Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Câu hỏi & đa

.PDF
5
197
148

Mô tả:

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Môn: Hoạt động giáo dục (phân môn Âm nhạc) 1. Câu hỏi nhận biết Câu 1. Hãy cho biết tên tác giả, xuất xứ bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. Câu 2. Nêu các thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh và khuông nhạc, khóa nhạc. Câu 3. Kể tên các hình nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 1. Câu 4. Bài hát Vui bước trên đường xa là dân ca vùng miền nào? Hãy cho biết tác giả đặt lời mới của bài hát. Câu 5. Hãy nêu khái niệm nhịp và phách, nhịp 2/4. Câu 6. Hãy cho biết nội dung bài TĐN số 2, TĐN số 3 và các nốt nhạc được sử dụng trong bài. Câu 7. Kể đôi nét về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Tác giả bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Xuất xứ bài hát: Năm 1985, hưởng ứng phong trào Thiếu nhi Quốc tế mang tên Ngọn cờ hòa bình, nhạc sĩ Pham Tuyên đã viết bài hát này. Câu 2. - Âm thanh có 4 thuộc tính là: Cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. - Các kí hiệu ghi cao độ là: Đô, Rê, Mi, Pha, son, La, Si. - Khuông nhạc là 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau tạo nên 4 khe dùng để ghi các nốt nhạc. Ngoài 5 dòng kẻ chính còn có các dòng, khe phụ ở trên và phía dưới khuông nhạc. - Khóa là kí hiệu để xác định tên nốt trên khuông nhạc. Có 3 loại khóa là khóa Son, khóa Đô và khóa Pha. Câu 3. Các nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 1: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La và dấu lặng đen. Câu 4. Bài hát Vui bước trên đường xa là bài dân ca Nam Bộ. Tác giả đặt lới mới là nhạc sĩ Hoàng Lân. Câu 5. - Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc. Giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách gọi là vạch nhịp. - Mỗi nhịp chia ra thành những phần nhỏ hơn và đều nhau gọi là phách. - Nhịp 2/4 là nhịp có 2 phách, mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ. Câu 6. - Bài TĐN số 2 có nội dung miêu tả về mùa xuân ở miền núi. - Các nốt nhạc được sử dụng trong bài là: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Câu 7. - Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923, mất năm 1995. Ông là tác giả của bài hát Quốc ca và một trong những lớp nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. - Bài hát Làng tôi được ông sáng tác năm 1947, là một bài hát hay được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài hát mô tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong cuộc sống thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát dân lành. Căm thù giặc, quân và dân ta đa dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1. - Hát đúng nhạc và lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. - Nêu nội dung của bài hát và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Câu 2. Đọc 7 nốt nhạc cơ bản trên khuông nhạc theo thứ tự. Câu 3. Đọc bài TĐN số 1. Câu 4. Hát đúng nhạc và lời bài hát Vui bước trên đường xa. Kể tên một vài bài dân ca Nam Bộ mà em biết? Câu 5. Phân tích ý nghĩa của số chỉ nhịp 2/4. Câu 6. Đọc đúng cao độ các nốt nhạc trong bài TĐN số 2, TĐN số 3. Câu 7. Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu khác của nhạc sĩ Văn Cao. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Học sinh hát đúng nhạc và lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. - Nội dung bài hát nói lên ước vọng hòa bình của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết các dân tộc trên toàn thế giới. - Học sinh kể được thêm 3- 5 bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà em biết. Câu 2. Học sinh đọc được 7 nốt nhạc cơ bản trên khuông nhạc theo thứ tự. Câu 3. Học sinh bài TĐN số 1 đúng cao độ. Câu 4. Học sinh hát đúng nhạc và lời bài hát Vui bước trên đường xa và kể tên một vài bài dân ca Nam Bộ mà em biết. Câu 5. - Số chỉ nhịp 2/4 là số ghi trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc để chỉ loại nhịp. - Số ở trên chỉ số lượng phách trong mỗi ô nhịp. Số ở dưới chỉ độ dài của phách. Độ dài của phách bằng độ dài nốt tròn chia cho chính số đó. Câu 6. Học sinh đọc đúng cao độ các nốt nhạc trong bài TĐN số 2, TĐN số 3. Câu 7. Một số tác phẩm tiêu biểu khác của nhạc sĩ Văn Cao: Làng tôi, Tiến về Hà Nội, Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Ngày mùa, Suối mơ, Thiên Thai, Đàn chim Việt, Thăng Long hành khúc ca, Mùa xuân đầu tiên...và đặc biệt là Quốc ca. 3. Câu hỏi vận dụng cấp độ thấp Câu 1. Hát bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Câu 2. Kẻ khuông nhạc, viết khóa Son và 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. Câu 3. Đọc đúng cao độ và gõ từng nốt đều đặn các nốt nhạc trong TĐN số 1. Câu 4. Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và tiết tấu lời ca bài hát Vui bước trên đường xa. Câu 5. Kẻ khuông nhạc 2/4 gồm 5 ô nhịp và ghi các nốt nhạc lên khuông nhạc đó. Câu 6. Hát đúng nhạc và lời bài TĐN số 2, số 3 và kết hợp các cách gõ theo phách, theo nhịp. Câu 7. Tập hát bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. Học sinh hát bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Câu 2. Học sinh kẻ khuông nhạc, viết khóa Son và 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. Câu 3. Học sinh đọc đúng cao độ và gõ từng nốt đều đặn các nốt nhạc trong bài TĐN số 1. Câu 4. Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và tiết tấu lời ca bài hát Vui bước trên đường xa. Câu 5. Học sinh kẻ khuông nhạc 2/4 gồm 5 ô nhịp và ghi các nốt nhạc lên khuông nhạc đó. Câu 6. Học sinh hát đúng nhạc và lời bài TĐN số 2, TĐN số 3 và kết hợp các cách gõ theo phách, theo nhịp. Câu 7. Đây là nội dung Âm nhạc thường thức giới thiệu tác giả và một tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ đó. Do đó, phần vận dụng cấp độ thấp học sinh chỉ cần tập hát bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao chưa yêu cầu phải hát thuộc hoàn chỉnh bài hát này. 4. Câu hỏi vận dụng cấp độ cao Câu 1. - Hát hòa giọng, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. Câu 2. Viết các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn và các dấu lặng đen, lặng đơn trên khuông nhạc. Câu 3. Hát lời ca: Cùng đùa vui ca hát dưới trăng. Tiếng sáo vi vu trong đêm hè theo giai điệu bài TĐN số 1. Câu 4. Hát hòa giọng, diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát Vui bước trên đường xa. Câu 5. Vẽ sơ đồ cách đánh nhịp 2/4 và tập đánh nhịp 2/4 theo hình vẽ. Câu 6. - Hát bài TĐN số 2, số 3, vừa hát vừa đánh nhịp 2/4. - Vẽ tranh, tìm một số bài hát theo nội dung chủ đề của bài TĐN số 2, TĐN số 3. Câu 7. Viết cảm nhận về bài hát Làng tôi. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN Câu 1. - Học sinh hát hòa giọng, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. Câu 2. Học sinh kẻ khuông nhạc và viết các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn và các dấu lặng đen, lặng đơn trên khuông nhạc. Câu 3. Học sinh ghép lời ca: Cùng đùa vui ca hát dưới trăng. Tiếng sáo vi vu trong đêm hè theo giai điệu bài TĐN số 1. Câu 4. - Học sinh hát hòa giọng, diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát Vui bước trên đường xa. Câu 5. Học sinh vẽ được sơ đồ cách đánh nhịp 2/4 và tập đánh nhịp 2/4 theo hình vẽ. Câu 6. - Yêu cầu học sinh vừa hát bài TĐN số 2, TĐN số 3, vừa hát vừa đánh nhịp 2/4. Chú ý: Phách mạnh đưa tay từ trên xuống, phách nhẹ đưa tay từ dưới lên. - Học sinh về nhà vẽ tranh, tìm một số bài hát theo nội dung chủ đề của bài TĐN số 2, TĐN số 3 Câu 7. Theo sách giáo khoa bài hát Làng tôi có tính chất âm nhạc trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng giàu tình cảm. Bố cục bài hát gọn gàng có dẫn dắt nhiều tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan, tin tưởng. Vì đây là câu hỏi mở nên học sinh có thể trả lời theo cảm nhận của từng em khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan