Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Câu hỏi ôn thi đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam...

Tài liệu Câu hỏi ôn thi đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

.DOCX
21
480
125

Mô tả:

1|NMS 1. KN: Tệ nạn XH là các hiện tượng XH bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực XH, vi phạm đạo đức và PL, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống XH. Có nhiều tệ nạn XH, ví dụ: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ máy quan liêu.... nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy. Tệ nạn là 1 trong những nguyên nhân chính phát sinh tội phạm. Hậu quả: _ Đối với bản thân + Hủy hoại sức khỏe của bản thân dẫn đến cái chết + Lười lao động, không chịu làm ăn, xa đà dẫn tới các loại tội phạm + Sa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức, không có ý thức + Vi phạm PL _ Đối với gia đình + KT cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần + Gia đình tan vỡ + Để lại gánh nặng lớn cho gia đình và XH _ Đối với XH + Ảnh hưởng tới KT, suy giảm sức lao động XH + Suy thoái giống nòi + Mất trật tự an toàn XH như: trộm cắp, cướp của, giết người.. + Ảnh hưởng đến truyền thống VH dân tộc Tuy nhiên, những số lượng này cũng đã nói lên rằng ngày càng nhiều sinh viên, những trụ cột tương lai của đất nước, đang sống không có lý tưởng, trượt dài trong những “cuộc vui suốt tháng, trận cười thâu đêm”. Họ tưởng mình đang tận hưởng tuổi trẻ, nhưng thực ra chính họ đang tiêu phí tuổi xuân 1 cách liều lĩnh. 2|NMS Vùi mình vào những thú chơi vô bổ, vào rượu, vào sex, họ đang đánh đổi sức khỏe, tương lai, hạnh phúc thậm chí là cả tính mạng của mình. Sự liều lĩnh trong cách sống của 1 bộ phận những sinh viên này khiến người ta có cảm giác họ sống mà không cần biết đến ngày mai. Không biết dừng lại, những sinh viên này sẽ sớm nhìn thấy hậu quả của những gì mình gây ra. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống tệ nạn XH Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn XH, con đường dẫn đến tội phạm; không tham gia các tệ nạn XH dưới bất kỳ hình thức nào; không bị lôi kéo cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, PL, bán rẻ sự nghiệp của bản thân. Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn XH, các con đường dẫn đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc…báo cáo kịp thời cho Học viện hoặc lực lượng Công an cơ sở. Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu khác. = kiến thức đã được học phân biệt được các trường hợp tự do tín ngưỡng, các trường hợp tham quan di tích văn hoá với việc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan. Cảnh giác trước các hành vi của các đối tượng "buôn thần bán thánh" và âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động; phát hiện các hình thức biểu hiện mới của tệ nạn mê tín, của các loại tà đạo nảy sinh trong lớp, trong Học viện báo cáo với Học viện, chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chủ động phát hiện các trường hợp sinh viên trong lớp có những dấu hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình yêu để có biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ bị sa ngã vào các tệ nạn XH, tin vào cầu cúng, bói toán; đam mê, khoái cảm…gặp gỡ, động viên những sinh viên lầm lỗi, cảm hoá, giáo dục họ tiến bộ trở thành người có ích. Ký cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn XH như ma túy, mại dâm. .. Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ Học viện 2. Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người 3|NMS Tài nguyên có thể là:Tài nguyên thiên nhiên, Tài nguyên XH, Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo, Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và XH bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, XH loài người và các thể chế. 3. Quan điểm CNH-HDH của Đảng thời kỳ đổi mới. _ Một là, CNH gắn với HDH và CNH-HDH gắn với phát triển KT tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. + KT tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng KH-CN hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống XH. + Xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn (về thời gian và lộ trình). Thực hiện CNH-HDH đất nước gắn với phát triển KT tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xd cơ cấu KT hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt chẽ CN, NN, DV. _ Hai là, CNH-HDH gắn với phát triển KT thị trường định hướng XHCN và hội nhập KT quốc tế. + CNH-HDH được thực hiện trong nền KTTT định hướng XHCN; là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần KT. Vì vậy, thực hiện CNH-HDH gắn với phát triển KTTT không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền KT, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH-HDH đất nước. + CNH-HDH nền KT ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa KT, nên tất yếu phải hội nhập và mở rộng QHKT quốc tế. Hội nhập KT quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nhằm khai thác thị trường thế giới... sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. 4|NMS _ Ba là, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tăng trưởng KT cần 5 yếu tố: vốn, KH-CN, con người, cơ cấu KT, thể chế chính trị và quản lý NN, trong đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của CNH-HDH đất nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. Đại hội XI chỉ rõ: “Phát triển và nâng chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng KH-CN, cơ cấu lại nền KT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. _ Bốn là, KH-CN là nền tảng và động lực của CNH, HDH. KH-CN có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí SX, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển KT nói chung. Nước ta tiến lên CNXH từ 1 nền KT kém phát triển và tiềm lực KH-CN còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH-HDH gắn với phát triển KT tri thức thì phát triển KH-CN là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập CN, mua sáng chế kết hợp với phát triển CN nộii sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ CN, nhất là CNTT, CN sinh học và CN vật liệu mới. _ Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng KT đi đôi với phát triển VH, thực hiện tiến bộ và công = XH. Xd CNXH ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công =, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết KT phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển VH, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng... Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển. 4. Thành tự và hạn chế của quá trình CNH thời kỳ đổi mới Thành tựu: _ Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền KT được nâng cao. Từ 1 nền KT chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập 5|NMS trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả;... Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xd: sân bay, cảng biến, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính - viễn thông... theo hướng hiện đại. _ Hai là, cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng CNH-HDH đã đạt được những kết quả nhất định: + Tỷ trọng CN và xd tăng tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (tỷ trọng CN và xd tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41.1% năm 2010; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 21,6% năm 2010). + Cơ cấu KT vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy tiềm năng của từng vùng. Các vùng KT trọng điểm phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền KT. + Cơ cấu thành phần KT tiếp tục chuyển địch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần KT và đan xen nhiều hình thức sở hữu. + Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu KT. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ trọng lao động trong CN và xd tăng từ 13,1% lên 22,4%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 29,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65.1% xuống còn 18,2%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 40%. _ Ba là, những thành tựu của CNH-HDH đã góp phần quan trọng đưa nền KT đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10 năm 2001 - 2010 là 7,26%/năm. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/ người, năm 2010 đạt 1.168 USD/người. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cài thiện. Hạn chế: _ Tốc độ tăng trưởng KT vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu CNH. Quy mô nền KT còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. _ Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của NN còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy. 6|NMS _ Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng CNH-HDH còn chậm. Trong công nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường... _ Các vùng KT trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu KT hiện đại. KT vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức. _ Cơ cấu thành phần KT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển cho all các thành phần KT. _ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. _ Kết cấu hạ tầng KT-XH vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH. Nguyên nhân của những hạn chế: + Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng KT với tiến độ và công = XH, bảo vệ môi trường còn hạn chế; công tác dự báo chưa tốt. + Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển KT-XH. + Sự yếu kém của thể chế KTTT, của chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển. + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kém. 5. Quan điểm cơ bản và những chủ trương chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta Quan điểm: - Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp vs điều kiện của VN, bảo đảm định hướng XHCN của nền KT. - Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế KT, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế KT vs thể chế chính trị XH, giữa NN, thị trường 7|NMS và XH. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng KT vs tiến bộ và công = XH, phát triển VH và bảo vệ môi trường. - Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập KT quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH. - Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm. - Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của NN, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. Chủ trương: _ Thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN Một số điểm cần thống nhất là: cần thiết sử dụng KTTT làm phương tiện xd CNXH; KTTT là cơ sở KT của sự phát triển theo định hướng XHCN; KTTT định hướng XHCN là nền KT vừa tuân theo quy luật của KTTT, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa XH. _ Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần KT, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện thể chế về sở hữu: KTTT định hướng XHCN dựa trên sự tồn tại khách quan nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần KT, nhiều loại hình doanh nghiệp. Do vậy, các yêu cầu này cần đuợc khẳng định trong các quy định của PL, bảo đảm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu. PL cần quy định về sở hữu đối với các tài sản mới như trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước... _ Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Hoàn thiện khung pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp phù hợp với KTTT và cam kết quốc tế. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển của nền KT.... 8|NMS _ Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng KT với phát triển VH, thực hiện tiến bộ, công = XH trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường. _ Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của NN và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triền KT- XH. Để tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh những nội dung quan trọng, đó là: - Phát triển mạnh các hình thức sở hữu, các thành phần KT, các loại hình doanh nghiệp; - Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; - Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của NN đối với nền KTTT đinh hướng XHCN. 6. Thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về xd nền KTTT Thành tựu: + Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế KT kế hoạch tập trung quan liêu-bao cấp sang thể chế KTTT định hướng XHCN. + Chế đố sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu KT nhiều thành phần được hình thành. + Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. + Việc gắn phát triển KT với giải quyết các vấn đề XH, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực. Hạn chế: + Quá trình xd, hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập KT quốc tế. Hệ thống PL, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất. + Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của BMNN còn nhiều bất cập, hiệu quả, hiệu lực pháp lý còn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng. 9|NMS + Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp NN chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản NN, nhất là khi cổ phần hóa. + Thị trường tài chính, bất động sản, KH-CN phát triển chậm, quản lý NN đối với các loại thị trường còn nhiều bất cập. + Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. + Cơ chế “xin-cho” chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân. + Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực VH, XH đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an sinh XH còn sơ khai. Nhiều vấn đề bức xúc trong XH và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt. Nguyên nhân: + Việc xd thể chế KTTT định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về KTTT định hướng XHCN còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Vấn đề này đã đucợ DH XI của Đảng khẳng định: “Công tác nghiên cứu lập luận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”. + Năng lực chủ thể hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của NN còn chậm, nhất là việc giải quyết các vấn đề XH bức xúc. + Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể CT-XH, các tổ chức XH, nghề nghiệp còn yếu. 6. Quan điểm và chủ trường của Đảng xd HTCT trong thời kỳ mới Quan điểm: Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới KT với đổi mới chính trị, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của NN, phát huy quyền làm chủ của 10 | N M S nhân dân... phù hợp với yêu cầu của nền KTTT định hướng XH chủ nghĩa, của sự nghiệp CNH-HDH gắn với KT tri thức, với yêu cầu hội nhập KT quốc tế. Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với XH, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống để thúc đẩy XHphát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chủ trương: _ Xd Đảng trong hệ thống chính trị: + Về phương thức lãnh đạo: Đảng lãnh đạo XH= cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; = công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và = hành động gương mẫu của đảng viên. + Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và PL" + Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đổi với hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và XH, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm. + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở mỗi cấp mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành. 11 | N M S _ Xd NN pháp quyền XHchủ nghĩa: Chủ trương xd NN pháp quyền XH chủ nghĩa là sự khẳng định và thừa nhận NN pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nó không phải là sản phẩm riêng của XH tư bản chủ nghĩa mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của XH loài người, của nền văn minh nhân loại, Việt Nam cần tiếp thu. NN pháp quyền XH chủ nghĩa VN được xd theo các đặc điểm sau đây:  Là NN của dân, do dân và vì dân, all quyền lực NN thuộc về nhân dân.  Quyền lực NN là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.  NN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, PL và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.  NN tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa NN và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.  NN pháp quyền XH chủ nghĩa VN do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của XH của Mặt trận Tổ quốc VN và tổ chức thành viên của Mặt trận. Để việc xd NN pháp quyền đạt kết quả cao cần thực hiện tốt một số biện pháp lớn sau đây: (Chủ trương)  Hoàn thiện hệ thống PL, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản PL. Xd, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.  Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới quy trình xd luật, giảm mạnh việc ban chấp hành PL. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. 12 | N M S  Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xd cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.  Xd hệ thống cơ quant tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Tăng cường các cơ chế giám sát, bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.  Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. _ Xd Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị: + Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức CT-XH có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương chính sách về kinh tế, VH, XH; an ninh, quốc phòng. + NN ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức CT-XH thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện XH. + Thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn…, quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức CT-XH và các tầng lớp nhân dân tham gia xd Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị. + Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH, khắc phục tình trạng hành chính hóa, NN hóa, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. 7. Thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới HTCT. Thành tựu: + Góp phần xd và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XH chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở. 13 | N M S + Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan NN được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý NN với quản lý sản xuất kinh doanh. + Mặt trận, các tổ chức CT-XH đã có nhiều đổi mới về tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hoá các hình thức để tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân. + Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới. Hạn chế: + Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của NN, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH chưa ngang tầm với tình hình mới. + Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. + Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - XH vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng; một số cán bộ chưa thật gắn bó với quần chúng. + Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - XH còn yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vai trò này. + Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt lúng túng. Nguyên nhân: + Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp cón có sự ngập ngừng, lung túng, thiếu dứt khoát, không triệt để. + Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với đổi mới kinh tế. + Lý luận về hệ thống chính trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều điểm chưa sáng tỏ. 8. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương của Đảng về xd, phát triển nền VH thời kỳ đổi mới 14 | N M S Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế. _ Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH: VH được tạo thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hoá bền vững trong cấu trúc KTXH. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất tinh thần của mọi thành viên XH = môi trường văn hoá XH. Vì vậy chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống XH, đó là con đường để các giá trị văn hoá trở thành nền tảng tinh thần bền vững của XH trở thành động lực phát triển KTXH _ Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển: Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của 1 dân tộc thấm sâu trong VH. Sự phát triển của 1 dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp cận cái mới, tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách rời cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, = cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia, dân tộc chính là VH. _ Văn hoá là một mục tiêu của phát triển: Mục tiêu xd 1 XH VN “dân giàu nước mạnh, XH công = dân chủ văn minh” chính là mục tiêu VH. Hai là, nền VH mà ta xd là nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. _Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác-lenin, TTHCM. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. _ Bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Ba là, nền văn hoá VN là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN. Nét đặc trưng nổi bật của VH VN là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, và phát triển độc lập của VH các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN. Hơn 50 15 | N M S dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc VH riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền VH VN thống nhất và củng cố sự thống nhất dân tộc. Bốn là, xd và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân, do đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Mọi người VN phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công =, văn minh đều tham gia sự nghiệp xd và phát triển nền VH nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xd và phát triển VH dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của NN. Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này. Năm là, giáo dục và đào tạo cùng với KH-CN được coi là quốc sách hàng đầu Hội nghị TW2, khoá VIII (tháng 12-1996) Đảng ta đã xác định: cùng với giáo dục và đào tạo, KH-CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT-XH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xd thành công CNXH. KH-CN là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của all các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng KT và củng cố quốc phòng-an ninh. Sáu là, văn hoá là một mặt trận; xd và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý thức cách mạng và sự kiên trì thận trọng Bảo tồn và phát huy những di sản VH tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị VH mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn XH và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là 1 quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Trong công cuộc đó, xây đi đôi với chống, lấy xây làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản VH quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa VH thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải kiên trì tiến hành đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng VH để thực hiện “diễn biến hòa bình”. Ý nghĩa thực tiễn 16 | N M S Trong những năm qua, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền VH mới đã bước đầu được tạo dựng; quá trình đổi mới tư duy, xd con người phát triển rõ rết; hợp tác quốc tế về VH được mở rộng. Giáo dục đào tạo có bước phát triển mới. Quy mô giáo dục mở rộng, chất lượng có chuyển biến. Dân trí tiếp tục được nâng cao. Khoa học và công nghệ phát triển hơn, phục vụ thiết thực hơn cho nhiệm vụ phát triển KT– XH. Đời sống VH và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Những thành tựu thực tiễn chứng tỏ đường lối, chính sách VH của Đảng và NN đã và đang phát huy tác dụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống VH. Những thành tựu này cũng là kết quả của sự tham gia tích cực của nhân dân và những nỗ lực rất lớn của các lực lượng hoạt động trên lĩnh vực VH. 9. Quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề XH trong thời kỳ đổi mới. Quan điểm: Một là, kết hợp các mục tiêu KT với các mục tiêu XH. + Kế hoạch phát triển KTphải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực XH có liên quan trực tiếp. + Mục tiêu phát triển KTphải tính đến các tác động và hậu quả XH có thể xảy ra để chủ động xử lý. + Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách KTvà chính sách XH. + Sự kết hợp giữa 2 loại mục tiêu này phải được quán triệt ở all các cấp, các ngành, các địa phương, ở từng đơn vị KTcơ sở. Hai là, xd và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng KTvới tiến bộ, công = XH trong từng bước và từng chính sách phát triển. + Trong từng bước và từng chính sách phát triển, cần đặt rõ và xử lý hợp lý việc gắn kết giữa tăng trưởng KTvới tiến bộ và công = XH. 17 | N M S + Nhiệm vụ gắn kết này không dừng lại như 1 khẩu hiệu, 1 lời khuyến nghị mà phải được pháp chế hóa thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thi hành. + Các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia phải thấu triệt quan điểm phát triển bền vững, phát triển "sạch", phát triển hài hòa, không chạy theo số lượng, tăng trưởng = mọi giá. Ba là, chính sách XH được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. + Chính sách XH có vị trí, vai trò độc lập tương đối so với kinh tế, nhưng không thể tách rời trình độ phát triển kinh tế, cũng không thể dựa vào viện trợ như thời bao cấp. + Trong chính sách XH, phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là một yêu cầu của công = XH và tiến bộ XH; xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào =; chấm dứt cơ chế xin - cho trong chính sách XH. Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực XH. Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển phải là vì con người, vì 1 XH dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công =, văn minh. Phát triển phải bền vững, không chạy theo số lượng tăng trưởng. Chủ trương: Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo PL, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. + Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. + Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư = tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ PL và đạo đức cho phép. Có chính sách hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị. + Xd và thực hiện có hiệu quả cao chương trình xóa đói, giảm nghèo; đề phòng tái đói, tái nghèo; nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên. Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 18 | N M S + Xd hệ thống an sinh XH đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm. + Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ XH, tạo nhiều việc làm ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. + Thực hiện chính sách ưu đãi XH. + Đổi mới chính sách tiền lương; phân phối thu nhập XH công =, hợp lý. Ba là, phát triển hệ thống y tế công = và hiệu quả. Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn đối với các đối tượng chính sách; phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công lập. Bốn là, xd chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi. + Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản. Giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. + Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, kiên trì phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn XH. Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. + Giảm tốc độ tăng dân số, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý. + Xd gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; bảo đảm bình đẳng giới; chống nạn bạo hành trong quan hệ gia đình. Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi XH. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. 10. Thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối giải quyết các vấn đề XH. Kết quả: Qua 25 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển XH đã đạt nhiều thành tựu: + Tính năng động XH khác hẳn thời bao cấp. Một XH mở đang dần dần hình thành với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Cách thức quản lý XH dân chủ, cởi mở hơn, đề cao PL hơn. 19 | N M S + Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các nhóm XH khác phấn đấu vì sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh". Thành tựu xóa đói, giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận. + Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với KH-CN là quốc sách hàng đầu để phát triển XH, tăng trưởng KTnhanh và bền vững. Có cố gắng thực hiện công = XH trong giáo dục, trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo. Ý nghĩa: Sau 25 năm đổi mới chính sách XH, nhận thức về vấn đề phát triển XH của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng sau đây: - Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào NN và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực XH của tất cả các tầng lớp dân cư, XH khác hẳn thời bao cấp. Một XH mở đang dần dần được hình thành. Cách thức quản lý XH dân chủ, cởi mở hơn, đề cao PL hơn. - Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách XH trong mối quan hệ tương tác với các chính sách KT đã đi đến thống nhất chính sách KT với chính sách XH. - Từ chỗ NN bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần KT và người lao động đều tham gia tạo việc làm. - Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo, coi việc có 1 bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. - Từ chỗ muốn nhanh chóng xd 1 cơ cấu XH "thuần nhất" chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đi đến quan niệm cần thiết xd 1 cộng đồng XH đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xd nước Việt Nam giàu mạnh. Hạn chế: 20 | N M S - Giáo dục và đào tạo còn những hạn chế, yếu kém kéo dài, gây bức xúc trong XH nhưng chưa được tăng cường trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện, dạy làm người, dạy nghề là yếu kém nhất. - Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển KT- XH và hội nhập KT quốc tế, vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải. - Sự phân hóa giàu - nghèo là bất công XH tiếp tục gia tăng đáng lo ngại. - Mức hưởng thụ VH của nhân dân còn thấp, chênh lệch lớn giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. - Một vấn đề XH bức xúc cũ và phát sinh mới chậm được giải quyết. - Tệ nạn XH gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về KT và an sinh XH. - Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá. - Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh XH chưa được bảo đảm. Nguyên nhân: - Tăng trưởng KT vẫn tách rời mục tiêu và chính sách XH, chạy theo số lượng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững XH. - Quản lý XH còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển KT- XH.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan