Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cau 1 bai thu hoach dang 2017...

Tài liệu Cau 1 bai thu hoach dang 2017

.DOC
9
498
88

Mô tả:

Câu hỏi: Đồng chí hãy phân tích những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những truyền thống đó đang được Đảng ta giữ gìn và phát huy ra sao ?. Trả lời: Để trả lời câu hỏi này tôi xin được phép đề cập đến một số điểm cơ bản sau: Trước hết phải khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đó là sản phẩm sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam dưới ánh sáng của thời đại mới; Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin; Phong trào công nhân và Phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về sự ra đời của Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến và có truyền thống yêu nước từ ngàn năm. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã thật sự là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng cộng sản Việt Nam không những là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là đại biểu chân chính cho lợi ích của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân mà còn là lực lượng dẫn dắt phong trào dân tộc chân chính, một Đảng cách mạng vì nước vì dân. Chặng đường vẻ vang hơn bảy thập kỷ qua của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã đạt được những thành tựu kỳ diệu. Tuy nhiên, Đảng cũng còn có những yếu kém, có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm của mình nhưng đã đề ra những biện pháp sửa chữa đúng đắn, kịp thời. Đảng đã công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin cậy, thừa nhận Đảng là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo chân chính duy nhất của cả dân tộc. ở nước ta, ngoài Đảng Cộng sản không lực lượng nào có thể lãnh đạo cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng không ngừng tôi luyện và trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng ta. Trong những truyền thống đó nổi bật nhất là 6 truyền thống cơ bản sau: Thứ nhất là; Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng. Hai là; Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo. Ba là; Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bốn là; Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Năm là; Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Sáu là; Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế… Để thấy rõ những điểm nổi bật của sáu truyền thống trên ta thấy rằng: Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam 1 đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, thắng lợi mà nhân dân, dân tộc ta đánh đổi bằng cả xương máu của các lớp thế hệ con Lạc cháu Hồng. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào cách mạng 1930 – 1931. Đặc biệt là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. Như ba cuộc tổng diễn tập, với khí thế cách mạng vĩ đại của quần chúng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trọn vẹn, đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu sau khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi khảo nghiệm sáng kiến của nhân dân, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới. Với sự cố gắng của các tổ chức Đảng ở trong nước và của các đồng chí hoạt động ở nước ngoài Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3/1935) đề ra chủ trương đường lối và tổ chức hoạt động của Đảng. Đại hội đã đánh dấu sự khôi phục của tổ chức Đảng từ Trung ương đến đại phương, thống nhất phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương mới, đem lại niềm tin cho đảng viên và quần chúng. Những năm 1936 – 1939, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1936, 1937 và 1939 đã có những quyết định kịp thời về chuyển hướng hình thức tổ chức và sử dụng những hình thức đấu tranh phù hợp, dấy lên cuộc vận động dân chủ rộng lớn – một hiện tượng hiếm có xảy ra ở một nước thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939), thực dân Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng, phát xít Nhật đánh chiếm Việt Nam và Đông Dương, Nhật – Pháp câu kết thống trị dân tộc ta, loàm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phát xít Nhật phát triển gay gắt. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) đã nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11/1940) tiếp tục chủ trương đó. Tháng 1/1941, sau gần 30 năm hoạt động ở nước ngoài lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, hoạt động bí mật không có điều kiện họp Đại hội đại biểu toàn quốc định kỳ, các Hội nghị Trung ương, Hội nghị Ban thường 2 vụ Trung ương và Hội nghị cán bộ Đảng có vai trò quan trọng. Cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 5/1941. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng 3/1945 và bản Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Trên cương vị là Người đứng đầu Đảng và Chính phủ, Hồ Chí Minh đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng chiến thắng giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Sau tháng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng đã nắm chính quyền toàn quốc nhưng do hoàn cảnh lịch sử khó khăn, phức tạp Đảng phải rút vào bí mật để thực hiện sự lãnh đạo kín đáo và khôn khéo. Các Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã trực tiếp quyết định những vấn đề về chiến lược và sách lược của Đảng và Nhà nước cách mạng về xây dựng chế độ mới và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng 11/1945 với bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”; Hội nghị BCH TW Đảng mở rộng 3/1946 với chủ trương “Hoà để tiến”; Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng 12/1946 với bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III đã có nhiều Hội nghị với những Nghị quyết quan trọng, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Năm (1961) bàn về phát triển nông nghiệp. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (1962) bàn về phương hướng, xây dựng và phát triển công nghiệp. Hội nghị lần thứ Tám (1963) bàn về phát triển kinh tế quốc dân. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Mười (1964) tập trung bàn về thương nghiệp và giá cả. Các Hội nghị Trung ương lần thứ mười chín (1971), lần thứ Hai mươi (1972) và lần thứ Hai mươi hai (1973) về phát triển kinh tế quốc dân ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp cách mạng miền Nam và chống Mĩ cứu nước, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đã giành nhiều Hội nghị với những nghị quyết quan trọng để lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời. Hội nghị Bộ Chính trị (1/1961) ra Chỉ thị “Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Tháng 2/1962 Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về công tác cách mạng miền Nam”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (12/1963) bàn về “Phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Nam và đường lối quốc tế của Đảng trong tình hình mới”. Các Hội nghị Trung ương lần thứ mười một (3/1965) và lần thứ mười hai (12/1965); Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (1967) về đẩy mạnh đấu tranh công tác ngoại giao. Chủ trương mở cuộc tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 18 (1970) với chủ trương “Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của đế quốc Mỹ”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 (1971) là “Kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Sau khi ký Hiệp định Pari, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai vẫn ngoan cố tiếp tục chiến tranh, vi phạm Hiệp định. Trước tình hình đó Hội ghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 21 (1973) đã có Nghị quyết quan trọng khẳng định “Con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng”, phát triển lực lượng về mọi mặt để giành thắng lợi hoàn toàn. Những quyết định về phương án giải phóng miền Nam đã được Hội nghị Bộ Chính trị họp ngày 30/9 đến 8/10/1974 và từ 18/12/1974 đến 8/1/1975 thông qua trực tiếp đưa đến thắng lợi hoàn toàn của Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. 3 Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã họp tháng 12/1976 tại Hà Nội. Đại hội đã tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Đại hội đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng phát triển kinh tế trên cả nước. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân cả nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Đó là khó khăn và cũng là thách thức mới. Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra những chủ trương, biện pháp để kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đã cụ thể hoá đường lối của Đại hội IV thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, xác lập quan hệ sản xuất mới, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội theo những chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội đã đề ra. Tình hình kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân có nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và cũng do sự trì trệ, kém hiệu quả của cơ chế quản lý cũ… Từ trong khó khăn đó Đảng và nhân dân ta đã bắt đầu có những khảo nghiệm thực tế và tìm tòi cách thức, cơ chế quản lý mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu khoá IV (9/1979) đã mở đầu cho quá trình tìm tòi, đổi mới chủ trương khuyến khích mọi lực lượng và năng lực sản xuất làm cho sản xuất bung ra làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Các Hội nghị Trung ương tiếp theo và những quyết dịnh của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã hướng vào sự tìm tòi, đổi mới cơ chế quản lý “Trong cuộc trường chinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, ở đâu và lúc nào cũng có Đảng. Đảng đi đầu trong chiến đấu. Đảng xông pha nơi khó khăn. Đảng gắn bó với nhân dân bằng những gì Đảng đã làm cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong giai đoạn mới, Đảng quyết làm tất cả vì phồn vinh của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân” (1) Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đã tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm và dài hạn, công tác tư tưởng và tổ chức bảo đảm nhiệm vụ kinh tế, xã hội về phân cấp quản lý kinh tế, xây dựng và tăng cường cấp huyện, những vấn đề về phân phối lưu thông. Trải qua mười năm lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đã nêu bật những thành tựu của 10 năm đổi mới về nhịp độ phát triển kinh tế, những chuyển biến tích cực về mặt xã hội; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh; thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị và phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại. Đại hội đặc biệt nhấn mạnh nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá, đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. 4 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Năm (7/1998) đã thông qua Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (10/1998) thảo luận và quyết định những vấn đề kinh tế – xã hội để khắc phục những khó khăn yếu kém, vượt qua những thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ các nước trong khu vực. Hội nghị Trung ương sáu (lần 2) họp tháng 1-2/1999 đã thảo luận và ra Nghị quyết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” mở cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng… Có thể thấy rằng sự lãnh đạo của Đảng từ khi mới ra đời cho dù còn non trẻ qua các kỳ Đại hội nhưng vẫn giữ vững được những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là giữ vững Cương lĩnh, đường lối đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng; Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh suyên suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhân dân ta. Tinh thần độc lập tự chủ, vận dụng sáng tạo và vấn đề đoàn kết, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức luôn được đặt lên hàng đầu điều đó được thể hiện qua các cuộc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương; Thể hiện trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước ngoặt lịch sử phải đương đầu với mọi thử thách dù hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua, Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như con ngươi của mắt mình”. Đảng ta không chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Và chính là kết quả của quá trình phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của Đảng. Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc thể hiện tinh thần cách mạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Đây là kết quả tất yếu của sự chuẩn bị công phu, gian khổ với những bước đi phù hợp thể hiện năng lực tổ chức tài tình của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; Là sự thắng thế của tư tưởng vô sản đối với đường lối chính trị của giai cấp tư sản. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ đơn độc, biệt lập của phong trào dân tộc Việt Nam. Từ đây gắn chặt phong trào cách mạng nước ta gắn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh thời đại và sức mạnh trong nước, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng lãnh đạo cách mạng không phải là một đặc quyền, đặc lợi mà là sứ mệnh lịch sử, là trách nhiệm nặng nề, vẻ vang của Đảng với giai cấp, với dân tộc được nhân dân giao phó” (2). Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trên nền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó 5 là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta không chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà còn tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “... Đảng ta vĩ đại như biển rộng núi cao, Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình. Đảng ta là đạo đức, là văn minh, Là thống nhất, độc lập, là hoà bình ấm no. Công ơn Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”. Thật vậy, kể từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân, cùng nhân dân mình viết nên những trang sử chói lọi, trong đó mỗi kỳ Đại hội Đảng, mỗi thời đoạn của cách mạng Việt Nam là một dấu son không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc./. (1) Trích Báo cáo Chính trị BCHTW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (2) Trích Nghị quyết Trung ương 7 khoá VI Câu 3: Đồng chí cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên ? Vì sao vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đối với một đảng viên ? Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của đảng viên như thế nào ?. Trả lời: Đối với mỗi cá nhân muốn trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tự mình trả lời những câu hỏi: Tại sao ta vào Đảng ? Vào Đảng để làm gì ?, Mục tiêu lý tưởng của Đảng ta là gì ?. Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Vì sao chúng ta vào Đảng ? Phải chăng để thăng quan, phát tài ? Không phải !... Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên”. Cũng trong Di chúc của mình, Người viết “... Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...”. Những người muốn vào Đảng phải xây dựng cho mình được động cơ đúng đắn bởi nó có ý nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành đảng viên, nó sẽ là động lực lớn thúc đẩy mọi hành động, việc làm của chúng ta sau này. Để trở thành một đảng viên mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Bản lĩnh chính trị được thể hiện ở tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng 6 không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu, trung thành với lợi ích của Đảng, với lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc, suốt đời tận tâm trung thành phục vụ cho Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thấy sai phải biết phê phán... Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Khí tiết của người cách mạng là “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Đây chính là nét nổi bật của người đảng viên. Hai là, Không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng. Là một người đảng viên chân chính, mẫu mực không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà phải gương mẫu hoàn thành tốt, đảm bảo chất lượng công việc cũng như đem lại hiệu quả cao. Để làm được điều đó đòi hỏi người đảng viên không chỉ nâng cao về năng lực mà còn cả năng lực về trí tuệ và năng lực thực tiễn, không ngừng học hỏi trau dồi để đủ kiến thức đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Ba là, người đảng viên phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể cũng như các công tác xã hội. Điều đó được thể hiện ở ngay chính nơi ở, nơi làm việc cũng như các mối quan hệ với các quần chúng khác, biết lắng nghe, hiểu được tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết chăm lo đến lợi ích, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vận động nhân dân sống và làm việc theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những hoạt động chính là cơ hội tốt giúp cho chúng ta tiến bộ, trưởng thành về chính trị, tạo dựng sự tín nhiệm của nhân dân tạo đà cho mỗi quần chúng phấn đấu trở thành đảng viên. Bốn là, tích cực tham gia xây dựng Đảng cơ sở. Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng chúng ta không những tự giác thừa nhận, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng mà còn cần tích cực tham gia xây dựng Đảng, giúp Đảng phát hiện những quần chúng mất tư cách đạo đức, phát hiện những đảng viên tha hoá về đạo đức, lối sống, chống tham nhũng trong Đảng... Năm là, mỗi người chúng ta không ngừng đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động quần chúng nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh... Động cơ thôi thúc chúng ta phấn đấu vào Đảng là để đứng trong một tổ chức tự nguyện của những người cùng chung một chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH. Mỗi người chúng ta nguyện phấn đấu vào Đảng chính là tự nguyện dấn thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, không sợ khó, sợ khổ, quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường dẫn đến mục tiêu CNXH. Mỗi đảng viên phải hiểu rõ cơ hội lớn của công cuộc đổi mới hiện nay, ra sức nắm bắt để vận dụng vào nhiệm vụ của mình; phải tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, bảo đảm toàn thể thống nhất trong nội bộ làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, tích cực làm công tác phát triển đảng viên mới. 7 Cái được lớn nhất khi vào Đảng là có cơ hội được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Động cơ vào Đảng đúng đắn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết quyết định. Bởi, chỉ có động cơ đúng đắn mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của Đảng và Đảng cũng chỉ kết nạp những người giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết không thu nhận vào hàng ngũ mình những người có động cơ thiếu trong sáng, lệch lạc, càng không để cho các phần tử cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn chúng ta ta cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng bằng chính việc làm hàng ngày của mình, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra, thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, kiêu căng, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩ cách mạng. Lúc sinh thời Bác Hồ đã căn dặn “... Nếu không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào Đảng. Bởi Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh cao cả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập và chủ nghĩa xã hội chứ không phải là nơi để tìm kiếm danh vọng, địa vị, thu hái lợi lộc...”. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là niềm tin, lẽ sống, là động lực tinh thần to lớn của mỗi chúng ta. Tại Điều 1 Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn của đảng viên như sau: 1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. 2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Tại Điều 2 Điều lệ Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định nhiệm vụ của đảng viên: 1. Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục từng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. 2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thựuc hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 8 4. Tham gia xây dựng bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục từng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyện tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định quyền của đảng viên như sau: 1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. 2. ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. 4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Qua quá trình nghiên cứu và học tập về Đảng tôi nhận thấy rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi. Trong thời đại ngày nay, với mục tiêu và lý tưởng cao đẹp mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn và xây dựng. Tôi tha thiết và mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng để góp sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc và xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với lý tưởng cách mạng, nguyện đi theo con đường mà Đảng, Bác cùng toàn thể nhân dân đã lựa chọn. Mong rằng, Chi uỷ, Đảng uỷ giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được đứng trong hàng ngũ của Đảng./. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng