Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn...

Tài liệu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn hòa vang luận văn thạc sĩ ngữ văn

.DOC
128
990
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH .......................... BÙI THỊ ÁNH C¶M HøNG NH¹I Cæ TÝCH TRONG TRUYÖN NG¾N HßA VANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN, NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH .......................... BÙI THỊ ÁNH C¶M HøNG NH¹I Cæ TÝCH TRONG TRUYÖN NG¾N HßA VANG Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG NGHỆ AN, NĂM 2012 Nhà văn Hoà Vang Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới TS. Lê Thị Hồ Quang – người đã đồng hành và tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình làm đề tài, xin chân thành cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã cung cấp tài liệu về nhà văn Hoà Vang. Qua đây cho phép chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 9 năm 2012 Tác giả QUY ƯỚC VIẾT TẮT Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng một số kí hiệu viết tắt sau: 1. [32, tr. 201]: Tài liệu số 20, trang 201 2. Nxb: Nhà xuất bản MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu……………………………………………........ 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát……………………………….. 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………....... 8 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...... 9 6. Đóng góp của luận văn……………………………………………………. 9 7. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………...... 9 CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN HOÀ VANG TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI…………………………... 10 1.1. Cơ sở lịch sử - thẩm mỹ của sự đổi mới truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986………………………………………………………………………… 10 1.2. Nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 và xu hướng “viết lại chuyện xưa” trong truyện ngắn thời kỳ này……………………………....... 14 1.2.1. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 – khái lược một số đặc điểm…....... 14 1.2.2. Xu hướng “viết lại chuyện xưa” trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986 và ý nghĩa của nó…………………………………………………………… 19 1.3. Hoà Vang – một cây bút truyện ngắn đặc sắc trong văn học Việt Nam sau 1986………………………………………………………………………… 21 1.3.1. Hoà Vang – vài nét tiểu sử…………………………………………... 21 1.3.2. Các chặng đường sáng tác của Hoà Vang…………………………… 23 1.3.3. Quan niệm về nghệ thuật của Hoà Vang…………………………….. 25 1.3.4. Nhìn chung về cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hoà Vang... 26 CHƯƠNG 2: SỰ CHI PHỐI CỦA CẢM HỨNG NHẠI CỔ TÍCH TỚI CÁCH NHÌN HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN HOÀ VANG………………………………………………………………... 33 2.1. Cảm hứng nhại cổ tích thể hiện qua cái nhìn hiện thực trong truyện ngắn Hoà Vang…………………………………………………………………… 33 2.1.1. Cái nhìn hiện thực mang tính đa chiều………………………………. 34 2.1.2. Cái nhìn hiện thực mang tính giải thiêng……………………………. 47 2.1.3. Cái nhìn hiện thực mang tính triết luận……………………………….55 2.2. Sự chi phối của cảm hứng nhại cổ tích tới kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hoà Vang……………………………………………………………... 62 2.2.1. Khái niệm nhân vật…………………………………………………... 62 2.2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hoà Vang……………………... 64 2.2.3. Việc xây dựng nhân vật theo hướng “nhại cổ tích” trong truyện ngắn Hoà Vang và ý nghĩa của nó………………………………………………... 74 CHƯƠNG 3: SỰ CHI PHỐI CỦA CẢM HỨNG NHẠI CỔ TÍCH TỚI MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN HOÀ VANG………………………………………………………………. 81 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống……………………………………….82 3.1.1. Kiểu tình huống nhận thức………………………………………….. 82 3.1.2. Kiểu tình huống tâm lý……………………………………………… 85 3.1.3. Kiểu tình huống tượng trưng………………………………………... 87 3.2. Nghệ thuật sử dụng các mô típ trong truyện cổ………………………. 89 3.2.1. Sử dụng mô típ kì ảo………………………………………………... 89 3.2.2. Sử dụng mô típ mở đầu “ngày xửa ngày xưa”……………………… 92 3.2.3. Sử dụng mô típ kết thúc có hậu……………………………………... 94 3.3. Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật…………………... 97 3.3.1. Nét đặc sắc trong điểm nhìn trần thuật……………………………… 97 3.3.2. Nét đặc sắc trong ngôn ngữ trần thuật……………………………... 102 KẾT LUẬN………………………………………………………………. 113 CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ…………………………………………. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………... 116 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, đặc biệt là sau Đổi mới 1986, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Nhu cầu đời sống vật chất càng tăng càng đòi hỏi phải có một sự thưởng ngoạn về tinh thần cân xứng. Vì thế, từ năm 1986 trở về sau, các loại hình nghệ thuật trong xã hội ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và ngày càng hoàn thiện hơn. Nói đến các loại hình nghệ thuật chúng ta không thể không nhắc đến văn học. Và thể loại truyện ngắn với những ưu thế đặc trưng của mình đã chiếm một vị trí quan trọng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn với ưu thế của nó, là “tính kịp thời, là khả năng bàn bạc, tác động của truyện ngắn vào trạng thái tâm hồn, trạng thái tinh thần, vào quan niệm nhân sinh đang diễn biến hàng ngày hàng giờ trong con người và trong các phạm vi đời sống xã hội” [32, tr 201], rất phù hợp để phản ánh xã hội Việt Nam sau 1986 với vô số những biến đổi và ngổn ngang, phức tạp, bề bộn của nó. Cũng trong thời kỳ này đã xuất hiện khá nổi bật hàng loạt những cây bút có ý thức cách tân như Nguyễn Minh Châu, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang, …với nhiều xu hướng đổi mới khác nhau. Đi liền với những xu hướng đó là những cảm hứng sáng tạo phong phú và đa dạng. 1.2. Sự nở rộ của phong trào viết lại chuyện xưa đang là vấn đề rất được nhiều người quan tâm kể cả tác giả lẫn độc giả. Phải nói rằng sau năm 1986, song đề truyền thống – hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật với các mô thức tự sự dân gian xâm nhập và tái sinh xuất hiện rất nhiều trong văn xuôi, đặc biệt là trong truyện ngắn. Trong số các tác giả được xem là ngọn cờ đầu của văn học thời Đổi mới, Hòa Vang giữ một vị trí không kém phần quan trọng. Qua các trang viết, Hòa Vang muốn cùng với độc giả mở rộng biên độ 2 cái nhìn về cuộc sống, về con người một cách đa chiều, đa diện với một lối viết thể nghiệm “nhại cổ tích” rất thành công. Đây cũng chính là điều làm nên một phong cách Hòa Vang rất hiện đại nhưng cũng rất dân gian, rất cổ tích. 1.3. Với việc chọn Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn có một cái nhìn hệ thống và hoàn chỉnh hơn về những đóng góp của Hòa Vang ở lĩnh vực truyện ngắn cả trên phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Đồng thời, qua đó góp một phần tư liệu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện ngắn sau 1986 trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Hòa Vang một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Những đặc điểm sáng tác của ông mới chỉ được điểm qua trong một số bài viết. Cụ thể như sau: - Ám ảnh bụi người của tác giả Vân Đinh Hùng (2005). - Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam của tác giả Bùi Thanh Truyền (4/ 2006). - Hòa Vang – một hồn văn cổ tích của tác giả Văn Giá (2006). - Hòa Vang – “Hạt bụi người bay ngược” dòng đời của tác giả Nguyễn Hoàng Đức (2006). - Song đề truyền thống - hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới của tác giả Bùi Thanh Truyền (9/ 2007). - Về dòng ý thức “phản huyền thoại” trong truyện ngắn của Hòa Vang của tác giả Võ Văn Luyến(7/2008). - Một ngả rẽ thú vị của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 của tác giả Trần Viết Thiện (2010). 3 - Chuyện xưa tích cũ trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại của tác giả Nguyến Thị Minh Tâm (2/2011). - Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại của tác giả Thái Phan Vàng Anh (2011). - Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay của tác giả Hoàng Cẩm Giang (3/2011). Trong Ám ảnh bụi người trên http://vietvan.vn/, tác giả Vân Đinh Hùng khi đọc 21 câu chuyện trong tập Hạt bụi người bay ngược, đã nhận xét: “Hơi văn trong Hạt bụi người bay ngược của nhà văn Hoà Vang để lại cho bạn đọc cảm giác ngồn ngột sau khi gập cuốn sách lại. Có một thứ xuyên suốt chạy dọc trong xương sống của văn phong là chất lính. Chất lính đậm sệt! Gợi, pha chút điệu đàng nảy ra lúc thảng thốt. Những thói đời, bụi đời, được dẫn diệu khuôn thước xuôn êm. Với giọng riêng dồn dập, con chữ túa ra nhịp đôi phách ngắn, nhanh chóng kết dính mạch truyện và những thông điệp cần truyền tải. Đó là những thân phận được đẩy tới cùng của sự việc. Cảm giác người kể chuyện như có sức rướn của một trung phong chạy cánh hay cố kiễng chân lên một chút, cố cao hơn mình một chút để cống hiến cho bạn đọc” [22]. Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam ở trang web http://vienvanhoc.org.vn. Tác giả Bùi Thanh Truyền đã nhấn mạnh: “Hoà Vang, cây bút từng gây được sự chú ý của độc giả với những truyện ngắn và tiểu thuyết có cách viết và những ý tưởng mới lạ, độc đáo như Nhân Sứ, Sự tích những ngày đẹp trời, Hiện tượng HVEYA... thì quan niệm: "Tôi cho rằng phản ánh cái cõi đời, cõi người này mà chỉ dùng cái công cụ hiện thực thôi thì không đủ". Quan niệm này gián tiếp cắt nghĩa nguyên nhân của việc xuất hiện với tần số cao những yếu tố kì ảo, huyền thoại trong nhiều tác phẩm gây tiếng vang trong dư luận của anh” [59]. Đồng thời, những cái kì ảo trong văn của ông không hề xa lạ gì với độc giả Việt Nam. Bởi cái hồn cốt cổ 4 tích đã thấm đẫm trên từng trang văn, mạch thở của ông. Hơn nữa, “những truyện kì lạ, hoang đường này còn được nâng cánh bởi cái nhìn thế giới phi nhị nguyên của vũ trụ luận phương Đông với một niềm tin hồn nhiên là có sự tương thông, tương giao giữa người sống và người chết, giữa thế giới thực tồn và thế giới siêu nhiên” [59]. Vì thế, cái “công cụ hiện thực” mà nhà văn Hoà Vang đã từng nói không thể tỏ tường mọi nỗi mà cần phải có một công cụ khác hữu hiệu hơn - đó là phải gia tăng yếu tố kì ảo, huyền thoại vào trong sáng tác để có thể nhìn mọi sự một cách thấu tỏ và tinh tế hơn. Trong Hòa Vang – một hồn văn cổ tích ở http:// evan.vnexpress.net/, Văn Giá đã đánh giá cao những tác phẩm của Hòa Vang. Ông cho rằng thành công nhất của Hòa Vang là những truyện được “gợi tứ từ huyền thoại gốc, hoặc là từ vốn văn hóa, văn học truyền thống”, nhờ “nhất quán trong một trường nhìn cổ tích”. Vì thế, “nếu quá khứ là một văn bản tĩnh thì Hòa Vang đọc lại văn bản ấy với một ngữ nghĩa mới, đem lại cho văn bản một hàm nghĩa sống động, mới mẻ” [17], những giá trị nguồn cội tưởng như đã chuẩn mực thì nay được đánh giá lại, được khai phóng phù hợp với tư duy của con người hiện đại. Điều này cũng giải thích vì sao văn Hòa Vang ham triết lý và kén độc giả đến như vậy. Nguyễn Hoàng Đức trong bài viết Hòa Vang – Hạt bụi người bay ngược dòng đời nguồn http://evan.vnexpress.net đã khẳng định: Hòa Vang là một trong số các tác giả mà tên tuổi gắn liền với làn sóng đổi mới nền văn học nước nhà sau năm 1986. Là “một trong số rất ít cây bút đã đốt lên ngọn lửa nội lực để bước ra khỏi văn học bao cấp mong trở thành một ngòi bút “phi mậu dịch”. Hoàng Đức rất có lí khi cho rằng: “Hòa Vang là một cây bút viết văn trau chuốt, tỉ mỉ, cẩn thận đến mức kính cẩn, nhưng văn của ông lại không lọ mọ, lẩm cẩm hay hủ nho mà nó tung tăng bay nhảy. Có thể ví, Hòa Vang viết văn theo lối túy quyền, đừng tưởng chân nam đá chân chiêu, đầu 5 vai lảo đảo mà không chính xác, trái lại, cho dù đối phương đánh bất cứ chỗ nào, thì các động tác né đòn nhẹ nhàng như cơn say vậy, và nó đánh trả chính xác như đồng hồ đo nồng độ cồn.Văn của Hòa Vang là vậy, nó phóng khoáng, tung tẩy như gã say, nhưng chính xác kỹ càng như máy nấu rượu, chuẩn mực mọi thứ từ đầu vào, thủy lực, nén hơi, đến đồng hồ đo độ. Nhưng còn hoàn hảo hơn, tất cả những điều đó được đặt trên hiện thực - một hiện thực dường như mạnh hơn một trăm phần trăm” [13]. Và một nhân tình thế thái, trắng đen, phải trái lẫn lộn, tiên phật với nhân trần lẫn lộn, khó phân biệt trong văn của ông. Ở bài viết Song đề truyền thống - hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới trên http://vienvanhoc.org.vn, tác giả Bùi Thanh Truyền đã không ngần ngại khi cho rằng: Sự độc đáo trong điểm nhìn nghệ thuật đã giúp nhiều nhà văn làm mới hoá cổ tích để từ đó nêu bật lên những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận... đang dằn vặt con người hiện đại, giúp họ sống nhân hậu, hạnh phúc hơn, trong số các tác giả đó phải kể đến nhà văn Hoà Vang . Nổi bật nhất trong hệ thống nghệ thuật của ông là “điểm nhìn”. Bởi điểm nhìn đã đem lại những nét độc đáo và nổi bật trong truyện của ông. Bởi “từ hiện tại, dòng hồi ức của các nhân vật Thuỷ Tinh, Bụt, Sa Tăng... đưa dắt ta trở lại với quãng đời đã qua của họ: Cái ngày đầu tiên biết Mị Nương, hội thi kén rể, trận thuỷ chiến kinh người, những chuyến công du trần gian và những sai lầm ấu trĩ của Bụt, những sự kiện khó xoá nhoà trong hành trình Tây Trúc thỉnh kinh” [60]. Về dòng ý thức “phản huyền thoại” trong truyện ngắn của Hòa Vang từ http://vovanluyenqt.wordpress.com. Tác giả Võ Văn Luyến đã nhận định: Hòa Vang không phải là hiện tượng độc nhất đi theo dòng ý thức "phản huyền thoại" trong văn học. “Nhưng việc trình làng các truyện ngắn Sự tích ngày đẹp trời, Bụt mệt, Áo độc của ông đã gây "những cơn địa chấn tâm hồn" cho 6 độc giả, nhất là độc giả trong nhà trường, bởi dường như cảm luận lâu nay về thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh, về truyện cổ tích Tấm Cám.v.v... ở phương diện xây dựng nhân vật theo đặc điểm thể loại có khuynh hướng "đơn trị" về mặt ý nghĩa” [33]. Tác giả cho rằng: sự tung tẩy của ngòi bút Hòa Vang không nhắm đến cái cần "nhận thức lại” mà chúng tôi thiết nghĩ, ông muốn cùng với độc giả mở rộng biên độ tầm nhìn về cuộc sống, về con người đa diện, đa chiều, đa thanh. Trong bài viết Một ngả rẽ thú vị của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 nguồn từ http://4phuong.net/ tác giả Trần Viết Thiện cho rằng: “Hòa Vang góp vào dòng truyện ngắn này những thiên huyền thoại mới đầy ấn tượng” [52]. Nó như một thứ “ánh sáng lạ” (từ dùng của Nguyễn Thị Tuyết Nhung) được phát ra qua các truyện ngắn: Bụt mệt, Nhân sứ, Sự tích những ngày đẹp trời, Huyền thoại rồng... Yếu tố huyền thoại, giả cổ tích xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác của Hòa Vang, nó làm cho người đọc cảm thấy như đang đối thoại với quá khứ, như được đi vào thế giới cổ tích đầy huyền bí. Đến Chuyện xưa tích cũ trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại nguồn từ http://tonvinhvanhoadoc.vn Nguyễn Thị Minh Tâm cho rằng việc viết lại “chuyện xưa tích cũ” đang nở rộ khác thường, là “một hiện tượng giàu ý nghĩa”. Sử dụng cốt truyện cũ và bổ sung một số chi tiết nhằm làm cho truyện “vừa mang màu sắc cổ xưa vừa mang màu sắc của cuộc sống đương đại với sự bộn bề phức tạp đa dạng cũng như sự phong phú trong đời sống nội tâm của con người” [47]. Ở lĩnh vực này, Hòa Vang đã rất thành công khi thể hiện được cái nhìn mới mẻ về sự đánh giá những chuyện đã thuộc về lịch sử, về những “nhân vật vốn “im lặng” trong truyện xưa”. Ở bài viết Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, http://baomuahe2011.vnweblogs.com Thái Phan Vàng Anh đã khẳng định sự thay đổi, sự lên ngôi của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam 7 đương đại: “Nếu trước đây thật khó hình dung cách nói không có trật tự trên dưới của những người tham gia giao tiếp, thì trong truyện ngắn đương đại, kiểu nói “xấc xược” của lớp trẻ không còn quá lạ tai” [1]. Sự thay đổi quá mạnh mẽ của ngôn ngữ trong truyện, với Đại hùng kê của nhà văn Hòa Vang “là bằng chứng của một thứ ngôn ngữ giao tiếp đáng kinh hãi xuất hiện đậm đặc trong truyện ngắn hôm nay” [1]. Việc sử dụng ngôn ngữ kiểu “phố phường thời hiện đại”, Hòa Vang đã làm cho tác phẩm của mình gần gũi hơn với đời sống đô thị trong thời đại mới. Đi sâu vào các tác phẩm cụ thể của Hòa Vang, Hoàng Cẩm Giang trong Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay trên http://khoavanhoc-ussh.edu.vn đã viết: “Trong Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã “viết lại”, chính xác hơn là “viết tiếp” câu chuyện cổ Sơn Tinh Thủy Tinh vốn dĩ rất quen thuộc với chúng ta. Thay vì nhìn Thủy Tinh bằng con mắt “ác cảm” của tác giả dân gian (coi Thủy Tinh là kẻ bại trận xấu xa, là kẻ “ghen cuồng, uất hận khôn nguôi”, là nguồn gốc của thiên tai lũ lụt), nhà văn đã đưa người đọc vào tấn bi kịch của chàng Thủy Tinh si tình đáng thương và minh định lại tấm chân tình của chàng. Thủy Tinh lúc này không còn là một hung thần gây bao bất hạnh cho nhân gian để trả mối “thù tình” như trong truyện cổ, Thủy Tinh của Hòa Vang chỉ là một người tình cô đơn và suốt đời đau khổ vì tình yêu âm thầm cháy bỏng nhưng tuyệt vọng của mình” [18]. Tương tự vậy, tác giả viết về các nhân vật trong truyện ngắn Nhân sứ : “các nhân vật Phật Tổ Như Lai, Kim Thân La Hán… không hiện lên như những pho tượng được viền quanh một vòng hào quang rực rỡ …Nhà văn đã thổi một luồng sinh khí sống động vào những pho tượng ngàn năm ấy, biến chúng thành những con người bằng xương bằng thịt của đời thường, với những bí mật tâm tư thầm kín của người thường” [18]. Tóm lại, dù đã có những nhận xét, đánh giá xác đáng về giá trị, đóng góp của truyện ngắn Hòa Vang nhưng phần lớn các bài viết của các tác giả đi 8 trước chưa có đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của ông và nhất là vấn đề cảm hứng “nhại cổ tích” một cách có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về đề tài Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hoà Vang. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1.Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi đi sâu tìm hiểu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang 3.2.Phạm vi khảo sát Nghiên cứu Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang, chúng tôi khảo sát qua các tập truyện ngắn sau: Sự tích những ngày đẹp trời (1996) Huyền thoại rồng (1998) Hạt bụi người bay ngược (2005) Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu thêm hai tập tiểu thuyết Hiện tượng HVEYA và Năm tháng và mẹ của tác giả này để so sánh, đối chiếu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: - Tìm hiểu vị trí của nhà văn Hòa Vang trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam đương đại. - Tìm hiểu sự chi phối của cảm hứng nhại cổ tích tới cách nhìn hiện thực và con người trong truyện ngắn Hoà Vang - Tìm hiểu sự chi phối của cảm hứng nhại cổ tích tới một số phương diện hình thức trong truyện ngắn Hòa Vang. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khóa luận này là: Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp so sánh – đối chiếu 9 Phương pháp thống kê – phân loại 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã đem lại một cái nhìn tương đối sáng rõ và hệ thống về vấn đề cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Vị trí của truyện ngắn Hoà Vang trong dòng truyện ngắn Việt Nam thời Đổi mới Chương 2: Sự chi phối của cảm hứng nhại cổ tích tới cách nhìn hiện thực và con người trong truyện ngắn Hoà Vang Chương 3: Sự chi phối của cảm hứng nhại cổ tích tới một số phương diện hình thức trong truyện ngắn Hoà Vang 10 CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN HÒA VANG TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI 1.1 Cơ sở lịch sử - thẩm mỹ của sự đổi mới truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 Sau năm 1975, đất nước Việt Nam bước sang một trang sử mới: nước nhà hoàn toàn độc lập, đời sống người dân được tự do về mọi mặt và có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực tinh thần. Tuy nhiên, đây cũng là thời kì mà đất nước ta phải đối mặt trước rất nhiều khó khăn, thách thức mới, nhất là về mặt kinh tế, xã hội. Đất nước ta phải đối diện với hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với điều đó là chiến tranh biên giới phía Bắc, sự bao vây, cấm vận kinh tế đi cùng cơ chế quản lí quan liêu bao cấp kéo dài... đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào thời kì khủng hoảng trầm trọng. Lạm phát gia tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình thế đó, Đảng ta phải chứng tỏ năng lực lãnh đạo của mình và điều đó được chứng minh bằng các chặng đường đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ Đại hội VI (12-1986). Chính đường lối đổi mới này đã đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Và ngày nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập, hợp tác, đầu tư kinh tế với các nước trên thế giới. Bên cạnh nền kinh tế đạt được thì tình hình chính trị khá ổn định, bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ. Đặc biệt, sự giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới ngày được chú trọng và đề cao. Đi liền với đó là văn hoá tư tưởng cũng được đổi mới và mở rộng thêm. Sự du nhập của các luồng văn hoá ngoại bang càng 11 làm giàu có thêm bản sắc văn hoá Việt. Tuy nhiên, những con đường tiếp thu và mức độ khác nhau nhưng không hề làm tan biến bản sắc văn hoá của dân tộc “hoà nhập nhưng không hoà tan” mà đã có những tiếp biến sáng tạo phù hợp với tâm thức người Việt. Từ đó, chúng ta thấy đất nước Việt Nam đã có những thay đổi to lớn vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Cuộc sống xã hội không còn phẳng lặng như trước mà đã trở nên phức tạp, nhộn nhịp, gãy khúc và gấp rút hơn. Và cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng nhiều sắc vẻ như chính cuộc đời thực. Văn học đã xuất hiện những quan niệm mới, những yếu tố mới, cùng những cách tân mới mẻ và đạt được thành tựu nổi bật. Đại hội VI của Đảng đã xác định đường lối đổi mới toàn diện cho đất nước trong đó phải kể đến sự đổi mới ở lĩnh vực văn học nghệ thuật. Sự quan tâm của Đảng và nhà nước về lĩnh vực văn nghệ không chỉ được thể hiện ở Đại hội VI mà còn được biểu hiện qua Nghị quyết 05 về phê bình của Bộ chính trị, cuộc gặp gỡ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ trong hai ngày 06 và 07 tháng 10 năm 1987 tại thủ đô Hà Nội đã tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy”, với rất nhiều “việc cần làm ngay” cho văn nghệ. Đây chính là tiếng chuông phát lệnh cho sự “tự do” phóng tác, cho phong trào đổi mới văn nghệ và cũng là điều kiện cho “cái tôi ẩn giấu” được phát lộ sau một thời gian bị khuất lấp. Sự gặp gỡ này chính là cuộc đối thoại về những tìm tòi, trăn trở sâu xa nhất về nghệ thuật, về những suy tư, quằn quại trong nhịp thở của thời đại. Là điều kiện giúp các văn nghệ sĩ tự do bộc bạch hết những chủ kiến của mình, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã không ngần ngại khi trực diện nêu lên quan điểm: “Vấn đề sinh tử của văn nghệ là tự do. Văn nghệ cũng như con chim, trói nó lại thì nó không hót. Hoặc nó hót vớ vẩn! Mà thả nó ra thì sợ bay mất! lãnh đạo giỏi thì phải làm sao cho con chim văn nghệ bay bổng và hót vang trên bầu trời tự do của chúng ta” [3]. 12 Còn nhà viết kịch Lưu Quang Vũ lại đặc biệt nhấn mạnh đến hậu quả nặng nề của sự “bao cấp về tư tưởng”. Đáp lại những ý kiến của giới văn nghệ sĩ, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã hoan nghênh, cổ vũ cho tinh thần thẳng thắn nói ra quan điểm, nói ra sự thật dù là sự thật phũ phàng. Cuộc gặp gỡ được xem như là một sự kiện lịch sử mở ra cho văn nghệ một con đường mới, một luồng không khí tươi mát trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật phù hợp với xu thế thời đại. Từ sau chiến tranh, nền văn học có khuynh hướng vận động và biến đổi theo xu hướng nhìn lại giai đoạn văn học trước đó, chỉ ra những giới hạn của nó và manh nha hình thành hướng đi mới. Từ việc coi trọng sự kiện văn học đã dần hướng ngòi bút đến con người. Nguyễn Minh Châu trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ đã đề ra nhu cầu đổi mới nền văn học Việt Nam với chủ trương “khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng”. Nguyên Ngọc trong bài phát biểu Cần phát huy đầy đủ chức năng xã hội của văn học nghệ thuật đã khẳng định sự kiệng kỵ những cái “lạ” sẽ làm khô cằn mọi sự sáng tạo mà trước hết là sáng tạo trong văn học nghệ thuật. Ông cho rằng văn nghệ luôn “la cà” trong đời sống “và bao giờ nó cũng là cụ thể, cá biệt, nó nói nỗi đau cụ thể, cá biệt, niềm vui cụ thể cá biệt, số phận cụ thể cá biệt…Nó sinh động như chính đời sống. Nó là tiếng nói của chính đời sống. Cho nên nó có tính nhân dân, tính dân chủ…Văn nghệ chính là sự khát khao mãi mãi vươn tới cái toàn thiện toàn mĩ của con người, nó là sự “không bằng lòng” mãi mãi của con người với thực tại” (3). Còn Lê Ngọc Trà trong bài viết Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực cho rằng: “Văn học chủ yếu không phải là ghi chép, mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái như hình thức tồn tại và phát triển độc đáo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan