Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cau hoi va bai tap ktqtcp

.DOC
26
413
59

Mô tả:

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ I/. Câu hỏi lý thuyết Câu 1: Trình bày khái niệm và bản chất của kế toán quản trị chi phí Câu 2: Quan điểm xây dựng kế toán quản trị chi phí ở nước ta như thế nào Câu 3: Mục tiêu của kế toán quản trị chi phí Câu 4: Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa kế toán quản trị chi phí và kế toán tài chính Câu 5: Những phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị chi phí Câu 6: Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp chứng từ trong kế toán quản trị Câu 7: Doanh nghiệp được mở tài khoản kế toán chi tiết trong trường hợp nào? Câu 8: Khi chi tiết hóa tài khoản kế toán quản trị chi phí phải có những yêu cầu gì? Câu 9: Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị chi phí? Câu 10: Những nhân tố nào tác động khi tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Câu 11: Các mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Câu 12: Tại sao quy trình công nghệ sản phẩm lại tác động đến mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí? 1 II/. Câu hỏi trắc nghiệm (Đ, S or có kết luận khác, giải thích) 1. Kế toán quản trị chi phí có đối tượng nghiên cứu là: a. Tài sản b. Nguồn vốn c. Sự vận động của tài sản d. Tài sản và sự vận động của tài sản 2. Các doanh nghiệp khi áp dụng kế toán quản trị dựa vào: a. Quyết định 15-BTC b. Quyết định 48-BTC c. Chế độ 1141/CĐKT d. Thông tư 53-BTC 3. Mục tiêu của kế toán quản trị là: a. Ghi chép, phản ánh số liệu b. Xây dựng dự toán c. Theo dõi chi tiết các tài khoản d. Lập báo cáo tài chính 4. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là: a. Ban giám đốc b. Các tổ chức bên ngoài DN c. Ban giám đốc và hội đồng quản trị d. Kế toán tổng hợp 5. Khi chi tiết hóa các tài khoản cấp II theo yêu cầu của kế toán quản trị cần đảm bảo: a. Tính thống nhất b. Nội dung, kết cấu 2 c. Tính bảo mật d. Đáp án a và b 6. Khi phân biệt điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị thường phân biệt trên: a. 6 mặt b. 7 mặt c. 8 mặt d. 9 mặt 7. Kế toán quản trị xuất hiện lần đầu tiên tại: a. Nước Anh b. Nước Pháp c. Nước Mỹ d. Nước Nhật 8. Xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam dựa trên: a. 2 quan điểm b. 3 quan điểm c. 4 quan điểm d. 5 quan điểm 9. Phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị chi phí bao gồm : a. TK, chứng từ và nghiệp vụ kỹ thuật b. 4 phương pháp của KTTC và nghiệp vụ KT c. Nghiệp vụ kỹ thuật d. 4 phương pháp của KTTC 3 10. Tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp cần xét đến: a. 3 nhân tố cơ bản b. 4 nhân tố cơ bản c. 5 nhân tố cơ bản d. 6 nhân tố cơ bản 11. Các doanh nghiệp khi tổ chức mô hình kế toán quản trị có thể áp dụng 1 trong: a. 2 cách b. 3 cách c. 5 cách d. 6 cách 12. Kỳ báo cáo của kế toán QTCP so với kế toán tài chính thường là: a. Ngắn hơn b. Dài hơn c. Bằng nhau d. Tất các đáp án đều sai 13. Theo thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 /06/ 2006 của Bộ tài chính, kế toán quản trị là: a. Việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin b. Việc thu thập, kiểm tra thông tin c. Việc phân tích, đánh giá thông tin d. Việc phân tích và dự báo thông tin 14. Kế toán quản trị chi phí: a. Được thiết kế các chứng từ nội bộ b. Không được thiết kế các chứng từ nội bộ c. Được thiết kế các chứng từ không có quy định 4 d. Tất các các đáp án đều sai 15. Ở Việt Nam, kế toán quản trị chi phí: a. Đã được áp dụng rộng rãi b. Chưa được áp dụng tại các doanh nghiệp c. Có một số doanh nghiệp áp dụng d. Được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến 16. Một trong những nội dung chủ yếu của kế toán quản trị là: a. Kế toán bán hàng và xác định KQKD b. Kế toán tổng hợp c. Kế toán chi tiết d. Kế toán hoạt động đầu tư tài chính 17. Bản chất của kế toán quản trị chi phí là: a. Là phần riêng biệt với hệ thống kế toán b. Là một bộ phận của hệ thống kế toán c. Là kế toán chi tiết d. Là kế toán thanh toán 18. Khi ra đời, kế toán quản trị chi phí được áp dụng để: a. Tính toán chi phí bỏ ra b. Tính toán SP hoàn thành c. Tính toán SP hoàn thành dựa trên chi phí như nhau d. Tính toán chi phí/ 1 đơn vị SP hoàn thành 19. Kế toán quản trị đánh giá kết quả hoạt động của: 5 a. Toàn doanh nghiệp b. Khu vực c. Toàn bộ ngành d. Từng bộ phận, tổ chức 20. Mô hình kế toán quản trị theo kiểu kết hợp là: a. Kết hợp KTQT và KT chi tiết b. Kết hợp KTQT và kế toán tổng hợp c. Kết hợp KTQT và KTTC d. Kết hợp KTQT và KT chi phí 21. Kế toán quản trị xuất hiện ở Việt Nam a. Trước năm 1986 b. Năm 1986 c. Sau năm 1986 d. Khoảng 15 năm trở lại đây 22. Khi cung cấp thông tin, kế toán quản trị chi phí a. Bị phụ thuộc bởi các nguyên tắc chung b. Không bị phụ thuộc bởi các nguyên tắc chung c. Vừa phụ thuộc, vừa không phụ thuộc d. Tất cả các đáp án đều sai 23. Kế toán quản trị chi phí sử dụng phương pháp a. So sánh b. Phân tích c. Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị 6 d. Quan sát 7 CHƯƠNG II: CHI PHÍ KINH DOANH VÀ LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH I/. Câu hỏi lý thuyết Câu 1: Tại sao phải lập dự toán chi phí kinh doanh Câu 2: Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí kinh doanh Câu 3: Các phương pháp xây dựng định mức chi phí kinh doanh Câu 4: Trình bày phương pháp xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Câu 5: Trình bày phương pháp xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp Câu 6: Trình bày phương pháp xây dựng định mức chi phí sản xuất chung Câu 7: Trình bày khái niệm dự toán chi phí sản xuất kinh doanh Câu 8: Ý nghĩa của việc lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh? Câu 9: Nội dung và phương pháp lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp? Câu 10: Nội dung và phương pháp lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp Câu 11: Nội dung và phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất chung Câu 12: Nội dung và phương pháp lập dự toán chi phí bán hàng Câu 13: Nội dung và phương pháp lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 8 II/.Câu hỏi trắc nghiệm 1. Khi lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, phải căn cứ vào: a. Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ b. Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất c. Số lượng sản phẩm thực tế tiêu thụ d. Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất 2. Một doanh nghiệp dự kiến tiêu thụ 10.000SP trong kỳ tới, số lượng SP dự kiến tồn kho đầu kỳ là 2.000, tồn kho cuối kỳ là 1.000. Khi đó số lượng SP dự kiến SX là: a. 9.000sản phẩm b. 11.000 sản phẩm c. 10.000 sản phẩm d. 12.000sản phẩm 3. Một doanh nghiệp cho mức dự trữ hợp lý thành phẩm để đáp ứng nhu c ầu tiêu th ụ l à 20% nhu cầu quý sau. Khi đó nếu nhu cầu tiêu thụ quý II/X l à 12.000 thì mức d ữ tr ữ cu ối quý I là: a. 1.000 SP b. 2.000 SP c. 2.400 SP d. 4.200 SP 4. Lập dự toán chi phí NVLTT phải dựa vào a. Định mức chi phí b. Dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ và định mức chi phí c. Dự toán số lượng sản phẩm sản xuất và định mức chi phí 9 d. Số lượng thực tế tiêu thụ và định mức chi phí 5. Dự toán định phí sản xuất chung được xác định dựa vào: a. Dự toán định phí tùy ý và định phí bắt buộc b. Dự toán định phí tùy ý và định phí kiểm soát được c. Dự toán định phí không kiểm soát được và kiểm soát được d. Dự toán định phí bắt buộc và định phí kiểm soát được 6. Dự toán chi phí bán hàng cần dựa vào: a. Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất b. Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ c. Số lượng sản phẩm dự kiến tồn kho đầu kỳ d. Số lượng sản phẩm dự kiến tồn kho cuối kỳ 7. Định mức chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa vào: a. Thời gian cần thiết sản xuất 1 sản phẩm b. Thời gian cần thiết tiêu thụ 1 SP c. Thời gian cần thiết chuẩn bị SXSP d. Thời gian cần thiết kiểm tra chất lượng SP 8. 1 doanh nghiệp dự kiến tiêu thụ 1.000SP, dự kiến SX 1.500 SP trong kỳ, s ố lượng s ản phẩm tồn kho đầu kỳ là 200. Như vậy, số lượng SP tồn kho cuối kỳ là: a. 600 b. 700 c. 300 d. 500 9. Số lượng Sp dự kiến tiêu thụ của DN là 2.000, số lượng SP dự kiến SX là 1.500, đinh mức CPNCTT là 15.000 đ/SP. Khi đó dự toán CPNCTT là: 10 a. 52.000.000 b. 30.000.000 c. 25.200.000 d. 22.500.000 10. Định mức chi phí NVLTT phụ thuộc vào: a. Số lượng NVL cần thiết SX1SP b. Số lượng NVL cần thiết c. Chất lượng nguyên vật liệu d. Khả năng mua nguyên vật liệu của DN 11. Khi xây dựng dự toán CPNVLTT, số lượng NVL mua vào nhiều hơn số lượng NVL c ần thiết cho nhu cầu trong kỳ là do: a. Không có NVL tồn kho b. Có NVL tồn kho đầu kỳ c. Có NVL tồn kho cuối kỳ d. NVL tồn CK lớn hơn NVL tồn ĐK 12. Dự toán chi phí thường được xây dựng cho: a. Cả năm b. 2 quý c. 1 quý d. Tùy thuộc đặc điểm DN 13. Nguyên vật liệu hao hụt tính cho 1 đơn vị sản phẩm được tính vào: a. Giá thành SP b. Giá vốn sản phẩm c. Định mức CPNVLTT 11 d. Tất cả các đáp án đều sai 14. Một doanh nghiệp có 1.000kg nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, lượng mua trong kỳ là 500kg, lượng tồn cuối kỳ 200kg, như vậy lượng NVL đã sử dụng trong kỳ là: a. 700 kg b. 800 kg c. 300 kg d. 1.300 kg 15. Định mức thực hiện là định mức: a. Được xây dựng trong điền kiện hoàn hảo b. Được xây dựng trong điều kiện trung bình c. Được xây dựng trong điều kiện cao d. Được xây dựng trong điều kiện thực tế 16. Định mức đơn giá thời gian lao động là: a. Số tiền trả cho một đơn vị thời gian b. Số tiền trả cho toàn bộ thời gian lao động c. Số tiền trả cho 1 đơn vị sản phẩm d. Số tiền trả cho toàn bộ sản phẩm sản xuất 17. Trong dự toán chi phí sản bán hàng, tiền lương theo thời gian được tính vào chỉ tiêu: a. Dự toán biến phí b. Dự toán định phí c. Định mức định phí d. Định mức biến phí 18.Một doanh nghiệp khi trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng đó được tính vào: a. Định phí bán hàng 12 b. Định phí quản lý DN c. Biến phí bán hàng d. Biến phí quản lý doanh nghiệp 19. Lập dự toán chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm : a. 3 loại b. 4 loại c. 5 loại d. 6 loại 20. Theo tính chất chi phí, chi phí trong các DN được chia ra: a. Chi phí trực tiếp và gián tiếp b. Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được c. Chi phí hỗn hợp d. Cả a và b e. Cả a, b và c 21.Khi xây dựng định mức phải dựa vào các phương pháp: a. Kinh tế kỹ thuật và thống kê kinh nghiệm b. Kinh tế kỹ thuật và so sánh c. Kinh tế kỹ thuật, thống kê và thử nghiệm d. Kinh tế KT, thống kê, thử nghiệm và so sánh. 13 III/. Bài tập Bài 1: Tại doanh nghiệp A tháng 5/N dự kiến sản xuất 100sp bằng nguyên vật liệu X. Có tài liệu như sau: Dự kiến mua nguyên vật liệu X với số lượng là 500kg, đơn giá 100.000đ/1kg. Dự kiến nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1sp là 2kg Dự kiến nguyên vật liệu hao hụt cho 1sp là 0,1kg Giả sử đầu tháng không có nguyên vật liệu tồn kho. Yêu cầu : Xác định định mức chi phí NVL trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm Xác định dự toán chi phí NVL trực tiếp để sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm Bài 2: Vẫn là doanh nghiệp A nói trên , tháng 5/N có tài liệu sau đây: Thời gian để sản xuất hoàn thành 1sp là 4 giờ Thời gian ngừng sản xuất hợp lý là 0,2 giờ Thời gian nghỉ ngơi của công nhân là 0,1 giờ Định mức đơn giá 1 giờ công lao động sản xuất gồm tiền lương cơ bản , BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là 12.200đ Yêu cầu: Xác định dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất hoàn thành 100sp Bài 3: Vẫn doanh nghiệp A nói trên, tháng 5/N có tài liệu sau đây: Định mức biến phí sản xuất chung + Định mức biến phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy là 2.000đ + Thời gian sản xuất 1sp là 4,3 giờ Định mức định phí sản xuất chung + Định mức định phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy là 5.000đ 14 + Thời gian sản xuất 1sp là 4,3 giờ Yêu cầu: Xác định định mức chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sp Xác định dự toán chi phí sản xuất chung để sản xuất 100sp Bài 4: Tại doanh nghiệp Y có tài liệu tại ngày 31/12/X như sau: 1. - Nguyên vật liệu tồn kho: 5.000kg đơn giá 45.000 đ/kg - Thành phẩm tồn kho: 5.000SP đơn giá 160.000 đ/SP 2. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm X +1 như sau: - Nguyên vật liệu cần thiết để SX 1 đơn vị sản phẩm: 2,1kg - Nguyên vật liệu của SP hư hỏng tính cho một đơn vị sản phẩm: 0,1kg 3. Dự toán tiêu thụ. - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ năm X+1 + Quý I: 18.000 sản phẩm + Quý II: 19.000 sản phẩm + Quý III: 20.000 sản phẩm + Quý IV: 21.000 sản phẩm. - Sản lượng tiêu thụ quý I năm X+2: 22.000 sản phẩm - Sản lượng tiêu thu quý II năm X+2: 25.000 sản phẩm 4. Dự toán sản xuất. Sản xuất đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ từng quý đã dự toán. Mức tồn kho thành phẩm hợp lý để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ liên tục là 20% mức tiêu thụ quý sau. 5. Dự toán chi phí sản xuất. - Dự toán nguyên vật liệu phải cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất. Mức tồn kho nguyên vật liệu hợp lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất là 15% nhu cầu quý sau. Yêu cầu: Lập dự toán sản xuất cho cả năm X + 1 15 Lập dự toán chi phí NVLTT, chi phí mua NVL cho cả năm X + 1 Bài 5: Tại doanh nghiệp Y nói trên có tài liệu như sau: 1. Chi phí nhân công trực tiếp - Định mức thời gian sản xuất sản phẩm + Thời gian cần thiết để sản xuất 1SP: 3,2 giờ + Thời gian ngừng sản xuất hợp lý/1SP: 0,3 giờ + Thời gian sản xuất SP hỏng theo định mức/1SP: 0,1 giờ. - Định mức đơn giá tiền lương (tính cho 1 giờ) + Tiền lương cơ bản tính cho 1 giờ lao động trực tiếp: 12.000 đồng. + Tiền phụ cấp/ 1 giờ: 360 đồng. + Trích theo lương/ 1 giờ: ? 2. Chi phí sản xuất chung. - Định mức biến phí sản xuất chung + Định mức biến phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy: 2.200 đồng. - Định mức định phí sản xuất chung. + Định mức đinh phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy: 4.800 đồng Yêu cầu: Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho cả năm X+1 Lập dự toán chi phí sản xuất chung cho cả năm X +1 Bài 6: Tại doanh nghiệp Y có tài liệu tại ngày 31/12/X như sau: I. Tồn kho: - Nguyên vật liệu tồn kho: 6.000kg, đơn giá 42.000 đ/kg - Thành phẩm tồn kho: 4.000SP đơn giá 175.000 đ/SP II. Tài liệu về định mức trong năm X+1 như sau: 1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Nguyên vật liệu cần thiết để SX 1 đơn vị sản phẩm: 2kg 16 - Nguyên vật liệu hao hụt tính cho một đơn vị SP: 0,2 kg - Nguyên vât liệu hư hỏng tính cho 1 đơn vị SP : 0,1kg 2. Chi phí nhân công trực tiếp. - Định mức thời gian sản xuất sản phẩm + Thời gian cần thiết để sản xuất 1SP: 3,8 giờ + Thời gian sản xuất SP hỏng theo định mức/1SP: 0,2 giờ. - Định mức đơn giá tiền lương (tính cho 1 giờ) + Tiền lương cơ bản tính cho 1 giờ lao động trực tiếp: 14.000 đồng. + Trích theo lương/ 1 giờ: 3.080 đồng 3. Chi phí sản xuất chung. - Định mức biến phí sản xuất chung + Định mức biến phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy: 2.500 đồng. - Định mức định phí sản xuất chung. + Định mức đinh phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy: 4.000 đồng III. Tài liệu về dự toán năm X+1 1. Dự toán tiêu thụ. - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ năm X+1 Quý I: 20.000 sản phẩm Quý II: 25.000 sản phẩm Quý III: 20.000 sản phẩm Quý IV: 24.000 sản phẩm. - Sản lượng tiêu thụ quý I năm X+2: 30.000 sản phẩm - Sản lượng tiêu thu quý II năm X+2: 25.000 sản phẩm 2. Dự toán sản xuất. Sản xuất đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ từng quý đã dự toán. Mức tồn kho thành phẩm hợp lý để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ liên tục là 25% mức tiêu thụ quý sau. 3. Dự toán chi phí sản xuất. 17 - Dự toán nguyên vật liệu phải cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất. Mức tồn kho nguyên vật liệu hợp lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất là 20% nhu cầu quý sau. - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (theo định mức). - Dự toán biến phí sản xuất chung: 2.500 đồng/ giờ máy. - Dự toán chi phí khấu hao tài sản cố định là 400.000.000 đồng. Yêu cầu: Lập dự toán sản xuất Lập dự toán chi phí NVLTT Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC Bài 7: Tại doanh nghiệp B có tài liệu tại ngày 31/12/2010 như sau: 1. Dự toán tiêu thụ. - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2011 Quý I: 20.000 sản phẩm Quý II: 25.000 sản phẩm Quý III: 20.000 sản phẩm Quý IV: 24.000 sản phẩm. - Đơn giá bán dự kiến 250.000/SP 2. Dự toán chi phí bán hàng. - Biến phí bán hàng 1.200đ/1sp - Dự phòng bảo hành sản phẩm 1%. - Dự toán định phí bán hàng: + Tiền lương thời gian 140.000.000 đồng/năm. + Chi phí khấu hao TSCĐ 160.000.000 đồng/năm. + Chi phí quảng cáo: 10.000.000/quý. 3. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. - Biến phí quản lý doanh nghiệp 50% biến phí bán hàng. - Chi phí tiền lương theo thời gian 120.000.000 đồng/năm. 18 - Chi phí khấu hao TSCĐ 100.000.000/năm. - Chi phí đào tạo nhân viên 20.000.000 đồng trong quý III, IV Yêu cầu: Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho năm 2011 Bài 8: Tại doanh nghiệp C có tài liệu tại ngày 31/12/X như sau: I. Tồn kho: - Nguyên vật liệu tồn kho: 5.000kg, đơn giá 42.000 đ/kg - Thành phẩm tồn kho: 2.000SP, đơn giá 175.000 đ/SP II. Tài liệu về định mức trong năm X+1 như sau: 1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Nguyên vật liệu cần thiết để SX 1 đơn vị sản phẩm: 2,1kg - Nguyên vật liệu của SP hư hỏng tính cho một đơn vị sản phẩm: 0,1kg 2. Chi phí nhân công trực tiếp. - Định mức thời gian sản xuất sản phẩm + Thời gian cần thiết để sản xuất 1SP: 3,5 giờ + Thời gian ngừng sản xuất hợp lý/1SP: 0,4 giờ + Thời gian sản xuất SP hỏng theo định mức/1SP: 0,1 giờ. - Định mức đơn giá tiền lương (tính cho 1 giờ) + Tiền lương cơ bản tính cho 1 giờ lao động trực tiếp: 12.000 đồng. + Tiền phụ cấp/ 1 giờ: 360 đồng. + Trích theo lương/ 1 giờ: 2.640 đồng. 3. Chi phí sản xuất chung. - Định mức biến phí sản xuất chung + Định mức biến phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy: 2.000 đồng. + Thời gian sản xuất 1 sản phẩm: 4 giờ. - Định mức định phí sản xuất chung. + Định mức đinh phí sản xuất chung tính theo 1 giờ máy: 5.000 đồng + Thời gian sản xuất 1 sản phẩm: 4 giờ. 19 4. Định mức biến phí bán hàng: 1.000 đồng/ SP 5. Định mức biến phí QLDN 50% biến phí bán hàng. III. Tài liệu về dự toán năm X+1 1. Dự toán tiêu thụ. - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ năm X+1 Quý I: 18.000 sản phẩm Quý II: 20.000 sản phẩm Quý III: 15.000 sản phẩm Quý IV: 25.000 sản phẩm. - Sản lượng tiêu thụ quý I năm X+2: 20.000 sản phẩm - Sản lượng tiêu thu quý II năm X+2: 15.000 sản phẩm - Đơn giá bán dự kiến 240.000/SP 2. Dự toán sản xuất. Sản xuất đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ từng quý đã dự toán. Mức tồn kho thành phẩm hợp lý để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ liên tục là 20% mức tiêu thụ quý sau. 3. Dự toán chi phí sản xuất. - Dự toán nguyên vật liệu phải cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất. Mức tồn kho nguyên vật liệu hợp lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất là 15% nhu cầu quý sau. - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (theo định mức). - Dự toán biến phí sản xuất chung: 2.000 đồng/ giờ máy. - Dự toán đinh phí sản xuất chung cả năm 1.600.000.000 đồng, trong đó chi phí khấu hao tài sản cố định là 800.000.000 đồng. 4. Dự toán chi phí bán hàng. - Biến phí bán hàng (theo định mức). - Dự toán định phí bán hàng: + Tiền lương thời gian 120.000.000 đồng/năm. + Chi phí khấu hao TSCĐ 140.000.000 đồng/năm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan