Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Câu hỏi tu từ trong thơ nguyễn bính...

Tài liệu Câu hỏi tu từ trong thơ nguyễn bính

.PDF
73
568
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN PHAN THỊ CẨM LỤA MSSV:6095791 CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Cần Thơ, Tháng 5 - 2013 Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. Khái niệm câu hỏi và cách phân loại 1.1.1. Khái quát về câu hỏi 1.1.2. Phân loại câu hỏi 1.1.2.1. Quan điểm của Hoàng Trọng Phiến 1.1.2.2. Quan điểm của Diệp Quang Ban 1.1.2.3. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản 1.1.2.4. Quan điểm của Hồng Dân – Cù Đình Tú – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm 1.1.2.5. Quan điểm của Đỗ Thị Kim Liên 1.1.2.6. Quan điểm của Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn 1.1.2.7. Quan điểm của Hồ Lê 1.2. Khái quát về câu hỏi tu từ 1.2.1. Khái niệm câu hỏi tu từ 1.2.2. Phân loại câu hỏi tu từ 1.2.2.1. Quan điểm của Bùi Tất Tươm – Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Thị Quy – Hoàng Diệu Minh 1.2.2.2. Quan điểm của Nguyễn Xuân Hoa 1.2.2.3. Quan điểm của Đinh Trọng Lạc CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC CỦA CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 2.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm 2.1.1. Tác giả GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính 2.1.2. Tác phẩm 2.2. Các dạng câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính 2.2.1. Câu hỏi tu từ có từ nghi vấn 2.2.1.1. Câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn 2.2.1.2. Câu hỏi tu từ có quan hệ từ lựa chọn “hay” 2.2.1.3. Câu hỏi tu từ có tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn 2.2.1.4. Câu hỏi tu từ có cặp phó từ nghi vấn 2.2.2. Câu hỏi tu từ không có từ nghi vấn CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ CỦA CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 3.1. Câu hỏi tu từ biểu lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ 3.2. Câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định và phủ định trong thơ Nguyễn Bính 3.3. Câu hỏi tu từ có ý nghĩa mời mọc, gợi ý thiết tha trong thơ Nguyễn Bính PHẦN KẾT LUẬN GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ - 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. - 1 2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................... - 1 3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... - 7 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ - 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... - 8 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... - 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ ......................... - 9 1.1. Khái quát về câu hỏi........................................................................................ - 9 1.1.1. Khái niệm câu hỏi ..................................................................................... - 9 1.1.2. Phân loại câu hỏi..................................................................................... - 10 1.1.2.1. Quan điểm của Hoàng Trọng Phiến ................................................ - 10 1.1.2.2. Quan điểm của Diệp Quang Ban ..................................................... - 11 1.1.2.3. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản .................................................. - 13 1.1.2.4. Quan điểm của Hồng Dân – Cù Đình Tú – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm ...................................................................................................... - 14 1.1.2.5. Quan điểm của Đỗ Thị Kim Liên..................................................... - 15 1.1.2.6. Quan điểm của Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn............................ - 15 1.1.2.7. Quan điểm của Hồ Lê....................................................................... - 17 1.2. Khái quát câu hỏi tu từ ................................................................................. - 19 1.2.1. Khái niệm câu hỏi tu từ .......................................................................... - 19 1.2.2. Phân loại câu hỏi tu từ ............................................................................ - 21 1.2.2.1. Quan điểm của Bùi Tất Tươm – Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Thị Quy – Hoàng Diệu Minh............................................... - 21 1.2.2.2. Quan điểm của Nguyễn Xuân Hoa .................................................. - 22 CHƯƠNG 2:DẠNG THỨC CỦA CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ........................................................................................................................ - 26 2.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm ...................................................................... - 26 2.1.1. Tác giả ..................................................................................................... - 26 2.1.2. Tác phẩm................................................................................................. - 27 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính 2.2. Các dạng câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính ........................................... - 27 2.2.1. Câu hỏi tu từ có từ nghi vấn:.................................................................. - 27 2.2.1.1. Câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn ...................................................... - 28 2.2.1.2. Câu hỏi tu từ có quan hệ từ lựa chọn “hay”.................................... - 32 2.2.1.3. Câu hỏi tu từ có tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn .................. - 33 2.2.1.4. Câu hỏi tu từ có cặp phó từ nghi vấn............................................... - 34 2.2.2. Câu hỏi tu từ không có từ nghi vấn........................................................ - 34 CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ CỦA CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ........................................................................................................................ - 36 3.1. Câu hỏi tu từ biểu lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ ..................... - 36 3.2. Câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định ............................................................ - 53 3.3. Câu hỏi tu từ có ý nghĩa mời mọc, gợi ý thiết tha ........................................ - 56 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. - 60 - GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phong trào Thơ mới ghi nhận nhiều thành tựu, đóng góp to lớn của nhiều cây bút thơ như: Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên,... và trong số đó không thể không nhắc đến Nguyễn Bính – một nhà thơ “chân quê” đã có đóng góp đáng kể trong phong trào Thơ mới nói riêng, và trong kho tàng văn học Việt Nam nói chung. Khác hẳn với các nhà thơ đương thời, Nguyễn Bính đã tạo cho mình một hướng đi rất riêng, rất độc đáo. Thơ ông mang một phong vị mộc mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao, dân dã. Ông đã sử dụng nhiều hình thức của văn học dân gian như: thể thơ lục bát truyền thống với những thành ngữ, tục ngữ, cách nói, lối diễn đạt dân gian,... để đưa vào trong thơ của mình những nội dung thẩm mỹ của Thơ mới. Thơ ông giản dị, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng lao động. Chính vì điều đó mà từ mấy thập kỉ qua thơ Nguyễn Bính luôn gây nhiều xúc động cho các thế hệ độc giả. Những sáng tác của ông có tầm phổ biến rộng rãi, có sức sống lâu bền và giữ vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Với sự kế thừa, tiếp thu và đầy tính sáng tạo những hình thức của văn học dân gian, nhà thơ Nguyễn Bính đã truyền tải được tất cả những tâm tư, tình cảm của mình: lòng thương cảm, sẻ chia với những mối tình trai gái rất đẹp nhưng cũng đầy dang dở ở làng quê; xót xa, cảm thương với thân phận của người phụ nữ trong cuộc đời cũ; và những trăn trở, đau buồn, cô đơn, lẻ loi của chính nhà thơ khi đặt chân đến những châu thành xa lạ tìm kiếm cho mình những giá trị đẹp mà không thành,... Và theo ý kiến chủ quan của chúng tôi thì câu hỏi tu từ cũng là một trong những hình thức quan trọng được Nguyễn Bính sử dụng khá thành công trong việc thể hiện những tâm tư, tình cảm ấy. Đó là lý do người viết chọn đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Mặt khác, thực hiện đề tài này còn là cơ hội quý báu mà người viết mong đợi vì lòng yêu quý nhà thơ, cùng sự xúc động trước những vần thơ trữ tình tha thiết ở ông. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, phát hiện thêm một khía cạnh đặc sắc về nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính” là một đề tài khá mới mẻ. Nhiều công trình nghiên cứu những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật thơ Nguyễn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -1- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính Bính trên nhiều khía cạnh, bình diện khác nhau, song vấn đề câu hỏi tu từ trong thơ ông vẫn chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến câu hỏi tu từ thì đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Hai tác giả Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn trong quyển Giáo trình tiếng Việt (tập 2) đã nêu lên khái niệm về câu hỏi tu từ như sau: “Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi nhằm tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào một mục đích nhất định. Được kiến lập theo hình thức đối thoại giữa tác giả và một nhân vật tưởng tượng, câu hỏi tu từ làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú” [15; Tr.111]. Trong quyển Giáo trình tiếng Việt, tác giả Bùi Tất Tươm gọi câu hỏi tu từ với tên khác là chuyển đổi tình thái câu. Và tác giả đề cập đến một số khía cạnh về câu hỏi tu từ như: đặc điểm, phân loại, và giá trị của câu hỏi tu từ. Tác giả quan niệm “Chuyển đổi tình thái câu là biện pháp tu từ dùng ngữ điệu hay hư từ để bổ sung nghĩa tình thái và nhấn mạnh thêm ý nghĩa cho câu” [20; Tr.253]. Tác giả chia câu hỏi tu từ thành ba loại, gồm: câu hỏi tu từ - khẳng định, câu hỏi tu từ – cảm thán, và câu hỏi tu từ – phủ định. Về giá trị, tác giả nhận định: “Trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, câu hỏi tu từ giúp cho nhà văn miêu tả sâu sắc nội dung nhân vật, nó khơi dậy những suy tưởng cho người đọc. Trong phong cách ngôn ngữ chính luận, biện pháp này tạo ra sự đồng cảm ở người đọc, nó làm cho lời văn ngắn gọn, bình dị, thân mật, lí luận đỡ khô khan và cách trình bày thêm sinh động, gợi cảm” [20; Tr.255]. Tác giả Diệp Quang Ban trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2) cho rằng câu hỏi tu từ ở đây là hiện tượng câu nghi vấn tu từ học. Theo tác giả đây là việc xem xét câu nghi vấn theo một thói quen cổ truyền, và tác giả nhận định: “Đó là cách dùng câu nghi vấn không cần sự trả lời, và nhiều khi hỏi về những điều đã biết, nhằm thu hút sự quan tâm và làm cho thế văn trở nên hoạt bát” [2; Tr.234]. Và với sự phân biệt của tác giả thì câu nghi vấn tu từ học cũng là một hình thức câu nghi vấn giả. Tác giả còn đưa ra một kiểu câu nghi vấn giả thông dụng hơn là câu hỏi chào. Tác giả Nguyễn Kim Thản trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt gọi câu hỏi tu từ là “câu hỏi tu từ học”, và tác giả đưa ra khái niệm về câu hỏi tu từ học như sau: “Đó là những câu nghi vấn không đòi hỏi ai trả lời, và là hình thức vận dụng linh hoạt ngôn ngữ của tác giả. Nó làm cho lời văn thêm sắc bén. Nó có thể kết cấu như GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -2- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính những câu nghi vấn chân chính, nhưng đặc biệt trong ngôn ngữ viết, nó còn có cách biểu thị bằng ngữ khí từ ra, chăng, chăng tá,...” [21; Tr. 604]. Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đề cập đến khái niệm, dạng thức, và tác dụng của câu hỏi tu từ. Về khái niệm, tác giả cho rằng: “Câu hỏi tu từ là câu, về hình thức là câu hỏi, mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc” [10; Tr.287]. Về dạng thức, tác giả chia thành hai dạng: dạng không đòi hỏi câu trả lời và dạng đòi hỏi câu trả lời. Còn về tác dụng của câu hỏi tu từ thì “Trong thơ ca, câu hỏi tu từ có nhiều tác dụng câu hỏi tu từ: diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc; miêu tả một cách có hình ảnh và cảm xúc. Câu hỏi tu từ thường có ý nghĩa khẳng định, làm cho hình tượng văn học đẹp đẽ lên gấp bội” [10; Tr.288]. Ở quyển Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xếp câu hỏi tu từ vào loại có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích không tương ứng. Tác giả chia loại này ra thành ba loại nhỏ là: loại câu hỏi nhằm mục đích tu từ, loại có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là cầu khiến, và loại có hình thức câu hỏi nhưng mục đích trả lời. Với bài nghiên cứu Câu hỏi tu từ có tình thái hỏi – khẳng định trong thơ Chế Lan Viên, tác giả Phạm Thị Như Hoa cũng đã đề cập sơ lược về khái niệm, chức năng, và mục đích sử dụng của câu hỏi tu từ. Theo tác giả thì “Người ta sử dụng câu hỏi tu từ chủ yếu vì tính tình thái và sự biến đổi tình thái” [9; Tr.58]. Tác giả cho rằng câu hỏi tu từ là dạng câu hỏi đa tình thái và chỉ ra cách nhận diện tính tình thái của câu hỏi tu từ trong thơ trữ tình là “người đọc phải dựa chủ yếu vào ngữ cảnh tu từ” [9; Tr.59]. Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng nếu như người đọc xem xét câu hỏi tu từ không chỉ trong ngữ cảnh hẹp gồm: một câu thơ, đoạn thơ, bài thơ mà còn xét chúng ở một ngữ cảnh rộng hơn như: thời điểm sáng tác, bối cảnh lịch sử, quan điểm sáng tác của tác giả, quan niệm văn hóa truyền thống thì khi đó người đọc sẽ có cơ sở để nhận diện chính xác tính tình thái của mỗi câu hỏi tu từ. Ở quyển Giáo trình phong cách học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Nở xếp câu hỏi tu từ vào kiểu câu chuyển đổi tình thái. Tác giả phân câu chuyển đổi tình thái ra thành bốn loại, gồm: câu hỏi – khẳng định, câu hỏi – cảm thán, câu hỏi – phủ định và câu hỏi – gợi ý. Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều bình diện về câu hỏi tu từ như: khái niệm, phân loại, và giá trị của câu hỏi tu từ. Mặc dù các quan điểm của các nhà nghiên cứu nhìn chung chưa thật sự thống nhất, nhưng những công trình mà GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -3- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính các nhà nghiên cứu đem lại sẽ là nguồn tài liệu hết sức quý giá giúp cho chúng tôi có những định hướng đúng đắn khi thực hiện nghiên cứu “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính”. Như đã đề cập ở trên, đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính” chưa được các tác giả đề cập đến, nhưng những công trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Bính thì đã có nhiều. Cụ thể, chúng tôi sẽ điểm qua một số công trình tiêu biểu sau: Trong quyển Thi nhân Việt Nam (1932 – 1935), Hoài Thanh đã có sự so sánh khá tinh tế giữa các nhà thơ viết về làng quê: “ Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê, Anh Thơ không nhà quê một tí nào. Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê, Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê, nhưng hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ, hiểu hơn vì mến hơn” [22; Tr.175]. Không dừng lại ở đó, nhà phê bình Hoài Thanh còn viết: “Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu” [22; Tr.371]. Hoài Thanh đã đề cập đến “chất quê” trong thơ Nguyễn Bính. “Chất quê” ấy được thể hiện qua những cảnh vật của làng quê. Hình ảnh của một thôn quê hiện lên rất mực gần gũi, thân thương, hiền hòa. Đọc thơ Nguyễn Bính ta không chỉ hình dung ra một làng quê với bao cảnh mộc mạc, giản dị, mà ta còn cảm nhận được biết bao hương vị của quê hương.. Với nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính, tác giả Nguyễn Đăng Hiệp với bài viết “Khối tình lỡ của người chân quê” trong quyển Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học đã nhấn mạnh: “Nói Nguyễn Bính “chân quê” là để khu biệt ông với các nhà thơ khác. Quả thật dày đặc trong thơ Nguyễn Bính những yếu tố quen thuộc để làm “xuất lộ hồn quê”: con sông, bờ giậu, thôi đê, đám hát, hội làng... Ngay cả khi Nguyễn Bính viết về phố xá thì dường như ở đây vẫn có một làng quê giữa lòng thành thị” [23; Tr.375]. Nguyễn Bính được xem là nhà thơ “chân quê” nhưng chân tài. Viết về làng quê, ông đã miêu tả được cái văn hóa làng quê, cảnh quê, tình quê, hồn quê. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -4- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính Hoài Việt trong Nhà văn trong nhà trường xem nhà thơ Nguyễn Bính như là “thi sĩ yêu thương”. Nguyễn Bính không chỉ ca ngợi cảnh quê mà cảm thông với những kiếp người bất hạnh. Thơ ông không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Bởi đối với mọi người: “Tâm hồn Nguyễn Bính thoáng một chút là rung lên. Nhưng đây là những thoáng quê hương, những thoáng gió thổi từ đồng nội tới vì thế mà thơ anh đậm đà tình dân tộc rõ nét nhất”. [24; Tr.62] Cảm nhận thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức trong quyển Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca đã dành khá nhiều trang viết để nhận định về hình ảnh quê hương, cảnh vật và con người trong thơ Nguyễn Bính. Qua tìm hiểu, ông có nhận xét: “Nguyễn Bính có những chất liệu thi ca riêng, Nguyễn Bính đã tạo nên khuôn mặt làng quê của riêng mình” [5; Tr.186]. Vì “thơ Nguyễn Bính không có nhiều những bức tranh quê cụ thể như Anh Thơ, hoặc tỉ mỉ với cảnh, với người như Đoàn Văn Cừ nhưng lại khơi gợi thế giới nội tâm ở tình đời, tình người” [5; Tr.188]. Hay ông cũng đã khẳng định chính nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính cũng tạo nên vẻ đẹp trong thơ ông: “Cái đẹp trong thơ Nguyễn Bính nghiêng về cái đẹp truyền thống, đậm đà chất dân dã, đồng quê “hương đồng gió nội”: bầu trời xanh trong, nắng hoe vàng, hoa nở và ngào ngạt hương bay, cánh bướm trắng, rồi những cô gái với thắt lưng xanh, yếm thắm, má ửng hồng,...[5; Tr.108]. Đó là vẻ đẹp bình dị, sáng trong và dân dã của đồng quê, vừa chân thực, vừa lãng mạn. Ông không dừng sự cảm nhận của mình ở nét “chân quê” mà từ nét “chân quê” để nhận diện ra “tình quê” trong thơ Nguyễn Bính. Trong quyển Nguyễn Bính tác phẩm và dư luận do tác giả Tô Thảo Miên tuyển chọn đã tập hợp một số tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Bính trước năm 1945, cùng những bài cảm nhận của các nhà nghiên cứu về các bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính. Quyển này còn ghi lại nhiều bài viết về những ý kiến, bình luận, đánh giá của nhiều tác giả đối với sự đóng góp của Nguyễn Bính vào kho tàng văn học dân tộc không chỉ trên phương diện nội dung mà còn cả hình thức nghệ thuật. Với bài viết Thơ Nguyễn Bính, tác giả Mã Giang Lân đã chỉ ra nét khác biệt của thơ Nguyễn Bính so với các nhà thơ cùng thời trong phong trào Thơ mới. Tác giả cho rằng: “Thiên nhiên cảnh vật làng quê Việt Nam chỉ là cái nền để nhà thơ bộc lộ cảm xúc: những mối tình trai gái, những cuộc đời mộc mạc, những nhớ thương, dang dở... Đó chính là cái riêng, cái đặc sắc của thơ Nguyễn Bính” [16; Tr.144]. Tác giả ghi nhận Nguyễn Bính là cây bút thơ GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -5- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính sung sức nhất lúc bấy giờ. Tác giả còn đi vào lí giải nhân tố góp phần làm cho Nguyễn Bính trở thành một nhà thơ bậc thầy của ngôn ngữ nhân dân; phát hiện nét riêng, nét độc đáo trong sự cách tân về thi pháp thơ Nguyễn Bính so với các nhà thơ khác. Ở cuối bài viết, khi nói về sức sống thơ Nguyễn Bính, tác giả nhận định: “Bất chấp cái ba chìm bày nổi của cuộc đời nhà thơ, bất chấp cái ba chìm bày nổi của những lời bình phẩm, đánh giá thơ ông. Thơ Nguyễn Bính cứ sống cái đời sống lam lũ của riêng mình hơn một nửa thế kỷ nay trong dân dã” [16; Tr.171], và “những vần thơ giản dị của ông cứ tồn tại và sống đời sống riêng của nó. Nó tồn tại như lẽ tự nhiên của cuộc đời vốn tồn tại như vậy” [16; Tr.172]. Và đặc biệt ở quyển này chúng tôi nhận thấy sự gặp nhau giữa hai bài viết của hai tác giả Đoàn Đức Phương và Nguyễn Quốc Túy. Cả hai tác giả này đều đi vào phân tích khía cạnh thi pháp dân gian được biểu hiện trong thơ Nguyễn Bính. Tác giả Đoàn Đức Phương trong bài Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian đã tập trung soi rọi những bình diện của thơ mới dân gian Nguyễn Bính ở các mặt: giọng điệu, phong cách đậm đà phong cách dân gian, tính dị bản và truyền miệng, thể loại (thể loại thơ lục bát và thể thơ mới có khuôn hình ổn định), nhân vật trữ tình, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ trong thơ mới dân gian Nguyễn Bính. Đặc biệt ở mục “ngôn ngữ thơ mới dân gian Nguyễn Bính”, tác giả có viết “chúng ta gặp trong thơ mới dân gian Nguyễn Bính những thành ngữ, tục ngữ, cách nói, lối diễn đạt dân gian”, và tác giả đưa ra hàng loạt những từ ngữ, những “nhóm từ – hình ảnh thơ”, đại từ nhân xưng trong thơ Nguyễn Bính để thuyết minh cho ngôn ngữ của thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn Bính. Và tác giả Nguyễn Quốc Túy khi nói đến sắc thái dân gian trong thơ Nguyễn Bính cũng đề cập đến giọng điệu, thể thơ lục bát, ngôn ngữ, không gian nghệ thật, thời gian nghệ thuật như tác giả Đoàn Đức Phương. Nhưng bên cạnh đó tác giả còn nói đến những từ có vùng mờ nghĩa đặc sắc, sử dụng thành thạo các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hình ảnh ví von, so sánh, nhân hóa, lối đan chữ, dùng các số đếm trong thơ Nguyễn Bính. Cả hai tác giả đều có những khám phá, phân tích một cách sâu sắc và chi tiết. Tác giả Thảo Linh với công trình Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê đã tuyển chọn những ý kiến, lời bình có thể xem là tiêu biểu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nguyễn Bính là thi sĩ của hồn quê. Nguyễn Bính vốn là tài năng bậc nhất, hơn nữa một tài năng tự nhiên, GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -6- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính nghĩa là vừa dồi dào vừa độc đáo” [13; Tr.20]. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, sách nghiên cứu đề cập đến thơ Nguyễn Bính như: Nguyễn Bính và tôi (Bùi Hạnh Cẩn), Nguyễn Bính – thơ và đời (Hoàng Xuân), Tuyển tập Nguyễn Bính (Vũ Quốc Ái, Quang Huy, Đỗ Đình Thọ, Kim Ngọc Diệu),... Điều đó cho chúng ta thấy, Nguyễn Bính đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã khái quát được rất nhiều đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Mặc dù vấn đề về câu hỏi tu từ trong thơ ông chưa được các tác giả đề cập và nghiên cứu một cách cụ thể, nhưng khía cạnh “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê” mà đa số các nhà nghiên cứu nói đến sẽ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho người viết có được hướng đi đúng đắn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu về câu hỏi tu từ trong thơ ông, đặc biệt là hiệu quả của chúng trong việc thể hiện khía cạnh “hồn quê”, “chân quê”, và “tình quê” ấy. 3. Mục đích nghiên cứu Điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn hướng đến khi thực hiện đề tài “ Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính” là giá trị, ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong một số tập thơ Nguyễn Bính. Qua đó, chúng tôi có cơ hội nhìn nhận sâu sắc hơn về những đóng góp quan trọng của nhà thơ trong nền văn học dân tộc. Mặt khác, người viết nhận thấy rằng giữa sự hiểu biết lý thuyết ngôn ngữ về câu hỏi tu từ không khó, nhưng khi xem xét chúng ở bình diện ngôn từ, cụ thể ở đây là xem xét chúng vào trong thơ thì lại rất khó. Nó đòi hỏi người viết không chỉ nắm vững lý thuyết về câu hỏi tu từ, tìm hiểu sâu rộng về cuộc đời cũng như nội dung thơ Nguyễn Bính, mà còn yêu cầu ở người viết khả năng cảm thụ văn chương tốt. Qua đề tài này, người viết có thể bồi dưỡng thêm cho mình năng lực cảm thụ thơ văn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu còn là cơ hội để người viết nhận ra những hạn chế của bản thân, đồng thời trao dồi hơn kiến thức về mặt ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu lần này còn là tiền đề để người viết tích thu được kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính”, bên cạnh việc tập trung tìm hiểu lý thuyết về câu hỏi tu từ của các nhà nghiên cứu, chúng tôi còn tiến hành tham khảo những tư liệu, những bài nghiên cứu, phân tích, bình luận, đánh giá của các nhà nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính. Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng lý GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -7- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính thuyết về câu hỏi tu từ vào việc phân tích giá trị, ý nghĩa của chúng vào thơ Nguyễn Bính. Ngữ liệu mà chúng tôi tiến hành khảo sát gồm 7 tập thơ: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Mười hai bến nước (1942), Thơ lẻ (trước 1945), Đêm sao sáng (1962), Thơ lẻ (sau 1945), Truyện thơ (sau 1945). 5. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính”, người viết chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: Trước tiên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những lý thuyết xung quanh vấn đề về câu hỏi tu từ, sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp để hệ thống lại những nội dung chủ yếu về lý thuyết câu hỏi tu từ. Sau đó, tập hợp các tác phẩm và tiến hành thống kê phân loại những dạng thức câu hỏi tu từ được sử dụng trong thơ Nguyễn Bính. Bên cạnh đó là phương pháp phân tích. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong suốt quá trình phân tích giá trị, ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -8- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. Khái quát về câu hỏi 1.1.1. Khái niệm câu hỏi Trong Ngữ pháp tiếng Việt – tập 2, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định” [2; Tr.226] Trong quyển Giáo trình tiếng Việt, tác giả Bùi Tất Tươm nhận định “Câu hỏi là câu biểu thị một thông báo bao hàm nội dung hỏi về sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, về sự việc (được nêu ở thông báo) và về tình huống của sự việc” [20; Tr.200] Theo Hoàng Trọng Phiến, “Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hóa. Nếu như câu kể là thuộc phạm trù câu hiện thực, thì câu hỏi thuộc phạm trù khả năng, hoặc phi hiện thực” [18; Tr.274] Tác giả còn nhận định “Câu hỏi khác với câu kể và câu cầu khiến ở phương diện biểu hiện các cấu trúc cú pháp” [18; Tr.275] Trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Kim Thản cho rằng “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và, nói chung, đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng. Nó không chứa đựng phán đoán, vì nó chưa khẳng định hay phủ định gì cả, nó không thật mà cũng không giả” [21; Tr.600] Các tác giả Hồng Dân – Cù Đình Tú – Nguyễn Văn bằng – Bùi Tất Tươm nhận định “Câu hỏi là câu dùng để hỏi một điều cần biết, nói chung điều cần biết ấy đòi hỏi phải được trả lời” [6; Tr.48] Tác giả Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: “Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của người nói về một vấn đề gì đó và mong muốn người nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?)” [12; Tr.134] Tác giả Nguyễn Thị Lương quan niệm: “Câu hỏi là câu được người nói dùng để nêu điều mình chưa biết và mong muốn được người nghe giải đáp. Ngắn gọn hơn có thể hiểu câu hỏi là câu dùng để thực hiện hành vi hỏi” [14; Tr.192] GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp -9- SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính Các tác giả Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn quan niệm rằng: “Câu hỏi nhằm mục đích nêu lên điều muốn hỏi, điều băn khoăn thắc mắc và nói chung, cần người nghe trả lời” [15; Tr.50]. Nhìn chung, mỗi tác giả đều có một quan niệm riêng về câu hỏi. Từ những quan niệm đó ta có thể khái quát đặc điểm câu hỏi như sau: - Câu hỏi nêu lên điều chưa biết hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. - Câu hỏi cần người nghe đáp lời. 1.1.2. Phân loại câu hỏi 1.1.2.1. Quan điểm của Hoàng Trọng Phiến Câu hỏi được chia thành hai loại lớn: a) Hỏi trống (còn gọi là hỏi đơn giản) b) Hỏi có dự kiến lựa chọn để trả lời, gồm: + Lựa chọn xác định mang tính chất khẳng định hay phủ định. + Lựa chọn không xác định, tức là chọn từ hàng loạt khả năng khác nhau. Câu hỏi đơn giản thường dùng các từ chuyên dụng để hỏi: Ai?, Cái gì?, Như thế nào?... để biểu hiện “cái không rõ”. Các từ để hỏi này vốn trừu tượng, nhưng câu trả lời phải được vạch ra một cách cụ thể. Ngoài ra còn dùng các từ hay, chăng. Câu hỏi lựa chọn xác định buộc người trả lời chọn lựa khẳng định hay phủ định. Trong kiểu câu này có kèm theo các từ : hay, hay là. Câu trả lời thường là : vâng, không. Câu hỏi lựa chọn không xác định chỉ chọn một trong nhiều khả năng để trả lời. Cả hai kiểu câu hỏi trên thường là chi tiết và dựa vào tiêu điểm thành phần hỏi mà trả lời. Ví dụ: - Anh đi hay ở? - Tôi đi. Và tác giả phân lập những loại câu hỏi trên bằng sơ đồ sau:Câu hỏi (cái không rõ) (lựa chọn) (đối nhau) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp (không lựa chọn) (không đối nhau) - 10 - SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính Câu lựa chọn đối nhau là những câu mà trong đó phần lựa chọn chỉ phân biệt hai mặt khẳng định và phủ định. Ví dụ: - Anh ta có nói tiếng Nga hay tiếng Anh không? Trả lời bằng các cách: - Có, anh ta có nói tiếng Nga hoặc tiếng Anh. - Không, anh ta không nói tiếng Nga hoặc tiếng Anh. - Vâng (không), anh ta nói tiếng Nga, không nói tiếng Anh. Câu không lựa chọn thường ứng với câu hỏi trống. Các phương tiện biểu hiện của chúng khá đa dạng. Ví dụ: - Ở đây đẹp quá nhỉ? - Vâng, đẹp. 1.1.2.2. Quan điểm của Diệp Quang Ban Tác giả phân câu hỏi ra thành bốn loại, cụ thể như sau: a) Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn “Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó ngay cả khi câu bị tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi. Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm” [2; Tr.227] Tác giả đưa ra những đại từ nghi vấn thường gặp là: ai (hỏi về người), gì (hỏi về vật và tính chất của người, con vật, sự vật), nào (hỏi về tính chất), (như) thế nào (hỏi về tính chất của người, sự vật, và về cách thức của đặc trưng), sao ( hỏi về cách thức), bao nhiêu (hỏi về số lượng và về khối lượng công việc), mấy (hỏi về số lượng), bao giờ (hỏi về thời điểm), bao lâu (hỏi về thời hạn), đâu (hỏi về vị trí và phương hướng). Ví dụ: - Ai anh chưa biết? - Người này tôi chưa biết - Vì sao mà họ vẫn chưa đến? b) Câu nghi vấn có kết từ “hay” và câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp - 11 - SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính “Câu nghi vấn có kết từ hay dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời một trong những đề nghị được đưa ra. Vì vậy kiểu câu nghi vấn này được gọi là câu nghi vấn lựa chọn. Nếu những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn đều không được lựa chọn thì phải trả lời bằng câu bác bỏ toàn bộ chúng” [2; Tr.229] Ví dụ: - Anh lấy quyển sách này hay quyển sách kia? - Tôi lấy quyển này. Tác giả đưa ra trường hợp có mặt cặp phụ từ trái nghĩa và từ hay bị tỉnh lược làm thành những “khuôn” nghi vấn, các khuôn thường gặp là: có… không?, có phải… không?, đã… chưa?, … xong (rồi, xong rồi) chưa?. Ví dụ: - Anh có tìm được cây bút không? - Có phải anh nay không? - Anh làm xong bài chưa? - Anh này (có) phải không? c) Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dùng “Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dùng nếu không được dùng kèm với các phương tiện khác thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi câu đứng riêng. Vậy ta có thể gọi đây là kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm” [2; Tr.232] Ví dụ: - Hôm qua bác về nhà (đấy) à? - Không, tôi về hôm chủ nhật tuần trước kia (trọng điểm hỏi: hôm qua) d) Câu nghi vấn dùng ngữ điệu “Khi không có các phương tiện khác thì ngữ điệu đặc thù cho câu nghi vấn là một ngữ điệu cao và sắc dành cho trọng tâm hỏi trong câu và tùy thuộc vào vị trí của trọng tâm ấy, đồng thời ở cuối câu không có hiện tượng hạ thấp giọng một cách rõ rệt” và “ Cách sử dụng câu nghi vấn chỉ thuần túy dựa vào ngữ điệu được chấp nhận rộng rãi là trong câu hỏi có ý tương phản mở đầu bằng kết từ còn. Đặc trưng ngữ điệu của kiểu câu này là sự nâng cao giọng ở phần cuối câu” Ví dụ: - Anh trình bày rõ thêm về từng nguy cơ. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp - 12 - SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính - Nguy cơ thứ nhất là... - Anh nói tiếp nguy cơ thứ hai. - Đó là lực lượng... - Còn nguy cơ thứ ba? - Nhiều đoàn thể quốc gia... (Hữu mai) 1.1.2.3. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản Câu hỏi gồm năm loại: a) Câu nghi vấn chân chính “Đó là những câu thực sự nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và đòi hỏi người nghe phải trả lời (chỉ có trong trường hợp cá biệt là độc thoại mới không cần trả lời)” [21; Tr.600] Ví dụ: - Làm chi? - Anh đã thấy chưa? - Anh chưa nghèo bao giờ hay sao? b) Câu nghi vấn tu từ học “Đó là những câu nghi vấn không đòi hỏi ai trả lời, và là hình thức vận dụng linh hoạt ngôn ngữ của tác giả. Nó làm cho lời văn thêm sắc bén. Nó có thể kết cấu như những câu nghi vấn chân chính, nhưng đặc biệt trong ngôn ngữ viết, nó còn có cách biểu thị bằng ngữ khí từ ra, chăng, chăng tá...” [21; Tr.604] Ví dụ: - Cái hôm khác ấy sao không biết có chăng? c) Câu nghi vấn – phủ định “Đó là những câu có những phương thức biểu thị của câu nghi vấn nhưng thực chất là phủ định. Nó thường dùng trong đối thoại, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa phủ định hay bác lại ý kiến của người khác. Nó thường dùng những đại từ nghi vấn” [21; Tr.604] Ví dụ: - Đâu nào? - Việc quan nào phải việc trẻ con? GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp - 13 - SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính d) Câu nghi vấn – khẳng định “Đó là những câu có phương thức biểu thị như câu nghi vấn (có khi có phó từ phủ định) nhưng nhằm mục đích khẳng định đặc trưng tường thuật ở bộ phận vị ngữ” [21; Tr.605] Ví dụ: - Ai chả biết? - Thế anh chẳng điên là gì? e) Câu nghi vấn – cầu khiến “Những câu nghi vấn thuộc loại này về thực chất là câu cầu khiến, nhằm mục đích ra lệnh cho người khác tiến hành hoạt động nêu lên trong bộ phận vị ngữ” [21; Tr.605] Ví dụ: - Có im không? Loại câu này phải dựa vào hoàn cảnh đối thoại và dáng điệu, sắc mặt của người nói. Xét theo phương thức biểu thị có các loại: + Câu nghi vấn có đại từ (ai, gì...) + Câu nghi vấn có liên từ (hay, hay là) + Câu nghi vấn có ngữ khí từ (à, ư,...) 1.1.2.4. Quan điểm của Hồng Dân – Cù Đình Tú – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm Theo các tác giả này thì câu hỏi gồm hai loại: a) Câu hỏi có lựa chọn: là câu hỏi trong đó đặt ra những khả năng khác nhau cho việc lựa chọn câu trả lời. Trong trường hợp này, câu hỏi dùng hình thức riêng: ...hay...; có...không; đã...chưa;... Ví dụ: - Anh đã đọc quyển sách này chưa? b) Câu hỏi không có lựa chọn: là câu hỏi chỉ đưa ra một khả năng cho việc tìm câu trả lời: khả năng đó do các từ ngữ biểu thị điều cần hỏi quy định. Trong trường hợp này, câu hỏi có hình thức riêng là các đại từ nghi vấn như ai, gì, đâu, nào, bao giờ, mấy, bao nhiêu,... GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp - 14 - SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Bính Tác giả còn lưu ý là khi nói hoặc viết, có trường hợp dùng câu hỏi mà không đòi hỏi phải trả lời, câu hỏi như vậy gọi là câu hỏi tu từ. 1.1.2.5. Quan điểm của Đỗ Thị Kim Liên Câu hỏi được chia thành năm loại, bao gồm: a) Câu hỏi có đại từ nghi vấn: “Loại này dùng để hỏi những điểm xác định trong câu. Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Ở câu đáp, nội dung thông tin thường làm sáng tỏ những trọng điểm hỏi đó” [12; Tr.134] b) Câu hỏi có cặp phó từ: có… không?, có… chưa?, đã… chưa?, xong… chưa?, có phải… không?. c) Câu hỏi có từ lựa chọn: hay Câu hỏi loại này thường hướng đến một trong hai khả năng nên được gọi là câu hỏi lựa chọn. d) Câu hỏi dùng tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn: Chúng gồm những tình thái từ sau: à, ư, hả, hở, chứ, chăng... Loại này, điểm hỏi sẽ rất mơ hồ khi đứng riêng. Vì vậy, câu đáp thường phải dựa vào ngữ cảnh. e) Câu hỏi dùng ngữ điệu: Loại này thường nâng cao giọng ở cuối câu vì không có những phương tiện nghi vấn hỗ trợ. Thông thường phải có một câu tường thuật (khẳng định hay phủ định đứng trước). Ví dụ: - Nhưng còn một cái tao chưa có? - Cái gì? - Sự nghiệp. - Sự nghiệp? (Nhật Tuấn). 1.1.2.6. Quan điểm của Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn Các tác giả phân câu hỏi ra thành bốn loại: a) Câu hỏi bộ phận: “Câu hỏi chỉ nhằm nêu lên điều muốn biết là ở phần nào đó trong câu” [15; Tr.50] Loại câu hỏi này cấu tạo như câu kể nhưng phải có đại từ dùng để hỏi như: ai, gì, đâu, nào, bao giờ, mấy, bao nhiêu... đặt vào những bộ phận cần hỏi. Ví dụ: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp - 15 - SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan