Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cát tân cdong ngheo th...

Tài liệu Cát tân cdong ngheo th

.DOCX
15
425
67

Mô tả:

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo đã được đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo dưới góc độ công tác xã hội mới được đề cập đến trong một số công trình: Xóa đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Poverty eradication and the role for social workers) của Nairobi (tháng 01 năm 2010) chỉ ra tác động của nghèo đói tới đời sống của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương; đồng thời đưa ra 3 phương pháp tiếp cận để xóa đói giảm nghèo là: - Tham vấn và sự tham gia của các cá nhân, gia đình và các nhóm dân cư trong các tình huống nghèo. Đây được coi là những yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. - Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp, các dự án nhằm giảm bớt nghèo đói, hỗ trợ họ tăng sự tự tin vào bản thân là phương pháp phổ biến mà nhân viên công tác xã hội đã từng sử dụng trong quá khứ. 3 - Nhấn mạnh đến vai trò của các phương pháp và hợp tác quốc tế, nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. Ở cấp độ vi mô, nhân viên xã hội làm việc để đối phó với đói nghèo đánh giá được rủi ro, lầm việc một cách sáng tạo để giúp cá nhân, cộng đồng hiểu được tình hình của họ dẫn đến thay đổi hành vi và môi trường sống. Phát triển cộng đồng đòi hỏi kỹ năng phân tích cộng đồng, lập kế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và hoạt động xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Nhân viên xã hội làm việc với người nghèo và chứng kiến hành vi thay đổi của họ. Trong phương pháp này, cộng đồng thực hành kết hợp làm việc với các cá nhân, gia đình và có công việc cộng đồng, tập trung vào nguồn lực và cơ hội tăng cường cùng với năng lực cá nhân để cá nhân phát hiện ra nguyên nhân nghèo đói của họ. Đó là điều cần thiết để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả [29]. Bài viết Vai trò của công tác xã hội trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines: tư tưởng, chính sách và các ngành nghề (The role of socail work in Philippines poverty – reduction program: ideology, policy and the profession) xem xét vai trò của công tác xã hội trong 03 chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines, nhấn mạnh đến việc kiểm tra tập trung vào các giá trị và nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện và môi quan hệ với quan niệm cụ thể của công tác xã hội. Có ý kiến cho rằng, vai trò của công tác xã hội trong các chương trình này phản ánh từ tư tưởng thống trị trong chính sách xã hội của Philippines. Tính hợp pháp nhận thức của phương pháp tiếp cận có liên quan đến mức độ mà họ thể hiện quan niệm chủ đạo của các vấn đề xã hội và công tác xã hội, đặc trưng bởi sự tham gia của nhân viên và khách hành tập trung với mục đích bằng sự thay đổi trong các cá nhân và môi trường sống trực tiếp của mình [30]. 4 Đói nghèo và bất bình đẳng tại Việt Nam: Trên bài viết này dựa trên nhứng đánh giá về khí hậu, nông nghiệp và không gian để đánh giá tình hình nghèo đói và sự bất bình đẳng ở Việt Nam (WB, 2004). Vấn đề nghèo ở Việt Nam: Trong tác phảm này đã đưa ra những vấn đề chung nhất về nghèo đói ở Việt Nam những tác động của nghèo đói lên đời sống nhân dân và an sinh xã hội. Nhứng khía cạnh, những vấn đề của nghèo đói (Bùi Thế Giang (dịch), 1996). Nhìn chung trên đã đạt được kết quả góp phần đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo và vai trò của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. 2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện ở nước ta, đáng chú ý là một số công trình sau: Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam của Lê Xuân Bá và các đồng nghiệp đã đưa ra được cái nhìn chung, tổng quát nhất về tình hình nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; chỉ rõ, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ giai cấp và các mối quan hệ xã hội khác nhau. Công tác xóa đói giảm nghèo được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh việc đánh giá tình hình chung, tác phẩm còn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững [2]. Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và những số liệu thông kê, tác giả đã đánh giá tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đồng thời tác giả còn chỉ ra được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường [13]. Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay: tác phẩm đã đánh giá được thực trạng nghèo đói ở nông thôn Việt Nam sau 3 năm dỡ bỏ
MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm tỉ lệ 14% dân số cả nước. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.. công tác giảm nghèo luôn hướng tới cộng đồng, cộng đồng phải tham gia một cách tích cực thì hiệu quả với đạt đến mức cao nhất. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng: sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giảm nghèo còn quá hạn chế. Vậy để giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số thì Đảng, Nhà nước và các tổ chức có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo và lấy con người làm trung tâm của giảm nghèo. Trước thực trạng chung đó, viê ̣c phát huy sự tham gia của người dân là vô cùng cần thiết, Thạch Thàch là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao so với tỉnh cũng như so với cả nước, hiện tượng thiếu ăn, đứt bữa của người dân trong huyện còn nhiều. Và xã Thành Minh là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Thạch Thành chủ yếu có hai dân tộc sinh sống đó là người Kinh và người Mường. Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Từ những thành tựu to lớn của công tác giảm nghèo đã góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế: thu nhập của người dân chủ yếu là xoay quanh mức cận nghèo, kết quả giảm nghèo thì không được bền vững, đặc biệt với những vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì giảm nghèo lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ. Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. làm đề tài cho bài tiểu luận môn học CTXH với người nghèo, Và vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ hơn. Mặc dù có nhiều cố gắng,xong bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót,rất mong sự góp ý của cô và các bạn đọc để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TRONG GIẢM NGHÈO 1.1. Những vấn đề chung về nghèo đói và khái niệm về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo 1.1.1. Một số khái niệm về người nghèo Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn, nhưng không đứt bữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, không có hoặc không đủ các điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu về học tập, chữa bệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác. Khái niệm chuẩn nghèo Để đo lường nghèo hay xác định được người nghèo, phải đo lường được tất cả các khía cạnh về thu nhập, sự thiếu hụt hay sự không thỏa mãn tất cả các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, thu nhập bình quân/tháng, nhu cầu tiếp cận thông tin ( điện thoại, tivi, radio), nhu cầu ăn (dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm,…), nhu cầu về mặc (đẹp, ấm,…), nhu cầu về ở (diện tích, chất lượng nhà ở), … Chuẩn nghèo quốc gia quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc và dùng để xác định hộ nghèo. Chuẩn nghèo không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam, từ năm 2015 trở về trước, hộ nghèo được xác định là hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Từ 2016- 2020, người nghèo, hộ nghèo được xác định dựa trên cả tiêu chí về thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Cụ thể: Chuẩn nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là: - Thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. - Nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Khái niệm hộ nghèo, người nghèo - Người nghèo: là những người có cuộc sống bấp bênh vì không được tiếp cận với các chính sách, dịch vụ. Họ thiếu các điều kiện đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chăm sóc sức khỏe; tiếp cận với các kết cấu hạ tầng và các nguồn lực xã hội kém; thiếu tự tin và dễ tổn thương; ít có điều kiện tham gia vào các quyết định của địa phương. Để xác định người nghèo cần căn cứ vào sổ chứng nhận hộ nghèo. Người nghèo là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo dõi quản lý hộ nghèo. - Hộ nghèo theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống, hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu về thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 1.1.2 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo Khái niệm sự tham gia Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người “tham gia” vào sự phát triển của địa phương thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng. Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ sự tham gia luôn là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển. Từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng vào bảo đảm sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển. *Sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước. Sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo bao gồm: • Sự tham gia trong chương trình giảm nghèo: là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ phát triển của Chính Phủ. • Sự tham gia trong phát triển kinh tế hộ: trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động đa đạng sinh kế khác( làm thuê, làm công ăn lương…..) • Sự tham gia trong tương trợ người nghèo: đổi công, cho công …. • Sự tham gia trong giữ gìn phong tục tập quán, xóa bỏ hủ tục: tham gia các lễ hội… 1.1.3. Vai trò của sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo. Qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng trong nền kinh tế thị trường, cộng đồng dân tộc đóng vai trò quan trọng. Cộng đồng dân tộc đã và đang trở thành tác nhân tham gia quản lý xã hội, với các vai trò nổi bật như cung cấp dịch vụ; điều hoà mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội; tự quản, bảo vệ quyền lợi của các thành viên và xây dựng lòng tin. Phát triển KT đóng vai trò nòng cốt cho sự phát triển của toàn xã hội, còn phát triển VHXH lại đóng vai trò không thể thiếu của đời sống xã hội, nó đảm bảo cho đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội; cả các hoạt động phát triển KT và các hoạt động phát triển đều. Vì vậy để XĐGN nhanh và bền vững cần phát triển đồng bộ cả KT và VH- XH. Tuy nhiên phát triển KT- VH- XH như thế nào cho hợp lý thì không chỉ cần một cá nhân mà nó đòi hỏi sự tham gia của cả cộng đồng. Trong các hoạt động phát triển KT của các chương trình giảm nghèo, cộng đồng các dân tộc là đối tượng thụ hưởng, là mục tiêu nhắm tới của các các chương trình giảm nghèo do Nhà nước, địa phương thực hiện. Khi thực thi thì cộng đồng các dân tộc có vai trò chủ yếu thực hiện và thụ hưởng. Cũng là yếu tố quan trọng, quyết định trong thực hiện hiệu quả và thành công của các chương trình hay chính sách đó. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng hoặc họ chỉ đóng vai trò thụ hưởng trong chương trình, dự án hay các chính sách đó thì sẽ thiếu đi mục đích hỗ trợ, lực lượng để thực hiện, và cũng không thể có kết quả cao, hoặc hỗ trợ có thể sai lệch. Các hoạt động chương trình, dự án nhằm vào những người nghèo trong cộng đồng các dân tộc, do vậy cộng đồng các dân tộc vừa đóng vai trò là khách thể vừa đóng vai trò là chủ thể để các hoạt động này “tấn công” vào đó nhằm tạo điều kiện cho họ đạt được các điều kiện sống về vật chất và tinh thần ở mức tối thiểu. 1.2. TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI 1.2.1 Sơ lược về tình trạng nghèo đói ở ViệtNam Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 9,79% so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Như vậy, việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đã tăng tỉ lệ hộ nghèo từ dưới 5% năm 2015 lên hơn 9% năm 2016. Đây là kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các địa phương Theo kết quả điều tra, khu vực miền núi Tây Bắc có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước với 34,52%, tiếp theo là Tây Nguyên và miền núi Đông Bắc với 20,74%. Đông Nam bộ có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước với 1,23%, tỉ lệ hộ nghèo của Đồng bằng sông Hồng cũng chỉ 4,76%. Điện Biên (48,14%), Hà Giang (43,65%), Cao Bằng (42,53%)... là những tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Trong khi đó, Bình Dương là địa phương duy nhất không có hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo mới. TPHCM cũng có tỉ lệ hộ nghèo (0,02%) và cận nghèo (0,2%) rất thấp. Đây là những địa phương có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước. Trên cơ sở phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, đánh giá chi tiết về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ở các địa phương, Bộ LĐ-TBXH sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án hỗ trợ cho các đối tượng theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình đối với những chiều thiếu hụt. Một số chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội chung cho đối tượng hộ nghèo trên toàn quốc như các chính sách hỗ trợ tạo sinh kế, vay vốn tín dụng ưu đãi... vẫn sẽ được duy trì để các hộ gia đình có điều kiện bảo đảm cuộc sống, nâng cao thu nhập, từ đó có thể tự nâng cao khả năng tiếp cận của hộ gia đình với các dịch vụ xã hội cơ bản. 1.2.2.Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo * Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI: khẳng định, giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư * Pháp lệnh dân chủ cơ sở: Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ XĐGN và nâng cao đời sống cho cộng đồng các dân tộc thiểu số như: Chương trình 134, 135, 30a.... Nhưng cho đến nay, các chương trình vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là còn ít có sự tham gia của chính đồng bào trong việc đưa ra các quyết định và sự giám sát, đánh giá. Tuy nhiên bên cạnh đó phải kể đến những địa phương thực hiện tốt những chương trình giảm nghèo này nhờ vào sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong công tác XĐGN nói chung và hoạt động phát triển VHXH nói riêng. PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân 2.1 Khái quá trung về xã Cát Tân 2.1.1 Đặc điểm địa lý, địa hình * Đặc điểm địa lý Xã Cát Tân nằm ở phía tây bắc của huyện Như Xuân, cách trung tâm huyện khoảng 7 km về phía Đông. Có chiều dài dọc theo Yên Cát – Cát Vân từ đầu xã đến cuối xã khoảng 5 km. có vị trí địa lý: Từ 105º42´30´´ kinh độ phía Tây. Đến 105º 44´ 42´´ kinh độ phía Đông. Từ 19º 35´ 44´´ vỹ độ phía Nam Đến 19º 16´ 37´´ vỹ độ phía Bắc. Có gianh giới tiếp giáp với các xã như sau: phía Đông giáp xã Yên Lễ; phía Nam giáp xã Hóa Quỳ; phía Tây giáp xã Cát Vân và phía Bắc giáp xã Thượng Ninh. Vị trí địa lý của xã tương đối thuận lợi, có các tuyến đường liên xã đi đến các xã khác thuộc huyện và mạng lưới các tuyến đường liên xã, liên thôn được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa cũng như đi lại của người dân. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên xã Cát Tân có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. * Đặc điểm địa hình Xã Cát Tân có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình tuyệt đối từ 300– 400 m, độ dốc trung bình từ 15 - 20º. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, tạo ra những dải đất cao thấp xen kẽ nhau nhưng độ chênh lệch không lớn tạo điều kiện thuận lợi cho viêc bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ bản. Thời tiết, khí hậu, thủy văn + Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ hàng năm là 8500ºC - 8600ºC, biên độ nhiệt dao động từ: 12 - 13ºC, biên độ ngày: 5,5 -6,0ºC. Những tháng có nhiệt độ cao là từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân từ 28 – 29 ºC. Ngày có nhiệt độ cao nhất chưa quá 41ºC. Những tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. + Mưa: Tổng lượng mưa trong năm từ 1600mm – 1800mm, lượng mưa tập trung vào tháng 6 – 10 ( chiếm 80% lượng mưa cả năm): tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. + Độ ẩm không khí: Trung bình trong năm từ 80 – 86%, các tháng 2,3,4 có độ ẩm xấp xỉ 90%. + Gió: thông thường có 2 hướng gió chính, đó là gió mùa Tây Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 1,8 – 2,2m/s. Ngoài ra còn có các đợt gió Tây Nam khô nóng và gió bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9 ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người. + Thiên tai: chủ yếu là hạn hán, gió bão, rét đậm, rét hại, sương muối gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tóm lại: Các yếu tố khí hậu, thời tiết nhìn chung thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng vật nuôi. Đặc biệt tổng nhiệt độ trong năm lớn, có thể trồng được nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm nhất là đối với các loại cây hoa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tài nguyên rừng, đất rừng Xã Cát Tân có diện tích đất lâm nghiệp lớn khoảng 1.165,53 ha (chiếm 70,4% diện tích đất tự nhiên), trong đó có 151,38 ha rừng phòng hộ và 1.114,15ha rừng sản xuất. Về cơ bản diện tích đất lâm nghiệp của xã có rừng, với các loài cây lâm nghiệp quý như lim, lát hoa, ngoài ra còn có các loại cây keo, tràm, xà cừ, luồng, nứa.... Trong những năm qua do ổn định được lương thực, đời sống nhân dân được cải thiện nên áp lực tác động vào nguồn tài nguyên rừng đã giảm đi đáng kể, công tác bảo vệ rừng được quan tâm. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Xã Cát Tân có diện tích đất tự nhiên là 1.655,11ha, trong đó có hơn 2/3 là diện tích đất đồi núi. Đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 1.503,73 ha chiếm tỷ lệ 90,85% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa nước chỉ có 288,16 ha chiếm 19,16%, đất trồng cây hàng năm chỉ có 324,23 ha chiếm 21,56% còn lại là đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 1.503,73 ha chiếm tỷ lệ 90,85% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa nước chỉ có 288,16 ha chiếm 19,16%, đất trồng cây hàng năm chỉ có 324,23 ha chiếm 21,56% còn lại là đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Năm 2013 có sự biến động nhẹ nhưng không đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 1.469,2 ha chiếm 88,76% và đến năm 2014 giảm nhẹ xuống 1447,80 ha chiếm 74,13%. Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 là 243,65 ha chiếm 14,72% đến năm 2013 tăng lên 244,20 ha chiếm 14,75%, đất khu dân cư năm 2013 là 112,79 ha chiếm 6,80% tăng 0,02% so với năm 2012. Đến năm 2013 có những sự thay đổi nhẹ, không đáng kể, tuy nhiên ở năm này thì diện tích cây trồng hàng năm đã có sự thay đổi khi mà chỉ còn 322,15 ha, tức là chỉ bằng 99,36% so với năm 2012 với diện tích 324,23 ha, đất phi nông nghiệp và dân cư cũng thay đổi nhẹ theo hai hướng khác nhau. Nếu đất phi nông nghiệp tiếp tục giảm thì đât dân cư lại tăng. Đó cũng là điều tất yếu trong quá trình phát triển. 2.2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số về các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân 2.2.1. Thành phần dân tộc, thực trạng nghèo đói tại xã Cát Tân -Thành phần dân tộc tại xã Cát Tân Có thể nói, thành phần dân tộc là cấu trúc bên trong cộng đồng, tạo nên cộng đồng dân cư, là yếu tố quyết định đến sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình, dự án giảm nghèo. Ở mỗi cộng đồng có các đặc điểm về điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, trình độ nhận thức khác nhau dẫn tới sự tham gia của cộng đồng cũng khác nhau Theo ket qua thong ke cua so LDTBVXH, hiện nay trên địa bàn xã Cát Tân có 4 dân tộc hiện đang sinh sống, trong đó dân tộc Thổ chiếm đa số 1395 người (chiếm 48,93%), còn lại là dân tộc kinh 918 người (chiếm 32,20%), dân tộc Thái 195 người (chiếm 17,36%), dân tộc mường chiếm (1,51%). Có thể nhận thấy tuy xã Cát tân là một địa bàn tương đối nhỏ, nhưng có thành phần dân tộc đa dạng, dân tộc thiểu số chiếm tỉ trọng cao. Điều này ảnh hưởng đến thực hiện các chính sách, hay việc phân cấp quản lý hành chính, thực hiện các chương trình, dự án triển khai, huy động sự tham gia. Thực trạng nghèo đói tại xã Cát Tân Xã Cát Tân là một xã nghèo của Huyện Như Xuân, một trong những huyện nghèo của cả nước. Trong những năm qua xã luôn nhận được sự quan tâm từ phía chính quyền các cấp, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo. Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30-01-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015 , thì những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,80 triệu đồng/người/năm) trở xuống thì được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6,00 triệu đồng/người/năm) trở xuống thì được coi là hộ nghèo. Theo tiêu chí này, năm 2012 ở xã Cát Tân có tổng số hộ nghèo là 262 hộ, chiếm khoảng 43.61% đây là một tỉ lệ khá cao, đòi hỏi chính quyền các cấp, người dân phải tích cực, chủ động giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Đến năm 2013 tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống 38,16% tương đương với 5,45%, đến năm 2014 tỉ lệ hộ nghèo còn lại 32,93%, tương đương giảm 5,23%. Đây là một con số đáng mừng khi mà trong 3 năm trở lại đây tỉ lệ hộ nghèo trong xã đều giảm khoảng 5%, cận nghèo mỗi năm giảm khoảng 3%, Có được điều này là nhờ sự nỗ lực, vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, sự tham gia của người dân, các chương trình dự án như; CT134, CT135, CT30a, CT xây dựng nông thôn mới…đã dần đi vào hiệu quả. Tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn còn ở mức cao, hộ nghèo là 32,93%, cận nghèo là 27,21% năm 2014, đây là một con số đáng lo ngại khi mà nhiều chương trình, dự án đã triển khai được một thời gian dài, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo, giảm hàng năm còn thấp, tỉ lệ tái nghèo còn ở mức cao mỗi năm trên 10% . Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, huy động sự tham gia của chính quyền địa phương, sự tham gia của người dân, để công tác giảm nghèo diễn ra nhanh và bền vững. Điều đáng nói ở đây là tính riêng trong năm 2014 thì trong tổng số 219 hộ nghèo trên toàn xã thì đã có tới 116 hộ thuộc dân tộc Thổ và 52 hộ là dân tộc Thái (tức là hơn 76% tổng số hộ nghèo toàn xã), một con số rất lớn. Chính vì vậy mà đề tài tập trung vào cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân đối tượng tác động nhiều nhất đến công tác giảm nghèo. 2.2.2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân -Các hoạt động của địa phương và nhà nước triển khai trong chương trình giảm nghèo Trong hoạt động giảm nghèo tại xã Cát Tân, những năm vừa qua nhà nước đã và đang đầu tư, thực hiện nhiều chính sách bao gồm: Chương trình 30a giảm nghèo nhanh và bên vững đối với 62 huyện nghèo; chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình khó khăn; chương trình 167 về hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở; chương trình xây dựng nông thôn mới và một số chương trình, dự án của các tổ chức khác. Các chương trình này bao gồm 2 hoạt động chính là xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ người nghèo. + Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: xây dựng trụ sở ủy ban nhân dân xã, đường, thủy lợi, trạm điện… + Hoạt động hỗ trợ phát triển gồm: Miễn giảm học phí và hỗ trợ giáo dục, BHYT, nước SH, nhà ở, hỗ trợ vốn, hỗ trợ đầu vào, tập huấn khuyến nông.Những hoạt động trên đây đã và đang thực hiện và đạt được kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn xã, các hoạt động này phần nào giải quyết được nguyên nhân cơ bản của đói nghèo,huy động được phần lớn nhân dân tham gia và đạt kết quả tích cực. -Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong hoạt động xây dựng CSHT Xây dựng CSHT là cách hỗ trợ cơ bản nhất giúp địa phương phát triển sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa, nâng cao đời sống, nhu cầu sinh hoạt đi lại và giao lưu kinh tế của người dân, nhất là người dân tộc thiểu số ít có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tin và sự phát triển bên ngoài. Chương trình hỗ trợ xây dựng CSHT được Nhà nước hỗ trợ trong các CTMTQG được triển khai trên địa bàn xã Cát Tân bao gồm: CT135, NQ30a, XD nông thôn mới. Sự tham gia của người dân vào các công trình này bao gồm ở các khâu: biêt, xác định nhu cầu ưu tiên, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá hưởng lợi và quản lý. Tuy nhiên ở một số khâu do không được yêu cầu tham gia nên trong phạm vi bài của mình tôi chỉ làm rõ sự tham gia của người dân trong 4 khâu. Theo so lieu thong ke nam2015,trong giai đoạn 2013-2014 tại địa bàn xã Cát Tân đã xây dựng 2 công trình chủ yếu là đường nông thôn mới và trụ sở ủy ban nhân dân xã, do được phổ biến tuyên truyền tốt, các công trình phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân nên nhiều khâu tham gia với tỉ lệ tối đa 100% đây là một con số đáng mừng, thể hiện sự đúng đắn của cán bộ trong việc xác định nhu cầu của người dân, huy động sự tham gia của người dân, qua đó người dân cũng tham gia đầy đủ,tích cực. Cụ thể: ở cả 2 công trình là xây dựng đường nông thôn mới và xây dựng trụ sở ủy ban nhân dân xã, mức độ tham gia trong các khâu biết, đóng góp, và hưởng lợi ở cả 2 dân tộc Thổ và Thái đều có sự tham gia tối đa 100%, tuy nhiên thì ở khâu quản lý thì thấp hơn, sự tham gia của người dân tộc Thổ vào quản lý đường nông thôn mới và trụ sở UBND xã chỉ đạt 25% và 0%, ở dân tộc Thái đạt 67% và 0%, qua đó đưa tỉ lệ chung tham gia biết,đóng góp, hưởng lợi đạt 100%, và 45% người dân tham gia quản ý đường nông thôn mới. Qua đó thấy rằng sự tham gia quản lý chưa thực sự cao là do tâm lý người dân chưa thật sự quan tâm tới việc giữ gì những tài sản công, họ xem những công trình công không phải của họ, trong khi đây là một khâu hết sức quan trọng, chỉ có sự chung tay tham gia quản lý của người dân thì những công trình mới có tính bền vững, sự đầu tư của nhà nước mới mang lại hiệu quả. Ta dễ nhận thấy có sự khác nhau về tỉ lệ tham gia của 2 dân tộc Thổ và Thái ở khâu quản lý trong công trình đường nông thôn mới. Cụ thể: Tỉ lệ tham gia của dân tộc Thổ ở khâu này là 83% trong khi của dân tộc Thái thấp hơn đạt 67%, sự khác nhau như vậy là do cộng đồng dân tộc Thổ có nhận thức cao hơn dân tộc Thái trong việc giữ gìn tài sản công, trong khi chính quyền ở thôn cũng có các biện pháp quản lý, tuyên truyền sâu rộng hơn. Điều đáng chú ý là trong khâu quản lý ở công trình trụ sở ủy ban nhân dân xã thì cả 2 dân tộc Thổ và Thái đều không tham gia quản lý, điều này sẽ phải đáng để chính quyền địa phương lưu tâm hơn trong việc phổ biến tuyên truyền để người dân tham gia, góp phần bảo vệ, giữ gìn công trình. Về mức độ đóng góp của hộ, tại địa bàn xã từ năm 2012-2014 trên địa bàn xã tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng như trụ sở UBND xã, đường nông thông mới, trạm điện, tuy nhiên một số công trình được xây dựng hoàn toàn bằng vốn từ nhà nước nên người dân không phải đóng góp, người dân chỉ đóng góp ở 2 công trình là trụ sở UBND xã, và đường nông thôn mới và chủ yếu đóng góp bằng tiền. Cụ thể: đối với dân tộc Thái chủ yếu tập trung ở thôn Cát Thịnh, mỗi hộ dân đóng góp vào công trình đường nông thôn mới bắt buộc là 250 nghìn đồng/ lao động , trụ sở UBND xã là 480 nghìn đồng / hộ, trong khi với dân tộc Thổ chủ yếu tập trung trên địa bàn thôn Cát Lợi, mức đóng góp tương ứng là 250 nghìn đồng trên khẩu, và 480 nghìn đồng/ hộ. Căn cứ vào thu nhập của người dân, mức độ cấp thiết, lợi ích của các công trình xây dựng tại địa bàn, qua khảo sát ý kiến của người dân về mức độ đóng góp vào các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Điều này mang đến những đánh giá khác nhau về mức độ tham gia đóng góp xây dựng công trình, Qua bảng có thể thấy ý kiến của người dân về mức độ đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn phổ biến ở mức trung bình và cao, điều này cho thấy người dân còn găp nhiều khó khăn về kinh tế, thu nhập người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, họ chưa có nhiều điều kiện để tham gia nhiều vào các công trình hạ tầng. Cụ thể: đối với dân tộc Thổ, có 63% số hộ được hỏi đánh giá mức đóng góp là trung bình, trong khi chỉ có 13% số người dân được hỏi đánh giá ở mức cao, từ đó đưa đến đánh giá chung chủ yếu ở mức trung bình là 48,33%, điều này cho thấy mức đóng góp 250 nghìn đồng/ hộ ở thôn Cát Lợi là hợp lý, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Đối với dân tộc Thái chủ yếu tập ở thôn Cát Thịnh, có tới 40% số hộ được hỏi trả lời đóng góp ở mức cao so với điều kiện kinh tế gia đình, chỉ có 33% số hộ trả lời ở mức trung bình và 27% trả lời là ở mức thấp. Điều này cho thấy việc thôn yêu cầu đóng góp mức 250 nghìn đồng /lao động là chưa thực sự hợp lý, người dân đang còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập hàng năm còn thấp, nhiều hộ nhất là hộ nghèo chưa có điều kiện để đóng góp ở mức này. Việc này đòi hỏi chính quyền địa phương phải linh hoạt hơn trong việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân, ngoài ra việc chỉ đóng góp bằng tiền thay vì huy động đóng góp bằng nhiều hình thức như bằng vật chất và lao động… cũng đem lại nhiều khó khăn cho người dân, hơn nữa nên chia nhỏ các khoản đóng góp ra nhiều phần nhỏ, thu quanh năm, như vậy người dân sẽ bớt khó khăn hơn thay vì tập trung vào một đợt. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số vào các hoạt động hỗ trợ phát triển Trên địa bàn xã Cát Tân hiện nay đang thực hiện các chính sách hỗ trợ như : miễn giảm học phí, BHYT, nước SH, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ đầu vào, cho vay vốn và tập huấn khuyến nông cho người dân,…sự tham gia của cộng đồng các dân tộc là đảm bảo và mang ý nghĩa quyết định cho việc thành công của các chính sách, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của đảng và nhà nước. Sự tham gia của các hộ vào từng khâu của các chương trình hỗ trợ Trong năm qua hoạt động kinh tế, tạo thu nhập của hộ chủ yếu của cả 2 dân tộc Thổ và Thái chủ yếu là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, với 100% hoạt động trồng trọt cả 2 dân tộc này đều tham gia và 83.3% hoạt động chăn nuôi ở dân tộc Thổ và 93.3% ở dân tộc Thái, mang lại giá trị cao, những loại cây trồng đang được trồng tại địa phương như sắn, keo, lúa….trong khi những loại vật nuôi chủ yếu của địa phương là chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò, nuôi cá…. Thu nhập bình quân trên hộ ở dân tộc Thổ và Thái ở lĩnh vực trồng trọt lần lượt là 28,5 và 25,5 triệu đồng trên hộ, trong khi chăn nuôi tương ứng là 17,5 và 9,6 triệu đồng trên hộ, từ đó đưa đến sự tham gia các hoạt động phát triển kinh tế tính chung cho cả 2 dân tộc ở mức cao, thu nhập khá cao như vậy do người dân đã biết cách tận dụng đất, mở rộng diện tích sản xuất để tạo ra thu nhập. Ngoài những lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi thì người dân cũng tạo thêm thu nhập bằng các nghề khác như; kinh doanh buôn bán, hay đi làm thuê, và chỉ số ít những hộ là công chức nhà nước. Ở các ngành như trồng trọt, hay đi làm thuê, thu nhập trung bình mỗi hộ giữa 2 dân tộc Thổ và Thái không khác nhau nhiều nhưng ở lĩnh vực chăn nuôi, kinh doanh buôn bán ta thấy dân tộc Thổ có mức thu nhập cao hơn điều này là do dân tộc Thổ ở gần trung tâm xã, do gần thị trường tiêu thụ, nên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, kinh doanh buôn bán Do một số khâu như: lập kế hoạch, xác định nhu cầu…người dân không tham gia hoặc tham gia rất ít nên tôi chỉ đề cập đến 4 khâu là: biết, triển khai thực hiện, hưởng lợi và quản lý. Qua bảng 4.5 cho thấy hầu hết các chương trình dự án, số hộ trong xã đều biết, ở khâu này sự tham gia chiếm tỉ trọng cao, gần 100%. Điều đó thể hiện sự tuyên truyền, phổ biến của cán bộ đến người dân rất tốt, người dân cũng quan tâm những chương trình hỗ trợ đến với họ, việc này sẽ đảm bảo cho việc triển khai các khâu khác của chương trình, dự án được tốt hơn. Tuy nhiên mức độ tham gia ở các khâu và giữa cộng đồng các dân tộc là khác nhau: cụ thể; Trong chương trình bảo hiểm y tế, có tới 100% người ở cả 2 dân tộc là Thổ và Thái là biết và hưởng lợi. Đây là một con số không quá bất ngờ khi xã Cát Tân là một xã nghèo thuộc chương trình 30a, 100% đều được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, đây là một chủ trương đúng đắn của đảng, nhà nước vì nếu không có bảo hiểm y tế thì người dân sẽ hết sức khó khăn, khi chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng cao như hiện nay . Trong khâu miễn giảm học phí, hiện nay giáo dục đào tạo là một trong những ưu tiên của đảng và nhà nước trong chương trình giảm nghèo, để khuyến khích động viên con em đến trường, nhà nước đã miễn giảm học phí cho tất cả các đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã ở cả 3 cấp 1,2 và 3, ngoài ra còn hỗ trợ mỗi con em 5 triệu đồng/ năm, hỗ trợ 60kg gạo/1 học sinh, khi đi học. Tuy nhiên đây là một chủ trương theo ý kiến cá nhân tôi thì chưa thực sự đúng đắn, nó không khuyến khích người các em nỗ lực hơn trong học tập, nhiều con em chỉ đi học để được hỗ trợ, thay vì hỗ trợ trực tiếp, để khuyến khích con em đi học, nên hỗ trợ bằng cách mua trang thiết bị học tập, phương tiện đi lại cho các em, tập trung hỗ trợ các em học giỏi để khuyến khích các em phấn đấu hơn. Ngoài ra nên tập trung hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện đến trường. Ở các chương trình như hỗ trợ tập huấn, hỗ trợ đầu vào và hỗ trợ vốn tỉ lệ hộ hưởng lợi và triển khai thực hiện tương đối cao và không khác nhau nhiều giữa các dân tộc, có gần 90% số hộ được hỗ trợ vốn, gần 50% hộ được hỗ trợ đầu vào như: hỗ trợ giống vật nuôi (lợn, trâu, bò…), giống cây trồng ( lúa, keo, cao su….), có hơn 50% số hộ được hưởng lợi từ các chương trình tập huấn của khuyến nông, chủ yếu là chương trình tập huấn của khuyến nông xã, đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Ở một khía cạnh khác, sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số còn được thể hiện qua loại hộ theo thu nhập. Qua đó có thể thấy hầu hết những chính sách hỗ trợ phát triển thì người dân đều biết, tỉ lệ rất cao, gần như là 100% trong đó những hộ nghèo, cận nghèo, những nhóm hộ khác không có sự chênh lệnh nhiều, đây là hợp lý, khi mà những chính sách XĐGN luôn được cán bộ triển khai thông qua các cuộc họp, hơn nữa người dân cũng biết được thông qua nhiều kênh khác nhau, như qua loa phát thanh, hay qua những luồng thông tin trong cộng đồng. Ở trong khâu triển khai kế hoạch, hay hưởng lợi do những hộ cận nghèo, hộ nghèo là những đối tượng thụ hưởng, vì vậy ở hầu hết các khâu, những hộ này đều tham gia nhiều hơn, đặc biệt có một số khâu ở một số chương trình như hỗ trợ vốn, miễn giảm học phí, tất cả mọi người dân đều hưởng lợi, còn trong chương trình tập huấn khuyến nông, có thể nói là một chương trình nhằm giúp người dân tiếp cận với những kỹ thuật sản xuất mới, từ đó nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân, từ đó nâng cao sức sản xuất, chất lượng của các giống vật nuôi, cây trồng, giúp xóa đói giảm nghèo thì tỉ lệ này ở hộ nghèo và cận nghèo chỉ là 50%, trong khi những hộ khác có sự tham gia cao hơn, khi mà có 85% số hộ tham gia tập huấn. Điều này cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân không chỉ những nhóm người hưởng lợi, mà còn huy động sự tham gia ở tất cả các nhóm hộ dân, trong khi phải đẩy mạnh tuyên truyền huy động sự tham gia của những hộ nghèo, hộ cần nghèo, nhất là tham gia tập huấn, để công tác giảm nghèo được diễn ra nhanh và bền vững. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong hoạt động phát triển kinh tế hộ Để đánh giá mức độ tham gia của người dân trong giảm nghèo, thì ta phải quan tâm đến sự tham gia trong nhiều lĩnh vực, một trong những lĩnh vực quan trọng và có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng là hoạt động phát triển kinh tế của hộ, bao gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động phát triển kinh tế khác. ta có thể thấy trong năm qua hoạt động kinh tế, tạo thu nhập của hộ chủ yếu của cả 2 dân tộc Thổ và Thái chủ yếu là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, với 100% hoạt động trồng trọt cả 2 dân tộc này đều tham gia và 83.3% hoạt động chăn nuôi ở dân tộc Thổ và 93.3% ở dân tộc Thái, mang lại giá trị cao, những loại cây trồng đang được trồng tại địa phương như sắn, keo, lúa….trong khi những loại vật nuôi chủ yếu của địa phương là chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò, nuôi cá…. Thu nhập bình quân trên hộ ở dân tộc Thổ và Thái ở lĩnh vực trồng trọt lần lượt là 28,5 và 25,5 triệu đồng trên hộ, trong khi chăn nuôi tương ứng là 17,5 và 9,6 triệu đồng trên hộ, từ đó đưa đến sự tham gia các hoạt động phát triển kinh tế tính chung cho cả 2 dân tộc ở mức cao, thu nhập khá cao như vậy do người dân đã biết cách tận dụng đất, mở rộng diện tích sản xuất để tạo ra thu nhập. Ngoài những lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi thì người dân cũng tạo thêm thu nhập bằng các nghề khác như; kinh doanh buôn bán, hay đi làm thuê, và chỉ số ít những hộ là công chức nhà nước. Ở các ngành như trồng trọt, hay đi làm thuê, thu nhập trung bình mỗi hộ giữa 2 dân tộc Thổ và Thái không khác nhau nhiều nhưng ở lĩnh vực chăn nuôi, kinh doanh buôn bán ta thấy dân tộc Thổ có mức thu nhập cao hơn điều này là do dân tộc Thổ ở gần trung tâm xã, do gần thị trường tiêu thụ, nên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, kinh doanh buôn bán. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Thiểu số trong tương trợ cộng đồng Đây là những hoạt động do cộng đồng tổ chức nhằm giúp đỡ nhau, mang ý nghĩa “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”. Những hoạt động đó không chỉ giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, mà nó còn trở thành nét đẹp văn hóa trong cộng đồng và là những việc làm đáng được khích lệ, biểu dương. Qua khảo sát thực tế cho thấy các hoạt động đó trong cộng đồng dân tộc Thổ và Thái tại xã Cát Tân bao gồm: hoạt động hỗ trợ khi thiếu đói, hỗ trợ vốn, đổi công/cho công,… Qua điều tra thực tế cho thấy trong tổng số 30 hộ được hỏi ở dân tộc Thổ và 30 hộ được hỏi ở dân tộc Thái thì có 76,7 số dân tộc Thổ và 93,3% số hộ dân tộc Thái là có trao đổi, đổi công, tỉ lệ chung là 85%, đây là một con số khá cao thể hiện sự chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng khi tham gia lao động sản xuất. Những công việc trao đổi công như; đổi công trồng sắn, trồng keo, gieo cấy… đã trở thành một phong trào trong cộng đồng, góp phần tạo nên tính gắn kết cao, làm phong phú thêm đời sống tinh thần nhân dân. Ngoài ra tỉ lệ đổi công cao như vậy là do vào những mùa vụ, họ phải tập trung giúp đỡ lẫn nhau vừa tăng tình đoàn kết, vừa có thể trao đổi kinh nghiệm canh tác cũng như giảm chi phí thuê nhân công. Hoạt động hỗ trợ vốn cho nhà khác, chủ yếu là anh em, hàng xóm, láng giềng cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong cộng đồng, khi mà đời sống linh tế của cộng đồng còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn thể hiện tấm lòng tương thân tương ái trong cộng đồng, các hoạt động hỗ trợ vốn bao gồm 2 hình thức là cho mượn và cho vay, ở đây cộng đồng chủ yếu là cho vay với lãi suất thấp. Qua điều tra cho thấy có tới 50% dân tộc Thổ và 56,7% dân tộc Thái, mức chung là 53,33% có hỗ trợ vốn cho cộng đồng, chủ yếu là vay với lãi suất 0.3%/tháng, và thời hạn không cố định, nhưng nhiều gia đình quen biết, hay gặp khó khăn đột xuất, như tiền đi đám cưới, ốm đau thì cộng đồng sẵn sàng cho vay không lãi, đây là một hoạt động tương thiết thực giúp cộng đồng giải quyết khó khăn khi gặp phải trong cuộc sống. Ngoài hoạt động hỗ trợ vốn thì hoạt động hỗ trợ lương thực cũng diễn ra phổ biến, hỗ trợ lương thực ở đây là cho và cho vay, nhưng chủ yếu là cho vay, khi một hộ thiếu đói thì sẽ đi vay lương thực từ các hộ khác, đến mùa thì sẽ trả lại. Qua điều tra cho thấy, hiện nay những hộ bị thiếu đói chủ yếu là những hộ nghèo, những hộ ít đất sản xuất, đông người ăn theo và những hộ bị rủi ro trong sản xuất, tuy nhiên số hộ đói chỉ chiếm 13% trong cộng đồng dân tộc Thổ và 20% trong cộng đồng dân tộc Thái, số tháng thiếu ăn cũng không kéo dài, chỉ từ 2 – 3 tháng trong năm. Tuy nhiên do đời sống kinh tế của cộng đồng ở đây chưa cao, họ chưa có nhiều điều kiện để giúp đỡ cộng đồng nên tỉ lệ hỗ trợ vốn, hỗ trợ lương thực trong cộng đồng còn khá thấp. 2.2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân 2.2.3.1Những thuận lợi trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiếu số trên địa bàn Cơ chế chính sách của của đảng, nhà nước: xã Cát Tân hiện nay là một trong những xã được quan tâm cao nhất của Đảng, Nhà nước và của huyện Như Xuân. Hiện nay có nhiều chương trình dự án trong CTMTQG về giảm nghèo đã và đang triển khai như: chương trình hỗ trợ miễn giảm học phí, chương trình hỗ trợ vốn sản xuất, nước sạch, nhà ở…những chương trình này đã mang lại những kết quả tích cực và góp phần lớn vào công tác xóa đói giảm nghèo, bên cạnh đó địa phương được quan tâm cao nhất về phân bổ cán bộ, đào tạo cán bộ, cũng như nâng cao năng lực, khả năng tuyên truyền vận động để thúc đẩy sự tham gia hơn nữa của cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa bàn. Phong tục truyền thống, văn hóa, lối sống cộng đồng: trên địa bàn xã Cát Tân chủ yếu là cộng đồng dân tộc Thái, Thổ…vẫn còn lưu giữ được những phong tục truyền thống, quan hệ hàng xóm láng giềng thân thiết vẫn được duy trì, tính tương trợ cộng đồng, giúp đỡ nhau vẫn được lưu giữ. Vì vậy góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước đến công đồng, cũng như huy động được đông đảo người dân tham gia. Ý thức tham gia cộng đồng: do đặc điểm cộng đồng dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp và có điều kiện kinh tế khó khăn, họ luôn coi cán bộ là người hướng dẫn, có thể giúp họ thoát nghèo, hỗ trợ họ khi gặp khó khăn. Cũng chính vì vậy, cán bộ nói gì họ đều lắng nghe, làm theo những gì mà cán bộ hướng dẫn. Đây là một thuận lợi không nhỏ trong việc triển khai, thực hiện các chương trình dự án hỗ trợ giảm nghèo. 2.2.3.2 Những khó khăn trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiếu số trên địa bàn Điều kiện kinh tế của cộng đồng còn khó khăn: Hiện nay trên địa bàn xã Cát Tân chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, đời sống khó khăn. Họ chỉ có thể duy trì cuộc sống hằng ngày, chưa có những khoản tiền dư để có thể đóng góp vào các chương trình, dự án giảm nghèo, vì vậy có tình trạng nhà nước hỗ trợ giống đến 50% nhưng cũng không có tiền đóng góp để nhận, nhiều khoản tiền đóng góp chủ yếu là vay mượn. Chính vì vậy việc huy động sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án là rất khó khăn. Trình độ văn hóa, dân trí của cộng đồng thấp: hiện nay trên địa bàn xã Cát Tân chủ yếu là những người biết đọc biết viết, số người trình độ đại học, cao đẳng trên địa bàn còn thấp, ngoài ra do địa bàn ở cách xa trung tâm huyện nên việc tiếp thu với nguồn thông tin hạn chế vì vậy việc nhận thức của người dân về các vấn đề xã hội, nắm bắt các kỹ thuật sản xuất còn hạn chế, thậm chí ỉ lại vào sự tuyên truyền phổ biến của cán bộ. Chính vì vậy gây khó khăn cho việc huy động sự tham gia của người dân, cũng như cản trở sự vươn lên thoát nghèo của họ. Năng lực cán bộ còn hạn chế: hiện nay năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN trên địa bàn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, số lượng thiếu, chất lượng thấp., lại kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ chuyên môn thấp, khả năng tiếp cận với cái mới, tính nhạy bén chưa cao, thiếu sự sáng tạo, đổi mới. Chính vì vậy gây khó khăn cho việc tuyên truyền phổ biến, truyền tải thông tin, chưa tạo được nhiều lòng tin trong nhân dân. vì vậy gây cản trở cho việc tham gia của người dân trên địa bàn. 2.2.4.Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân 2.2.4.1Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân Qua những số liệu, những phân tích ở các phần trên cho thấy, hiện nay trên địa bàn xã Cát Tân, cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây chủ yếu tham gia một cách bị động, họ chỉ tham gia khi được yêu cầu, hay những chương trình dự án liên quan trực tiếp đến họ. Điều này cho thấy ý thức cộng đồng chưa cao, họ chưa tự giác tham gia, thâm chí khi tham gia còn sợ sẽ tốn tiền bạc, thời gian. Nguyên nhân là do cộng đồng dân tộc nơi đây còn nhiều khó khăn về thu nhập, hơn nữa ý thức cộng đồng chưa cao, họ cho rằng những việc như lập kế hoạch, quản lý…là việc của cán bộ, người dân chỉ thực hiện những hoạt động đó, ngoài ra cán bộ cũng chưa thực sự vận động, tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia cũng là một nguyên nhân khiến người dân tham gia hạn chế. Bằng phương pháp chấm điểm mức độ tham gia là: 0 – không tham gia, 1 – tham gia nhưng bị động, 2 – tham gia chủ động, tôi cho rằng mức độ tham gia của cả 2 dân tộc Thổ và Thái là mức 1. 2.2.4.2Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Cát Tân Qua khảo sát về ý kiến cán bộ xã, hiện nay trong các chương trình dự án, việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn rất khó khăn, nhất là việc huy động đóng góp vào các chương trình, dự án, hay công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn, người dân thường rất chậm trễ trong việc đóng góp, thường thì cán bộ phải thường xuyên đến tận hộ gia đình, để vận động người dân đóng góp. Trong chương trình hỗ trợ phân bón cho người dân, mặc dù chương trình đã hỗ trợ 25% giá trị phân bón, và cho vay đến cuối vụ, tuy nhiên người dân không chịu nhận, vì tâm lý sợ không có tiền trả và thói quen gieo cấy lạc hậu, được hay mất là do trời, hay trong dự án trồng cây cao su đầu năm 2013, mặc dù hỗ trợ 50%, tiền giống, phân bón, tuy nhiên đến nay hầu hết người dân chưa đóng góp đầy đủ. Trong các cuộc họp do thôn, xã tổ chức, người dân chỉ tham gia mang tính hình thức, bị động, không hay đưa ra ý kiến, tỉ lệ vắng mặt trong các cuộc họp rất lớn, họ chỉ tham gia khi các chương trình, dự án biết trước mình là đối tượng thụ hưởng. 2.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu sốtrong giảm nghèo 2.2.1 Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động giảm nghèo tại xã Cát Tân -Nâng cao năng lực, ý thức của các thành viên cộng đồng Một trong những nguyên nhân người dân không tham gia hay tham gia không tích cực trong các hoạt động giảm nghèo là do trình độ nhận thức của họ thấp, nên họ không hiểu về những chính sách giảm nghèo, không biết cách tham gia. Vì vậy cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương cần quán triệt, tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn địa bàn dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, để từ đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả Cần nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng, thông qua các lớp đào tạo tập huấn kiến thức giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động áp dụng vào sản xuất. Tạo điều kiện cho cộng đồng nắm rõ và dễ dàng tiếp cận với những điều kiện sản xuất mới, phương thức sản xuất mới giúp người dân chủ động linh hoạt hơn trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân tộc Có thể nói một trong những nguyên nhân khiến cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân chưa thực sự tham gia vào công cuộc giảm nghèo là do điều kiện kinh tế còn khó khăn. Họ chưa có đủ nguồn lực để tham gia, đặc biệt là tham gia đóng góp vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. vì vậy cần: Thực hiện tốt các chương trình dự án giảm nghèo đang triển khai tại địa bàn đồng thời tăng cường nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế. Có các biện pháp giải quyết, hỗ trợ cộng đồng giải quyết việc làm như; đào tạo nghề, xuất khẩu lao động… Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, đưa những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất, ngoài ra còn nâng cao công tác dự báo thị trường, thời tiết, khí hậu, đất đai…kịp thời và hiệu quả. Các giải pháp khác Xóa bỏ các tệ nạn xã hội như; cờ bạc, trộm cắp, uống rượu bê tha, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu như cúng bái, ma chay…nhằm giúp người dân yên tâm sản xuất, tập trung nguồn lực vào các hoạt động phát triển kinh tế. 2.2.2 Những giải pháp về cơ chế chính sách nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo Cải thiện chính sách Cộng đồng chỉ có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động giảm nghèo khi được tạo điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là điều kiện về chính sách. Vì vậy đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách là hết sức cần thiết. Các cấp chính quyền địa phương cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh chính sách đã ban hành để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc thiểu số và nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới. Trong quá trình thực hiện, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư để nhân dân vùng dân tộc thiểu số biết, tham gia quản lý, giám sát, góp ý; tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu của chính sách đã ban hành, để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, xây dựng chính sách cho phù hợp. Ngoài ra cần: - Xác định nhu cầu thực sự của dân trước khi ban hành một chương trình, một chính sách cụ thể - Tổ chức hợp lý đội ngũ cán bộ triển khai chính sách - Tăng cường, giám sát chặt chẽ tất cả các khâu trong các hoạt động, đặc biệt quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng nguồn hỗ trợ của người dân - Đơn giản hóa thủ tục, hình thức đóng góp, phân bổ thời gian đóng góp cho hợp lý để góp phần nâng cao sự tham gia của người dân Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương Qua thực tế ta thấy được rằng các hoạt động giảm nghèo được triển khai tốt hay không sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động như thế nào phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của cán bộ địa phương. Vậy đội ngũ cán bộ cơ sở cần được: - Tăng cường đạo tạo tập huấn nhằm nâng cao trình đô chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động của chương trình giảm nghèo nói riêng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung. - Nâng cao khả năng tiếp cận, truyền đạt kiến thức đến cộng đồng đế người dân hiểu và đồng thuận tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo nói chung và hoạt động văn hóa – xã hội nói riêng trên địa bàn. Đồng thời thường xuyên tiếp cận cộng đồng, lắng nghe ý kiến cộng đồng để có thể hiểu và nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của người dân, ý kiến tham gia của người dân trong mọi hoạt động của địa phương, trên cơ sở đó cán bộ lãnh đạo xây dựng kế hoạch phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của cộng đồng cũng như phù hợp điều kiện của địa phương. - Tăng cường chính sách khuyến khích người về công tác tại huyện xã, vùng khó khăn: Nâng mức phụ cấp khu vực cho các cán bộ; Thực hiện chính sách cử tuyển người đang công tác tại địa phương đi học về phục vụ địa phương; có chế độ phụ cấp và công tác phí phù hợp cho các cộng tác viên XĐGN tại thôn/bản. - Phát huy vai trò cầu nối giữa cộng đồng người dân với các tổ chức đoàn thể ngoài cộng đồng như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến bính, đoàn thanh niên, Uỷ ban mặt trận tổ quốc… để có thể tham gia, phối hợp trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:Là một xã vùng cao, điều kiện CSHT khó khăn, hạn hán, bão gió thường xuyên xảy ra đã và đang gây ra rất nhiều bất lợi cho việc tham gia vào các hoạt động giảm nghèo của cộng đồng dân tộc thiểu số. Đặc biệt là vấn đề giao thông đi lại, những tuyến đường ở đây chủ yếu là đường đất và rất nhỏ. Vậy việc mà người dân, cơ quan, chính quyền các cấp cần làm đó là: - Tập chung sửa chữa và nâng cao chất lượng CSHT đặc biệt là hệ thống đường giao thông vào các thôn (hiện nay chủ yếu là đường đất, mùa mưa thì trơn trượt, còn mùa khô thì lại rất bụi ảnh hưởng rất không tốt đến sức khỏe người dân) - Lập quỹ để hỗ trợ người dân khi họ gặp thiên tai - Tăng cường các buổi họp dân, hội nghị để cả dân và cán bộ có nhiều thời gian trao đổi hơn - Tìm kiếm và kêu gọi các nguồn hỗ trợ khác: ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước thì các hỗ trợ đến từ bên ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các nguồn tài trợ khác, có đóng góp không nhỏ cho hoạt động giảm nghèo và ảnh hưởng nhất định tới sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động giảm nghèo. Tuy nhiên, số lượng các dự án, chương trình hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức kinh tế trong nước còn ít về số lượng, nhỏ bé về quy mô đầu tư. Đặc biệt tại địa bàn xã Cát Tân thì các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài gần như là chưa có. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần tích cực tìm kiếm, kêu gọi các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức khác, đặc biệt là các doanh nghiệp gần đó và các tổ chức phi chính phủ. PHẦN III:ĐỀ XUẤT VÀ KHUẾN NGHỊ 3.1.Đề xuất Đối với hoạt động hỗ trợ xây dựng CSHT cần ưu tiên những hạ tầng thiếu và quan trọng nhất, huy động nguồn lực cộng đồng có khả năng đóng góp và sẵn sàng, nên phân định mức đối với đối tượng huy động. Tiếp đó là giải pháp nâng cao năng lực thông qua việc tăng cường tập huấn khuyến nông, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm. Khuyến khích, động viên con em đồng bào dân tộc Mường bằng việc hỗ trợ thêm chi phí ăn ở, đi lại, đồ dùng, ngoài phần hỗ trợ học phí. Khi cho vay vốn ưu đãi, cần xem xét nhu cầu vốn, thời gian, lãi suất và định hướng sử dụng vốn phù hợp với đặc thù kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp. Xét đối tượng vay đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đơn giản thủ tục, tránh tiêu cực và ảnh hưởng tình cảm. Tập huấn khuyến nông cần xác định đúng nhu cầu, lĩnh vực và đối tượng cần tập huấn. Đảm bảo đúng, đủ và kịp thời. Khuyến khích cộng đồng tham gia đủ các bước, xác định nhu cầu, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá và hưởng lợi. Đối với hoạt động hỗ trợ đầu vào sản xuất, cần có biện pháp phát triển lâu dài, tránh tạo tâm lý ỷ lại chỉ “làm thế nào để được hỗ trợ” mà không có tính ứng dụng. Tuyên truyền rộng rãi các mục tiêu, kế hoạch và dự kiến kết quả để cộng đồng tham gia các chương trình giảm nghèo. Cung cấp thông tin, tăng cường lien kết, cung cấp vật tư tạo điều kiện phù hợp cho từng cộng đồng dân tộc, từng địa phương. 3.2 Khuyến nghị 3.2.1. Với Nhà nước Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cần rà soát lại việc thực hiện, triển khai, các vấn đề vướng mắc, những mặt yếu kém của các trương trình giảm nghèo . Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa . Hỗ trợ cơ bản cho đối tượng chính là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, những người gặp rủi ro, người không có khả năng cải thiện đời sống của mình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của họ - tức là hỗ trợ cái họ cần thiết nhất. Quá trình hình thành chính sách cần phải có khảo sát nhu cầu của người được thụ hưởng chính sách, cần xem bản thân họ cần cái gì để PTKT, cũng như cải thiện đời sống của mình, hỗ trợ này mang tính công bằng xã hội. Kế hoạch thực hiện các CT, DA hay chính sách giảm nghèo cần được lập cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng, lồng ghép nguồn hỗ trợ với khả năng đóng góp của cộng đồng. Hỗ trợ của Nhà nước không phải là chìa khóa vạn năng, cần có kế hoạch tài chính và kế hoạch nguồn lực huy động nguồn lực từ cộng đồng thì hiệu quả hỗ trợ sẽ cao hơn. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, kinh tế cho địa phương đó. Hỗ trợ phát triển sản xuất không nên cung cấp theo kiểu cứu đói, bảo trợ, cần phải để người dân tự có kế sinh nhai của mình và hỗ trợ họ làm tốt hơn. Nên đảm bảo toàn bộ người nghèo, dân tộc thiểu số được hưởng chế độ chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống toàn diện, chính sách dành cho họ nên phù hợp với điều kiện mà không đánh đồng với nhóm hộ khác. 3.2.2. Với Chính quyền địa phương các cấp * Đối với cấp xã, thôn: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đồng thời tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể ở các xã để họ có khả năng huy động hội viên tham gia một cách chủ động, tích cực. * Đối với cộng đồng: Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả; Phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo; Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào các chương trình triển khai ở địa phương. Kết luận Sau nhiều nỗ lực của đảng và nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án như; CT134, CT135, CT 30a, XD nông thôn mới…..tỉ lệ hộ nghèo nước ta năm 2015 giảm xuống còn 6%, bộ mặt nông thôn đã có nhiều sự thay đổi. đây là một thành quả đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì còn nhiều vấn đề tồn tại như kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mức trợ cấp còn thấp, đời sống của đối tượng còn nhiều khó khăn, đặc biệt nguy cơ tái nghèo đang ở mức cao. Mặt khác, một số chính sách còn bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. .Quá trình khảo sát thực tế tại Cát Tân cho thấy: đây là xã khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc thù là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, các CT, DA nhằm hỗ trợ giảm nghèo được triển khai thì lại chưa mang lại kết quả cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, các vấn đề xã hội còn tồn tại. Kinh tế xã hội hiện nay có nhiều khởi sắc, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, có nhiều hoạt động phát triển kinh tế của hộ, của địa phương và trong các chương trình mục tiêu quốc gia để giảm nghèo, tuy nhiên vẫn chưa huy động được tối đa sự tham gia của cộng đồng. Qua thực trạng trên,ta có thể nhận thấy rằng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả của các hoạt động giảm nghèo đó là sự tham gia của người dân vào các hoạt động đó.Tuy nhiên ở đây, sự tham gia của người dân còn quá hạn chế, thậm trí chính bản thân họ cũng chưa tha thiết với việc phát triển kinh tế của chính họ, cũng không có nhu cầu hay tâm lý giảm nghèo, hộ luôn trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, có một số hộ còn tìm mọi cách để trở thành hộ nghèo. Ngoài hoạt động phát triển kinh tế hộ cộng đồng còn tham gia các hoạt động giữ gìn phong tục tập quán, các hoạt động tương trợ để giảm nghèo nhưng thực tế cho thấy kết quả giảm nghèo vẫn còn rất thấp.Sự tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế do rất nhiều nguyên nhân, trong đó trình độ thấp và điều kiện kinh tế khó khăn là hai nguyên nhân chính làm giảm sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo. Sau khi nghiên cứu thực tế trên địa bàn xã, khóa luận đưa ra một số giải pháp để làm tăng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo. Trong đó giải pháp về nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng là giải pháp quan trọng nhất, bởi có tới gần 100% người dân không thể tham gia vào các khâu lập kế hoach,giám sát, quản lý của các chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy vấn để đặt ra là phải nâng cao trình độ dân trí để cộng đồng có thể hiểu và tham gia vào tất cả các khâu, tất cả các hoạt động giảm nghèo lúc đó thì các hoạt động giảm nghèo mới đem lại hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo 2. Quyết định Số 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Thủ tướng chính phủ 3. Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ngày 30/01/2011 về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 4. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của UBND xã Cát Tân qua các năm 2014, 2015 và 2016. 5. Báo cáo tổng kết Chương trình 135, Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, các năm 2013, 2014 và 2015 6. Dự thảo đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cậu cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số năm của Ủy Ban Tộc, 2014 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010 8. Đỗ Kim Chung, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo. Tạp chí khoa học và phát triển 2010; tập 8; số 4:708-718, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 9. Đỗ Kim Chung (2011), Bài giảng môn Kế hoạch và chiến lược phát triển, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội 10. Phạm Bảo Dương (2010), Một vài suy nghĩ đổi mới cơ chế thực hiện chính sách giảm nghèo. Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 15/2010 (479), tr 10-13 11. Hoàng Thị Thảo (2004),“Những giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. 12. Tuyết Hoa NiêkDăm (2008), “Thực trạng và giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc ít người tại chỗ vùng đệm vườn quốc gia Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 13. Lưu Thị Tho (2012),“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về hoạt động phát triển kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Xín Mần(Hà Giang) và Đà Bắc(Hòa Bình)” , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 14. Phan Vũ Tuyết Mai (2012) “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động Văn Hóa – Xã Hội trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Đà Bắc( Hòa Bình) và Sơn Động( Bắc Giang)” , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 15. Khái niệm dân tộc thiểu số wikipedia.org 16. Trương Văn Tuyển, 2007, Phát triển cộng đồng. Giáo trình của Trường Đại học Nông Lâm Huế, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005. 17.( Setty, 1991) định nghĩa về sự tham gia của cộng đồng. Nguồn: http://tailieu.vn/doc/de-tai-su-tham-gia-cua-congdong-534734.html
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan