hình thành quá trình thái.  Trên hình 8– c là sơ đồ cơ cấu đĩa để cắt sản phẩm ra thành sợi. Ở đây trên mặt đĩa dạp hình các chi tiết cắt dao hình trái xoan, còn lỗ thì hình tròn để đảm bảo cắt ra có hình sợi. 12 Hình 8. Sơ đồ các bộ phận làm việc của máy dùng để cắt thành lát, khoanh, thanh và thành sợi Hình 9 thể hiện sơ đồ các máy dùng để cắt thành tấm, thành cục nhỏ thành miếng lập phương trong đó:  Các cơ cấu làm việc để cắt sản phẩm ra thành lát (tấm): Sơ đồ hình 9-a,b. Trong trường hợp thứ nhất a), việc cắt tiến hành bằng dao tâm 1. Dao này chuyển động dao động. Trường hợp b), viêc cắt lát tiến hành bằng dao đĩa 1. Sản phẩm được đưa vào nhờ cặp trục 2, 3 lắp trên gối đỡ di động, còn trục quay 3 thì lắp trên gối đỡ cố định.  Các cơ cấu làm việc dùng để cắt sản phẩm ra thành miếng lập phương hay hình hộp ( hình 9-c,d). Sơ đồ 9-c gồm 2 bộ dao tấm 1 và 2 và dao hình lưỡi liềm 3. Sơ đồ 9-d gồm hai bộ dao đĩa 1, 2 và một dao hình lưỡi liềm 3. Kích thước của miếng lập phương được xác định bằng khoảng cách giữa 2 bộ dao thứ nhất và theo vòng quay của dao hình lưỡi liềm. Năng suất của các cơ cấu phan chia sản phẩm ra thành cục có hình dạng nhất định. Q = f0vsp (m3/s) 13 Trong đó: F0 : Điện tích tiết diện sống của lớp sản phẩm chuyển dộng qua cơ cấu cắt, m2 vsp : Tốc độ cấp sản phẩm (m/s) Hình 9. Thể hiện sơ đồ các máy dùng để cắt thành tấm, thành cục nhỏ thành miếng lập phương trong đó  Cơ cấu để nghiền nhỏ và nghiền mịn Hình 10. Sơ đồ các máy cắt dùng để nghiền mịn Hình 10. Sơ đồ các máy cắt dùng để nghiền mịn 14 Trên hình 10-a là sơ đồ làm việc của máy xay thịt hoặc cá dùng để nghiền trung bình và nhỏ. Bộ phận làm việc gồm cơ cấu cấp sản phẩm là một vít tải 1 với bước thay đổi và vỏ trụ 2. Cơ cấu cắt gồm các lưỡi dao quay 3 lắp từng cặp với các lưỡi 4, kích thước của lỗ lưới giảm theo hướng chuyển động của sản phẩm. Ở phía cửa ra của cơ cấu có đặt vòng khâu 5, khi vặn vào đai ốc 6 thì vòng khâu này sẽ xiết chặt dao trên lưới đảm bảo cắt được sản phẩm. Vít tải 1 quay bên trong vỏ trụ tạo nên 1 lực ép đẩy sản phẩm về phía cơ cấu cắt và đùn sản phẩm đi qua lỗ lưới và truyền chuyển động cho dao quay. Trên hình 10- b, là sơ đồ bộ phận làm việc của máy băm dùng để nghiền nhỏ hàng loạt sản phẩm cần nghiền được đưa vào chậu quay 1, đậy kín một phần bởi nắp 2 đóng mở theo kiểu bán lẻ. Trong vùng làm việc có lắp trục 3, trên trục gắn dao 4. Trên hình 10-c là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy băm quay có thùng 1 hay cho chậu quay xung quanh trục nằm ngang với tốc độ lớn. Quá trình nghiền được thực hiện nhờ một bộ dao hình lưỡ liềm 2, lắp trên trục ngang 3. 4. Một số máy cắt điển hình trong công nghiệp thực phẩm  Máy thái lát Loại máy lưỡi dao thẳng gắn trên đĩa quay. Loại này dùng để thái lát hoặc thái thành miếng dài các loại nguyên liệu rau quả cứng. Đĩa quay có thể đặt nằm ngang hoặc đặt đứng. Nguyên tắc làm việc của chúng được biểu diễn trên hình 9. Hình 11. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy thái lát 1 – Khoang thái; 4 – Đĩa quay; 6 – Giá đỡ máy; 15 2 – Cửa nguyên liệu vào; 5 – Trục quay; 7 – Dao cắt. 3 – Cửa sản phẩm ra; Cấu tạo của máy thái lát thường rất đơn giản Loại đĩa nằm ngang (hình a) Loại đĩa đặt đứng (hình b) Nguyên liệu đưa theo cửa 2 vào khoang thái 1, trong đó đặt đĩa quay 4 có gắn dao 7. Trên đĩa quay dưới mỗi lưỡi dao có lỗ hở để nguyên liệu được cắt qua đó rơi xuống dưới theo của 3 ra ngoài. Đĩa quay nhờ trục quay 5. Toàn bộ máy được lắp trên giá đỡ 6.  Máy cắt có dao hình lưỡi liềm gắn trên đĩa quay Đĩa dao của loại máy này thường là nằm ngang (hình 12). Hình 12. Dao lưỡi liềm trên đĩa quay của máy cắt. Loại máy cắt này được dùng phổ biến để thái nhỏ các loại rau như hành, bắp cải… hay dùng để thái lát dưa gang. Số lưỡi dao trên đĩa có thể từ 3 ÷ 4 lưỡi (để thái khoanh), đến 20 lưỡi (để thái nhỏ bắp cải). Số lưỡi dao trên đĩa do vận tốc vòng của đĩa quay, chiều dày của lát nguyên liệu thái và vận tốc rơi của nguyên liệu trên đĩa quyết định. Trên đĩa dưới các lưỡi dao là lỗ hở để nguyên liệu thái xong rồi rơi xuống thùng chứa. 16 Trong máy còn có bộ phận để giữ nguyên liệu không bị dao kéo theo trong khi máy hoạt động. Bộ phận này thường là các tấm chắn, khoảng cách giữa nó tới đĩa quay tấm chắn, khoảng cách giữa nó tới đĩa quay đủ để lưỡi dao chạy qua không vướng hoặc bằng chiều dày lát cắt.  Máy cắt có dao hình đĩa quay Loại máy này thường dùng để thái nát các nguyên liệu tương đối cứng, dài và có kích thước tương đối lớn như dưa gang bầu dài, cá, thịt, cũng có thể dùng cho các loại củ như su hào… Nếu trên trục có gắn nhiều đĩa quay thì ta có thể cắt thành nhiều lát cùng một lúc, khi đó chiều dày lát cắt bằng khoảng cách giữa 2 đĩa dao. Nếu trong máy cắt có nhiều bộ dao cắt có trục quay trực giao với nhau thì ta có thể cắt nguyên liệu theo những chiều cắt trực giao với nhau. Hình 13. Máy cắt có dao hình đĩa quay. Trên hình 13 là cấu tạo đặc trưng của loại máy cắt có dao hình đĩa quay. Nguyên liệu 2 đưa vào buồng cắt 1 qua cửa trên hở, sau khi được dao hình đĩa quay 3 cắt, sản phẩm rơi xuống thùng chứa 4. Loại máy này có thể dùng để cắt thịt, cá và các loại quả. Ưu điểm của loại máy cắt thái có đĩa dao quay là cấu tạo đơn giản, năng suất máy cao, vết cắt nhẵn, kích thước thước miếng cắt có thể điều chỉnh theo yêu cầu một cách dễ dàng. Nhưng nhược điểm của máy là không có bộ phận cắt loại trừ đầu đuôi của nguyên liệu nên các loại 17 rau quả trước khi đưa vào máy phải cắt hai đầu núm trước. Hai mặt cắt của khoanh cắt không tuyệt đối ngay thẳng mà hơi bị nghiêng nên trong một số trường hợp yêu cầu hình dáng miếng cắt khắt khe thì không đảm bảo (như cắt khoanh dứa trong sản xuất dứa khoanh ngâm nước đường…). 5. Một số máy cắt thực tế  Máy thái thân lá thực vật: Máy thái rau cỏ rơm PCB-3,5 Hình 14. Máy thái rau cỏ rơm PCB-3,5 1. Khung 2. Dây chuyền 4. Trục cung cấp dưới và trên. 8. Bánh lái 9. Máng 3. Cần đống mở 6. Lò xén 7. Trống thái 10. Tấm kê thái 18 Hình 15. Các cơ cấu chuyển và cung cấp vật thái a) Các trục cung cấp (mặt cắt): 1. Tấm kê thái 4. Trục cuốn trên 5. Trục cuốn dưới 2. Lò xo 6. Xích 3. Vỏ 7. Trục dây truyền 8. Cần đóng mở b) Dây truyền (mặt bằng): 1. Trục chủ động 3. Thanh kim loại 4. Tấm gỗ đỡ 2. Xích của dây chuyền 5. Thanh bên 6. Đinh ốc căng 7. Trục phụ động Hình 16. Trống thái 1. Bánh đà 2. Bánh răng nhỏ thay thế 5. Bộ phận ly hợp thế 6. Khớp chữ thập 3. Thân gối đỡ 7. Trục 4. Dao 8. Bánh răng lớn thay 9. Puly 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan