Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Câu hỏi tu từ trong thơ thú xương...

Tài liệu Câu hỏi tu từ trong thơ thú xương

.PDF
91
307
58

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THÙY TRANG CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ THÚ XƯƠNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ TÂM Cần Thơ, 4 - 2011 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trên con đường phát triển của thi ca Việt Nam, thơ Tú Xương đã có những đóng góp giá trị về nội dung và hình thức. Bậc “thần thơ thánh chữ” này xứng đáng là nhà thơ tiên phong, tiêu biểu nhất trong việc viết về người thực, việc thực. Trong thơ Tú Xương có hình bóng những con người, cảnh sinh họat trong xã hội cũ đã “ thực dân hóa” và có hình bóng những nhân vật mới, sinh hoạt mới do xã hội thực dân đem lại. Đó là xã hội mà bọn thực dân với chính sách thống trị buổi đầu của chúng, bọn phong kiến sa đọa thối nát làm tay sai cho giặc, đồng tiền với sức mạnh ma quái của nó, sự suy tàn và sụp đổ của nền Hán học, kèm theo chế độ thi chữ Hán. Trước cuộc đổi thay của các trật tự trong xã hội, cảnh suy vi của đạo lí con người… Tú Xương không chỉ giản đơn tái hiện lại bức tranh xã hội con người cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX mà còn bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của mình về xã hội đó một cách thẳng thắn, trực diện. Ngoài việc sử dụng tài tình, độc đáo ngôn từ đầy màu sắc, âm thanh, nhịp điệu của dân tộc…thì những thủ pháp nghệ thuật tu từ cũng được Tú Xương khai thác triệt để, trong đó không thể không nhắc đến “ Câu hỏi tu từ” (CHTT) – thủ pháp nghệ thuật giúp nhà thơ bày tỏ đầy đủ những tâm tư, tình cảm của mình. Bên cạnh đó, khảo sát số lượng khoảng trên 150 bài thơ chữ Nôm của Tú Xương, ta dễ nhận thấy tần số xuất hiện của những CHTT khá nhiều, chiếm khoảng 40% trong tổng số những sáng tác của ông. Vậy, sự xuất hiện khá dày đặc những CHTT đó có tác dụng gì cụ thể trong việc nhà thơ thể hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ của mình ? Từ những lí do quan trọng trên, người viết đã chọn đề tài “ Câu hỏi tu từ trong thơ Tú Xương” để làm đề tài luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Có thể xem đây là một đề tài hoàn toàn mới, bởi trong nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn Tú Xương, thì vấn đề CHTT chưa được đề cập, quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, khảo sát về vấn đề CHTT cũng như tác dụng của CHTT 2 trong văn chương nghệ thuật thì đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và tìm hiểu. Trong quyển Phong cách học tiếng Việt , Đinh Trọng Lạc chia CHTT thành bốn loại, đồng thời đưa ra ý kiến của bản thân về tác dụng của CHTT, tùy vào từng ngữ cảnh và phong cách chức năng ngôn ngữ khác mà CHTT làm nên những giá trị đặc biệt: “Trong văn chương, đặc biệt là lối văn luận chiến, loại CHTT được sử dụng để buộc đối thủ phải chấp nhận luận điểm của mình” [ 14; 229]. Sau đó, tác giả đưa ví dụ: Hồ Chủ Tịch sử dụng nhiều lần CHTT trong các diễn văn đọc ở Quốc Hội, ở các lời kêu gọi để vạch trần âm mưu xâm lược của đế quốc Mĩ và sự lúng túng của kẻ xâm lược trước dư luận thế giới. Ngoài ra, Đinh Trọng Lạc còn khẳng định “CHTT trong thơ trữ tình là cách nói truyền cảm” [14; 230]. Ta đều biết, CHTT được sử dụng rất rộng rãi: trong giao tiếp đời sống, trong các phong cách chức năng ngôn ngữ ( ngoại trừ PCNN hành chính đòi hỏi tính nghiêm túc, chuẩn xác ), và đặc biệt trong PCNN nghệ thuật, CHTT xuất hiện liên tục. Một nhà văn, nhà thơ ít nhất cũng một lần sử dụng CHTT trong tác phẩm của mình, nên Đinh Trọng Lạc không sai lầm gì khi nhận định “ Trong thơ ca, CHTT có nhiều tác dụng tu từ: diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc, miêu tả một cách có hình ảnh và cảm xúc” và “ CHTT thường có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng văn học đẹp lên gấp bội” [14; 288]. Nhà nghiên cứu Bùi Tất Tươm trong quyển Giáo trình tiếng Việt cũng nêu ra khái niệm CHTT “ CHTT không yêu cầu phải trả lời. Đó là loại câu hỏi hướng sự chú ý của người đọc ( nghe ) vào một nội dung nhất định nhằm khơi gợi trí tưởng tượng cho người đọc ( nghe ) và tăng cường sức biểu cảm cho lời văn” [35; 254]. Tiếp theo là giá trị và tác dụng của CHTT trong PCNN nghệ thuật và PCNN chính luận “ Trong PCNN nghệ thuật, CHTT giúp cho nhà văn miêu tả sâu sắc nhân vật, nó khơi dậy những suy tưởng cho người đọc. Trong PCNN chính luận, biện pháp này tạo ra sự đồng cảm ở người đọc, nó làm cho lời văn ngắn gọn, bình dị, thân mật, lí luận đỡ khô khan và cách trình bày thêm sinh động, gợi cảm” [ 35;255]. Có thể nói, ai cũng có thể tạo ra CHTT, nhưng không phải ai cũng có thể làm nên CHTT hay, đắc, có giá trị và càng không phải ai cũng nhận ra được sự tinh tế, sâu xa của người viết. 3 Cùng quan niệm với nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạc, Bùi Tất Tươm, các tác giả Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn trong Giáo trình tiếng Việt tập 2 lại có cách diễn đạt khác về tác dụng của CHTT “ CHTT làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng”. Tác giả Phạm Thị Như Hoa trong bài nghiên cứu “ CHTT có tình thái hỏikhẳng định trong thơ Chế Lan Viên” cũng đề cập sơ lược khái niệm, chức năng và mục đích sử dụng CHTT. Tác giả cho rằng “ Người ta sử dụng CHTT chủ yếu vì tính tình thái và sự biến đổi tình thái” [ 10; 58]. Tác giả cho rằng CHTT là dạng câu hỏi đa tình thái và chỉ ra cách nhận diện chúng: “ Để nhận ra tình thái đích thực của CHTT trong thơ trữ tình, người đọc phải dựa chủ yếu vào ngữ cảnh tu từ”. Về khái niệm, phân lọai và tác dụng của CHTT đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích, tuy nhiên vẫn chưa đi đến ý kiến thống nhất vì mỗi người xem xét ở các phương diện, khía cạnh khác nhau. Song, những công trình nghiên cứu đó sẽ là nguồn tư liệu quan trọng giúp người đọc đánh giá và phân tích đúng giá trị “ CHTT trong thơ Tú Xương”. Như trên đã khẳng định, đề tài “ CHTT trong thơ Tú Xương” chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích, nhưng các công trình nghiên cứu về thơ văn của Tú Xương thì nhiều vô kể, có thể điểm qua các công trình của các nhà nghiên cứu văn chương sau: Nguyễn Đình Chú trong bài Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc in trong quyển Trần Tế Xương, tác gia và tác phẩm khẳng định một cách chính xác, cụ thể văn chương của Tú Xương “ Thơ văn của Tú Xương như một chàng trai xinh đẹp, sung sức, bất chấp mọi thử thách của thời gian, băng mình về phía tương lai vô tận” [ 3; 474 ]. Tác giả đã cung cấp cho người đọc những thông tin về con người, quê hương, thời đại của Tú Xương, đồng thời tái hiện lại bức tranh hiện thực xã hội lúc bấy giờ - nơi diễn ra sự đảo lộn về quan niệm đạo đức, văn hóa, lối sống, tư tưởng của con người. Nét độc đáo trong bài viết của Nguyễn Đình Chú là ông đã phân tích sâu sắc “ Gốc rễ trữ tình trong thơ Tú Xương”, nơi mà “ cái tâm” của nhà thơ tỏa sáng. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chú đã liệt kê những thủ pháp nghệ thuật mà Tú Xương 4 đã sử dụng trong thơ của mình: “ Trong thơ Tú Xương, ngôn ngữ của cuộc sống bình thường, khẩu ngữ dân gian đã chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật một cách triệt để, bề thế, vẻ vang. Sử dụng từ Hán Việt, điển cố được tái tạo, “hoá phép”, làm mới hoàn toàn, vận dụng nhuần nhuyễn, mềm mại, biến hoá, thần diệu những tính chất dân tộc của ngôn ngữ thơ ca dân tộc” [ 3; 504 ]. Tuy vậy, tác giả bài viết đã bỏ qua những thủ pháp nghệ thuật tu từ: CHTT, nói láy, đảo ngữ…đây là một trong những đặc điểm nghệ thuật quan trọng góp phần tạo nên nét độc đáo trong thơ Tú Xương. Trong quyển Tú Xương, khi cười, khi khóc, khi than thở, Trần Lê Văn đã cung cấp nhiều thông tin về cuộc đời của Tú Xương, về những nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đối với thơ văn Tú Xương. Tác giả đã luận giải chi tiết hoàn cảnh Tú Xương sáng tác một số bài thơ tiêu biểu, qua đó làm nổi bật lên tính cách con người, cuộc sống gia đình và bối cảnh xã hội thời Tú Xương bấy giờ “ Tú Xương hay cười đùa, nói chuyện có duyên, thu hút quanh mình nhiều bè bạn. Nhà ông không mấy khi vắng khách. Riêng cái khoản trầu, thuốc, trà, tửu tiếp khách, bà chủ cũng phải chi một món không nhỏ”. Hạn chế của Trần Lê Văn là chưa đi sâu vào phân tích làm nổi bật cái hay, cái sáng tạo, độc đáo của Tú Xương trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Sách Lịch sử văn học Việt Nam, ( tập IV, phần I, NXB Giáo Dục năm 1978) của Nguyễn Lộc không chỉ nhấn mạnh bức tranh xã hội mà đã quan tâm đúng mức đến các vấn đề cốt lõi như “ Cái tôi trong thơ Tú Xương, một điển hình nghệ thuật”, “ Kết cấu trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương”, với những đúc kết chuẩn mực: “ Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng”… Trong đề mục “ Thơ văn của Tú Xương là tiếng nói của tâm tình” có ghi “Đọc thơ Tú Xương, người đọc có cảm tưởng như Tú Xương là người mà ban ngày thì xông xáo lo tìm điều hư tật xấu trong xã hội, thậm chí lôi cả mình ra để châm biếm, cười cợt, nhưng ban đêm khi mình đối diện với mình thì chỉ lo nghĩ, thao thức buồn bã và đau khổ. Không phải một đêm mà là hình như đêm nào cũng thế. Và rồi có những đêm Tú Xương không ngủ được chỉ vì trong đầu óc đã đặt ra những câu hỏi mà không sao trả lời được”[ 17 ; 133 ]. Những câu hỏi đó không chỉ dừng lại trong tâm trí của nhà thơ, mà còn đi vào những sáng tác của ông trở thành những câu hỏi tu từ, những “ câu hỏi lớn không lời đáp” vang vọng mãi trong lòng mọi thế hệ. Những 5 câu hỏi được đặt ra cho chính ông, cho con người Nam Định và cho cả xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng có lẽ “ CHTT trong thơ Tú xương” chỉ là một phần nghệ thuật nhỏ trong toàn bộ hệ thống các thủ pháp nghệ thuật được Tú Xương sử dụng, các nhà nghiên cứu văn học không có dụng ý đi sâu phân tích vấn đề trên. Hướng tới bao quát các vấn đề trên cơ sở lý luận, các nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại- Trần Tuấn Lộ trong công trình Tú Xương – con người và nhà thơ đã có nhiều khám phá, phát hiện sâu sắc mới mẻ về nội dung và nghệ thuật- nhất là những trang phân tích về hình ảnh, nhịp điệu và ảnh hưởng của tục ngữ , ca dao tiếng nói đời thường chuyển hóa vào thơ Tú Xương. Những bài nghiên cứu, những đóng góp tích cực của giới sáng tác, các nhà văn nhà thơ như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Tú Mỡ, Chu Văn,... Với khả năng cảm nhận tinh tế, các trang viết của họ góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật thơ Tú Xương. Nhà văn Nguyễn Công Hoan góp phần bàn về văn bản, nêu nghi vấn về sự lầm lẫn trong việc sưu tầm tác phẩm, việc nhầm lẫn câu, chữ trong bài thơ. Nhà thơ Xuân Diệu luận bình tinh tế cái hay cái đẹp của từng câu, từng bài, từng khía cạnh thơ Tú Xương. Nhà thơ Tú Mỡ triệt để khai thác tính chất trào lộng, sắc thái “ trào phúng hòa vào trữ tình một cách tự nhiên, khoát hoạt”. Tuy nhiên, dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều khám phá, nghiên cứu một cách sâu sắc, kỹ lưỡng những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ Tú Xương thì vấn đề “ CHTT trong thơ Tú Xương” vẫn chưa đề cập đến. Quyển Việt Nam thi văn giảng luận của Hà Như Chi có phần “ Giọng điệu biến đổi trong thơ Tú Xương” đã ghi lại những giọng điệu đa dạng của Tú Xương trong thơ: Có khi đó là những nụ cười mỉm rất thâm trầm, có khi là sự chán nản đầy tính chua cay, thậm chí tàn nhẫn độc địa, hoặc trắng trợn sỗ sàng, có khi mỉa mai mà tủi cực, và cũng có khi nhẹ nhàng mà châm chọc, “Thỉnh thoảng ông lại đặt một vài câu hỏi cho văn đỡ buồn tẻ mà cũng có ý xỏ xiên [ 2 ; 821 ]: Ví dù nhà nước cho ông đỗ Thì hạng lương ông được mấy đồng? ( Hỏi đùa mình ) Hoặc: 6 Đồng giỏi sao đồng không giúp nước Hay là đồng sợ súng thần công? Hà Như Chi chưa đánh giá đúng, đầy đủ giá trị, và tác dụng của “ CHTT trong thơ Tú Xương”. Ông cho rằng Tú Xương đặt câu hỏi vào trong thơ để tránh cho thơ văn khỏi sự “buồn tẻ” dù “ cũng có ý xỏ xiên”, chứ không coi trọng nó, xem nó như một thủ pháp nghệ thuật được Tú Xương vận dụng một cách tài tình, độc đáo. Đâu phải câu hỏi đó chỉ với mục đích xỏ xiên, mỉa mai, mà còn là nỗi lòng, tâm tư, tình cảm bi đát của một nhà Nho có tâm, chí mà suốt đời gian nan, lận đận. Có thể nói “Câu hỏi tu từ” đã truyền tải một cách đầy đủ hơn thái độ, tình cảm, suy nghĩ của Tú Xương về con người và xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy chưa có những công trình nghiên cứu riêng biệt nào về vấn đề này, nhưng nội dung, ý nghĩa của những câu hỏi tu từ đó cũng được phân tích theo logic nội dung của toàn bài, nhưng chỉ chiếm một vị trí, tỉ lệ rất nhỏ. Ví như trong quyển Thơ Tú Xương - Tác phẩm và dư luận, khi phân tích “Nhớ bạn phương trời”, Mộc Lan có viết “Hai câu đầu có cái gì đó êm ái nhưng tha thiết dồn dập…theo bước sóng tình cứ trào dâng lên trong lồng ngực: Người xa, xa lắm, nhớ ta không?” Ta nhớ người lắm - người nhớ ta không? Bắt đầu bằng câu hỏi – mà không biết nhà thơ hỏi ai hay tự hỏi lòng mình - hay chỉ là một lời than vãn trong cách chia”. Và đặt trong nội dung của toàn bài là sự ngỡ ngàng, niềm đau xót buồn thương của tác giả đối với khối tình tha thiết giữa chia ly”[ 6 ; 339 ] Tóm lại, tình hình nghiên cứu thơ văn, con người Tú Xương hiện nay rất phong phú, nhưng những bài vết về “ CHTT trong thơ Tú Xương” có tính chất như một chuyên luận thì chưa có. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý báu cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù tình hình nghiên cứu về Tú Xương còn hướng vào những vấn đề khác nhau nhưng nhìn chung, giới nghiên cứu thống nhất công nhận rằng “ Thơ Tú Xương là một hiện tượng văn học độc đáo của nước ta trong thời kỹ xã hội từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa của thực dân Pháp trong buổi đầu có mang theo yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa”. Nói cách khác, thơ Tú Xương có thể coi là một hiện tương đổi mới của thơ ca trung đại. Tú Xương là một nhà thơ lớn và có nhiều tài 7 năng độc đáo, cộng thêm vấn đề “ CHTT trong thơ Tú Xương” chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nên khi thực hiện đề tài này, người viết không tham vọng giải quyết tất cả những vấn đề đặt ra mà chỉ hi vọng có thể góp phần nhỏ với đề tài “ CHTT trong thơ Tú Xương”. 3. Mục đính nghiên cứu Tìm hiểu “CHTT trong thơ Tú Xương” để làm nổi bật những nét đặc sắc của Tú Xương trong việc vận dụng những thủ pháp nghệ thuật tu từ nhằm bộc lộ thái độ, tình cảm, suy nghĩ, quan điểm của mình trước hiện thực xã hội. Qua đó, làm sáng tỏ ý nghĩa, khẳng định giá trị của thơ văn Tú Xương, cũng như khẳng định sự đóng góp đáng kể của nhà thơ Tú Xương trong nền văn học dân tộc. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu “CHTT trong thơ Tú Xương”, người viết sẽ có thêm cơ hội để hiểu hơn về cuộc đời, tư tưởng, tài năng, nhân cách sống và phong cách sáng tác của Tú Xương. Đây là vốn kiến thức quý báu, phục vụ tốt cho công việc nghiên cứu, và giảng dạy sau này. Việc nghiên cứu thơ văn Tú Xương ở góc độ nghệ thuật, cụ thể là “Câu hỏi tu từ” giúp người viết có được phương pháp tiếp cận mới. Từ đó, tạo tiền đề cho người viết có thể lĩnh hội các tác phẩm một cách sâu sắc hơn và rèn luyện cho mình khả năng phân tích tác phẩm, cảm thụ văn thơ tốt hơn, giúp ích trong việc bổ sung và nâng cao tri thức của bản thân. Mặc khác, đi vào nghiên cứu vấn đề này, người viết có dịp làm quen với một phương pháp nghiên cứu, thực hiện đề cương khoa học, làm nền tảng cho những bước nghiên cứu tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định là “CHTT trong thơ Tú Xương”. Với nội dung nghiên cứu trên, người viết kết hợp sự hiểu biết cơ bản về hoản cảnh xã hội, cuộc đời cũng như tâm tư, tình cảm của tác giả trước thời cuộc, cùng với việc tham khảo và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, các bài phân tích, phê bình, bình luận văn học của các nhà nghiên cứu về thơ văn Tú Xương. Đây là cơ sở chính để người viết hòan thành tốt đề tài nghiên cứu này. 8 Qua khảo sát và tìm hiểu về văn nghiệp của Tú Xương, chúng tôi nhận thấy, thơ Tú Xương chủ yếu được sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu, nhiều tác giả nên không tránh khỏi những dị bản, những sai sót trong việc chú thích, đánh giá tư tưởng cũng như xác định đúng nguyên tác. Vì vậy, văn bản thơ Tú Xương dẫn chứng trong luận văn chủ yếu được tham khảo từ quyển Thơ Tú Xương của Lữ Huy Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu vấn đề Với đặc trưng đề tài “CHTT trong thơ Tú Xương”, luận văn cần có những phương pháp tiến cận thích hợp trong quá trình nghiên cứu nhằm đảm bảo những yêu cầu đề tài đặt ra. Khi thực hiện luận văn, người viết sử dụng một số phương pháp sau: Trước hết, người viết tập hợp các tác phẩm, khảo sát, thống kê và phân loại thơ Tú Xương để tạo nền tảng cho việc triển khai đề tài. Phương pháp chủ yếu là phân tích để thấy được mục đích sử dụng “CHTT trong thơ Tú Xương”. Đồng thời dẫn chứng thơ Tú Xương chứng minh cho vấn đề để tạo sức thuyết phục hơn cho lý lẽ vừa phân tích. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, so sánh, đối chiếu Tú Xương với các nhà thơ khác để thấy sự kế thừa, tiếp thu, sáng tạo, những nét vượt trội trên phương diện nghệ thuật thơ Tú Xương, đồng thời tra cứu và tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm giúp cho luận cứ của luận văn vững chắc hơn. 9 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU, CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. Khái niệm về câu Về định nghĩa câu, từ trước đến nay có trên 300 định nghĩa (theo A.Akhmanova - Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học). Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aristote đã cho rằng: “Câu là một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt đó cũng có ý nghĩa độc lập”. Học phái ngữ pháp Alecxanđri (thế kỷ III - II trước CN ) nêu: “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” . Theo Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn “ Câu là đơn vị của lời nói, cấu do từ tạo nên để diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh, khi nói câu có một ngữ điệu nhất định phù hợp với nội dung kể, hỏi cảm xúc hoặc cầu khiến. Cuối câu dừng lại để nghỉ ngơi và ngăn cách giữa câu này với câu khác. Trong văn bản viết, chữ đầu câu có thể viết hoa và cuối câu có dấu chấm để biểu thị ngữ điệu ( chấm, chấm hỏi, chấm than, hai chấm )[ 21;19] Sách của Nguyễn Thị Thu Thủy: “Câu là kết cấu ngữ pháp, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất làm được chức năng thông báo, đồng thời có thể là ngôn phẩm nhỏ nhất. Về mặt cú pháp, câu là kết cấu các đơn vị cú pháp luôn kèm theo một cú điệu làm nên tính tình thái của câu. Về mặt ý nghĩa, câu chứa đựng một nội dung tương đối trọn vẹn ( hay đúng hơn “cái ấn tượng trọn vẹn mà người bản ngữ thể nghiệm”Cao Xuân Hạo) làm nên tính độc lập tương đối về thông báo của câu. Về mặt chức năng, câu dùng để thông báo, nó là đơn vị thông báo cơ sở dùng để cấu tạo nên các ngôn phẩm chứa đựng các ý tưởng ở các quy mô lớn nhỏ khác nhau nên cũng là đơn vị cơ bản của lời nói, văn bản (các dạng ngôn phẩm ) [34;92] 10 Trong quyển Ngữ pháp Tiếng Việt của Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng “Câu là đơn vị dùng để thông báo, có tính giao tiếp, tính tình thái và tính vị ngữ. Tính giao tiếp tức là mục đích giao tiếp nhất định của câu. Tính tình thái là sự biểu thị về thái độ và ý thức hay sự biểu cảm nào đó của con người đối với nội dung câu ( khẳng định, nghi vấn, yêu cầu, than gọi ). Tính vị ngữ của câu là sự kết hợp cú pháp chủ ngữ với vị ngữ hoặc kết hợp cú pháp có quan hệ tương tự [ 26; 218 ]. Ý kiến của Diệp Quang Ban trong quyển Ngữ pháp Tiếng Việt cho rằng “Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ làm thành một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung xung quanh một vị tố và được dùng để diễn đạt một sự thể ( hay một sự việc )”[ 1; 17 ]. Định nghĩa này không tính đến đặc thù của ngôn ngữ cụ thể, không gắn với dạng nói hay dạng viết của ngôn ngữ, và cũng chưa tính đến các chức năng khác, ngoài chức năng nghĩa biểu hiện. Bàn về khái niệm câu, tác giả Bùi Tất Tươm cho rằng: “Câu là kết cấu ngữ pháp có chức năng thông báo, câu là kết cấu lớn nhất thuộc Ngôn Ngữ, là đơn vị thông báo nhỏ nhất của lời nói. Về mặt ý nghĩa, câu chứa đựng một nội dung tương đối trọn vẹn. Về mặt cấu tạo, câu là một kết cấu độc lập, luôn kèm theo một ngữ điệu. Về mặt chức năng, câu dùng để thông báo”. Trong quyển Câu Tiếng Việt, Nguyễn Thị Lương có đưa ra khái niệm về câu: “ Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói”. Từ trước đến nay, câu được nhấn mạnh ở những đặc điểm: - Tính độc lập về mặt ngữ pháp. - Ngữ điệu. - Tính thông báo. - Tính tình thái: được biểu hiện chủ yếu bằng các phụ từ , tình thái từ và các trợ từ. Ví dụ - Ngày mai, anh đã có mặt ở Hà Nội. 11 Có thể thấy, trong Ngôn Ngữ học hiện đại, câu được khảo sát ở ba bình diện khác nhau: bình diện ngữ nghĩa ( nghĩa của câu ), bình diện ngữ pháp ( cú pháp ), và bình diện ngữ dụng, tạo nên nhiều quan điểm khác nhau của Ngôn ngữ học. Đó là sự khác biệt rất lớn so với quan niệm ngữ pháp truyền thống, vốn chỉ xem xét câu ở bình diện cú pháp. Quan niệm của một số tác giả Ngôn ngữ học hiện đại đã có sự thể hiện đầy đủ hơn khi cho rằng câu không chỉ là mội hình thức ngôn ngữ độc lập, diễn đạt tư tưởng hoàn chỉnh mà còn kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói. Quyển Ngữ pháp Tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên có nhận định “ Câu không phải là đơn vị có sẵn như từ mà là một đơn vị do người nói dùng từ cấu tạo nên trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá, câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc”.[15; 101] Đặc điểm của câu: - Câu có chức năng thông báo. - Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập . - Câu có ngữ điệu kết thúc. - Câu được gắn với một ngữ cảnh nhất định. 1.1.Khái niệm câu hỏi 1.2.1. Câu hỏi là gì? Trong đời sống, cụ thể là trong giao tiếp, chúng ta sử dụng câu nghi vấn ( câu hỏi ) rất nhiều, bởi ai cũng có những câu hỏi thắc mắc về một vấn đề nào đó . Trong suốt những năm học hầu như câu nghi vấn cũng được sử dụng thường xuyên trong các văn bản SGK, nhưng định nghĩa như thế nào cho chính xác và đầy đủ về câu nghi vấn vẫn còn là một vấn đề, bởi có nhiều ý kiến tương đối khác nhau của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. 1.2.1.1. Quan điểm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp “ Câu hỏi là câu có mục đích hỏi. Đó có thể là câu nghi vấn tổng quát, nhằm hỏi sự tồn tại của cả một sự việc”. 12 Ví dụ : - Anh đọc sách à? - Có phải anh đọc sách không? Bên cạnh đó, còn có câu nghi vấn bộ phận nhằm hỏi về một chi tiết của sự việc. Ví dụ : - Anh ăn gì? - Thích màu này không? Cuối cùng, còn có câu hỏi lựa chọn là câu nêu ra hai hoặc một số sự việc để lựa chọn. Ví dụ: - Chị thích màu xanh hay màu đỏ? 1.2.1.2. Quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Lương Trong quyển Câu Tiếng Việt cho rằng “ Câu hỏi là câu được dùng để nêu điều mình chưa biết và mong muốn được người nghe giải đáp. [ 19; 192 ] Ngắn gọn hơn có thể hiểu “ Câu hỏi là câu dùng để thực hiện hành vi hỏi”. [ 19;192 ] Ví dụ: -Bạn đã đến thăm Việt Nam chưa? 1.2.1.3. Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm Trong Giáo trình Tiếng Việt của NXB GD “Câu hỏi là câu biểu thị một thông báo hàm chứa nội dung hỏi về sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc ( được nêu ở thông báo ) và về tình huống của sự việc”.[ 35 ; 20] Nói chung, khái niệm về câu hỏi được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và đưa ra từ khá lâu. Theo độ lùi của thời gian, tri thức ngày càng hoàn chỉnh , những luận đề liên quan đến câu hỏi càng đầy đủ và cụ thể hơn. “ Câu nghi vấn là câu hỏi nhằm mục đích làm sáng tỏ một nội dung nào đó, người hỏi mong muốn nhận được câu trả lời từ người được hỏi. Về chủ thể, phải có ít nhất hai chủ thể: người hỏi và người được hỏi, thường là trực tiếp ( người hỏi nêu câu hỏi, người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời ), hoặc gián tiếp qua công cụ nào 13 đó( Ví dụ : Thư từ. email, điện thoại…). Câu nghi vấn thường được dùng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.” 1.2.1.4. Quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên Trong quyển Ngữ pháp Tiếng Việt có nêu định nghĩa: “ Câu hỏi dùng để thể hiện nghi vấn của người nói về một vấn đề gì đó và mong muốn người nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi ( ? )” [ 15;134]. Ví dụ : - Anh mới mua áo? Ừ. Nhờ trọng điểm hỏi chứa ở đại từ để hỏi cùng các yếu tố từ vựng trong câu hỏi mà câu đáp có thể có dạng đầy đủ hoặc tỉnh lược chỉ còn chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ. Tùy theo vị thế của người đáp trong quan hệ tương tác với người hỏi mà người đáp có thể sử dụng các kiểu câu đáp với những tình thái phù hợp. Việc sử dụng hoặc không sử dụng từ xưng hô đứng trước hay cuối câu có ảnh hưởng đến sự thể hiện thái độ của người đáp: Tôn trọng, suồng sã, khinh ghét, chống đối, ngang ngạnh, bình đẳng, thân mật. Ví dụ 1: - Thằng kia tên gì? Thắng ( không có chủ ngữ thể hiện thái độ khinh bỉ ) Ví dụ 2: - Các bạn hay tin gì chưa? Chưa ( Không có chủ ngữ thể hiện sự bình đẳng ) Ví dụ 3: - Sao đi chậm thế? Còn đi chợ nữa ( không có chủ ngữ thể hiện sự thân mật ). 1.2.1.5. Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt có viết “ Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn và cũng có những dấu hiệu đặc trưng” [ 1 ; 226] 14 Tác giả cho rằng câu tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương tiện sau đây: - Các đại từ nghi vấn. - Kết từ hay ( với ý nghĩa lựa chọn ). - Các phụ từ nghi vấn. - Các tiểu từ chuyên dụng. - Ngữ điệu thuần túy ( chỉ kể trường hợp không có các phương tiện nêu trên). 1.2.2. Phân loại câu hỏi Không chỉ với khái niệm câu hỏi, việc phân loại câu hỏi cũng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau: phân loại dựa vào mục đích sử dụng, dựa vào những từ ngữ chuyên dụng dùng để hỏi…Tuy khác nhau về tiêu chí phân loại, nhưng tựu chung các nhà nghiên cứu đã khảo sát đầy đủ và toàn diện về cách phân loại câu hỏi. 1.2.2.1. Quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên Trong quyển Ngữ Pháp Tiếng Việt, câu hỏi được chia làm 5 loại: * Câu hỏi có đại từ nghi vấn Loại này dùng để hỏi những điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Ở câu đáp, nội dung thông tin thường làm sáng tỏ những trọng điểm hỏi đó.[ 15; 134] Các đại từ nghi vấn: ai, gì, sao, nào, tại sao, bao giờ, ở đâu, mấy, bao nhiêu, vì sao, sao mà, thế nào mà, bao lâu… Ví dụ: - Bao giờ anh đi? Chiều nay . ( Hỏi về thời gian ). -Anh đang ở đâu vậy? Trên đường . ( Hỏi về vị trí ). - Ai hỏi đấy? Tôi. ( Hỏi về người ) 15 - Chị đi trong bao lâu ? Một tuần. ( Hỏi về thời hạn ) Lọai có thể trả lời thành vế ghép. - Vì sao anh chưa đi? Tôi chưa đi vì đã trễ chuyến xe. ( câu ghép ). * Câu hỏi có cặp phó từ nghi vấn Có… không ? Có… chưa ? Đã… chưa ? Xong… chưa ? Có phải… không? Ví dụ: - Lan có đi nghe nhạc không ? Có. - Anh học bài xong chưa? Rồi. - Có phải anh yêu cô ấy không? Đúng vậy. * Câu hỏi có quan hệ lựa chọn: hay… Câu hỏi lọai này thường hướng đến một trong hai khả năng nên được gọi là câu hỏi lựa chọn. Ví dụ: - Chị thích áo này hay áo kia ? Áo này. (Lựa chọn bổ ngữ ) - Em hay cô ấy đã mua ? Cô ấy. ( Lựa chọn chủ ngữ ). 16 - Mình về hay đi tiếp ? Đi tiếp.( Lựa chọn vị ngữ ). - Mình đi hay em đi? Em đi. ( Lựa chọn chủ- vị ) * Câu hỏi dùng tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn Chúng gồm những tình thái từ sau: à, ư, hả, à, hở, chứ, chăng, nhỉ, nhé, chắc, phỏng, ạ… Lọai này, điểm hỏi sẽ rất mơ hồ khi đứng riêng.Vì vậy, câu đáp thường phải dựa vào ngữ cảnh Ví dụ: Từ câu hỏi: - Anh về hôm qua đấy à ? Có thể có các cách trả lời: - Không, tôi về thứ bảy tuần trước. ( Trọng điểm hỏi rơi vào trạng ngữ “hôm qua” ). - Không, bà vợ tôi về đấy. ( Trọng điểm hỏi rơi vào chủ ngữ, anh hay người khác ) - Không, tôi vẫn ở nhà. ( Trọng điểm rơi vào vị ngữ ). Một số câu hỏi dùng tình thái từ để hỏi: - Lan không đi à ? - Bạn đi chơi hả ? - Em đi luôn nhé ? - Sao em có thể làm vậy chứ ? - Cậu định về chăng ?. * Câu hỏi dùng ngữ điệu 17 Loại này thường nâng cao giọng ở cuối câu vì không có những phương tiện nghi vấn hỗ trợ. Thông thường phải có một câu tường thuật ( khẳng định hay phủ định phía trước ). Ví dụ: - Nhưng còn một chuyện em chưa làm? - Chuyện gì? - Duỗi tóc. - Duỗi tóc ? 1.2.2.2. Quan điểm của tác giả Nguyễn Kim Thản * Câu hỏi toàn bộ: Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn nói, điều cần trả lời ở toàn bộ câu nói. Câu hỏi toàn bộ cấu tạo bằng cách: - Thêm vào cuối câu kể từ đệm : à, hả, chứ, ư, đấy a, đấy à, đấy chứ, đấy ư, hoặc khi muốn tỏ thái độ nửa tin nửa ngờ thì dùng từ đệm: chắc, chăng. Ví dụ: - Cháu đang học à? - Bà về rồi hả? - Anh còn nhớ chứ? - Thêm vào đầu câu kể cụm từ: phải chăng ( vốn có nghĩa như: có phải…không, nhưng hiện nay thường hàm ý phủ định ) Ví dụ: - Phải chăng đế quốc Mỹ tôn trọng quyền con người? * Câu hỏi bộ phận: Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn biết, điều cần trả lời ở một điều nào đó, tức một phần nào đó trong câu. Câu hỏi bộ phận cấu tạo bằng cách đặt vào bộ phận cần hỏi một trong những đại từ để hỏi: ai, gì, nào, sao,đâu, giờ, bao nhiêu, mấy, thay cho từ tương ứng. Ví dụ: - Ai biết ? - Chị làm gì? - Đâu là chân lý? 18 * Câu hỏi lựa chọn: Đó là câu hỏi trong đó có đặt sẵn ít nhất là hai điều để người nghe chọn lựa lấy một mà trả lời. Câu hỏi lựa chọn cấu tạo bằng một trong những cách sau đây: - Ghép ít nhất hai từ, hai cụm từ lại theo quan hệ song song, so từ nối: hay, hay là ở giữa hai đơn vị ấy. Ví dụ: - Anh hay tôi nên đi? - Anh đi hay ở?. - Đặt từ, cụm từ cần khẳng định trước từ kèm: không, chăng, chưa (phủ định) hoặc cặp từ có…không, có…chăng, đã…chưa. Ví dụ: - Anh biết không? - Anh nhớ chưa? - Đặt câu kể vào giữa cụm từ có phải…không, hoặc dùng câu kể làm một vế ghép với vế có phải… không. Ví dụ: Có phải anh nói thế không?. - Đặt câu kể, phủ định với đại từ để hỏi: sao hoặc từ nối: hay + đại từ để hỏi sao. Ví dụ: - Anh không biết sao? - Anh không biết hay sao? * Câu hỏi rộng: Đó là loại câu hỏi trong đó vừa có phần hỏi có tính chất bộ phận, vừa có phần hỏi mang tính chất lựa chọn. Ví dụ: - Anh có đi đâu không? - Anh có quyển sách nào không? 1.2.2.3. Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban Trong quyển Ngữ pháp Tiếng Việt có cách chia đầy đủ và khá chi tiết: * Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn: Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn được dùng để hỏi những điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn, và được gọi là câu nghi vấn có trọng điểm xác định.[ 1 ;227] 19 - Hỏi về người, vật, sự việc: + Ai: hỏi về người. + Gì: hỏi về vật nói chung ( nói tắt của cái gì ), việc nói chung ( nói tắt của việc gì), hỏi chung về tính chất của vật. + Nào : hỏi về thuộc tính được quy chiếu ( thuộc tính quy chiếu đến vật được hỏi, được chọn ) - Hỏi về số lượng và thứ tự: +Số lượng: bao nhiêu, mấy. + Hỏi về thứ tự: thứ. - Hỏi về thời gian: bao giờ, khi nào, chừng nào. - Hỏi về không gian: ở đâu, chỗ nào, đâu… - Hỏi về tính chất và cách thức: thế nào, sao. - Hỏi về nguyên nhân: vì sao, tại sao, sao - Hỏi về điều kiện và mục đích * Câu nghi vấn dùng phó từ: Để tạo câu nghi vấn, tiếng Việt sử dụng các cặp phó từ làm thành các khuôn nghi vấn sau đây, với các nội dung hỏi khái quát có khác nhau: - Có…không( hoặc có không ) - Có phải…không ( hoặc có phải không)  Hỏi về tính khẳng định / tính phủ định. - Đã…chưa  Hỏi về sự xảy ra / còn không xảy ra. - …xong ( họăc rồi)…chưa hoặc …xong chưa  Hỏi về tính hoàn thành / không hoàn thành. * Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn “hay”: Quan hệ từ hay là quan hệ từ bình đẳng, nó được dùng trong câu nghi vấn để hỏi có hạn chế trong khả 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng