Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Canh khuya

.DOC
2
239
137

Mô tả:

PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS LONG AN BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI THƠ CẢNH KHUYA Cảnh khuya – bài thơ tứ tuyệt được Bác viết vào những ngày đất nước đang sôi sục của những năm 1947. Nhưng như bao nhiêu bài thơ khác, Cảnh khuya vẫn không đi lạc khỏi phong cách thơ Hồ Chí Minh đã từng in đậm trong Nhật kí trong tù – một phong thái ung dung, cách nhìn lạc quan và tinh thần cách mạng kiên định. Đó cũng là hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1. Ngay câu thơ đầu tiên, nhân vật trữ tình đã xuất hiện nhưng người đọc chỉ hình dung về một người có tâm hồn của một nghệ sĩ. - Đêm đã khuya, đã sâu, tất cả núi rừng đã im lặng, bản làng, cơ quan cũng đã ngủ yên. Chỉ có trăng rất sáng, gió cũng ngừng, mọi vật dường như không động. Trên nền im lặng bao la ấy nổi lên một âm thanh êm dịu như tiếng hát xa – đó là tiếng suối. Câu thơ bỏ nhịp 4/3 nhưng ngắt hơi ở âm “trong” càng làm nổi rõ sự tinh khiết của vạn vật. - Phép so sánh tiếng suối với tiếng hát thật độc đáo. Nguyễn Trãi, một thi nhân sành âm nhạc cũng từng liên tưởng tiếng suối với tiếng đàn cầm. Phép so sánh làm tiếng suối như có hồn, xuyên qua không gian tìm đến với con người. 2. Không chỉ có tâm hồn có một nhạc sĩ, nhân vật trữ tình ấy còn có mắt nhìn của một họa sĩ. - Ánh trăng bao phủ, trùm lên cây cổ thụ, cành lá như cắt ánh trăng thành những mảng trắng đen lẫn lộn. Hai lớp bóng trăng, bóng cây lại trùm lên bóng hoa và tất cả in xuống nền đất. Sáng và tối, bức tranh có đường viền thật rõ ràng. - Điệp từ “lồng” tạo nên một cảnh tượng chồng chéo, trăng lẫn vào cây, cây lẫn vào hoa, ôm ấp quấn quýt lấy nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp như vẽ và có hồn. 3. Đến đây, nhân vật trữ tình đã hiện rõ nhưng “người” chưa hẳn là tác giả, là Bác Hồ. Con người như lặng nghe tiếng suối, lặng ngắm thiên nhiên trong đêm sâu, tiếng suối vẫn thức, trăng cây và hoa vẫn thức nên con người yêu thiên nhiên ấy chưa thể ngủ được. - Câu thơ ngắt 4/3 nhưng không phải đối lập giữa cảnh khuya và con người mà cảnh khuya đang làm nổi bật một con người : đó là một người dù đang bộn bề với bao nhiêu công việc kháng chiến trong những năm 1947 nhưng vẫn hết sức ung dung nên từ chưa ngủ lặp lại hai lần chỉ càng nhấn mạnh rằng người ấy chưa ngủ chứ không phải là không ngủ. Con người luôn ở thế chủ động và hoàn toàn thoải mái. - Nhân vật trữ tình ấy chưa ngủ vì đang mải mê với cảnh nhưng không chỉ có cái chưa ngủ của một tâm hồn nghệ sĩ mà bài thơ kết lại bởi một lý do khác, cái chưa ngủ của người chiến sĩ. Người ấy vẫn còn thức vì đang lo nỗi nước nhà. Và đến đây đã có thể khẳng định nhân vật trữ tình của bài thơ chính là Bác Hồ của chúng ta. - Câu thơ được Bác nói ra hết sức tự nhiên, những năm 1947 đất nước còn muôn vàn điều phải lo, Bác cũng lo vô vàn nhưng vẫn hết sức ung dung. Trong nỗi lo dằng dặc về nước nhà, Bác dừng lại một phút để lắng sâu vào cảnh vật và bắt gặp một giây phút đồng điệu trong trái tim nghệ sĩ của mình. Thiên nhiên và con người, tâm hồn nghệ sỹ hòa lẫn với nỗi lo chiến sĩ. Tất cả đều nhịp nhàng hài hòa vào nhau. Giữa bom đạn kháng chiến ác liệt mà Bác của chúng ta vẫn hết sức ung dung, đó chính là phong cách thơ Hồ Chí Minh : Một con người luôn lạc quan, một phong thái luôn ung dung nhưng tinh thần luôn kiên định, vững vàng. TRƯỜNG THCS LONG AN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan