Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cam kết bvmt đường mường tè pa u...

Tài liệu Cam kết bvmt đường mường tè pa u

.DOC
84
53
134

Mô tả:

Cam kết bvmt đường mường tè pa u
Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phóc Lai Châu, ngày ... tháng ... năm 2012 Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Chúng tôi là: Ban quản lý dự án huyện Mường Tè Địa chỉ: thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Xin gửi đến UBND huyện Mường Tè bản cam kết bảo vệ môi trường dự án đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè để đăng ký với các nội dung sau đây: MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển Giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển Giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường thôn xã, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu đi lại của nhân dân. Huyện Mường Tè là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Lai Châu, địa hình tương đối phức tạp có nhiều núi cao, vực sâu nên việc thông thương đi lại giữa các xã khu vực trong huyện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa đặc biệt là vùng gần biên giới, UBND huyện Mường Tè quyết định đầu tư xây dựng công trình “đường Mường Tè – Pa Ủ” Đường Mường Tè – Pa Ủ là một trong những tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của huyện Mường Tè, tuyến nối xã Mường Tè đến xã Pa Ủ. Là tuyến đường độc đạo nối với trung tâm các bản là mạch máu giao lưu giữa các xã trong khu vực với trung tâm huyện. Phát triển tuyến đường này vừa có ý nghĩa phát 1 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống các xã mà nó đi qua, vừa làm nhiệm vụ giữ vững an ninh biên giới quốc gia. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện Bản cam kết bảo vệ môi trường 2.1. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố Luật ngày 12/12/2005; - Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng xây dựng công trình. - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 03/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng. - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều chỉnh của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Lai Châu V/v Phê duyệt bổ sung nội dung đầu tư và tổng mức xây dựng công trình đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè; 2 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè 2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng - Tiêu chuẩn ngành 22TCN 242-98, ngày 27/3/1998 của Bộ GTVT về quy trình đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường khi lập Dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông. - Quy định tạm thời về phương pháp quan trắc - phân tích môi trường và quản lý số liệu của Cục Môi trường - Bộ KHCN&MT, năm 1999. - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2009/BTNMT - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 06:2009/BTNMT - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; - QCVN 03: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 14: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 2.3. Các căn cứ kỹ thuật - Hồ sơ thiết kế Bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình dự án đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Điện Biên; - Tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn khu vực công trình đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La thực hiện. - Các tài liệu điều tra KTXH tại khu vực Dự án thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng Bản cam kết bảo vệ môi trường, một số tài liệu nghiên cứu, các báo cáo chuyên đề liên quan được kế thừa và sử dụng. 3. Tổ chức thực hiện Báo cáo CKBVMT của Dự án đường Mường Tè – Pa Ủ do Đại diện Chủ Dự án là Ban QLDA huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ môi trường và xây dựng Tây Bắc và các chuyên 3 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè gia Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên Đất và Môi trường – Đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Chủ dự án: Ban QLDA huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Đại diện là ông: Nguyễn Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313.881.131 Fax: 02313.3881739 - Cơ quan tư vấn lập báo cáo CKBVMT: Công ty Cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ Môi trường và Xây dựng Tây Bắc Đại diện là ông: Phan Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: phường Đoàn Kết – thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313.791.733 Fax: 02313.791.733 Các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo CKBVMT của Dự án là các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực chuyên sâu: kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, sinh thái môi trường, công nghệ môi trường, quản lý môi trường. 4. Quy trình lập Bản cam kết bảo vệ môi trường Báo cáo được thực hiện theo các trình tự sau: a. Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án; b. Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án và vùng phụ cận. c. Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động. Phân tích đánh giá, dự báo các tác động của dự án tới môi trường d. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án, dự trù kinh phí cho các công trình xử lý môi trường. Chương trình quan trắc và giám sát môi trường trong giai đoạn thi công và khai thác dự án. e. Xây dựng bản cam kết bảo vệ môi trường, gửi chính quyền địa phương có dự án xem xét và phê duyệt. 4 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè 5 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 1.2. Chủ dự án Ban QLDA huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 1.3. Địa chỉ Thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 1.4. Người đại diện Ông: Nguyễn Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc 1.5. Phương tiện liên lạc Điện thoại: 02313.881.131 Fax: 02313.3881739 1.6. Địa điểm thực hiện dự án 1.6.1 Phạm vi nghiên cứu của Dự án + Địa điểm công trình: tuyến đường đi qua 2 xã Mường Tè và Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. + Điểm đầu tuyến: Km 0+00 tại ngã ba bản Nậm Củm – xã Mường Tè + Điểm cuối tuyến: Km25+900m trung tâm xã Pa Ủ. Tổng chiều dài đường Mường Tè – Pa Ủ là 26,5km (KÓ c¶ ph¹m vi nót giao ®Çu tuyÕn vµ phÇn c«ng tr×nh cÇu). 6 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè 1.6.2 Đặc điểm tự nhiên của khu vực Dự án 1.6.2.1. Đặc điểm địa hình Địa phận huyện Mường Tè nằm trong khu vực Tây Tây Bắc (TTB), ở phía tây của núi Tây Bắc Việt Nam. Ranh giới phía đông của vùng TTB là thung lũng Lai Châu – Điện Biên. Ở đây cấu trúc sơn văn rất đặc trưng bởi các dãy núi có độ cao trung bình đến thấp chạy dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam ở phần từ biên giới Việt – Trung rồi chuyển sang phương á kinh tuyến ở phần đông nam. Dải núi Pu Si Lung ở phía bờ đông bắc thượng nguồn sông Đà, có độ cao trung bình 2000 – 3000 m chạy theo phương Tây Bắc – Đông Nam, dọc biên giới Việt – Trung đến phía bắc thị trấn huyện Mường Tè thì chuyển sang hướng á kinh tuyến và chạy đến phía tây thị xã Lai Châu. Như vậy, dải núi này có hình vòng cung hơi lồi về phía Đông Bắc. Càng về Đông Nam, độ cao giảm dần. Sườn phía tây nam của dải Pu Si Lung thuộc lãnh thổ nước ta bị cắt xẻ khá mạnh mẽ bởi tập hợp các khe suối xâm thực thuộc thượng nguồn sông Đà. Chí vì vậy, hình thái của sườn núi thẳng với độ dốc lớn, đạt > 45 o. Đường đỉnh của dãy núi này có dạng sắc nét, bị cắt xẻ mạnh nên có dạng răng cưa. Các quá trình sườn rất phát triển như bóc mòn – xâm thực, xâm thực sâu và xâm thực dật lùi, đặc biệt là quá trình sạt lở đất, trượt đất rất phát triển. Núi Mường Chà nằm ở bờ tây nam thung lũng sông Đà, có độ cao trung bình khoảng 1500 – 2000 m chạy theo phương Tây Bắc – Đông Nam từ biên giới Việt – Trung đến thị trấn huyện Mường Nhé thì chuyển sang hướng á kinh tuyến và chạy tới Si Pha Phìn (phía tây huyện Mường Lay). Như vậy, dải núi này cũng có dạng vòng cung hơi lồi về phía Đông Bắc. Càng về phía đông nam, độ cao càng giảm dần. Sườn phía tây nam dải núi này bị cắt xẻ yếu hơn phía đông bắc của nó. Sườn phía đông bắc bị cắt xẻ khá mạnh bởi tập hợp các khe suối xâm thực đổ vào thượng nguồn sông Đà. Chính vì vậy, hình thái của sườn núi thẳng với độ dốc lớn, đạt > 45 o. Do vậy ở đây phát triển các quá trình xâm thực, bóc mòn – xâm thực và đặc biệt là quá trình trượt lở đất. Sườn phía tây nam thoải hơn, hình thái sườn lõm và có dạng bậc thang. Do vậy, ở đây chủ yếu phát triển quá trình bóc mòn – xâm thực, bóc mòn – tích tụ. Đường đỉnh của dãy núi có dạng sắc nét, bị cắt xẻ mạnh nên có dạng răng cưa. TuyÕn x©y dùng chñ yÕu ch¹y trªn kiÓu ®Þa h×nh sau: 7 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè - Địa hình phong hoá - bóc mòn: Hình thái địa hình gồm các dải đồi đất, núi đá đỉnh tròn tù, sườn cong lồi, độ dốc ngang không lớn, có lớp phủ đất sét chứa dăm sạn đá tảng, địa hình chia cắt bởi các khe, rãnh, mương xói. Các khe, rãnh, mương xói hình thành do sự xói mòn của nước mưa, nước mặt. Mức độ che phủ tự nhiên thấp vì tuyến chủ yếu cắt qua nương của dân. Tuyến cơ bản bám theo các đường sườn kiểu địa hình nêu trên. - Địa hình tích tụ do sông suối: Phân bố tại các dòng suối và bãi bồi của chúng. Thành phần bồi tích: Cát, sỏi, cuội và đá tảng bề dày bồi tích tuỳ thuộc nhiều yếu tố hình thái suối. 1.6.2.2. Đặc điểm địa chất - Các tài liệu chính làm cơ sở cho việc phân chia địa tầng: + Căn cứ vào kết quả khảo sát tại thực địa. + Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tờ Mường Tè (F-48-XIII) - Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 1998. - Tuyến nằm trong khu vực địa hình đồi núi. Hoạt động kiến tạo khu vực chủ yếu vào thời kỳ trước niên đại Paleozoi (PZ), nằm trong phân vùng uốn nếp Tây Bắc Việt Nam, chịu ảnh hưởng trực tiếp của đứt gãy Sông Đà, các thành tạo trầm tích bị uốn nếp mạnh. Các thành tạo cổ chủ yếu bao gồm: + Đá vôi Trias thống trung bậc Lanđini hệ tầng bản Tang (T2Lbt) đặc điểm cấu tạo khối màu xám xanh, xám trắng cứng chắc phân bố rải rác trong khu vực. + Đá phiến sét Trias Thống Trung - Thượng hệ tầng Nậm Mu (T2-3Nm). Đặc điểm cấu tạo phân phiến mỏng màu nâu xám, nâu gụ, trong tầng tồn tại những nếp uốn, phân bố rộng rãi trong khu vực. + Sét bột cát kết xen, hệ Jura không phân chia. Đặc điểm cấu tạo bột kết phân lớp màu xám đen, xám gụ phân bố trong phạm vi hẹp. - Các thành tạo hiện tại chủ yếu là những sản phẩm phong hoá của đá gốc nằm tại chỗ hoặc được vận chuyển bao gồm: Tàn tích, sườn tích, lũ tích. Tuyến có kết cấu địa tầng thay đổi liên tục, xong nhìn chung có 2 dạng cơ bản sau: + Dạng 1: Trên là tầng phủ đất màu đen nâu dày từ 0,5 – 1,0m dưới là đất đỏ lẫn 35% dăm sạn hoặc đá xít phong hóa mạnh kết cấu chặt chẽ. + Dạng 2: Trên là đất lẫn dăm sạn H = 0,5m – 1m, dưới là đá phong hóa mạnh. 8 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè 1.6.2.3. Điều kiện địa chất công trình Qua số liệu thu thập địa chất bằng phương pháp đo vẽ địa chất vết lộ kết hợp với thăm dò địa chất, lấy mẫu thí nghiệm, các lớp đất đá trên tuyến được đánh giá như sau: - Lớp (1b): Bùn ruộng, bùn ao màu nâu đen. Lớp này có diện phân bố nhỏ hẹp trong các ao, ruộng lúa nước, nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên . Đây là lớp đất yếu sức chịu tải qui ước R’ < 1KG/cm 2, hệ số rỗng e > 1,5 vì vậy cần xử lý bằng biện pháp bóc vét trong quá trình thi công. - Lớp (2): Sét pha màu nâu, nâu đỏ, lẫn ít dăm sạn kết cấu xốp rỗng (đất san ủi đường cũ) hoặc lớp sét pha xám đen lẫn vật chất hữu cơ kết cấu rời rạc (đất phủ hữu cơ). Lớp nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên tuyến khảo sát, đây là lớp không đồng nhất kém ổn định cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp trong quá trình thi công. - Lớp (2a): Sét pha xám nâu, xám đen trạng thái dẻo mềm -:- dẻo chảy hoặc cát pha ẩm ướt - đất cấp II. Lớp (2a) nằm dưới (3) hoặc ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên, đây là lớp đất yếu hệ số rỗng cao, tính nén lún nhiều cần có biện pháp xử lý trong quá trình thi công. - Lớp (3đ): Đất đắp đường cũ thành phần là sét pha màu nâu, nâu đỏ lẫn dăm sạn - đất cấp III. Lớp này thường nằm ngay trên bề mặt địa hình. - Lớp (3): Đất tàn tích, sườn tích thành phần là sét pha màu nâu, nâu đỏ, vàng nhạt trạng thái nửa cứng -:- dẻo cứng lẫn dăm sạn, kết cấu chặt vừa, lớp này thường nằm ngay dưới lớp (1b), (2), (2a), (3đ) hoặc nằm ngay trên bề mặt địa hình, có diện phân bố rộng, khi còn ở trạng thái tự nhiên và không bị ngấm nước chúng khá ổn định nhưng khi bị phá vỡ kết cấu tự nhiên chúng trở nên thiếu ổn định xốp nhẹ liên kết kém và phá huỷ. Lớp (3) là lớp có sức chịu tải trung bình. Đất cấp III, một số lỗ khoan chưa khoan hết chiều dày của lớp. - Lớp (4c): Đất bồi tích thành phần là cuội sỏi đá tảng lẫn cát - đất cấp IV, lớp (4c) nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên, có diện phân bố hẹp tại các vị trí lòng suối mà tuyến cắt qua là lớp có sức chịu tải trung bình tuy nhiên lớp có tính ổn định xói thấp. Sức chịu tải qui ước R' = 3 KG/cm2 (tra cứu). - Lớp (4): Thành phần là sét pha màu nâu, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng -:- nửa cứng lẫn dăm sạn và đá tảng, hoặc đất dăm sạn mảnh vụn phong hoá cứng (đá phong hoá mảnh vụn) - đất cấp IV. Lớp (4) là lớp có sức chịu tải tốt, có diện phân bố rộng, thường nằm 9 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè ngay dưới lớp (1b), (2), (2a),(2s),(3đ), (3) hoặc nằm ngay trên bề mặt địa hình tự nhiên. Sức chịu tải qui ước R’ = 3,0 KG/cm2 (tra cứu). 1.6.2.4. Đặc điểm địa chất động lực Các hiện tượng địa chất động lực trong khu vực tuyến có gặp một số hiện tượng như sau: * Hiện tượng phong hoá: Là hiện tượng ĐCCT động lực có qui mô phát triển rộng, chiều sâu phong hoá đá gốc có thể đạt tới hàng chục mét, kết quả của quá trình phong hoá diễn ra lâu dài đã thành tạo lớp vỏ phong hoá thường gặp cấu trúc từ mịn đến thô (từ thành tạo đất sét, sét pha lẫn dăm sạn chuyển tiếp đến đất dăm sạn sỏi mảnh vụn phong hoá từ đá gốc). * Hiện tượng xâm thực bóc mòn: Thường diễn ra trong mùa mưa lũ, dưới tác động ảnh hưởng của nước mưa, nước mặt, xảy ra hoạt động xâm thực bào mòn đất đá trên địa hình đất dốc, kết quả hình thành các khe rãnh, mương xói làm phân cắt bề mặt địa hình và nền đường, công trình. * Hiện tượng trượt lở đất đá: Tại thời điểm khảo sát dọc trên tuyến có khảo sát một số cung trượt lở đất đá cụ thể: - Điểm số 01: Từ cọc 12 Km6 + 74.21m -:- TP8 Km6 + 113.3m . - Điểm số 02: Từ cọc TC74 Km8 + 858.4m -:- cọc 91 Km8 + 868.4m - Điểm số 03: Từ cọc TD12 Km10 + 799.29 m -:- cọc TC12 Km10 + 819.47m - Điểm số 04: Từ cọc TD62 Km19 + 102.02m -:- cọc TC62 Km19 + 121.32m. - Điểm số 05: Tại cọc TD64 Km19 + 187.63m - Điểm số 06: Từ cọc TD69 Km19 + 388.32m -:- cọc 53 Km19 + 409.97m 1.6.2.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn Miền địa chất thủy văn Tây Bắc Việt Nam nằm trên đới cấu trúc tân kiến tạo. Đới cấu trúc bị phân dị mạnh mẽ bởi hệ thống đới phá hủy đập vỡ và trượt cắt tạo nên các cấu trúc với quy mô phân bố rất khác nhau trong không gian cũng như theo thời gian. Các cấu trúc tân kiến tạo chủ yếu phân bố có dạng tuyến, chạy dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Do vậy, đặc điểm địa chất thủy văn ở đây cũng mang những đặc trưng riêng. Vùng địa chất thủy văn chứa nước karst – khe nứt sông Đà, vùng địa chất thủy văn chứa nước khe nứt Mường Tè. Phức hệ chứa nước karst – ke nứt trầm tích cacbonat Carbon – Permi (C-P) và phức hệ chứa karst – ke nứt Devon trung (D). 10 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè Phức hệ này phân bố phổ biến ở vùng địa chất thủy văn sông Đà. Thành phần thạch học chủ yếu của phức hệ chứa nước đá vôi. Lưu lượng nước xuất lộ thường gặp Q = 0,1 – 0,5 l/s. Khả năng chứa nước rất phong phú, song cũng rất không đồng nhất. Nguồn nước ngầm chủ yếu chỉ tập trung trong các đới nứt nẻ, các đới phá hủy đứt gãy kiến tạo và những đới karst hóa mạnh. Ngoài ra trong miền địa chất thủy văn Tây Bắc Việt Nam còn phân bố các phân vị chứa nước đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên xen cacbonat, cacbonat. Chúng cũng có khả năng chứa nước, nhưng thường phân bố ở những dạng địa hình phân dị mạnh, tạo nên các vùng chứa nước có kích thước nhỏ, nên không có ý nghĩa lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó có thể kể tới một số phức hệ chứa nước như phức hệ chứa khe nứt – vỉa trong các thành trầm tích phun trào Jura – Kreta, trong trầm tích Trias, trong trầm tích lục nguyên xen phun trào Permi thượng, Trias hạ... - Nước mặt: chủ yếu do nước mưa cung cấp, tập trung trong mùa mưa từ tháng IV đến tháng IX. Trong thời gian này thường xuất hiện các đợt mưa lũ gây sạt lở mái ta luy dương làm tắc nghẽn giao thông. Cần thiết kế độ dốc mái taluy cho phù hợp. - Nước ngầm: Qua quá trình khảo sát có thấy nước ngầm xuất lộ, hoạt động của nước ngầm đồng tác nhân gây nên hiện tượng sụt. Ngoài ra hoạt động của nước ngầm còn hình thành nên lớp đất yếu cho nên trong quá trình thi công cần gia cố lớp đất yếu này. 1.6.2.6. Đặc điểm khí hậu, khí tượng Khí hậu vùng Tây Bắc được hình thành dưới tác động tương hỗ của ba nhân tố địa lý, hoàn lưu và bức xạ. Tây Bắc là vùng núi hiểm trở, bị chia cắt phức tạp. Hoàn lưu đáng chú ý nhất là cơ chế gió mùa với sự xâm nhập của không khí cực đới trong mùa đông, trong khi hoàn lưu mùa hè thực sự là hoàn lưu đới vĩ độ thấp, Tây Bắc có chế độ bức xạ nội chí tuyến. Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có mùa đông lạnh, có sương muối và ít mưa, mùa hè nóng có gió Tây khô nhiều mưa. Dự án nằm trong khu vực bắc Tây Bắc khuất sâu trong lục địa, lại ở xa nhất về phía Tây nên có khí hậu tiêu biểu hơn cho kiểu khí hậu Tây Bắc. Đặc biệt ở khu vực Tây Bắc có chế độ mưa ẩm phong phú do chịu ảnh hưởng của địa hình. Cũng cần nhắc đến một hiện tượng mưa đá, mà vùng núi bắc Tây Bắc là vùng quan sát được nhiều nhất trong toàn quốc. Mưa đá hầu như không năm nào không gặp trong thời kỳ cuối đông sang hạ. Trái lại, ảnh hưởng của bão đến vùng núi bắc Tây Bắc lại rất hạn 11 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè chế. Không bao giờ bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng núi xa xôi này. Do chịu ảnh hưởng của địa hình, các dãy núi cao ở mỏm cực bắc của vùng nên ở đây đã hình thành một trong những trung tâm mưa lớn nước ta, trung tâm mưa lớn Mường Tè với lượng mưa 2000 – 3000mm/năm. Ngoài ra cũng như ở mọi vùng núi, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt về khí hậu giữa vùng thấp, vùng có độ cao trung bình và vùng núi cao. Với Mường Tè nằm ở vùng thấp với độ cao dưới 300m. Vùng này có nền nhiệt độ không khác nhiều với đồng bằng, song chế độ nhiệt có một đặc điểm quan trọng là biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ rất lớn, dẫn đến những tối thấp và tối cao của nhiệt độ cực đoan hơn đồng bằng. Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hoá các chất trong môi trường không khí phụ thuộc vào các yêu tố khí tượng, bao gồm: - Nhiệt độ không khí; - Bức xạ mặt trời; - Độ ẩm không khí; - Lượng mưa và bốc hơi; - Độ bền vững khí quyển. Dưới đây là tổng hợp về các yếu tố khí tượng nêu trên từ các số liệu quan trắc nhiều năm tại trạm Lai châu. a. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất gây ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất gây ô nhiễm trong khí quyển càng nhỏ. Nhiệt độ không khí cũng là yếu tố vật lý quan trọng tác động lên sức khoẻ con người. Theo số liệu thống kê nhiều năm (1998 ÷ 2010) tại trạm khí tượng Lai châu, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 19  21oC. Nhiệt độ trong các tháng mùa đông tương đối cao so với các vùng núi khác, trong các thung lũng dưới thấp (độ cao từ 200  300m) nhiệt độ thậm chí cao hơn đồng bằng tới 1oC. Tháng cực tiểu của nhiệt độ là tháng I, có nhiệt độ trung bình vào khoảng 11  14oC, trong tháng này nhiệt độ có ngày xuống tới 6  7 oC. 12 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè Mùa hạ, ngay từ tháng IV nhiệt độ đã lên cao, trung bình đạt tới xấp xỉ 25 oC, từ tháng V đến tháng IX, nhiệt độ trung bình tháng đều vượt quá 26 oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng VI, VII, VIII mà tháng VI là tháng cực đại. Dao động ngày đêm của nhiệt độ thuộc loại lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Trung bình năm của biên độ ngày đạt tới 8  9oC (so với 7oC ở đồng bằng). Những tháng mùa đông, đồng thời là mùa khô, nhiệt độ dao động mạnh nhất, trong đó tháng III là tháng biên độ có giá trị cực đại. Trong tháng III, biên độ ngày trung bình đạt tới 13  15oC. Ba tháng giữa mùa mưa là thời kỳ nhiệt độ dao động ngày đêm ít nhất, song biên độ ngày cũng đạt tới 6  7oC trên các rẻo cao. Diễn biến nhiệt độ trung bình tháng qua các năm từ 2001 đến 2009 minh hoạ trong hình 1. Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng, năm (oC) Nhiệt độ trung bình tháng, năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 I 17.90 16.40 17.30 16.60 16.80 17.10 17.40 II 19.10 19.30 18.80 17.70 19.00 20.90 17.60 II 21.80 20.90 20.80 21.40 20.00 21.70 20.90 IV 24.70 23.70 24.60 23.70 24.20 24.30 22.80 V 25.00 24.70 26.00 25.10 26.40 26.40 3.45 VI 26.30 26.00 26.20 26.20 2.64 26.50 2.69 VII 26.00 26.00 25.40 26.00 26.70 26.40 25.70 VIII 26.90 25.50 26.90 26.70 2.60 26.50 27.20 IX 26.10 25.10 25.40 25.70 2.58 28.20 25.20 X 23.30 23.10 24.20 22.40 24.00 24.30 23.80 XI 18.50 20.10 20.40 20.70 20.90 20.40 19.40 XII 16.80 17.80 17.90 15.70 16.90 17.60 18.90 Nguồn: Trạm khí tượng Mường Tè Tháng   13 2008 17.80 15.10 20.70 24.40 25.60 25.90 25.60 26.10 25.90 24.60 19.70 0.00 2009 16.50 20.30 21.60 24.30 25.90 0.00 26.50 26.80 26.10 25.00 19.70 18.00 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè Hình 1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng (0C) b. Độ ẩm, nắng Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất gây ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Độ ẩm trong khu vực tương đối thấp so với nhiều vùng khác: Trung bình năm vào khoảng 84% trên các rẻo cao. Hàng năm hình thành một thời kỳ khô từ giữa mùa đông đến đầu mùa hạ (tháng I đến tháng V) và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ và đầu mùa đông (tháng VI đến tháng XII). Thời kỳ ẩm nhất trong năm là các tháng giữa mùa mưa (tháng VI đến tháng VIII), trong đó tháng VII thường là tháng có độ ẩm cực đại. Độ ẩm trung bình tháng này lên tới 88  90%. Khô nhất là tháng III và IV, trong đó tháng III thường là tháng cực tiểu của độ ẩm trong biến trình năm. Độ ẩm trung bình trong tháng này xuống tới dưới 75%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và khô nhất lên tới 13  15%. Độ ẩm tương đối trung bình tháng được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%) Độ ẩm trung bình tháng, năm Tháng I II II IV V VI VII VIII IX X XI 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 82.00 87.00 85.00 84.00 90.00 89.00 91.00 86.00 87.00 90.00 84.00 84.00 86.00 86.00 83.00 87.00 88.00 90.00 86.00 84.00 83.00 88.00 82.00 79.00 79.00 78.00 83.00 86.00 86.00 84.00 84.00 85.00 82.00 82.00 78.00 81.00 72.00 85.00 88.00 89.00 88.00 88.00 89.00 88.00 87.00 81.00 82.00 82.00 81.00 91.00 88.00 90.00 86.00 89.00 88.00 84.00 81.00 78.00 81.00 91.00 88.00 89.00 88.00 85.00 87.00 86.00 83.00 80.00 79.00 81.00 80.00 85.00 88.00 89.00 84.00 83.00 84.00 81.00 84.00 84.00 83.00 82.00 89.00 89.00 88.00 86.00 86.00 86.00 83.00 81.00 82.00 82.00 84.00 0.00 89.00 86.00 86.00 86.00 85.00 14 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè XII 83.00 84.00 81.00 88.00 Nguồn: Trạm khí tượng Mường Tè 90.00 86.00 83.00 0.00 87.00 Hình 2: Biểu đồ độ ẩm trung bình tháng, năm Do ít mây nên ở Tây Bắc có nhiều nắng. Trung bình số giờ nắng toàn năm lên tới 1800 - 2000 giờ đây là những giá trị lớn ở nước ta (đồng bằng Bắc Bộ chỉ có 1600- 1700 giờ nắng). Hàng năm có một thời kỳ nhiều nắng nhất vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ (tháng III đến tháng V, trong đó tháng IV là tháng cực đại). Số giờ nắng thời kỳ này lên tới 200 giờ mỗi tháng. Tiếp đó là 2 tháng ít nắng là tháng VI và tháng VII với số giờ nắng vào khoảng 100 đến 120 giờ. Các tháng khác, số giờ nắng ở khoảng trên dưới 1500 giờ/tháng. c. Lượng mưa và độ ẩm - Mưa Khu vực Mường Tè là một trong những trung tâm mưa lớn của nước ta với lượng mưa năm từ 2000  3000mm/năm. Mùa mưa trong vùng kéo dài 6 tháng và thường bắt đầu vào tháng IV, kết thúc vào tháng IX. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa năm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào 3 tháng VI, VII, VIII, trong đó tháng VI thường là tháng có lượng mưa cực đại trong năm (trung bình tháng VI có lượng mưa từ 500  600mm ở trung tâm mưa lớn Mường Tè. 15 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè Trong mùa mưa, số ngày mưa quan sát được lớn hơn ở các nơi khác. Mỗi tháng giữa mùa mưa có tới 20  25 ngày mưa. Tuy nhiên số trường hợp ngày có lượng mưa lớn không nhiều, trung bình hàng năm chỉ quan sát được 5  10 ngày mưa trên 50mm, 1  2 ngày trên 100mm. Tại trung tâm mưa Mường Tè đã đo được lượng mưa ngày max quá 500mm. Lượng mưa trung bình năm là 2801(mm). - Độ ẩm Độ ẩm trong khu vực tương đối thấp so với nhiều vùng khác: Trung bình năm vào khoảng 84% trên các rẻo cao. Hàng năm hình thành một thời kỳ khô từ giữa mùa đông đến đầu mùa hạ (tháng I đến tháng V) và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ và đầu mùa đông (tháng VI đến tháng XII). Thời kỳ ẩm nhất trong năm là các tháng giữa mùa mưa (tháng VI đến VIII), trong đó tháng VII thường là tháng có độ ẩm cực đại. Độ ẩm trung bình tháng này lên tới 88  90%. Khô nhất là tháng III và IV, trong đó tháng III thường là tháng cực tiểu của độ ẩm trong biến trình năm. Độ ẩm trung bình trong tháng này xuống tới dưới 75%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và khô nhất lên tới 13  15%. Các đặc trưng về chế độ mưa, bốc hơi và độ ẩm khu vực nghiên cứu trình bày trong các bảng 3, 4 và minh hoạ trên hình 3. Bảng 3. Đặc trưng chế độ mưa Đặc trưng Lượng mưa trung bình năm (mm) Giá trị 2511.44 Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (mm) 671.44 Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (mm) 21.22 209.287 Số ngày mưa trung bình (tháng) Nguồn: Trạm khí tượng Mường Tè (2001÷2009) Bảng 4. Mưa (mm) và độ ẩm (%) trung bình tháng Yếu tố I II II IV V VI Lượng mưa 42.4 31.7 65.7 128.0 363.8 407.8 671.4 468.7 153.3 96.7 60.8 21.2 16 VII VIII IX X XI XII Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè Độ ẩm tb 83.1 81.9 81.8 80.7 84.8 78.2 88.8 87.2 85.6 86.4 85.7 75.8 Nguồn: Trạm khí tượng Mường Tè (2001÷2009) Hình 3: Biểu đồ mưa và bốc hơi d. Gió và hướng gió Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình lan truyền các chất gây ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm càng được vận chuyển đi xa và nồng độ các chất ô nhiễm càng nhỏ do khí độc được pha loãng với khí sạch. Ngược lại, khi tốc độ nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung gần nguồn thải. Thông thường, gió ở vùng núi Tây Bắc phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện địa hình địa phương. Quanh năm, gió thổi theo hướng Tây và Tây Bắc với ưu thế 60 - 80%. Tốc độ gió trung bình trên các rẻo cao từ 2 - 3m/s. Tuy nhiên vùng núi Tây Bắc cũng xuất hiện tốc độ gió cực lớn lên tới 30 - 40m/s trong cơn dông. Bảng 5 trình bày tốc độ gió trung bình theo các hướng. Bảng 5: Tốc độ gió trung bình theo các hướng (m/s) Năm Tốc độ gió trung bình theo các hướng (m/s) N NNE NE ENE W WSW SW SSW S SSE SE ESE E 1998 0,6 0,1 0,6 0,6 3,9 1,8 6,1 0,7 0,8 0,2 0,3 0,1 0,8 0,5 2,7 0,1 1999 0,5 0,1 0,8 0,3 3,5 1,6 5,7 0,6 0,8 0,2 0,3 0,1 0,3 0,8 2,5 0,5 17 ENE NE NNE Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè 2000 0,5 0,2 1,0 0,5 3,2 1,9 5,6 0,7 1,1 0,2 0,4 0,2 0,8 0,8 3,7 0,2 2001 0,5 0,1 1,2 0,1 2,9 0,9 5,3 0,4 0,9 0,0 0,5 0,0 0,7 0,2 4,0 0,2 2002 0,7 0,2 0,8 0,2 2,3 1,1 7,1 0,6 0,8 0,1 0,7 0,0 0,6 0,4 3,8 0,2 2003 0,5 0,1 0,7 0,3 2,2 1,2 8,3 0,8 0,6 0,2 0,5 0,1 0,4 0,3 2,2 0,1 2004 0,6 0,1 0,9 0,3 1,5 0,7 5,9 0,8 0,6 0,1 0,5 0,0 0,6 0,2 2,3 0,1 2005 0,4 0,2 1,1 0,2 1,7 0,8 5,6 0,5 0,8 0,1 0,4 0,1 0,5 0,2 2,1 0,2 2006 0,2 0,1 0,6 0,1 1,8 0,2 5,3 0,1 0,3 0,0 0,4 0,0 0,4 0,0 2,4 0,0 2007 0,3 0,0 0,6 0,1 0,9 0,3 6,1 0,2 0,6 0,0 0,5 0,0 0,3 0,0 2,1 0,0 Tổng hợp 0,5 0,1 0,8 0,3 2,4 1,1 6,1 0,5 0,7 0,1 0,5 0,1 0,5 0,3 2,8 0,2 Nguồn: Trạm khí tượng Lai Châu (2001-2009) e. Độ bền vững khí quyển Độ bền vững khí quyển quyết định khả năng đưa các chất ô nhiễm không khí lên cao. Độ bền vững khí quyển khu vực Mường Tè là loại B (không bền vững trung bình) vào ban ngày trong các tháng mùa hè và mùa đông, được xác định theo tốc độ gió trung bình khu vực Mường Tè các tháng mùa hè là 2 m/s, các tháng mùa đông là 1,8m/s và độ bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng phân loại Pasquill 1.6.2.7. Đặc điểm thuỷ văn * Đặc điểm thuỷ văn khu vực: Nhìn chung cả đoạn tuyến đi qua vùng địa hình đồi núi cao xen kẹp là những đồi núi thấp, địa hình tương đối phức tạp, chế độ thuỷ văn dọc tuyến chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực. Thuỷ chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với mùa của khí hậu. Mùa lũ từ tháng VI đến tháng X, có những năm lũ bắt đầu ngay từ tháng V và chấm dứt vào tháng XI. Số lũ xảy ra liên tiếp nhiều nhất vào các tháng VII, VIII. Lượng nước mùa lũ chiếm 75 - 85% lượng nước của cả năm. Mưa lớn gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, đe doạ khu vực đồng bằng phía hạ lưu. Mùa kiệt bắt đầu từ đầu tháng XI, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu lưu lượng còn khá lớn do ảnh hưởng của mưa cuối mùa nóng và lượng nước tích lại trong lòng sông, suối nhiều, đặc biệt trên các sông, suối lớn: Giai đoạn thứ hai lưu lượng kiệt giảm đi liên tục và đạt tới trị số cực tiểu, lúc này nguồn cung cấp của sông, suối hoàn toàn là nước ngầm. Trị số cực tiểu tháng lớn hay nhỏ phụ thuộc 18 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè vào khả năng điều hoà của lưu vực, trước hết là các điều kiện địa chất thuỷ văn, trong đó có lớp vỏ phong hoá. Thời kỳ thứ ba lưu lượng bắt đầu tăng lên, liên quan đến mưa cuối mùa lạnh. Tháng kiệt nhất xảy ra vào tháng III nguyên nhân là các sông, suối ở đây nhỏ và đầu mùa đông thường ít mưa. * Thuỷ văn tuyến: Do đặc điểm tuyến địa chất tuyến đi qua chủ yếu là đường phân thuỷ và tụ thủy nên có ít cầu cống và 1 số công trình vượt dòng nhỏ trên tuyến được bố trí cầu khẩu độ L= 4-24m. Dọc tuyến cắt qua nhiều khe nhỏ có độ dốc ngang lớn lưu lượng nước tập trung nhanh cần bố trí cống có khẩu độ từ 0,75 đến 3,0m, nhiều vị trí cống không đáp ứng được khả năng thoát nước (chỉ thiết kế nối dài, bổ sung xây mới hoặc phá bỏ cống cũ bị hư hỏng, bị lấp đất). 1.6.2.8. Tài nguyên rừng a) Thực vật rừng Mường Tè là huyện có vai trò quyết định đến tỷ lệ che phủ rừng của toàn tỉnh, có ý nghĩa to lớn trong việc phòng hộ các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và duy trì sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng rừng đã bị suy giảm, giá trị kinh tế thấp. Trên địa bàn huyện Mường Tè, tính đến tháng 01 năm 2007 có 172.497,98 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 46,80%; tháng 12 năm 2008 có 183.577,9 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 49,8%. - Đặc điểm các kiểu rừng: Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh cũng như thành phần loài cây và cấu trúc quần thể có thể chia thành 04 kiểu rừng chính như sau: + Rừng gỗ chiếm 64,5% tổng diện tích đất rừng và phân bố ở dọc biên giới Việt - Trung, ven sông Đà và rải rác ở các vùng núi cao thuộc các xã Mù Cả, Tà Tổng, Mường Mô và xã Hua Bum. Độ che phủ của rừng chỉ đạt từ 30 - 50%, trữ lượng trung bình của rừng thấp (80m 3/ha). Thành phần thực vật tạo rừng chủ yếu là các loài trong họ Dẻ, họ De, họ Ngọc Lan, họ Chè..... đặc biệt là các loại Cà ổi và Mạy Thổ Lộ chiếm ưu thế hơn cả. Ngoài ra, ở độ cao trên 1000m thuộc khu vực Tà Tổng còn thấy loài Cáng Lò cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. 19 Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án Đường Mường Tè – Pa Ủ, huyện Mường Tè + Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng tre nứa: có diện tích 2.261,9 ha, chiếm 1,6% diện tích đất rừng. Phân bố chủ yếu dọc các thung lũng sông, suối như Nậm Ma, ven sông Đà... Thực vật tạo rừng, ngoài các loài cây gỗ thường gặp mọc rải rác, người ta còn thấy một số loài tre, nứa mọc xen hay thuần loài. Các loài tre, nứa phổ biến là nứa, Mạy Hốc và Giang, cả ba loại này đều sống thành bụi và có tán lá rậm, khiến cho các loài cây gỗ tái sinh gặp nhiều khó khăn. Những diện tích rừng này hàng năm đang được khai thác từ 450 - 500 tấn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Lai Châu. Đặc trưng của kiểu rừng tre, nứa là chiều cao bình quân từ 15 - 16m; đường kính bình quân từ 10 - 15 cm; số cây/1ha từ 2.500 - 3.000 cây; độ che phủ khá lớn, từ 0,8 - 0,9; trữ lượng gỗ trung bình dưới 40m3/ha. + Rừng non hay còn gọi là rừng phục hồi, chiếm 33,4% diện tích đất có rừng. Phân bố rải rác khắp các độ cao, nhưng tập trung hơn cả vẫn là xung quanh các làng bản. Do được phục hồi sau nương rẫy bỏ hoang nên quy mô về mặt diện tích cũng như tình trạng của rừng phụ thuộc vào diện tích nương rẫy cũ và thời gian phục hồi. Độ che phủ của rừng đạt 30 - 45%, trữ lượng trung bình của rừng (trạng thái IIb) chỉ đạt 15,4m3/ha. Thành phần thực vật rừng cũng khá phong phú. Tại xã Tà Tổng, ở độ cao 1.500m, loài Tống Quán Sử là thành phần chính của rừng, có khi gần như thuần loài. Ngoài ra, còn một số loài khác nữa như Lòng Trứng Quảng Đông, Mạy Thồ Lộ cùng mọc. Dưới độ cao này ở những nơi ẩm, đất tốt thì loài Lá Nến mọc gần như thuần loài; Cọ Nọt mọc lẫn với những loài ưa ẩm khác. Những nơi đất xấu, khô hơn các loài ưu thế là Thành Ngạnh, Thầu Tấu, Chẹo và đôi khi có các loài cây họ Dẻ, họ Đậu... Sự xuất hiện của các loại thực vật rừng này cho ta thấy những năm gần đây việc giao đất, giao rừng tới người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, đã góp phần tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng và cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực. + Rừng trồng chiếm 0,5% diện tích đất có rừng. Phần lớn diện tích rừng này được trồng từ Chương trình 327, Chương trình 661, với các loài cây như: Trẩu, Thông Ba Lá, Lát Hoa, Muồng Đen, Keo, Quế, Luồng Thanh Hoá và tre Điền Trúc, tập trung chủ yếu ở các xã như Bum Tở, Mường Mô, Nậm Hằng, Bum Nưa và thị trấn Mường Tè. Hiện nay, những diện tích này đã được giao cho người dân quản lý và bảo vệ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng