Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Công nghệ Câu hỏi ôn tập giữa kỳ...

Tài liệu Câu hỏi ôn tập giữa kỳ

.DOCX
9
532
80

Mô tả:

vcd
Câu 1: Các hội viên của Qũy tiền tệ quốc tế IMF ( International Monetary Fund ) đóng góp như thế nào? IMF - một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. Quỹ tiền tệ quốc tế được thánh lập năm 1944 tại Bretton Woods. Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947. Tổng số thành viên của IMF hiện nay là 184 quốc gia Cách thức xác định tiền đóng góp của mỗi hội viên rất đặc biệt. Theo quy chế của Quỹ, mỗi nước thanh toán phần đóng góp 25% bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình. Số vàng được dự trữ trong bốn ngân hàng trung ương lớn nhất, 75% tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức một trương mục của Quỹ tại ngân hàng trung ương mỗi nước. Trong thực tế các nước thanh toán bằng vàng ít hơn là 25% như quy định. Từ năm 1971, khi Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar hết hoạt động, 25% được thanh toán bằng SDR hay những đồng tiền lớn thường được xử dụng trên thị trường quốc tế. Câu 2: Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Thế giới: Nhằm vào các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế (international financial institution) nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn (capital programs). Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo (reduction of poverty). Ngân hàng Thế giới khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới. Trong đó Ngân hàng Thế giới bao gồm hai cơ quan:  Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD - the International Bank for Reconstruction and Development)  Hội Phát triển Quốc tế (IDA - the International Development Association) Trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn bao gồm thêm ba cơ quan khác:  Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD - the International Bank for Reconstruction and Development)  Hội Phát triển Quốc tế (IDA - the International Development Association)  Công ty Tài chính Quốc tế (IFC - International Finance Corporation)  Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID International Centre for Settlement of Investment Disputes)  Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA - Multilateral Investment Guarantee Agency). Câu 3: Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997? Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng. Nguyên nhân chủ quan:  Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém đưa đến sự bùng nổ tín dụng, tài khoản vãng lai thâm hụt. Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.  Chế độ tỷ giá không phụ hợp xu thế. Nếu yếu kém vĩ mô là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng thì các chính sách “neo giá” giữa các đồng tiền khu vực với đồng USD, tạo nên một hệ thống tỷ giá khiên cưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc phá giá hàng loạt các đồng tiền khu vực. Nguyên nhân khách quan:  Sự tăng lên cùa dòng vốn nước ngoài ( Các dòng vốn nước ngoài kéo vào) Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.) Một điểm đáng lưu ý nữa là hầu hết các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được đầu tư dài hạn. Nợ ngắn hạn nước ngoài luôn luôn lớn hơn so với dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á vào thới điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, có nghĩa là trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ không có khả năng chi trả. Chỉ có 2 nước Malaysia và Philippines trong số 5 nước bị khủng hoảng có nợ ngắn hạn thấp hơn dữ trữ ngoại tệ.  Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút và những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới.  Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Khi phát hiện những dấu hiệu suy thoái của hệ thống ngân hàng – tài chính khu vực, nhiều nhà đầu cơ nước ngoài đã tăng cường hoạt động đầu cơ tiền tệ.  Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Câu 4: Tìm hiểu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài:       Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Chu kỳ sản phẩm Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Khai thác chuyên gia và công nghệ Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Lợi ích của thu hút FDI:     Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công  Nguồn thu ngân sách lớn Các hình thức FDI:  Phân theo bản chất đầu tư  Đầu tư phương tiện hoạt động  Mua lại và sáp nhập  Phân theo tính chất dòng vốn  Vốn chứng khoán  Vốn tái đầu tư  Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ  Phân theo động cơ của nhà đầu tư  Vốn tìm kiếm tài nguyên  Vốn tìm kiếm hiệu quả  Vốn tìm kiếm thị trường Câu 6: Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico về việc xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch NK trong thời gian 15 năm; creating a trilateral trade bloc in North America; ký kết ngày 12 tháng 8, 1992, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 1994. NAFTA has two supplements: the North American Agreement on Environmental Cooperation (NAAEC) and the North American Agreement on Labor Cooperation (NAALC). Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA. Câu 7: Tìm hiểu tiền thân WTO => tìm hiểu GATT WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Ngày thành lập: 1/1/1995 Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sỹ Thành viên: 148 nước (tính đến ngày 13/10/2004) Ngân sách: 162 triệu francs Thụy Sỹ (số liệu năm 2004). Tổng giám đốc: Supachai Panitchpakdi (Thái Lan) Chức năng chính: o o o o o o Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế. Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại. Giải quyết các tranh chấp thương mại. Giám sát các chính sách thương mại Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển. Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:  Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);  Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;  Giả quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và  Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào năm 1947, có hiệu lực từ năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Các nguyên tắc:  Không phân biệt đối xử(non-discrimination): theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua "quy tắc tối huệ quốc" và " quy tắc đối xử quốc gia".  Quy tắc tối huệ quốc(MFN)với nội dung chủ yếu: yêu cầu mỗi thành viên phải áp dụng các quy tắc thuế quan một cách công bằng cho tất cả các thành viên trong WTO.  Quy tắc đối xử quốc gia:Yêu cầu mỗi thành viên WTO phải đối xử các sản phẩm nhập khẩu một cách công bằng như những sản phẩm nội địa của họ một khi sản phẩm nhập khẩu vào bên trong biên giới nước này.  Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng.  Minh bạch: Các quy định của thành viên GATT phải được công bố một cách công khai cho các thành viên.  Ngoài ra còn có một số nguyên tắc về sự miễn trừ cho một số thành viên khỏi việc tuân thủ các nghĩa vụ của GATT chỉ trong những trường hợp đặc biệt đã được quy định cụ thể và không nhằm mục đích" hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế" và "phân biệt đối xử tuỳ tiện và không lý giải được". Câu 8: Cuộc đại suy thoái 1929 (nguyên nhân, đặc điểm chính) Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), hay còn gọi là "Đại suy thoái", là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu (worldwide economic depression) diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Chiến tranh thế giới thứ hai. stock market crash Nguyên nhân:  Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.  Khi giá chứng khoán tăng gấp 4 lần trong thập kỷ trước, đã quá đủ đặc điểm để nhận biết trên thị trường đang hình thành bong bóng.  Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn hình thành nhiều vào những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy.  Chuyên viên ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi sau đó xả ra khi đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy giá lên một chút.  Việc đầu cơ chứng khoán tăng cao trong năm 1929.  Ngân hàng Trung ương đã hạ lãi suất xuống mức thấp chưa từng có trong 7 năm.  Cuộc Đại Khủng hoảng của Mỹ năm 1929-1933 có nguyên nhân lớn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Một số nhà nghiên cứu tài chính cho rằng, trong giai đoạn 1929-1933 lẽ ra Mỹ chỉ phải trải qua một cuộc suy thoái nhẹ theo đúng qui trình của chu kỳ kinh tế lúc đó nếu FED đã không mắc sai lầm là phản ứng quá chậm trong việc giải cứu các ngân hàng.  Nguyên nhân cuộc khủng hoảng năm 1929: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá xa cầu , khủng hoảng kinh tế thừa, bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời. Việc đầu cơ bất động sản ở Florida những năm 1920, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng bong bóng với việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá trời ơi để đầu cơ sinh lời, hy vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng hà hơi tiếp sức cho những hành động đầu cơ bằng việc cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên, cho tới khi “vỡ tung” vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Một số nhà nghiên cứu tài chính cho rằng trong giai đoạn 1929-1933 lẽ ra Mỹ chỉ phải trải qua một cuộc suy thoái nhẹ theo đúng quy trình chu kỳ kinh tế lúc đó nếu FED đã không sai lầm là phản ứng quá chậm trong việc giải cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn. 9. World Bank được hình thành từ 3 tổ chức là: - International Bank for Reconstruction. - The International Development Association. - The International Finance Corporation.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan