Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan...

Tài liệu Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của lý lan

.DOC
132
951
75

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------*****------- NGUYỄN THỊ HÀ C¶m høng n÷ quyÒn trong v¨n xu«i tù sù cña lý lan CHUYÊN NGHÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN 1 VINH, 2010 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn...............................................................8 Chương 1 SÁNG TÁC CỦA LÝ LAN TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ Ý THỨC VỀ NỮ QUYỀN CỦA NHÀ VĂN 1.1. Sáng tác của Lý Lan trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại................9 1.1.1. Bối cảnh chung của văn xuôi Việt Nam đương đại.................................9 1.1.2. Sáng tác của Lý Lan..............................................................................16 1.2. Ý thức về nữ quyền của Lý Lan...............................................................21 1.2.1. Cơ sở của ý thức sâu đậm về nữ quyền của Lý Lan..............................21 1.2.2. Quan niệm về nữ quyền của Lý Lan.....................................................29 Chương 2 NHÂN VẬT NỮ NHƯ LÀ BIỂU HIỆN TẬP TRUNG, MẠNH MẼ NHẤT CẢM HỨNG NỮ QUYỀN TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA LÝ LAN 2.1. Nhân vật nữ trong thế giới nhân vật văn xuôi tự sự Lý Lan.............37 2.1.1. Một cái nhìn chung vềi nhân vật trong văn xuôi tự sự Lý Lan.............37 2.1.2. Vai trò trung tâm của nhân vật nữ.........................................................51 2.1.3. Nam giới giữa thế giới nhân vật nữ trong văn xuôi tự sự của Lý Lan..........55 2.2. Đặc điểm nhân vật nữ trong văn xuôi tự sự của Lý Lan..........................58 2.2.1. Nhân vật nữ ý thức về mình như một chủ thể độc lập..........................58 2.2.2. Không ngừng tìm kiếm bản ngã, tìm kiếm hạnh phúc, tự do và nhân phẩm................................................................................................................63 2.2.3. Đấu tranh đòi nữ quyền trên nhiều phương diện...................................69 Chương 3 CẢM HỨNG NỮ QUYỀN VỚI PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG SÁNG TÁC CỦA LÝ LAN 3.1. Những tìm tòi, cách tân về thể loại..........................................................78 3.1.1. Với thể loại truyện ngắn........................................................................78 3.1.2. Với thể loại tiểu thuyết..........................................................................81 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................................84 3.2.1. Đặt nhân vật trong những tình huống phức tạp để nhân vật tự biểu lộ ý thức và bản năng phụ nữ.................................................................................84 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nội tâm và hành động nhân vật...........90 3.3. Nghệ thuật trần thuật................................................................................99 3.3.1. Đa dạng, biến hoá trong “ngôi”, “vai” trần thuật..................................99 3.3.2. Giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật..........................................................104 KẾT LUẬN..................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................119 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong văn học Việt Nam đương đại, nữ quyền trở thành một vấn đề trung tâm, trở đi trở lại rất nhiều lần, không chỉ trong sáng tác của các nhà văn nữ như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan, Trần Thuỳ Mai, Y Ban, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu… mà còn xuất hiện phổ biến trong sáng tác của các tác giả nam giới như Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái… Nó là sự tiếp nối liền mạch cảm hứng nữ quyền đã có từ trước đó trong văn học dân gian và văn học trung đại nhưng đã có sự thay đổi sâu sắc về phạm vi và mức độ biểu hiện. Vấn đề nữ quyền đã được các tác giả đặt ra trên những phương diện mới với nhiều biểu hiện đa dạng, phức tạp, sâu sắc. Chính vì vậy, tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong sáng tác Lý Lan chính là một cách để nhận diện vấn đề nữ quyền, một vấn đề trung tâm nổi bật trong văn học Việt Nam đương đại. 1.2. Lý Lan là gương mặt nữ tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. Không chỉ là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà biên kịch, nhà phê bình, Lý Lan còn là dịch giả với bản dịch Harry Potter nổi tiếng. Tính đến năm 2009, sau 30 năm viết văn, Lý Lan đã có trên 20 tác phẩm đã xuất bản ở tất cả các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, thơ và còn có rất nhiều tác phẩm văn học dịch nổi tiếng. Lý Lan cũng liên tiếp giành được các giải thưởng văn học có giá trị như giải thưởng truyện ngắn của báo Tuổi trẻ, giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng thơ của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh (cho tập thơ Là mình), giải thưởng của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh 2009 (cho Tiểu thuyết đàn bà)… Không chỉ mới mẻ về nội dung, Lý Lan còn chứng tỏ mình là một cây bút văn xuôi tự sự khá tỉnh táo, am hiểu kĩ thuật văn chương và có những cách tân nghệ thuật táo bạo, đặc biệt trên phương diện 2 giọng điệu và ngôn ngữ. Lý Lan được xem là gương mặt nhà văn nhiều ấn tượng và có những đóng góp đáng kể cho văn xuôi Việt Nam đương đại. 1.3. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Lý Lan, vấn đề nữ quyền là vấn đề trung tâm, được bà đặt ra liên tục và hầu hết trong các tác phẩm. “Âm hưởng nữ quyền” có lúc chỉ thể hiện một cách nhẹ nhàng qua việc khẳng định vẻ đẹp nữ tính, khát vọng về hạnh phúc, tình yêu…, có lúc lại quyết liệt, dữ dội qua sự xung đột, đả phá tính chất gia trưởng, phụ quyền, khẳng định vị trí của người phụ nữ trong tương quan với nam giới. Tìm hiểu cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự Lý Lan sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về những giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của bà. 1.4. Trong chương trình sách giáo khoa cải cách, tuỳ bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được đưa vào làm bài giảng đầu tiên trong sách Ngữ văn 7. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tư liệu tham khảo, giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm của nhà văn đạt hiệu quả hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Lý Lan Lý Lan là nhà văn sáng tác trên nhiều thể loại, tiếp cận với nhiều đề tài. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu, những bài báo tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của chị. Các bài nghiên cứu nhìn chung được thể hiện dưới hai dạng: dạng bài báo viết về tác giả, tác phẩm Lý Lan; dạng bài phỏng vấn đề cập đến thế giới nghệ thuật của tác phẩm Lý Lan. Tháng 2 năm 2007 trên website: http://evan.vnexpress.net, tác giả Anh Vân viết bài “Lý Lan - người đàn bà hồn nhiên với chữ”. Bài viết tập trung làm rõ con người Lý Lan trên phương diện tiểu sử, tác phẩm. Trong đó, tác giả bài viết có đề cập đến giọng văn, ngôn ngữ của Lý Lan. Theo tác giả, cái đáng quý của Lý Lan đó là sử dụng giọng văn “trong sáng, dễ thương” và sử dụng thứ ngôn ngữ đã tắm tưới cho tâm hồn mình. 3 Tháng 4 năm 2008, báo Thể thao & Văn hoá, số 111 cho đăng bài “Lý Lan: Mẹ đưa con đến trường mãi là biểu tượng đẹp nhất” của tác giả Yên Khương. Bài viết đã giành những ưu ái cho nhà văn khi ngợi ca “những tâm sự rất dung dị nhưng lại vô cùng cảm động như chính giọng văn của bà”. Tác giả ca ngợi: “Tuỳ bút “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội”. Tường Vy trong bài viết “Lý Lan: Tình yêu vẫn còn nguyên vẹn” đăng trên báo Saigongiaiphongonline, chủ yếu đề cập đến tính cách, đến hạnh phúc gia đình của Lý Lan, qua đó có cái nhìn đối chiếu với tác phẩm Harry Potter, Tiểu thuyết đàn bà. Nhưng, đây thực chất chỉ là bài viết ghi lại buổi nói chuyện của Lý Lan với độc giả tại buổi Tổ chức Hội sách TP Hồ Chí Minh lần thứ 5, nhân dịp đón tết Mậu Tý, 2008. Tác giả Bích Ngân viết bài “Lý Lan, nhìn từ …gần”, đăng trên báo Phụ nữ, tháng 3/2009, chủ yếu nhìn nhận Lý Lan trên góc độ tiểu sử, tính cách. Trong đó tác giả chỉ ra tấm lòng yêu thương, phẩm chất nhân hậu, tinh thần “quyết liệt với sự vô lí” thể hiện trong sáng tác của nhà văn. Tác giả Việt Bằng trong bài “Đọc “Miên man tuỳ bút” của Lý Lan” đăng trên vietbang.com đề cập đến hai nội dung: “Miên man tùy bút là tập hợp của 11 đoản văn (personal essays, nonfiction) không có đề tài mà chỉ được đánh số từ 1 đến 11. Tất cả đều liên quan tới tác giả từ thủa ấu thời mẹ mất sớm, theo cha về Chợ Lớn cho đến khi thành công trong sự nghiệp và thành danh trong cuộc đời” và: “Về văn phong, khác với những nhà văn viết theo kinh nghiệm, Lý Lan sử dụng tối đa kỹ thuật viết văn và thường viết những câu phức hợp”. Các tác giả Ngô Thị Kim Cúc (“Những người đàn bà bị thất lạc”, báo Thanh niên, 3/2008), Trần Thuỳ Mai (“Lý Lan, người đi xuyên tường”, báo 4 Phụ nữ TP HCM Chủ nhật, tháng 6/2008), Hà Tùng Sơn (giới thiệu “Tiểu thuyết đàn bà”, sachhay.com) đều có những cách nhìn khác nhau về Tiểu thuyết đàn bà. Ngô Thị Kim Cúc cho rằng, tiểu thuyết nói về “nỗi niềm và thân phận đàn bà của nhiều thế hệ đàn bà trong cùng một dòng họ”. Tất cả mọi người từ bà tổ Mọi đến bà ngoại, đến chị Đen, Thoa, Không Bé đều là những người đàn bà “thất lạc nhau trong cuộc đời rộng lớn, hận thù rộng lớn. Người ta cũng có thể thất lạc nhau dưới cùng một mái nhà. Và thất lạc chính mình ngay trong cuộc đời của riêng mình”. Không những chỉ ra nội dung cơ bản của tác phẩm, tác giả bài viết còn chỉ ra giọng văn mà Lý Lan vận dụng trong tiểu thuyết: “giọng văn lạnh và được tiết chế (…) mạch truyện trải ra trên trang giấy một cách chừng mực”. Trần Thuỳ Mai nhận xét Lý Lan là tác giả đi xuyên qua các bức tường văn hoá bởi vì “đàn bà có quyền năng của tình yêu và hôn nhân”. Cũng như Ngô Thị Kim Cúc, Trần Thuỳ Mai chỉ ra nỗi niềm lạc loài, tìm kiếm của những người đàn bà trong cùng một dòng họ: “Cảm giác bơ vơ, thất lạc và muốn tìm về có thể là một cảm giác đặc thù của con người thời hiện đại, khi mà cuộc sống đang từng ngày từng giờ giật con người ra khỏi mảnh đất chôn nhau, đưa họ đi vào những hành trình không giới hạn trên mặt địa cầu mênh mông này”. Tác giả bài viết cho rằng, Lý Lan đã dùng giọng văn trần trụi, “phơi bày tất cả tính nữ sơ khai”. Hà Tùng Sơn thì lại nhận định rất khái quát về nội dung tác phẩm và cho rằng “tác giả dùng cách viết nhẹ nhàng, không theo kiểu đao to búa lớn, lại pha chút hài hước nên dù là viết về chiến tranh nhưng Tiểu thuyết đàn bà không làm cho bạn đọc thấy nặng nề, u ám”, bởi thế mà ẩn đằng sau đó là “tấm lòng nhân ái của tác giả”. Trên đài Châu Á tự do, tác giả Mặc Lâm cho phát bài: “Nhà văn nữ Lý Lan, một cây viết có sức sáng tác đa dạng” trong đó chủ yếu tập trung phân tích, làm rõ cách viết, nghệ thuật kể chuyện của Lý Lan. Với cái nhìn có tính hiện thực, Mặc Lâm đã khái quát: “Qua nhiều tác phẩm, Lý Lan có 5 khuynh hướng miêu tả đời thường dưới cái nhìn của một nhà báo hơn là một nhà văn. Chị ghi nhận sự kiện và sắp xếp chúng bằng những trình tự mà sự kiện liên tục xảy ra và không hoa mỹ, hư cấu”. Điều đáng chú ý của Lý Lan là tác giả luôn đưa hình ảnh cuộc sống sống động vào văn chương, làm cho văn chương giàu hơi thở. Mặc Lâm phát biểu: “Bằng trực giác của một người nữ, chị lặng lẽ quan sát những gánh hàng rong đang ngày ngày sinh hoạt mà chị gọi chung là những cái chợ hàng rong”. Dạng bài phỏng vấn, theo khảo sát của chúng tôi, hiện có khoảng hơn 10 bài, trong đó có bài phỏng vấn đề cập đến cuộc đời, tiểu sử của Lý Lan như bài: “Người phụ nữ luôn mơ ước làm chủ cuộc sống”, (Báo Người lao động, website nld.com.vn), cũng có bài phỏng vấn đề cập trực tiếp tới thế giới nghệ thuật trong tác phẩm như bài “Lý Lan: với văn chương tôi không có tuổi” (phongdiep.net), cũng có bài phỏng vấn chỉ đề cập đến một tác phẩm như “Lý Lan, 16 năm cho Tiểu thuyết đàn bà” (tại buổi giao lưu với bạn đọc ngày 13/3/2008, đăng tải trên website:http://www.vtc.vn/). Nhìn chung, các bài báo viết về tác giả, tác phẩm Lý Lan vẫn chưa thực sự phong phú, đa dạng và đi sâu vào thế giới nghệ thuật của chị. Các ý kiến đánh giá hầu hết đều đi vào con người tiểu sử của tác giả, hoặc mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể (Tiểu thuyết đàn bà hoặc Hồi xuân). Gần đây, tháng 8/2010 có luận văn Thạc sĩ của Lê Huỳnh Lan (Cao học khoá XV Đại học Đồng Tháp, với tên gọi “Đặc sắc truyện ngắn Lý Lan” (do PGS.TS Biện Minh Điền hướng dẫn) tập trung tìm hiểu nghiên cứu truyện ngắn của Lý Lan. Hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện sáng tác của Lý Lan trên cả chiều sâu và bề rộng. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về cảm hứng nữ quyền trong sáng tác Lý Lan Trước hết cần nhận định rằng, trong bối cảnh các công trình, bài báo nghiên cứu về Lý Lan ở Việt Nam chưa thực sự có thành tựu lớn như hiện nay thì cảm hứng nữ quyền – một vấn đề mới được đề cập đến trong văn học Việt 6 Nam đương đại những năm gần đây lại càng ít thành tựu hơn. Hơn nữa, vấn đề nữ quyền chỉ mới được Lý Lan nhắc đến thường xuyên và thể hiện nó rõ ràng, sâu sắc trong sáng tác những năm gần đây nên cho đến nay, hầu như chưa có một bài viết nào đề cập đến vấn đề nữ quyền trong sáng tác của chị một cách tập trung và chuyên sâu. Tuy vậy, tản mạn trong những bài viết, bài phỏng vấn nêu trên vẫn có những nhận xét cụ thể về đề tài nữ quyền trong sáng tác của chị. Tựu trung, có thể thấy các bài viết đôi chỗ đã chỉ ra những biểu hiện của cảm hứng nữ quyền như: hình tượng người đàn bà lạc loài đi tìm kiếm nguồn gốc và bản thân mình; ý thức coi trọng cái tôi chủ thể và khẳng định cá tính, bản ngã, tấm lòng nhân hậu của Lý Lan với người phụ nữ (nội dung cảm hứng); giọng văn sắc lạnh, hài hước, giễu nhại hòa quyện cùng chất đằm thắm, trữ tình; sự tỉnh táo, lý trí (hình thức)... Tuy những biểu hiện này được các tác giả chỉ ra không theo hệ thống và chưa có sự minh giải rõ ràng nhưng đây sẽ là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận tác phẩm của Lý Lan nói chung và cảm hứng nữ quyền trong sáng tác của chị nói riêng. Tiếp cận với các công trình nghiên cứu về tác phẩm Lý Lan và cảm hứng nữ quyền trong tác phẩm của chị, chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn: Thứ nhất, các bài viết chỉ phác thảo chân dung Lý Lan và giới thiệu tác phẩm của chị trên một số phương diện như đề tài, cảm hứng, kiểu nhân vật, văn phong… dù sao cũng cung cấp cho người đọc những nhận thức ban đầu sơ lược nhất về tác phẩm của nhà văn này. Thứ hai, về vấn đề nữ quyền, các bài viết ít nhiều đều nhận thấy kiểu nhân vật nữ chính trong tác phẩm của chị là nhân vật với tâm thế vươn lên, tự khẳng định mình với ý thức sâu sắc về nữ quyền. Các bài viết cũng chỉ ra một số biểu hiện nữ quyền trong tác phẩm Lý Lan như khai thác các đề tài tính dục (vốn là điểm mạnh của nhà văn nam), xung đột giữa các cá nhân, về mối 7 quan hệ giữa nữ giới với thiên nhiên, “trình diện” một ngôn ngữ mạnh mẽ, sắc lạnh, gây shock… Thứ ba, Lý Lan tuy là một tác giả tài năng và có cá tính sáng tạo độc đáo với hơn 20 đầu sách đã xuất bản nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình hệ thống, chuyên biệt về chị. Các bài viết chỉ đề cập đến chị trong bức tranh chung của văn học Việt Nam đương đại hoặc phong trào nữ quyền trong văn học hiện nay. Vấn đề nữ quyền dù đã được nhà văn ý thức và thể hiện sâu sắc trong tác phẩm nhưng các công trình nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra một cách hệ thống, toàn diện những biểu hiện nữ quyền trên phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện. Trong bối cảnh nghiên cứu như vậy, việc luận văn nghiên cứu Vấn đề nữ quyền trong văn xuôi tự sự Lý Lan sẽ khắc phục phần nào những “khoảng trống” đó, đưa ra một cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về tác phẩm cũng như về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm của chị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự củaLý Lan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung khảo sát những gì thuộc về cảm hứng nữ quyền trong sáng tác văn xuôi tự sự của Lý Lan. Các tác phẩm được khảo sát gồm: 1. Nơi bình yên chim hót (1986) 2. Chút lãng mạn trong mưa (1987) 3. Chiêm bao thấy núi (1991) 4. Đất khách (1995) 5. Lệ Mai (1998) 6. Người đàn bà kể chuyện (2006) 7. Tiểu thuyết đàn bà (2008) 8 8. Hồi xuân (2009) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về văn xuôi tự sự Lý Lan trong bối cảnh văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại 4.2. Khảo sát, phân tích hình tượng nhân vật nữ như là biểu hiện tập trung, mạnh mẽ nhất của cảm hứng nữ quyền trong sáng tác văn xuôi tự sự của Lý Lan. 4.3. Khảo sát, phân tích mối quan hệ giữa cảm hứng nữ quyền với phương thức thể hiện của Lý Lan. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: phương pháp Phân tích - Tổng hợp, phương pháp Thống kê - Phân loại, phương pháp So sánh đối chiếu, phương pháp Hệ thống. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tập trung, hệ thống cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của Lý Lan. Ở một mức độ nhất định, luận văn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm Lý Lan trong nhà trường. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Sáng tác của Lý Lan trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại và ý thức về nữ quyền của nhà văn. Chương 2. Nhân vật nữ như là biểu hiện tập trung, mạnh mẽ nhất cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của Lý Lan. 9 Chương 3. Cảm hứng nữ quyền với phương thức thể hiện trong sáng tác của Lý Lan. Chương 1 SÁNG TÁC CỦA LÝ LAN TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ Ý THỨC VỀ NỮ QUYỀN CỦA NHÀ VĂN 1.1. Sáng tác của Lý Lan trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại 1.1.1. Bối cảnh chung của văn xuôi Việt Nam đương đại 1.1.1.1. Sự phát triển, khởi sắc nhưng cũng đầy phức tạp của văn xuôi thời kì Đổi mới Sau năm 1975, hiện thực đất nước có nhiều thay đổi. Tình hình đó đã khiến văn học nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng chuyển sang một hướng đi mới. Nhen nhóm từ một số tác phẩm của một số nghệ sĩ, nở rộ sau 1986 với mốc quan trọng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, văn học Việt Nam đã dần định hình một xu hướng tiếp cận và khám phá hiện thực mới. Mở đầu, khi “bối cảnh sử thi” đã không còn, một hiện thực mới thế chỗ, yêu cầu cấp bách cần phải thay đổi đã bắt buộc các nhà văn phải dùng “lối nói trực diện” để thông cáo và tuyên ngôn. Mùa ký - phóng sự ra đời vì thế. Với tinh thần “tham mưu cho Đảng” trong việc chống tiêu cực, một số vấn đề bức xúc, nóng bỏng đã được các nhà văn đề cập, đó là nội dung chính trong các tác phẩm Suy nghĩ trên đường làng (Hồ Trung Tú), Cái đêm hôm ấy ... đêm gì? (Phùng Gia Lộc). Bên cạnh đó là những tác phẩm đòi công bằng, đòi quyền làm giàu chính đáng: Câu chuyện về một ông vua lốp, Lời khai của bị can (Trần Huy Quang); là lời cảnh báo về sự phai nhạt, mất dần các dấu tích văn hoá: Người không cô đơn (Minh Chuyên), Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá (Võ Văn Trực)... Các tác phẩm ký - phóng sự đã tạo nên một sức mạnh thuyết phục thúc đẩy hai thể loại “anh em” là tiểu thuyết và truyện ngắn phát triển. Trước hết đó là các tác phẩm hấp thụ tính thời sự của ký – phóng sự: 10 Người và xe chạy dưới trăng (Hồ Anh Thái), Những người ở khác cung đường (Hoàng Minh Tường), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường). Tiếp đến là các tác phẩm viết theo khuynh hướng tự truyện: Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cát bụi chân ai (Tô Hoài), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải)… Bên cạnh ký - phóng sự, thể loại tản văn, ghi chép cũng phát triển mạnh. Tản văn, ghi chép phát triển vì phù hợp với báo chí, phù hợp với nhu cầu ăn, ở, mặc, sinh hoạt, tâm lí… của công chúng, lại thể hiện với lối viết gọn gàng, trình bày cảm xúc trực tiếp. Một số tác giả nổi bật có thể kể: Tô Hoài, Thảo Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lý Lan, Mai Văn Tạo, Nguyễn Ngọc Tư… Bắt đầu từ những năm đầu 80, tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam bước vào chuyển đổi. Những tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng là: tập truyện ngắn Bến quê (1985, Nguyễn Minh Châu), Đứng trước biển (1982), Cù lao Tràm (1985, Nguyễn Mạnh Tuấn), Mùa lá rụng trong vườn (1985, Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (1986, Lê Lựu), sau đó là Tướng về hưu, Con gái thuỷ thần, Không có vua, Những bài học nông thôn cùng một số truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp, Thiên sứ (1989, Phạm Thị Hoài), rồi Nỗi buồn chiến tranh (1990, Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường)... Các tác giả nổi bật kế tiếp có thể kể: Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư... Qua các tác phẩm cụ thể ta có thể thấy được sự vận động của tiểu thuyết, truyện ngắn, đồng thời thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hai thể loại này (đề tài, chủ đề, hình thức thể hiện, bút pháp, bằng chứng là nhiều tác giả vừa viết truyện ngắn, vừa viết tiểu thuyết trong khi muốn phản ánh một vấn đề, một quan niệm). Để đánh giá thành tựu, đặc biệt là những biến đổi của truyện ngắn, tiểu thuyết sau năm 1986, thuyết phục nhất là đi theo tuần tự từng thể loại. Tuy 11 nhiên, cách làm đó lại gặp phải một số khó khăn về mặt thao tác, cách trình bày, bởi vì giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có quá nhiều điểm chung. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn cách làm tổng hợp, trong đó, ứng với mỗi thành tựu, đối với từng thể loại chúng tôi sẽ có điểm nhấn riêng. Trước hết, trong thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết sau 1986 sự thay đổi về tư duy là sự thay đổi mạnh mẽ. Tư duy lúc này là tư duy về “hiện thực đang sinh thành”. Điều này ngoài trực cảm của nhà văn còn được sự cho phép (và yêu cầu) của Đảng: nói thẳng, nói sự thật. Hiện thực thay đổi buộc lòng tư duy, cách nghĩ, cách làm phải thay đổi. Không thể lấy con mắt cũ để nhìn cuộc đời mới, càng không thể lấy cái nhìn cũ để đo hiện thực mới. Có lẽ vì vậy mà các hành động “ngoài văn bản” của một số nhà văn đã chứng tỏ sự cần thiết. Nguyễn Khải từ bỏ “cái thời lãng mạn”, Lê Lựu buồn chán với lối viết “công việc”, “sự vụ”, Nguyễn Khắc Trường quyết đoán đoạn tuyệt với bút danh “Thao Trường”. Mạnh mẽ hơn, Nguyễn Minh Châu còn “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” (1987). Bên cạnh đổi mới tư duy về hiện thực, các nhà văn còn thay đổi cách nhìn nhận về văn chương và nhà văn. Văn chương không phải là thứ quá đỗi thiêng liêng, làm xong phải rưng rưng xúc động, cũng không phải là nơi chứa những lời phán truyền mà văn chương chỉ là sản phẩm của một con người hiện thực nói những điều từ riêng suy nghĩ của mình mà thôi. Nói như Nguyễn Huy Thiệp: “tôi thì dạy khôn được ai...”. Các tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết sau 1986 đa số đều cho rằng văn chương chỉ là một công việc của những người đa cảm, hay chuốc vào mình những hệ luỵ, rồi sám hối, có khi vì thế mà trở thành “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh), “có khi nhếch nhác” (Nguyễn Huy Thiệp), có khi vô tích sự (Tâm hồn chó, Hoà Vang). Thay đổi về tư duy, văn học buộc lòng phải thay đổi cảm hứng. Giờ đây văn học không còn lấy cảm hứng sử thi - lãng mạn nữa mà là “những cảm hứng mới về sự thật” (Phong Lê). Những đề tài lớn thuộc về dân tộc, về con 12 người công dân nhường chỗ cho những đề tài về con người đời tư - thế sự. Trước hết là những tác phẩm mổ xẻ, phanh phui những mặt trái: Kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long), Vũ điệu của cái bô (Nguyễn Quang Thân), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường). Tiếp đến là những tác phẩm phản biện, nhận thức lại và những tác phẩm mang khuynh hướng triết lí: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Bến không chồng (Dương Hướng), Tướng về hưu và các truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp… Như vậy, con người ở đây không phải được nhìn nhận trong mối quan hệ với cái ta cộng đồng mà cái chính là các quan hệ của cái tôi mang tính đời tư – thế sự. Họ được nhìn nhận với lịch sử, với dòng tộc, với hiện thực xã hội, với gia đình, với chính bản thân. Vì thế, không phải ngẫu nhiên, bên cạnh những đề tài nói về con người cá nhân - những dục vọng nhân tính, những giằng xé phức tạp như tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, văn học sau 1986 có một mảng ưu tiên cho hạnh phúc gia đình, viết về người phụ nữ của các cây bút nữ Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân. Các biểu hiện về hình thức thể hiện cũng là một điểm đáng chú ý của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Nhiều hướng tìm tòi mới cũng đã được công khai thể hiện, đặc biệt là các cây bút trẻ như Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Thuận, Nguyễn Ngọc Tư. Dưới ảnh hưởng của triết học và tư duy phương Tây, truyện ngắn, tiểu thuyết đã mang vào mình nhiều hình thức như cắt dán (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài, Thoạt kỳ thuỷ – Nguyễn Bình Phương), lồng ghép, đồng hiện (Phố Tàu – Thuận), sử dụng dòng ý thức (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh), sử dụng cái kỳ ảo (Giàn thiêu – Võ Thị Hảo), hình thức nhại (truyện ngắn Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái), truyện ngắn mini (Hoa muộn – Phan Thị Vàng Anh, Đường Tăng – Trương Quốc Dũng)... So với truyện ngắn, giai 13 đoạn này, thể loại tiểu thuyết được các tác giả trăn trở hơn. Câu hỏi mà họ đặt ra nhiều nhất là phải viết như thế nào? Liên tiếp các khuynh hướng thể nghiệm được đưa ra: viết theo lối hội hoạ lập thể, viết theo lối ký - phóng sự, viết theo kiểu dòng ý thức, tiểu thuyết ngắn, gần đây là lối viết tiểu thuyết lịch sử. Như vậy, sau 1986, văn xuôi Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới. Giai đoạn này có thể ví như giai đoạn tìm đường của người nghệ sĩ. Có quá nhiều nỗ lực cách tân, nhiều hiện tượng mới lạ, nhiều khuynh hướng tìm tòi, số lượng tác phẩm phong phú… Nền văn xuôi lúc này đã là một nền văn xuôi đa thanh thực sự. Trong tính sinh động của văn xuôi sau 1986, bên cạnh những phức âm, những pha trộn, người đọc cũng có thể nhận thấy một khuynh hướng tương đối độc lập, phát triển ngày càng mạnh mẽ và có nhiều thành tựu, đó là văn chương của các cây bút nữ. Khác với truyền thống, các cây bút nữ này đồng hành trong tư tưởng, tìm hướng đi riêng trong cách thể hiện. Họ đã bổ sung và tương tác cho nhau để làm nên một khuynh hướng gọi là văn học nữ quyền. 1.1.1.2. Sự thể hiện ý thức nữ quyền trong sáng tạo của đội ngũ các nhà văn nữ Trong quá trình vận động của văn học dân tộc, cảm hứng về nữ quyền vốn không phải đợi đến trước thềm Đổi mới và sau Đổi mới mới thể hiện. Đầu những năm 30 của thế kỉ trước, từ ông già Phan Khôi đến các tên tuổi Manh Manh nữ sĩ, Vân Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Đạm Phương, Phan Thị Bạch Vân… đều đã đề cập đến nữ quyền, tuy mới chỉ tập trung ở phương diện xã hội. Tiếp đó là các tác giả nữ trong phong trào Thơ mới. Khoảng đến năm 50, 60, các nhà văn Linh Bảo, Nhã Ca, Tuý Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ mạnh dạn đi vào những đề tài cấm kỵ, khẳng định cái tôi và quyền tự do của nữ giới trong gia đình, trong xã hội. Tuy nhiên, do tính chất của thời đại, phải đến sau 1975, đặc biệt là từ sau Đổi mới, cảm hứng nữ quyền mới dần trở thành mạnh mẽ trong văn học 14 Việt Nam (thậm chí nhiều người đã cho rằng đây là giai đoạn văn học “âm thịnh dương suy”). Các tên tuổi nổi bật có thể kể: Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thị Thanh Hà, Lý Lan … gần đây có Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu, Thuận, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư… Có thể nói, dầu chưa có tác phẩm lớn nhưng những tên tuổi này đã làm cho văn học trở nên sôi động, là giai đoạn văn học nữ nổi bật nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Đề tài mà các nữ nhà văn giai đoạn này đề cập thường xoay quanh cuộc sống người phụ nữ: đó có thể là người phụ nữ thoát ra từ chiến tranh (Người sót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo), là người phụ nữ trong cuộc sống gia đình (Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ), là người phụ nữ trong quan hệ với chính mình với tất cả nhu cầu từ lâu bị che khuất (Thiên sứ Phạm Thị Hoài, Bóng đè - Đỗ Hoàng Diệu, Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư)… Những cố gắng của nữ giới không chỉ được các nhà văn, nhà lí luận nam giới ủng hộ bằng việc đánh giá, giới thiệu rộng rãi các tác phẩm mà hơn thế, họ còn đồng hành bằng việc viết về những góc khuất của nữ giới, những bi kịch trong cuộc sống hiện đại (Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Thuần…), từ đó, bước đầu đặt ra những vấn đề lí thuyết về văn học nữ quyền (Nguyễn Huy Thiệp, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Đăng Điệp). Thực ra, để làm nên một phong trào văn học nữ quyền kể từ sau 1986, ngoài yếu tố thời đại - ở đây là không khí dân chủ, thì phải tính đến các yếu tố khác, trong đó, yếu tố tự bản thân nữ giới là điều quan trọng. Theo sự tiến bộ của xã hội, trong điều kiện kinh tế phát triển, đặc biệt là tác động của cơ chế thị trường, phụ nữ đã tự nâng cao trình độ nhận thức, tự chủ trong kinh tế, thoát khỏi sự áp lực về việc làm, dần có sự độc lập tương đối với đàn ông. Đối với phụ nữ là trí thức, họ nhận thấy khoảng trống bất công của quá khứ đối với giới mình, thậm chí họ còn xem quá khứ của nhân loại như một “mối thâm thù” vĩnh viễn. Phụ nữ đặc biệt nhạy cảm trong vấn đề nhìn nhận ứng xử 15 giữa con người với con người trong các không gian khác nhau, đặc biệt là không gian hẹp. Có cảm giác từ sau 1986, hễ có nhà văn nữ nào cầm bút là ít hoặc nhiều đều đề cập đến nữ quyền. Nhìn tổng quan qua các tác giả tiêu biểu, chúng tôi cho rằng ý thức về nữ quyền của các cây bút nữ thể hiện ở những biểu hiện sau: khẳng định cái tôi, khẳng định sự độc lập của nữ giới, công khai tuyên chiến với sự áp đặt của đàn ông; mạnh dạn triển khai nhiều đề tài, trong đó quan tâm nhất là đề tài dục tính; xét lại các điển phạm nghệ thuật bằng con mắt riêng, tuy mới chỉ dừng ở việc điểm lại tư tưởng nam quyền, chưa thật sự đi tìm bản nguyên và đặt những câu hỏi từ lịch sử như các nhà văn nước ngoài (chẳng hạn Lessing tạo ra một thế giới giả tưởng trong đó nữ xuất hiện trước trong tiểu thuyết Khe nứt); thường miêu tả những câu chuyện gần gũi với bản thân. Những biểu hiện về nội dung đã kéo theo một loạt các hệ quả khác xét về hình thức biểu đạt. Về ngôn ngữ, các tác giả thường sử dụng lối ngôn ngữ quyết liệt, mạnh mẽ, có khi trần tục, thậm chí có tác giả còn giễu nhại lại lối “nữ nhi thường tình” trong quá khứ. Họ sử dụng các hình ảnh sống động, có khi là những hình ảnh giả tưởng, có khi là những hình ảnh trần tục của cuộc sống phổ biến trong sáng tác. Các hình thức biểu đạt có thể kể như qua hành động tình dục (Đỗ Hoàng Diệu), qua quan hệ thắng thế của đàn ông đối với đàn bà trong công việc (Nguyễn Ngọc Tư), qua lịch sử (Võ Thị Hảo)… Những phân tích trên cho thấy, văn học Việt Nam sau năm 1986 phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng với nhiều tác giả, nhiều phong cách khác nhau và bước đầu đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Một trong những thành tựu, theo chúng tôi là đáng chú ý nhất của văn học giai đoạn này đó là khuynh hướng dân chủ. Chính nhờ khuynh hướng dân chủ mà văn học mở rộng mọi ngả đường, sẵn sàng đi vào mọi góc khuất, mọi vùng tối của lịch sử, của con người. Cũng chính vì vậy mà sáng tác của các nhà văn nữ giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, tạo thành một “vệt sáng” kéo dài. Ở đó, dầu nhiều tên tuổi khác 16 nhau, nhiều quan niệm và cách thể hiện khác nhau nhưng tựu trung, họ đều gặp nhau ở một điểm là ý thức về nữ quyền, phản ứng lại tư tưởng thống trị, áp đặt của nam giới. Đằng sau những tên tuổi sớm thành danh, những ồn ào biến chuyển của văn chương nữ giới, lặng lẽ và chuyên cần, Lý Lan đã ghi tên mình vào dòng văn học nữ quyền bằng một sắc màu Nam Bộ riêng độc đáo. 1.1.2. Sáng tác của Lý Lan 1.1.2.1. Sự đa dạng và phong phú trong sáng tác của Lý Lan Lý Lan bắt đầu sáng tác khoảng năm 1978, đến nay đã có hơn 20 đầu sách được xuất bản. Với một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết đáng tin cậy, một trái tim đa cảm, Lý Lan đã giành ngòi bút của mình để sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tuỳ bút, ghi chép. Không chỉ dừng lại ở đó, cô sinh viên khoa tiếng Anh bất đắc dĩ thời nào (lúc đầu Lý Lan chọn học ngành Văn học, nhưng đã có sự nhầm lẫn nên tác giả lại có danh sách trong khoa tiếng Anh) đã dùng chính năng lực của mình để chuyển ngữ những tác phẩm của các nhà văn nước ngoài, trong đó Harry Potter (của tác giả J.K.Rowling) là tác phẩm nổi bật. Với những cố gắng miệt mài, Lý Lan đã trình công chúng 1 tập thơ, 2 tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn (cả in chung và in riêng), nhiều bút ký, các bản dịch và rất nhiều ghi chép đó đây. Có thể, với cái tuổi “ngũ thập trị thiên mệnh”, Lý Lan sẽ còn có những tác phẩm khác hay hơn “trình chánh” giữa làng văn thơ. Không chỉ dừng lại ở số lượng tác phẩm nhiều, nữ nhà văn này còn cho độc giả thấy được sự phong phú, đa dạng trong sáng tác. Điều đó thể hiện trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm mà trước hết là đề tài, nội dung. Lý Lan có khi viết cho mình (Là Mình), có khi viết cho thiếu nhi, có khi viết về những người lao động nghèo khổ, có khi ghi chép về một phố chợ nghèo, một đêm Sài Gòn, một gánh hàng rong, có khi viết về những người đàn bà… Bởi nhà văn sáng tác về nhiều đề tài, cung cấp cho độc giả nhiều nội dung nên trong tác phẩm của chị, số lượng nhân vật tương đối nhiều. Và cũng vì viết về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan