Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa...

Tài liệu Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa

.PDF
217
794
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Tuyến CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC HỘI HỌA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN SƢ̉U TS. NGUYỄN NGHĨA PHƢƠNG Hà Nội - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hô ̣i ho ̣a là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận án Phạm Văn Tuyến 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CHNT  Cảm hứng nghệ thuật HS  Họa sĩ NCS  Nghiên cứu sinh NT  Nghệ thuật Nxb  Nhà xuất bản PL  Phụ lục Tr  Trang 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................... 2 MỤC LỤC .......................................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... 5 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 6 NỘI DUNG ...................................................................................................... 25 Chƣơng 1 ........................................................................................................ 25 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT........................................ 25 TRONG SÁNG TÁC HỘI HỌA ........................................................................ 25 1.1. Khái niệm Cảm hứng nghệ thuật .............................................................. 25 1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong hội họa .......................................................... 31 1.3. Phân loại Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa ............................ 36 1.4. Bối cảnh chung của hội họa và các hoạ sĩ đƣợc đề cập trong luận án ........... 48 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................. 55 Chƣơng 2 ........................................................................................................ 57 TÁC NHÂN KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC HỘI HOẠ .................................................................... 57 2.1. Tác nhân từ nền tảng kiến thức ................................................................. 58 2.2. Tác nhân từ hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa ..................................... 67 2.3. Tác nhân từ đời sống nội tâm của họa sĩ ................................................... 78 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................. 82 Chƣơng 3 .......................................................................................................... 84 NHẬN DIỆN CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT .................................................. 84 TRONG SÁNG TÁC HỘI HỌA ..................................................................... 84 3.1. Cảm hứng với hiện thực khách quan ........................................................ 86 3.2. Cảm hứng với những khám phá về chất liệu và kỹ thuật ......................... 92 4 3.3. Cảm hứng với nhu cầu đổi mới ngôn ngữ trong sáng tác ......................... 97 3.4. Cảm hứng với nội tâm của chủ thể hoạ sĩ ............................................... 102 3.5. Cảm hứng với chính tác phẩm đang thể hiện .......................................... 109 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................... 116 Chƣơng 4 ........................................................................................................ 117 HIỆU QUẢ CỦA CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG HỘI HỌA ......... 117 4.1. Hiệu quả về khoa học tạo hình của cảm hứng với hiện thực .................. 118 4.2. Hiệu quả mở rộng phƣơng thức thực hành hội họa của cảm hứng với chất liệu, kỹ thuật ........................................................................... 125 4.3. Hiệu quả về phong cách nghệ thuật của cảm hứng với nhu cầu đổi mới ngôn ngữ tạo hình ................................................................... 129 4.4. Hiệu quả về mặt biểu cảm của cảm hứng với nội tâm ............................ 134 4.5. Những hiệu quả nghệ thuật khác của cảm hứng với tác phẩm đang hình thành....................................................................................... 139 Tiểu kết chƣơng 4........................................................................................... 145 KẾT LUẬN .................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 152 PHỤ LỤC:……………………………………………………………. …...164 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với hiện thực khách quan thể chủ động ................................................................................................ 41 Bảng 2: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với hiện thực khách quan thể bị động ................................................................................................... 42 Bảng 3: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với những khám phá về kỹ thuật chất liệu........................................................................................................... 43 Bảng 4: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với nhu cầu đổi mới ngôn ngữ trong sáng tác. ....................................................................................... 44 Bảng 5: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với nội tâm thể chủ động. ...................................................................................................................... 45 Bảng 6: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với nội tâm thể bị động. ...................................................................................................................... 47 Bảng 7: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với tác phẩm thể chủ động. ...................................................................................................................... 47 Bảng 8: Sơ đồ minh họa sự xuất hiện cảm hứng với tác phẩm thể bị động ............................................................................................. 48 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sáng tác hội họa là một diễn trình lao động sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân, tác phẩm hội họa gửi những thông điệp của họa sĩ (HS) đến với ngƣời xem thông qua các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ hội họa nhƣ: đƣờng nét, hình, mảng, màu sắc... Tuy nhiên, do những hiệu quả nghệ thuật (NT) ấy đƣợc thẩm thấu qua thị giác, phụ thuộc đáng kể ở tâm lý thị giác rất đa dạng của con ngƣời, nên các tác động từ tác phẩm hội họa vào sự thụ cảm của ngƣời thƣởng thức thƣờng không dễ lý giải. Tại sao có những bức vẽ với các tương quan tạo hình khá thuận mắt nhưng lại không có sức truyền cảm, không đem lại giá trị NT, trái lại, nhiều tác phẩm hội họa đầy những sự phi lý lại có một sức truyền cảm mạnh mẽ tới người xem tranh? Tại sao có những HS nổi tiếng nhưng cũng có nhiều tác phẩm không thành công? Tại sao cùng một tác phẩm hội họa mà mỗi người xem lại có cảm nhận khác nhau? Những đặc trƣng đó phần nào khiến NT hội họa trở nên huyền bí, khó cắt nghĩa dƣới góc độ lý luận nên rất cần có những lý giải khoa học. Nghiên cƣ́u sinh (NCS) hiểu rằng, trong khi kinh nghiệm tri thức là nền tảng của khoa học thì kinh nghiệm xúc cảm là nền tảng của NT, mà kinh nghiệm xúc cảm thì không ai giống ai. Từ thực tế lịch sử Hội họa Việt Nam đặc biệt là giai đoạn từ thời kỳ đổ i mới đến nay , các tài liệu lý luận , các ý kiến của giới HS và những gợi ý của các tài liệu liên quan vƣ̀a nêu trên , NCS nhận thấy quá trình triển khai bức vẽ không đơn thuần chỉ là quá trình tƣ duy, tìm ý tƣởng và phong cách thể hiện mà còn có sự tác động không nhỏ của trạng thái cảm hứng trong sáng tác. Phải chăng để có những thành công trong sáng tác hội hoạ, ngoài bệ đỡ trí tuệ, kiến thức văn hoá và những kiến thức học thuật, còn có một động lực mạnh mẽ của các dạng tâm lý sáng tạo NT? Tất cả đã gợi cho NCS liên tƣởng 7 về quá trình sáng tạo tác phẩm Hội họa hiệu quả hơn bởi nguồn cảm hứng nghệ thuật (CHNT) khơi nguồn sáng tạo cho HS - một dạng CHNT tuy khá rõ ràng nhƣng ít đƣợc bàn đến. Trong lĩnh vực lý luận phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, chừng mực nào đó rất cần những hƣớng tiếp cận mới có tính liên ngành. Thực tế cho thấy các HS Việt Nam rất thiếu về lý luận hội hoạ, hiện còn không ít phong cách và quan điểm sáng tác của các HS đang đi trên con đƣờng dò dẫm và có phần duy lý, thiếu điểm tựa về mặt lý luận, vì thế công tác lý luận, phê bình mỹ thuật rất quan trọng trong vai trò định hƣớng thẩm mỹ cho xã hội, góp phần soi sáng con đƣờng cho các HS để họ vững tâm với quan điểm sáng tác của mình, đồng thời góp phần chỉ ra sự trá hình của một bộ phận nhỏ đang nƣơng náu trong cái vỏ bọc hội họa, làm mất đi giá trị sáng tạo vốn là bản chất của hoạt động sáng tác hội họa. Thông qua các nguồn tài liệu đã đƣợc tiếp cận, NCS nhận thấy các nghiên cứu ở Việt Nam thƣờng nghiêng nhiều về lịch sử mỹ thuật, một số khác thì theo xu hƣớng phê bình và phân tích mỹ thuật, hoặc nghiên cứu theo hƣớng lý luận mỹ thuật thì chủ yếu dựa trên hệ thống các ngôn ngữ tạo hình và các tƣơng quan tạo hình, chƣa thấy tài liệu nào nghiên cứu hệ thống về việc các HS thƣờng có những trạng thái CHNT nhƣ thế nào trong khi đang vẽ tranh, và tác động của cảm hứng đó đến sự hiện diện của ngôn ngữ hội họa trên bức tranh. Phải chăng lý luận hội hoạ ở Việt Nam rất cần những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản? Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu về CHNT của HS Việt Nam đã trở nên rất cấp thiết đối với công tác lý luận hội hoạ nói riêng và lý luận mỹ thuật nói chung. Phải tìm thêm những cách tiếp cận mới để hiểu hơn về HS và tác phẩm của họ. Điều đó thôi thúc NCS chọn vấn đề nghiên cứu cho luận án với tên gọi Cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác hội họa. 8 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát của đề tài Kết hợp các lý luận khoa học về cảm hứng, CHNT, cảm hứng trong sáng tác NT với lý thuyết lý luận hội hoạ, thông qua các dữ liệu điều tra xã hội học, các tác giả, tác phẩm hội họa nhằm tìm hiểu về sự tồn tại, biểu hiện và hiê ̣u quả của CHNT trong sáng tác hô ̣i ho ̣a . Từ đó có thể hình thành một hƣớng tiếp cận nghiên cứu lý luận hội họa có tính liên ngành. 2.2. Mục đích cụ thể của đề tài - Tổng hợp, phân tích các khái niệm về cảm hứng và hình thành khái niệm CHNT trong sáng tác hội hoạ. Tổng hợp và phân tích các quan điểm, bàn luận về cảm hứng trong sáng tác từ các nghệ sĩ, HS, các nhà lý luận phê bình mỹ thuật. Sử dụng kết hợp các tài liệu khoa học của các lĩnh vực ngoài mỹ thuật để kiểm chứng, phân tích, xác định các dạng cảm hứng. Xác định bối cảnh chung của xã hội Việt Nam đang có ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng tình cảm của HS trong sáng tác hội họa. Xác định các HS là đối tƣợng khảo sát. - Nghiên cứu, phân tić h về các tác nhân liên quan khơi nguồn CHNT của HS trong sáng tác hội họa. - Nhận diện CHNT của HS bằng khảo sát, lập luận, phân tích, chứng minh về sự tồn tại có thực của CHNT của HS trong khi sáng tác. - Chứng minh hiệu quả của CHNT của HS trong sáng tác hội hoạ hiện diện trên tác phẩm, từ đó xác đinh ̣ những đóng góp của HS cho NT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Qua nghiên cƣ́u tài liê ̣u , NCS thấy rằng cảm hứng (các cảm xúc) của con ngƣời là đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học. CHNT chính là đối tƣợng nghiên cứu của các ngành NT, trong đó mỗi ngành NT tuỳ theo đặc thù ngôn ngữ NT và đặc trƣng hoạt động sáng tác NT mà hƣớng vào những phƣơng 9 pháp luận riêng. Thậm chí trong cùng một ngành NT cũng có những học giả nghiên cứu theo từng hƣớng tiếp cận khác nhau, vì thế mà cũng tạo ra những khung lý luận khác nhau theo lý thuyết mà họ định trƣớc. Trong đề tài này NCS xác định đối tƣợng nghiên cứu là trạng thái CHNT, là yếu tố tinh thần của HS trong quá trình sáng tác hội hoạ. Đây là một dạng nghiên cứu về quá trình xảy ra ở bên trong ngƣời HS khi sáng tác hội hoạ, là về diễn biến và biểu hiện (bên trong) của sự hình thành ngôn ngữ và phong cách hội hoạ trên tác phẩm. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định ở năm dạng theo các pha ̣m trù quan hê ̣ sáng tác và hai thể , một là CHNT thể chủ động (là thể mà HS có thể ý thức đƣợc, kiểm soát đƣợc bằng lý trí); hai là CHNT thể bị động (thể nằm ngoài ý thức chủ quan, không đƣợc kiểm soát bằng lý trí). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, đề tài luận án giới hạn trong hội hoạ, chủ yếu lấy đại diện là các HS đang sống và sáng tác trên địa bàn Hà Nội để làm đối tƣợng khảo sát trực tiếp. Các HS đƣợc chọn, là những HS sáng tác hội họa (không bao gồm các HS đồ họa) là đại diện cho các thế hệ và phong cách sáng tác khác nhau, đại diện cho quan niệm xã hội. Chủ yếu gồm các HS đƣợc các giải thƣởng mỹ thuật, đồng thời cũng quan tâm nhiều đến các HS trẻ có hƣớng sáng tác đặc biệt, phù hợp với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án. Đồng thời luận án có đề cập đến các HS nổi tiếng ở Việt Nam và Thế giới làm đối chứng trong các phân tích, so sánh. Về phạm vi thời gian, đề tài luận án bám theo mốc giai đoạn lịch sử hội họa hiện đại Việt Nam, chú trọng đặc biệt đến giai đoạn đổi mới sau năm 1986 vì đã có sự thay đổi lớn trong môi trƣờng NT và xã hội. Giới hạn này chỉ mang tính tƣơng đối nhằm đảm bảo tính khả thi của các thao tác nghiên cứu thực tế mà đề tài đã lựa chọn. 10 4. Giả thuyết khoa học của đề tài luận án Trong thực tế, có rất nhiều HS Việt Nam giỏi về hội hoạ cơ bản, đồng thời họ cũng có một nền tảng tri thức và văn hoá rất tốt nhƣng chƣa hẳn có đƣợc những tác phẩm hô ̣i ho ̣a đạt đƣợc giá trị NT cao, vậy nguyên nhân là gì? Làm thế nào để có thêm những căn cứ để đánh giá và thẩm định tác phẩm mỹ thuật hiện nay? Đã có những quan điểm khác nhau về một vài giải thƣởng mỹ thuật mà theo NCS, có thể là chƣa xác định rõ ràng giữa việc đánh giá một tác phẩm hội họa độc lập (có thể là do may mắn) với việc công nhận sự cống hiến, thành công của một HS (thƣờng phải theo quá trình lâu dài), có thể là do khung tham chiếu và thẩm định tác phẩm mỹ thuật còn chƣa thống nhất, chƣa khoa học chăng? Vấn đề đặt ra là có thể tìm thêm những cơ sở khoa học nào để đánh giá đúng hơn về giá trị NT của tác phẩm mỹ thuật và cống hiến của HS trong tác phẩm của họ? NCS thấy rằng, trong quá trình sáng tác những tác phẩm mỹ thuật, HS thƣờng trải qua một trạng thái tâm lý khá đặc biệt gọi là cảm hứng trong sáng tác hay CHNT. Đây là loại liên quan trực tiếp đến sự hình thành tƣ duy, ý tƣởng và các thủ pháp NT. Cảm hứng này có đƣợc nhờ vào các năng lực tự nhiên (năng khiếu, tài năng), năng lực đƣợc tích lũy (tri thức chung và kiến thức chuyên biệt) và thƣờng để lại dấu vết trên tác phẩm hô ̣i ho ̣a . CHNT là một tác nhân có quyết định mạnh mẽ đến hiệu quả truyền cảm của tác phẩm, có vai trò đặc biệt trong sự hình thành tác phẩm hội họa. Giả thuyết khoa học mà NCS đặt ra là: Trong quá trình sáng tác những tác phẩm hội họa, HS thường trải qua một trạng thái tâm lý khá đặc biệt gọi là CHNT của HS trong sáng tác hội hoạ. CHNT này có được nhờ vào nhiều tác nhân từ bên ngoài hoặc bên trong HS và thường để lại dấu vết trên tác phẩm mỹ thuật. CHNT là một tác nhân có quyết định mạnh mẽ đến hiệu quả truyền cảm của tác phẩm. 11 Từ đây các câu hỏi sẽ đƣợc trả lời thông qua các kết quả nghiên cứu phải đạt đƣợc là: - Cho thấy rõ CHNT của HS là một trạng thái tinh thần xảy ra trong quá trình sáng tác tác phẩm hội hoạ, là dạng biểu hiện tâm lý tác động trực tiếp đến tƣ duy ngôn ngữ NT, có lợi cho hoạt động sáng tác. - CHNT trong sáng tác hô ̣i ho ̣a giai đoa ̣n tƣ̀ thời kỳ đổ i mới đế n nay (thực chất chỉ là đại diện cho đối tƣợng khảo sát) biểu hiện qua một số tác nhân có tính chủ quan nhƣ nền tảng tri thức chung, nền tảng học thuật; những thành tố mang tính khách quan nhƣ hoàn cảnh văn hoá, điều kiện lịch sử xã hội, đời sống nội tâm hay tính cách cá nhân của HS. - Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài thì CHNT đƣợc xác định có năm dạng và có hai thể là chủ động và bị động (chƣa tính về những cách tiếp cận khác có thể cho kết quả khác). - Giá trị NT trên tác phẩm hội hoạ nhờ một phần không nhỏ từ CHNT. Thiếu CHNT thì HS sẽ mất đi một nguồn năng lƣợng hữu ích cho sáng tạo NT, khó đi đến thành công về mặt NT. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài luận án này đã đƣợc xác định gồm những phƣơng pháp sau đây: - Phƣơng pháp tổng hợp, thu thập các luận điểm khoa học của mỹ thuật học và các lĩnh vực khoa học xã hội đƣợc xác định trong đề tài. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh nhằm liên kết mối quan hệ giữa các cứ liệu khoa học khác vào hệ thống lý luận mỹ thuật. - Phƣơng pháp điền dã để tiếp cận các tác giả, tác phẩm. - Phƣơng pháp nghiên cứu tác gia để tiếp cận nghiên cứu về các HS và các tài liệu về HS trong lĩnh vực lý luận hội họa. - Phƣơng pháp điều tra xã hội học. 12 - Phƣơng pháp lập luận, chứng minh để làm sáng tỏ các vấn đề, các kết luận mà đề tài đƣa ra. Khi đặt trong các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thì có thể xác định các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhất bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Xác định nhận thức luận đến phân tích và giải thích khái niệm về cảm hứng và CHNT; hệ thống, phân tích và chứng minh những quan điểm, những đánh giá về CHNT của các nhà nghiên cứu NT và các nghệ sĩ; tìm cơ sở phân loại và phân loại các dạng CHNT của HS trong hội hoạ; đánh giá về các thành tố tác động đến CHNT đó và xác định vai trò của nó đối với sự hình thành tác phẩm hội hoạ, sử dụng các dạng đã phân loại vào khảo sát thực tế trong phạm vi nghiên cứu. Áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: NCS cho rằng vấ n đề CHNT là một vấn đề mới trong nghiên cứu lý luận hội hoạ, nếu chỉ dùng lý thuyết của mỹ thuật học thì không dễ xác định đƣợc nguồn gốc, biểu hiện, dạng thức của CHNT bởi vì CHNT chịu tác động bởi các thành tố chẳng hạn nhƣ: Trình độ chuyên môn, học vấn học thuật - thuộc mỹ thuật; Tình cảm thẩm mỹ và nhận thức thẩm mỹ - thuộc mỹ học (còn gọi là triết học NT); Nền tảng văn hoá, vốn sống và tôn giáo - thuộc văn hoá học, xã hội học; Đời sống nội tâm và sức khoẻ tâm thần, cơ cấu và diễn biến tâm trạng của ngƣời - thuộc tâm lý học; Đời sống tinh thần, nhận thức luận thuộc triết học. Phương pháp phỏng vấn, điề u tra : Đây là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Có ba nhóm đối tƣợng phỏng vấn trong nghiên cứu bao gồm: nhóm chuyên gia thuộc các lĩnh vực lý luận NT, nhóm chuyên gia thuộc lĩnh vực mỹ thuật (hội hoạ), nhóm HS là đối tƣợng chính trong quá trình lấy dữ liệu nghiên cứu. 13 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài luận án là công trình mới ở Việt Nam nghiên cứu lý luận chuyên sâu về CHNT của HS. Giải quyết vấn đề lý thuyết lý luận hội hoạ theo hƣớng liên ngành bằng kế thừa các khoa học ngoài mỹ thuật học. - Góp phần hình thành một cơ sở lý luận hội họa để áp dụng cho các nghiên cứu về giá trị của tác phẩm hội họa, đóng góp của HS. Chỉ ra các dạng CHNT của HS trong quá trình sáng tác và tác động của nó đến HS trong sáng tác hội họa. Chứng minh hiệu quả của CHNT trong tác phẩm hội họa. - Đóng góp về cứ liệu nghiên cứu các thành tố liên quan, ảnh hƣởng đến CHNT của HS để có thêm cơ sở phân tích tác phẩm hội họa. 7. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7.1. Những công trình nghiên cứu thuộc các lin ̃ h vực liên ngành Imanuel Kant (1724-1804) với một số công trình nhƣ : Phê phán lý tính thuần túy [43,44], Phê phán lý tính thực hành [45], và nhất là Phê phán năng lực phán đoán [46], với luận điểm, mỹ học là khoa học về cảm giác. Kant coi các ngành mỹ thuật là NT lấy năng lực phán đoán phản tƣ (từ một hiện tƣợng cá biệt, tìm ra quy luật phổ biến) làm chuẩn mực. Kant nói đến quan năng và tài năng là tố chất bẩm sinh của tâm thức. Trong các quan năng của tâm thức góp phần tạo nên tài năng là Hồn (Duyên). Kant quan tâm đến sự biểu cảm của tác phẩm NT và coi: “…các ngành mỹ thuật nhất thiết phải đƣợc xem nhƣ là các ngành nghệ thuật của tài năng thiên bẩm” [46, tr.202]. Ông cũng đồ ng thời đề cao giá trị của tính trƣờng quy, tức là tri thức, học thuật của nghệ sĩ. Trong Mỹ học [32] của Friedrich Hegel (1770-1831) cho là hứng thú tinh thần xác lập nội dung NT và quy định luôn cả hình thức của nó. Các phân tích của Hegel nói rất nhiều đến yếu tố cảm quan trong NT: “Nghệ thuật không có sứ mạng nào ngoài việc làm cho tri giác cảm quan nhận thấy đƣợc cái chân thực nhƣ nó tồn tại trong tinh thần,…” [32, tr.589]. Ông cũng nói về 14 yếu tố nội tâm trong hội hoạ với quan điểm: “Hội hoạ biến cái dung mạo bên ngoài thành sự biểu hiện toàn vẹn để biểu hiện đời sống nội tâm” [32, tr.591]. Hegel cho rằng, nguyên lý chủ yếu của hội họa là cái tính chủ thể bên trong và sinh động với tình cảm. Chẳng hạn dƣới quan điểm nội tâm thì tình cảm thầm kín của HS trong tác phẩm là: “…chính tâm hồn của nghệ sĩ đã bộc lộ cho chúng ta thấy không phải một sự tái hiện đơn thuần của sự vật; chính nghệ sĩ bộc lộ tâm hồn của mình và cái cảm hứng thầm kín nhất của tâm hồn mình” [32, tr.737]. Về đặc trƣng của hội hoạ, Hegel nêu ra ba vấn đề là nội dung, chất liệu và loại (sự khác nhau về quan niệm và cách thể hiện) ông lập luận các vấn đề cơ bản theo trục nội tâm và tình cảm của HS: Phạm vi của hội hoạ, đó là mặt nội tâm của tình cảm nói chung, trong tính chất đa dạng của nó, và để thể hiện nội tâm ấy, cần phải nêu lên những trƣờng hợp, những quan hệ, những hoàn cảnh, không những để giải thích tính cách cá nhân, mà hội hoạ còn có nhiệm vụ nêu lên tính độc đáo với tâm hồn và diện mạo của con ngƣời, xem đó là một cái đã đƣợc thể hiện hoàn toàn ra hình thức bên ngoài [32, tr 747]. Tóm lại, các phân tích của Hegel đề cập nhiều đến yếu tố cảm quan, yếu tố nội tâm trong hội hoạ, đánh giá về hội hoạ của một số danh hoạ nổi tiếng với những góc nhìn về thời đại và đặc biệt là ảnh hƣởng của yếu tố tôn giáo, yếu tố lịch sử thời đại, yếu tố địa văn hoá. Ông muốn chứng minh về sự biểu lộ đƣợc tính toàn vẹn của yếu tố bên trong (nội cảm nội tâm) ra hình thức bên ngoài (trên tác phẩm hội hoạ). Mỹ học [18] của Diderot (1713-1784), phần Tùy bút về hội họa. Mặc dù coi NT có dạng bắt chƣớc , mô phỏng tự nhiên, nhƣng những biện luận của Diderot lại cho thấy ông rất quan tâm đến cái hồn của tác phẩm hội họa. Về động lực và hành vi sáng tác, Diderot đã miêu tả hình ảnh anh HS đang say mê trong miền cảm hứng NT của mình, vai trò thể chất của ngƣời HS và mối 15 quan hệ giữa tính cách và biểu hiện NT. Trong sự đánh giá quá trình thể hiện tác phẩm hội họa, ông viết: “…tùy theo hào hứng hay lý trí chiếm ƣu thắng, nghệ sĩ sẽ ngông cuồng hoặc là nguội lạnh” [18, tr.195]. Trong cuố n Về Văn học và Nghệ thuật [61], Mác đã coi văn học , NT là một hình thái ý thức đặc thù có khả năng tác động đến lý trí và khả năng tác động trực tiếp tới tâm hồn, tình cảm của con ngƣời. Mỹ học Mác - Lênin đề cao con ngƣời xã hội. Về lý luận NT, Mác xác định có thể nghiên cứu về sáng tác NT bằng việc nghiên cứu về chủ thể sáng tạo NT, từ tình cảm, lý trí, trí tuệ và tƣ tƣởng đạo đức xã hội của nghê ̣ sĩ . Trong Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin có viết: “…muốn thấu hiểu đƣợc cảm hứng đầy nhiệt tình trong sự nghiệp sáng tạo của họ, điều hết sức trọng yếu là phải nghiên cứu thế giới quan cá nhân của họ, và nghiên cứu xem cá tính này đã in dấu vết vào cơ cấu hình tƣợng nhƣ thế nào” [120, tr.51]. Triết học hiện sinh [23] là triết học về con ngƣời, quan niệm con ngƣời với chủ thể tính và tự do tính. Ở góc độ này, chủ nghĩa hiện sinh trong triết học đã cung cấp một quan điểm hƣớng về nghiên cứu con ngƣời. Cái mà hiện sinh đã nhắc tới - nhân học, là một điể m tƣ̣ a để nghiên cứu về ngƣời HS trong hoạt động sáng tác hội hoạ, tìm hiểu về phong cách cá nhân tuyệt đối, không lặp lại, là chỗ dựa khá vững chắc trong khi nghiên cứu về yếu tố cá nhân cá biệt của ngƣời hoạ sĩ đƣợc biểu hiện trên tác phẩm. Mỹ học [17] của Denis Huisman, trong đó NCS có sự quan tâm đặc biệt đến thuật ngữ cái thần của ông vì tác giả cho rằng nó là phẩm chất bắt buộc để một tác phẩm hội hoạ chuyển tải thông điệp tình cảm của hoạ sĩ. Nói về sáng tác, tác giả viết “Muốn tạo ra một tác phẩm khả dĩ có giá trị, không thể bỏ qua nhân tố đầu tiên là “cảm hứng”“ [17, tr.119]. Phân tâm học của Sigmund Freud (1856-1939) qua các tác phẩ m Nghiên cứu phân tâm học [24] và Phân tâm học và văn học nghê ̣ thuật [25] 16 và một số công trình khác về vô thức cũng nhƣ là tiềm thức trong sáng tạo. Quan niệm của Freud về tác phẩm NT rất coi trọng yếu tố tinh thần. Nó thể hiện qua nội dung, hình thức mà biểu hiện những ý đồ của ngƣời nghệ sĩ: “Chính tác phẩm phải đƣợc phân tích nếu nó biểu đạt, hữu hiệu đối với chúng ta, những ý đồ và xúc động của nhà nghệ sĩ” [25, tr.23]. Ông đặc biệt quan tâm đến cái vô thức trong sáng tác NT, đề ra thuyết libido và đã dùng để phân tích tác phẩm của một số danh họa thế giới. Về cơ bản, ông đã phân tích thấu lý về mối liên hệ giữa tác phẩm và nội tâm cũng nhƣ cái vô thức tiềm tàng của HS qua dẫn chứng về các danh họa nổi tiếng thế giới. Đặc biệt là sự quan tâm của ông đến Leonado da Vinci và yếu tố mà ông gọi là huyễn tƣởng cũng nhƣ cái libido của HS. Các vấn đề vô thức của Freud có thể lý giải trạng thái cảm hứng có tính chất bị động /vô thức của HS trong sáng tác hội họa. Những cảm xúc của người của Carroll E. Izard [9] là công trình tâm lý học cơ bản, nghiên cứu về cảm xúc của ngƣời. Cuốn sách đề cập đến việc các xúc động và ý thức theo thuyết cảm xúc phân hoá và thuyết phân tâm: “về bản chất đích thực của mình, cảm xúc là một hiện tƣợng của ý thức” [9, tr.156]. Về cảm hứng, sách có đoạn: “… Một nhân cách sáng tạo, trong trạng thái cảm hứng, hoàn toàn mất đi cả quá khứ lẫn tƣơng lai, và chỉ sống với thời điểm hiện tại, nó hoàn toàn đắm mình trong đối tƣợng, bị tình huống hiện tại, đang diễn ra ở đây và ngay bây giờ, bị đối tƣợng công việc của mình làm cho say mê, đắm đuối” [9, tr.206]. Tâm lý học nghệ thuật [127] của Vƣgốtxki (Vygotsky) là cuốn sách có tính chất lý luận sâu sắc tƣ̀ lý thuyết của tâm lý học cho lý luận NT, coi trọng vai trò của cảm xúc trong NT. Ông cho rằng từ quan điểm của phân tâm học của Freud có thể hình dung đầy đủ hơn vai trò quan trọng của vô thức trong sự sáng tạo NT, không phải là sự biểu hiện của cái vô thức mà là sự giải quyết 17 xã hội cái vô thức trong sáng tác NT. Vƣgốtxki đã cho thấ y , NT là một tổng thể các ký hiệu thẩm mỹ nhằm khêu gợi cảm xúc ở con ngƣời, coi đó là chức năng chính của NT. Tâm lý văn nghệ [103] của Chu Quang Tiềm là một cuốn sách dùng tâm lý học để giải quyết vấn đề mỹ học cho nên các phân tích trong cuốn sách này cung cấp hệ thống nguyên lý, lý thuyết căn bản về NT cho công việc sáng tạo cũng nhƣ thƣởng ngoạn tác phẩm NT. Chu Quang Tiềm cho là sáng tạo NT là công việc rất hao phí tâm lực, nhƣng nhiều nghệ sĩ chân chính theo đuổi suốt đời “Nguyên do chỉ vì nghệ thuật là một thứ nhu cầu tình cảm, Nghệ thuật gia chân chính dƣờng nhƣ bao giờ cũng chứa chất trong tâm tƣ những nỗi niềm khổ sở không nói ra đƣợc” [103, tr.307]. Tác giả cho rằng linh cảm – (nguyên bản dịch (Inspiration)) đƣợc hiểu nhƣ là cao hứng – cảm hứng đến cao độ, là một trạng thái tâm lý không thể kiểm soát. Chu Quang Tiềm đề cập đến tiềm thức nhƣ là mô ̣t tiề n chấ t cho sáng tạo. Ông cũng cho là ngƣời nghệ sĩ vẫn cần có một hoàn cảnh để cảm hƣ́ng có thể đến . Lao động nhà văn [131] của A. Xâytlin (Xaytlin) nghiên cứu về quá trình sáng tác của nhà văn. Tác giả phản bác lại luận điểm cho rằng quá trình sáng tác là nhờ cảm hứng mà không liên quan đến các tƣ chất khác của ngƣời nghệ sĩ, phản bác lại những ý kiến cho rằng không thể nghiên cứu về quá trình sáng tác vì nó là không giải thích đƣợc và phi lý tính. Theo ông, có đƣợc những kiệt tác NT là bởi những cố gắng sáng tạo căng thẳng, cho rằng lao động là cơ sở của sự xuất hiện cảm hứng. Ông không quan tâm tới việc phân tích các ý đồ sáng tác mà là cái gì đã nảy sinh ra ý đồ đó, mức độ năng khiếu, trình độ văn hoá, kinh nghiệm sống đã tích luỹ và thế giới quan của nhà văn. Xâytlin viế t: “Quá trình cảm hứng cho đến nay vẫn là một trong những giai đoạn “tối tăm” nhất và chƣa đƣợc nghiên cứu của sáng tạo nghệ thuật” [131, tr.178]. 18 Trong cuốn Tâm lý học sáng tạo văn học [2] của M . Arnauđốp (Arnaudov), các nghiên cứu của tác giả đã cung cấp dƣờng nhƣ đầy đủ một hệ thống các yếu tố bên trong của ngƣời nghệ sĩ , cái làm nên phẩm chất của họ với tƣ cách là một cá nhân xuất chúng . Ở chƣơng Vô ý thức, tác giả đã chỉ ra những chứng cứ thuyết phục qua các ghi chép và công bố của những nghệ sĩ thiên tài trên thế giới. Tác giả khẳng định: “Nhất thiết phải có sức mạnh của trí tuệ và ý chí để sắp xếp cho cân đối và sử dụng các thành quả của cảm hứng” [2, tr.587]. Dẫn luận nghiên cứu văn học [78] của G.N. Pospelov, trong đó có cả mô ̣t chƣơng bàn về cảm hƣ́ng (pathos) của nghệ sĩ và các biến thể của nó , dạng nhƣ : cảm hứng anh hùng , cảm hứng bi kịc h, cảm hứng kịch tính , hay cảm hứng thƣơng cảm và cảm hứng lãng mạn , hoă ̣c là cảm hƣ́ng châm biế m và cảm hứng hài hƣớc . Đây là mô ̣t cách nghiên cƣ́u về cảm hƣ́ng k há phổ biế n từ trƣớc đến nay , đem đến nhiều tham chiếu cho NCS. Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quố c [60] của Phƣơng Lƣ̣u, hê ̣ thố ng các quan niê ̣m phƣơng đông về cảm hƣ́ng nghê ̣ thuâ ̣t hƣớng đế n đa ̣o và thiề n, cảm quan tiến gần đến vô thức . Các công bố ở đây cho thấy nhiều cách lý giải về NT dựa trên cảm tính mà rất hữu hiệu. Mỗi quan điểm về NT nhƣ vậy đều xuất phát từ biểu hiện kinh nghiệm xúc cảm mà sinh ra luận thuyết. Tài liệu này lý giải nhiều vấn đề về cái hƣ vô/vô thức. Cơ cấu trí khôn [34] của Howard Gardner (sinh 1943) với lý thuyết đa trí tuệ (Multiple intelligences), cho rằng có 7 loại hình thông minh, trong đó NCS quan tâm đến loại trí khôn không gian với những phân tích của tác giả về năng lực trí tuệ của các HS. Ngoài những tài liệu có tính đại diện trên, còn một số các công trình khác đã đƣợc NCS nghiên cứu nhƣ: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học [47] của M.B. Khrapchenkô; Hình thái học của nghệ thuật [8] của M.Cagan; 19 Phân tâm học và phê bình văn học [110] của Liễu Trƣơng; Từ hứng thú đến tài năng [132] của L.X. Xôlôvâytrich và rấ t nhiề u tài liê ̣u kha c. ́ Qua việc hệ thống tài liệu có thể thấy rằng, các công trình kể trên đều không thuộc phạm vi lý luận hội họa nhƣng chính là tiền đề cho việc xây dựng một hƣớng nghiên cứu liên ngành, đã có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cảm hứng và CHNT. Các hƣớng nghiên cứu đều nhìn ở khía cạnh tác động ở ngoại cảnh vào tình cảm của nghệ sĩ mà sinh ra chủ đề, nội dung NT. Cũng đã có những đề cập đến các yếu tố nội sinh nhƣ: năng khiếu, biểu hiện của xúc cảm tình cảm, nội tâm, tiềm thức và vô thức của chủ thể sáng tác NT, nhƣng chƣa đặt nó trong quan hệ với CHNT. Chƣa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề CHNT theo hƣớng nghiên cứu về quá trình sáng tác NT thông qua biểu hiện tâm lý sáng tác để truy xét về nguồn gốc và hiệu quả của các CHNT ấy. 7.2. Những công trình nghiên cứu trong lin ̃ h vực mỹ thuật Cuốn Về cái tinh thần trong nghệ thuật [42] của Kandinsky là một cuốn sách hiếm hoi, gần nhất với đề tài luận án, đề cập trực tiếp đến vấn đề tinh thần trong sáng tác hội họa. Cuốn sách từng đƣợc nhiều đánh giá coi là một trong số ít những cuốn sách lý thuyết quan trọng nhất trong lịch sử NT thế giới. Với lý thuyết về NT của Kandinsky, câu chuyện về cái tinh thần trong tác phẩm hội họa, đƣợc ông coi là Lý thuyết hòa âm cho ngành hội họa, là kết quả của sự quan sát và trải nghiệm nội tâm của ông, cùng với nền tảng triết học NT mà ông có. Do các vấn đề của cuốn sách có một ý nghĩa đặc biệt với đề tài nên NCS sẽ lƣu ý kỹ hơn. Cái tinh thần mà ông nói là toàn bộ những gì toát lên ở bức tranh, sau khi nó đi từ bên trong HS để ghi dấu vào tác phẩm NT. Kandinsky phê phán sự hời hợt, mô phỏng tự nhiên. Ông cho là, ngay cả khi HS có thể miêu tả các hiện tƣợng tự nhiên một cách đầy tính NT thì cũng không thể lấy nó làm mục đích, mà phải qua đó biểu lộ cái nội tâm của mình. Kandinsky đã lý giải về NT hội họa, các yếu tố ngôn ngữ hình và màu, xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất