Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Cảm ứng ở thực vật - hải dương...

Tài liệu Cảm ứng ở thực vật - hải dương

.DOC
11
1129
90

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT NHÓM THỰC HIỆN: HẢI DƯƠNG I. Nội dung chuyên đề 1. Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương II – Phần IV: Sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT. Bài: 23: Hướng động Bài 24: Ứng động Bài 25: Thực hành: Hướng động 2. Mạch kiến thức của chuyên đề 2.1. Khái niệm về cảm ứng 2.2. Các hình thức cảm ứng ở thực vật 2.2.1. Hướng động a- Khái niệm b- Cơ chế chung c- Phân loại 2.2.2. Ứng động a- Khái niệm b- Cơ chế chung c- Phân loại 2.3. Vai trò của cảm ứng ở thực vật a- Vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật b- Ý nghĩa thực tiễn II. Tiến trình tổ chức 1. Mục tiêu chuyên đề: Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng: 1.1. Kiến thức - Nêu được các khái niệm: Cảm ứng, tính cảm ứng, hướng động, ứng động. - Phân biệt được hướng động và ứng động. - Phân biệt được các kiểu hướng động. - Phân biệt được các kiểu ứng động. - Giải thích được cơ chế chung của hướng động, ứng động. - Lấy được ví dụ phù hợp với các loại cảm ứng ở thực vật. - Nêu được vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật. - Giải thích một số hiện tượng thực tiễn liên quan tới cảm ứng ở thực vật. - Vận dụng tính cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn sản xuất. 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện được các kĩ năng sau: - Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa. - Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp. - Kĩ năng thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu, kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận. 1.3. Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức về cảm ứng ở thực vật trong trồng trọt: tạo cây cảnh, tưới nước, bón phân để tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển theo mong muốn ; điều khiển nở hoa, đánh thức chồi... 1.4. Định hướng các năng lực được hình thành - NL tự học - NL khoa học: quan sát, định nghĩa, phân loại... - NL giải quyết vấn đề - NL hợp tác, giao tiếp - NL thiết kế thí nghiệm 2. Mô tả các mức độ câu hỏi bài tập thực hành đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề. 2.1. Các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận thấp cao 1. Khái - Nêu được - Diễn giải - Chỉ ra được niệm cảm ứng về các khái được niệm các các cơ quan về khái niệm: sinh dưỡng của hướng Cảm động, ứng tính động . ứng. ứng, thực vật tham cảm gia vào vận động cảm ứng - Lấy được của thực vật ví trong dụ về cảm ứng ở thực vật. trường vườn dụng 2. Các - Kể tên - Giải thích - hình thức được cảm ứng ở hình thực vật được các được cơ chế các ví dụ khác thức chung của về cảm ứng ở vận thực vật. - Lấy Mô động động và ứng hướng động ở thực tả động, được các chế quá trình của cơ vật. chung vận - Bố trí được cảm ứng ở động thực vật. hướng ứng các thí nghiệm động về vận động - Phân biệt hướng động và được hướng ứng động động và ứng động. - phân biệt các kiểu ứng động và các kiểu hướng động. - Chỉ được ra tiêu chí phân loại các hình thức cảm ứng ở thực vật. Vận dụng tính cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn sản 3. trò Vai Nêu được - Giải thích của vai trò một số hiện cảm ứng ở chung của tượng thực thực vật cảm ứng tiễn đối với đời quan sống liên tới thực cảm ứng ở vật. thực vật: tại sao cây bí leo trên cây 2.2. Các kĩ năng, năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học: + HS viết được mục tiêu học tập của chuyên đề cảm ứng ở thực vật. + Lập được kế hoạch học tập của chuyên đề - Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm tìm hiểu kiến thức về cảm ứng ở thực vật và thông qua hoạt động tổ chức thiết kế thí nghiệm và tìm hiểu thực tiễn. - Năng lực giao tiếp giữa HS với HS, HS với GV… trong hoạt động nhóm tìm hiểu thực tiễn, báo cáo và phản biện. - Năng lực sử dụng CNTT để tra cứu tài liệu, sưu tầm hình ảnh, ảnh chụp, thiết kế báo cáo - Quan sát tranh ảnh, hình vẽ và hiện tượng thực tế xác định được hình thức cảm ứng tương ứng - Chỉ ra được tiêu chí để phân loại các hình thức cảm ứng ở thực vật. - NL thiết kế thí nghiệm: HS bố trí được các thí nghiệm về các hình thức cảm ứng ở thực vật. V. Hệ thống câu hỏi bài tập theo các mức độ 1. 1.1. Quan sát hình và mô tả hiện tượng trên. 1.2. Hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng nào? 1.3.Lấy thêm 1 ví khác trong thực tiễn thuộc hình thức cảm ứng đó? 2. Trong một lần đi chơi bạn An chụp được các hình ảnh sau: 2.1. Em hãy giúp bạn An điền tên hình thức cảm ứng phù hợp cho mỗi hình. 2.2. Lấy thêm ví dụ khác cho mỗi hình thức trên. 2.3. Em hãy mô tả quá trình vận động cảm ứng với mỗi hiện tượng trong hình. 2.4. Chỉ ra trong vườn trường có những loại cây nào có hình thức cảm ứng như trên. 3. Một nhà khoa học bố trí thí nghiệm như sau: Trồng cây đậu vào 3 chậu nhỏ: chậu 1 để ngoài sáng bình thường; chậu 2 để trong bóng tối; chậu 3 để ngoài sáng được úp bằng hộp có khoét 1 lỗ bên cạnh. Kết quả thí nghiệm được chụp lại như sau: 3.1. Nhà khoa học bố trí thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì? 3.2. Ngoài ra còn có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến vận động sinh trưởng của cây ? 3.3. Em hãy tự thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến vận sinh trưởng của cây 3.4. Em hãy chỉ ra cơ sở khoa học cho từng vận động sinh trưởng của cây với thí nghiệm mà em đã thiết kế được? 4. Trong mục ”Em có biết“ sách sinh học 11 có đoạn thông tin sau: ”Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra axit phoocmic. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ lông tuyến của cây gọng vó đến con mồi khoảng 20mm/giây“ Em hãy nghiên cứu đoạn thông tin trên và trả lời câu hỏi sau: 4.1. Vận động của cây gọng vó gọi là hiện tượng gì? 4.2. Đặt tên cho hiện tượng đó? 4.3. Ý nghĩa của hiện tượng trên đối với đời sống của cây gọng vó? 4.4. Em hãy trình bày cơ chế của hiện tượng đó? 4.5. Hãy lấy ví dụ khác phù hợp với hiện tượng trên? 5. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do: a/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. b/ sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. c/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. d/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. 6. Cho các hiện tượng sau: 1. Hoa mười giờ nở vào khoảng 8-10 giờ sang. 2. Cây trinh nữ (cây xấu hổ) cụp lá khi gió mạnh. 3. Khí khổng đóng khi tế bào lỗ khí mất nước. 4. Cây me chua cụp lá vào ban đêm, xòe lá vào ban ngày. 5. Tua quấn của cây bầu, bí quấn quanh cọc rào. Trong các hiện tượng trên, hiện tượng thuộc ứng động không sinh trưởng là: a. 1,2,3,4. b. 2, 3, 5 c. 2,3 d. 1, 4 7. Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức: a/ phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích. b/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng. c/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. d/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định. 8. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? a/ Tác nhân kích thích không định hướng. b/ Có sự vận động vô hướng c/ Không liên quan đến sự phân chia tế bào. d/ Có nhiều tác nhân kích thích. 9. Hướng động là hình thức a/ phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. b/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. c/ phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định. d/ phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng. VI. Tổ chức dạy học Thời gian thực hiện: - 3 tiết trên lớp - 2 tuần làm việc ngoài lớp Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trong tiết 1 GV đặt tình huống xuất phát và chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng 1 trong số các tình huống sau: - Tình huống 1: Một nhà khoa học bố trí thí nghiệm như sau: Trồng cây đậu vào 3 chậu nhỏ: chậu 1 để ngoài sáng bình thường; chậu 2 để trong bóng tối; chậu 3 để ngoài sáng được úp bằng hộp có khoét 1 lỗ bên cạnh. Kết quả thí nghiệm được chụp lại như sau: 3.1. Theo em nhà khoa học bố trí thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì? 3.2. Ngoài ra còn có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến vận động sinh trưởng của cây? Cho ví dụ? 3.3. Em hãy tự thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến vận sinh trưởng của cây. 3.4. Em hãy chỉ ra cơ sở khoa học cho từng vận động sinh trưởng của cây với thí nghiệm mà em đã thiết kế được? - Tình huống 2: GV - Trong thời gian 1 tuần, Các nhóm HS bố trí thí nghiệm, quay video quy trình, quan sát, ghi chép kết quả, chụp ảnh sản phẩm, và làm việc nhóm thống nhất giải thích thí nghiệm. - GV có thể gợi ý: + Tìm hiểu kiến thức về cảm ứng ở thực vật dựa trên nguồn tư liệu SGK 11 bài 23, 24, tra cứu internet, đọc báo chí, bao gồm: Các khái niệm: Cảm ứng, tính cảm ứng, hướng động, ứng động, phân biệt được hướng động và ứng động, phân biệt được các kiểu hướng động; Phân biệt được các kiểu ứng động; Giải thích được cơ chế chung của hướng động, ứng động. + Xác định các hiện tượng trong các thí nghiệm thuộc loại cảm ứng nào. + Hiện tượng trên có ý nghĩa gì đối với cây. + Chúng ta có thể ứng dụng hiện tượng trên trong thưc tiễn hay không. Nếu có thì ứng dụng như thế nào: Ví dụ: xác định mật độ cây trồng, kĩ thuật tưới nước, bón phân; tạo dáng, tạo thế cây cảnh... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh xác định mục tiêu, lập và thực hiện được kế hoạch học tập chuyên đề. ST Nội dung/ Nhiệm T vụ Thời gian Người hiện thực Sản phẩm - Trong tuần, HS có thể làm việc cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm và thống nhất thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Tiết 2: Các nhóm trình bày nội dung tìm hiểu sao cho thành viên nào cũng được trình bày, thể hiện công sức của tất cả các thành viên trong sản phẩm - Sau mỗi phần trình bày, các nhóm đặt câu hỏi thảo luận - Các nhóm đánh giá các bài trình bày. Bước 4: Kết luận - Trong tiết 3: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm và kết luận kiến thức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan