Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cái vắng mặt trong sáng tác của franz kafka...

Tài liệu Cái vắng mặt trong sáng tác của franz kafka

.PDF
117
93
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HỒNG THU CÁI VẮNG MẶT TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HỒNG THU CÁI VẮNG MẶT TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trƣơng Đăng Dung HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận văn, tác giả luận văn xin đƣợc chân thành cảm ơn BGH trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, khoa đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, cùng các thầy, cô giáo, cán bộ giảng viên đã giảng dạy, giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình cho tác giả. Xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên của trƣờng THPT Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, tác giả luận văn xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trƣơng Đăng Dung - ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo và các bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, tháng 09 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Hồng Thu- học viên lớp cao học khóa 20, chuyên ngành Lí luận văn học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và công tác. Mọi kết quả nghiên cứu cũng nhƣ ý tƣởng của các tác giả khác nếu có đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc cụ thể. Luận văn này cho đến nay chƣa đƣợc bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ một phƣơng tiện thông tin nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên. Hà Nội, tháng 09 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 11 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 12 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12 7. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 13 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 13 NỘI DUNG ..................................................................................................... 14 CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC ........................................................................................ 14 1.1. Chủ nghĩa hiện thực và hiện đại............................................................... 14 1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực .............................................................................. 14 1.1.2. Chủ nghĩa hiện đại ................................................................................ 26 1.2. Sự xuất hiện của Franz Kafka .................................................................. 38 1.2.1. Tiểu sử cuộc đời .................................................................................... 38 1.2.2. Sự nghiệp văn chương ........................................................................... 40 CHƢƠNG 2. CÁI VẮNG MẶT NHƢ LÀ NỘI DUNG CỦA PHẢN ÁNH HIỆN THỰC ................................................................................................... 47 2.1. Quan niệm của F.Kafka về văn học và hiện thực .................................... 47 2.2. Sự “hiện diện” của cái vắng mặt trong sáng tác của F.Kafka .................. 53 2.2.1. Thiết chế quyền lực quan liêu, độc đoán .............................................. 53 2.2.2. Thích ứng như là hình thức của sự tha hóa .......................................... 61 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI VẮNG MẶT TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA .......................................................................... 75 3.1. Thủ pháp nghịch dị- phi lí ........................................................................ 75 3.2. Thủ pháp huyền thoại hóa ........................................................................ 90 3.2.1. Huyền thoại hóa không gian ................................................................. 93 3.2.2. Huyền thoại hóa thời gian ..................................................................... 96 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thiên tài văn chƣơng Franz Kafka (1883-1924) là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX. Tên tuổi, tầm cỡ của Kafka đƣợc ví với đại văn hào Nga F.M.Dostoyevsky và đƣợc xếp ngang hàng với James Joyce và Marcel Proust- những bậc thầy cách tân, mở đƣờng cho nền văn xuôi hiện đại. Thậm chí, Franz Kafka còn đƣợc coi là “Ngƣời viết Kinh thánh hiện đại” khi tác phẩm của ông “vừa là chỗ dựa về tinh thần vừa là đối tƣợng để con ngƣời soi chiếu bản thể mình”. Các sáng tác của Kafka đem đến những quan niệm mới về con ngƣời và hiện thực, về đặc trƣng của phản ánh nghệ thuật, mang đến kiểu tƣ duy mới cho tiểu thuyết. Quan trọng hơn cả những sáng tác của Kafka còn mở ra cho ngƣời đọc những khả năng mới trong việc tiếp nhận văn học. Nói cách khác, Kafka có vai trò quan trọng trong việc tạo ra bƣớc đột phá cho lịch sử văn học nhân loại, góp phần vƣợt lên những giới hạn của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và đƣa chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX lên ngôi. Lựa chọn đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka, ngƣời viết mong muốn sẽ làm nổi bật những đóng góp của F.Kafka- nhà văn hiện đại xuất sắc này cho văn chƣơng nhân loại qua cách phản ánh hiện thực độc đáo, mới mẻ. 1.2. Những sáng tác của Kafka có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đến văn học nhân loại ngay trong thế kỉ ông sống và viết. Không chỉ vậy, trong những năm của thế kỉ XXI này, tác phẩm của Kafka vẫn có ảnh hƣởng to lớn đến các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam. Các nhà văn thế giới ảnh hƣởng từ Kafka nhƣ Camus, Becket, Marques, Cao Hành Kiện…Các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hƣởng từ Kafka nhƣ Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp…Bởi vậy, khi nghiên cứu cách phản ánh hiện thực qua những yếu tố vắng mặt trong sáng tác của Kafka không những giúp chúng tôi hiểu rõ hơn 2 những tinh hoa văn học nƣớc ngoài mà còn hiểu thêm diện mạo, quá trình phát triển của văn học Việt Nam đƣơng đại. 1.3. Thứ nữa, xuất phát từ lòng yêu mến và ngƣỡng mộ với thiên tài văn chƣơng Kafka mà tác giả luận văn luôn trăn trở cần phải đọc, phải tìm hiểu thêm về Kafka, về các sáng tác của ông nhƣ một động lực tự thân luôn thôi thúc không ngừng. Những điều Kafka nói về quan liêu, tham nhũng, độc tài, tha hóa, phi lí luôn đúng trong mọi thời đại vì nó là phần tất yếu của xã hội loài ngƣời. Và dù Kafka đem đến cho chúng ta cái nhìn cuộc đời từ phía bóng tối, từ sự u ám, tối tăm khi con ngƣời bị lƣu đày trong sự phi lí, cô đơn, lo âu, tha hóa thì Kafka vẫn vô cùng tuyệt vời bởi ông đã chỉ ra cho chúng ta (đúng hơn là “tẩy não” chúng ta) cách hoàn thiện nhân cách để vƣơn tới những điều tốt đẹp, những CHÂN- THIỆN- MĨ của cuộc đời vốn đầy rẫy những xấu xa, tội lỗi. Đọc tác phẩm của Kafka độc giả luôn sống trong tâm thế cần phải tự vấn, cần phải nhìn nhận lại mình trong từng khoảnh khắc để khắc phục những điều chƣa tốt đẹp trong từng suy nghĩ, hành vi của chính mình. Điều này khiến tác phẩm của ông có ý nghĩa hơn bao giờ hết vì suy cho cùng thì “văn học là nhân học”. 1.4. Lựa chọn đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka ngƣời viết hi vọng sẽ tích lũy đƣợc nhiều tri thức và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu Franz Kafka là một nhà văn vĩ đại của văn chƣơng nhân loại. Từ lâu, con ngƣời và sự nghiệp của Kafka đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu, cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà khoa học cũng nhƣ các nghệ sĩ. Và công việc này vẫn luôn đƣợc tiếp tục, tái diễn và chƣa hề có dấu hiệu dừng lại. Ở đây, chúng tôi xin trình bày một số công trình nghiên cứu về Kafka và tác phẩm của ông có liên quan đến vấn đề của luận văn mà chúng tôi có dịp tham khảo. 3 Trong luận văn này chúng tôi xin trình bày lịch sử nghiên cứu, phê bình về Kafka theo hƣớng: đầu tiên là lịch sử nghiên cứu về Franz Kafka trên thế giới và sau đó là lịch sử nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam. 2.1. Lịch sử nghiên cứu về Franz Kafka trên thế giới Sinh thời, dù có niềm đam mê văn chƣơng cháy bỏng nhƣng Kafka luôn phải giấu kín vì những kì vọng và áp lực từ phía ngƣời cha. Ông không thể tự do thỏa sức sáng tạo giống nhƣ nhiều nhà văn khác. Kafka cũng lặng lẽ bƣớc vào văn đàn thế giới với một vài truyện ngắn đƣợc in ấn, phát hành. Trƣớc khi qua đời ông để lại di nguyện cho Max Brod (ngƣời bạn thân của Kafka) rằng hãy đốt hết tác phẩm của mình. Nhƣng Max Brod đã không làm thế, bởi vậy mà toàn nhân loại may mắn có đƣợc gia tài văn chƣơng quý báu của F.Kafka. Khi các tác phẩm của Kafka đƣợc công bố rộng rãi thì các nhà phê bình đã có những đánh giá rất cao với những tác phẩm của ông. Milena Jesenka trên báo Nhân dân của Tiệp Khắc viết rằng những cuốn sách của Kafka “đã để lại một ấn tƣợng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi ngƣời ta không thể thêm vào đó một chữ nào” [60, tr.645]. Thêm vào đó là “ông đã viết những cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chƣơng Đức hiện đại, những cuốn sách cƣu mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay và xuyên suốt thế giới…Chứng thực, trần trụi, và đau thƣơng nên hết đỗi tự nhiên ngay cả khi có tính biểu tƣợng. Chúng đầy sự khô cằn và là cảm quan của một ngƣời nhìn thế giới một cách rõ ràng đến không thể chịu đựng đƣợc nó” [35, tr.1]. Năm 1933 tác phẩm của Kafka đƣợc giới thiệu và dịch thuật rộng rãi ở nƣớc ngoài. Còn từ năm 1939, ông có ảnh hƣởng mạnh mẽ ở phƣơng Tây vì theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì từ những năm ấy “thế giới bắt đầu giống thế giới của Kafka” [60, tr.645]. Năm 1939 cũng đánh dấu bằng một sự kiện nổi bật gây chấn động đến toàn thế giới đó là chiến tranh thế giới thứ hai 4 bùng nổ. Cả nhân loại băn khoăn “tìm đáp số cho bài toán cuộc đời trƣớc bão tố Đại chiến thế giới thứ hai” [60, tr.645] thì các tác phẩm của Kafka có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến phƣơng Tây nói riêng và toàn thế giới nói chung. Ngƣời ta bỗng nhận ra rằng “thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K. rời bỏ lĩnh vực văn chƣơng để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày”. Kể từ đây, tên tuổi và tác phẩm của Kafka nhƣ một thanh nam châm thu hút rất nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình trên toàn thế giới. Trong bài Phong cách và thời đại huyền thoại thì Hecman Brotso đề cập đến việc Kafka tiếp cận hiện thực bằng huyền thoại và với thủ pháp này Kafka đã tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ có giá trị. Ông khẳng định thời văn học hiện đại phải “quay về với huyền thoại” theo gƣơng của Kafka [75, tr.32]. M.Melentinski trong bài Thi pháp huyền thoại cũng khẳng định huyền thoại là vấn đề then chốt nổi bật trong sáng tác của Kafka. Với những nghiên cứu kĩ lƣỡng, sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Kafka, M.Melentinski nhận định tác phẩm của Kafka là “sự biến cải siêu tƣởng thế giới đời thƣờng” [53, tr.472]. Tiếp đó, nhà viết kịch nổi tiếng Becton Brecht trong công trình Viết về nghệ thuật lại đề cao khả năng tiên tri, dự báo tiên tài của Kafka qua những cái phi lí mà ông đề cập đến trong tác phẩm của mình “Ngƣời ta đã tìm thấy ở ông đằng sau những hóa trang rất kì cục, những linh cảm về nhiều điều mà vào thời những cuốn sách của ông xuất hiện thƣờng chỉ có một vài ngƣời nhận thấy đƣợc mà thôi” [60, tr.646]. Và một đại biểu của trào lƣu tiểu thuyết mới cũng thừa nhận khả năng dự báo trác tuyệt của Kafka “Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta, Kafka là nhà tiên tri báo trƣớc kỉ nguyên của con ngƣời phi lí, con ngƣời không có sự sống” [75, tr.32]. Năm 1963 tại Hội nghị Quốc tế về Kafka tổ chức tại Lipbice (Tiệp Khắc trƣớc đây) thì nhà văn Pháp đồng thời là nhà lí luận mác-xít Roger 5 Garaudy trong hai công trình Về chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (1963) và Vì một chủ nghĩa hiện thực của thế kỉ XX (1968) đã khẳng định Kafka là hình mẫu, là đại diện tiêu biểu cho phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Trong hai công trình này Roger Garaudy khẳng định chắc chắn cái độc đáo của Kafka là việc ông mở ra những chiều kích mới của hiện thực thông qua những cái phi lí, quái dị và với thủ pháp huyền thoại ông đã sáng tạo ra một “hiện thực có tầm Prometheus”. Đồng thời, tác phẩm của Kafka còn mang tính chất dự báo về trạng thái tồn tại của con ngƣời hiện đại. Cũng trong hội nghị này, Ernst Fischer- nhà lí luận mác- xít này cho rằng Kafka tiêu biểu cho phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa- một hiện thực độc đáo trong thời đại mới chứ không phải là hiện thực cổ điển. Ông tập trung khảo sát các chi tiết trong tác phẩm của Kafka để thấy vấn đề trung tâm trong các sáng tác của nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái này là sự tha hóa của con ngƣời hiện đại. Từ đó, Ernst Fischer cũng đặt ra thái độ ứng xử của những nhà văn mác-xít với Kafka và tác phẩm của ông. Milan Kundera- nhà văn gốc Tiệp nhƣng viết văn bằng tiếng Pháp cũng giống nhƣ nhiều nhà nghiên cứu khác khẳng định thủ pháp huyền thoại hóa và cái phi lí là đặc trƣng cơ bản trong thế giới nghệ thuật của Kafka. Ông chỉ ra lối kể chuyện bằng chiêm bao của Kafka nhƣ sau “Các tiểu thuyết của Kafka là sự hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại. Vừa là cái nhìn sáng suốt nhất về thế giới hiện đại, vừa là sự tƣởng tƣợng dữ dội nhất. Kafka, ấy trƣớc hết là một cuộc cách mạng mĩ học mênh mông. Một kì diệu nghệ thuật” [44, tr.85]. Ông cũng gọi lối kể chuyện này của Kafka bằng những khái niệm “logic bị đảo ngƣợc”, “trộn lẫn cái mơ và cái thật”, “tiếng gọi của giấc mơ”…Để làm đƣợc điều đó, Milan Kundera khẳng định Kafka phải có một trí tƣởng tƣợng vô cùng phong phú “sự tƣởng tƣợng bị ngủ quên trong thế kỉ XIX đƣợc Franz Kafka thình lình đánh thức dậy, và ông đã thành công trong 6 cái việc mà những nhà siêu thực sau ông đã cố sức nhƣng không thực sự làm đƣợc: trộn lẫn cái mơ và cái thật” [43, tr.23]. Cũng trong tiểu luận này, Milan Kundera đề cao sự cách tân mạnh mẽ của Kafka trong cái nhìn và phƣơng thức phản ánh hiện thực so với các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XIX. Còn trong bài viết Về sáng tác của Franz Kafka A.Karelski cũng có những đánh giá rất cao về cái phi lí mà Kafka thể hiện trong tác phẩm của ông “phá hủy các khải niệm và cấu trúc văn học nghệ thuật truyền thống” để “kể nhiều điều quan trọng về thời đại ông” và với “tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lí quá quắt, đầy phẫn khích của nội dung chính là cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka” [42, tr.178]. Có thể nhận thấy, hầu hết các công trình, các bài viết thì ngƣời sáng tác và nhà nghiên cứu đều khẳng định Kafka có những đóng góp mới mẻ và độc đáo trong việc phản ánh hiện thực qua thủ pháp nghệ thuật đặc trƣng là huyền thoại hóa và cái phi lí. Đồng thời, tác phẩm của Kafka còn cho thấy trạng thái hiện tồn của con ngƣời thời hiện đại khi bị bủa vây, bị lƣu đày trong nỗi cô đơn, trong tâm trạng bất an, sự tha hóa và ám ảnh về cái chết…Quả thực, với thế giới nghệ thuật của mình, Kafka đã mở ra những nhận thức mới mẻ, ý nghĩa về mối quan hệ giữa văn học hiện thực, thay đổi tƣ duy phản ánh hiện thực. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Franz Kafka ở Việt Nam Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, Franz Kafka bắt đầu đƣợc chú ý trong văn học Việt Nam qua hoạt động nghiên cứu, dịch thuật. Tuy nhiên, ban đầu những đánh giá về Kafka còn mang nặng tính chất phê phán, phủ nhận. Có thể kể đến hai công trình phê bình nghiên cứu của Hoàng Trinh và Đỗ Đức Hiểu. Giáo sƣ, viện sĩ Hoàng Trinh trong Phương Tây, Văn học và con người đã viết rất chi tiết về thủ pháp huyền thoại, về con ngƣời tha hóa trong sáng tác của Kafka qua việc phân tích khái quát một số tác phẩm của 7 Kafka nhƣ Lâu đài, Hóa thân, Vụ án. Giáo sƣ Hoàng Trinh khẳng định thế giới hiện thực của Kafka là “thế giới ảo ảnh”, “thế giới huyền thoại”…Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Trinh còn chỉ ra những điều mà ông cho là nhƣợc điểm của Kafka: tác phẩm của Kafka “là nơi cƣ trú tối tăm của những tƣ tƣởng tôn giáo, của các loại triết học siêu hình mà Franz Kafka đã tiếp nhận đƣợc ở các bậc thầy trong trƣờng phái Praha ngày trƣớc” [75, tr.26]. Trong Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa giáo sƣ Đỗ Đức Hiểu khẳng định vị trí tiên phong của Kafka trong dòng văn học hiện sinh và hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái này là việc con ngƣời bị áp bức, đọa đày do chế độ quan liêu, bất công gây ra. Cũng giống nhƣ giáo sƣ Hoàng Trinh, giáo sƣ Đỗ Đức Hiểu cũng đã đƣa điểm hạn chế trong tác phẩm của Kafka là “ý thức bị thủ tiêu, con ngƣời đã chết, con ngƣời vô hình chỉ còn lại những bóng dáng trìu tƣợng của con ngƣời bị sơ đồ hóa, cái tôi trở thành “cái ngƣời ta” và hòa tan trong một thế giới vô danh” [33, tr.86]. Trên văn đàn công khai miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975, trong các công trình nghiên cứu về các sáng tác của Kafka nổi bật nhất là cuốn sách Ý thức mới trong văn nghệ và triết học của Phạm Công Thiện. Có thể nói Phạm Công Thiện là một trong những ngƣời có đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu và hƣớng dẫn đọc Kafka ở miền Nam. Ông nhận thấy những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Kafka nhƣ: thân phận của con ngƣời trần thế, bệnh tật, chết chóc, sự xa lạ với kẻ khác…Đặc biệt, trong công trình của mình, Phạm Công Thiện đã có những phân tích kĩ lƣỡng về sự tha hóa của con ngƣời, sự cô đơn của các nhân vật trong sáng tác của Kafka, những nỗi lo âu hiện tồn, sự lƣu đày do nguồn gốc Do Thái… “Tất cả Kafka xa- lạ- bị- đày- mất- gốc- phạm- tội đều nằm trong Métamorphose” [74, tr.500]. 8 Sau khi chuyên luận Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa xuất bản thì những đánh giá về Kafka hầu nhƣ chƣa có sự thay đổi trong một thời gian dài sau đó. Đến năm 1986, trong công trình nghiên cứu Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây của tác giả Phạm Văn Sĩ xuất hiện và vẫn giữ quan điểm của hai tác giả Hoàng Trinh và Đỗ Đức Hiểu. Thêm vào đó, tác giả Phạm Văn Sĩ còn lí giải tại sao con ngƣời trong sáng tác của Kafka lại hiện lên với tất cả sự cô đơn, tội lỗi, phi lí. Theo Phạm Văn Sĩ nó xuất phát từ những ẩn ức trong cuộc đời của Kafka khi ông mang mặc cảm về thân phận ngƣời Do Thái để từ đó biến mặc cảm này thành những chủ đề siêu hình về thân phận con ngƣời [72, tr.315]. Từ năm 1986 đến nay, sự đổi mới tƣ duy và những chuẩn thẩm mĩ mới đã đem đến cho bạn đọc Việt Nam những tâm thế tiếp nhận mới, làm cho việc đánh giá, nhìn nhận tác phẩm của Kafka công bằng, tích cực hơn. Những bài nghiên cứu của các dịch giả, nhà khoa học lớn nhƣ Đặng Anh Đào, Trƣơng Đăng Dung, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Văn Dân, Đỗ Ngoạn, Lê Huy Bắc…đã khẳng định chắc chắn vị trí xứng đáng của nhà văn hiện đại xuất sắc này, đồng thời mở ra cơ hội cho độc giả Việt Nam yêu văn học tiếp cận với thế giới nghệ thuật của Franz Kafka- một trong những tƣợng đài, thành tựu văn chƣơng độc đáo của nhân loại. Đầu tiên, có thể nói đến những đóng góp của giáo sƣ Đặng Anh Đào khi nghiên cứu về Kafka trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây. Trong cuốn giáo trình này bà đã cung cấp một cách khá hoàn chỉnh về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng của Kafka. Đồng thời, giáo sƣ Đặng Anh Đào còn chỉ ra thân phận con ngƣời trong sáng tác của Kafka là nỗi cô đơn, sự lƣu đày…Bằng việc khảo sát một số tác phẩm nhƣ Vụ án, Hóa thân, Nước Mĩ…nhà nghiên cứu đã đƣa ra những đánh giá xác đáng về phƣơng diện nghệ 9 thuật trong tác phẩm của Kafka nhƣ vấn đề kết cấu, điểm nhìn, tính chất đa âm, đối thoại… Tiếp đó, trong lời giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Lâu đài, PGS.TS Trƣơng Đăng Dung- dịch giả, nhà nghiên cứu đã đƣa ra những nhận định đầy giá trị về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka khi viết: Franz Kafka là nhà văn “đã cảm nhận sâu sắc về trạng thái tồn tại của con ngƣời hiện đại, đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo, mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại. Các tác phẩm của F.Kafka là sự lí giải những ấn tƣợng nghiệt ngã về thế giới phi lí, về sự tha hóa của con ngƣời trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình” [20, tr.247]. PGS.TS Trƣơng Đăng Dung cũng nói rõ rằng “đối tƣợng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lƣu đày và cái chết” [41,tr.941]. Giáo sƣ Nguyễn Văn Dân trong cuốn sách Văn học phi lí đã khẳng định cái độc đáo, mới mẻ của Kafka trong bối cảnh văn học đƣơng thời “Đó là việc Kafka đã khai phá một mảng đề tài khó xử lí: cái phi lí của cuộc đời” [15, tr.34]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Kafka là chủ đề mê cung, nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt, nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt… Giáo sƣ Phùng Văn Tửu trong phần giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Vụ án và trong giáo trình Văn học phương Tây đã rất dụng công khi phân tích yếu tố huyền thoại nhƣ một số thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong sáng tác của Kafka. Ngoài ra Kafka còn sử dụng một số thủ pháp khác nhƣ miêu tả không gian, thời gian… Trong bài viết Franz Kafka và thân phận cô đơn của con người nhà nghiên cứu Đỗ Ngoạn khẳng định vấn đề trung tâm mà Kafka quan tâm đó là vấn đề thân phận con ngƣời. Theo Đỗ Ngoạn, có hai kiểu nhân vật phổ biến trong sáng tác của Kafka là nhân vật tha hóa và nhân vật cô đơn (ông nhấn 10 mạnh nhiều đến nhân vật cô đơn). “Đó là những con ngƣời nhỏ bé, bị tha hóa, không có một chút quan hệ nào với xã hội”, “con ngƣời bị tha hóa, vô danh hóa, bị lu mờ trƣớc sự phát triển ồ ạt của khoa học kĩ thuật”. Giáo sƣ Lê Huy Bắc trong cuốn sách Nghệ thuật Phran-do Kafka đã rất công phu khi nghiên cứu kĩ lƣỡng, sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka. Trong chuyên luận này, nhà nghiên cứu đã đƣa ra những nhận định sắc sảo về thế giới nghệ thuật của Kafka “Ngƣời tẩy não nhân loại” [7, tr.77], “ngƣời khai sinh hiện thực” [7, tr.111]. Cái độc đáo trong nghệ thuật của Franz Kafka mà giáo sƣ Lê Huy Bắc chỉ rõ là nghệ thuật sử dụng cái hoang đƣờng, nghệ thuật miêu tả hiện thực gián tiếp, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Tháng 7 năm 2018 giáo sƣ Lê Huy Bắc cho ra mắt cuốn sách “Franz Kafka Ngƣời tẩy não nhân loại”- cuốn sách tái bản cuốn Nghệ thuật Phran-do Kafka nhƣng có bổ sung, sửa chữa. Ở chƣơng 9 của cuốn “Franz Kafka Ngƣời tẩy não nhân loại” giáo sƣ Lê Huy Bắc bổ sung thêm một nội dung “Con ngƣời của thời gian” để tiếp tục so sánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa Kafka và Coetzee- nhà văn gốc Đức (hoặc Hà Lan), sinh trƣởng ở Nam Phi và viết văn bằng tiếng Anh. Còn lại các nội dung khác ở các chƣơng, mục không có nhiều thay đổi so với cuốn Nghệ thuật Phran-do Kafka. Từ việc tổng hợp, tìm hiểu các ý kiến, nhận định, đánh giá xung quanh sáng tác của Kafka chúng ta có thể nhận thấy: Sáng tác của Kafka luôn là sức hút đối với ngƣời sáng tác và nhà nghiên cứu ở mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc. Và tất cả đều thừa nhận một điều rằng, Kafka là đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện đại trong văn học. Vấn đề nổi bật trong sáng tác của Kafka là thân phận, là trạng thái tồn tại của con ngƣời hiện đại, đó là “sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lƣu đày và cái chết” trong xã hội đầy rẫy sự phi lí. Về phƣơng diện nghệ thuật, Kafka thƣờng sử dụng yếu tố huyền thoại qua những cái hoang 11 đƣờng để phản ánh hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật khác với kiểu nhân vật truyền thống trong chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian…Cách phản ánh hiện thực độc đáo của Kafka cũng đã đƣợc đề cập tới ở những công trình chung mang tính tổng quát, các nhà nghiên cứu gọi kiểu phản ánh hiện thực của Kafka là “hiện thực gián tiếp”…Tuy nhiên, cái độc đáo, mới mẻ của Kafka trong việc phản ánh hiện thực vắng mặt là thiết chế quyền lực quan liêu độc đoán và thích ứng nhƣ là hình thức của sự tha hóa lại chƣa đƣợc nghiên cứu một cách kĩ lƣỡng, toàn diện để thấy đƣợc vai trò của Kafka- ngƣời mở đƣờng cho chủ nghĩa hiện thực- hiện đại trong văn học. Với chúng tôi, vấn đề còn bị để ngỏ này là hƣớng tiếp cận cho luận văn để ngƣời viết có cơ hội đi sâu tìm hiểu tài năng của Kafka trong việc phản ánh hiện thực, góp phần thay đổi tƣ duy tiểu thuyết và mối quan hệ giữa văn học- hiện thực. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka ngƣời viết muốn làm rõ nét độc đáo, đặc sắc của Kafka trong việc phản ánh hiện thực, từ đó khẳng định vai trò to lớn của nhà văn này trong việc mở đƣờng cho chủ nghĩa hiện đại. Đồng thời thấy đƣợc sự vận động, phát triển của tƣ duy nghệ thuật qua các thời kì văn học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trƣớc khi tìm hiểu cái vắng mặt trong sáng tác của Kafka, ngƣời viết sẽ tìm hiểu khái quát những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX trong văn học. Bên cạnh đó, luận văn sẽ giới thiệu khái quát về Kafka trên các phƣơng diện: tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn học. Tiếp đó, luận văn sẽ nghiên cứu cái vắng mặt trong sáng tác của Kafka nhƣ là nội dung của phản ánh hiện thực. Đó là thiết chế quyền lực quan liêu, 12 độc đoán và sự tha hóa của con ngƣời trong sự bủa vây của những thiết chế quyền lực vô hình. Ngoài ra, ngƣời viết còn đi sâu vào những sáng tác của Kafka để thấy nghệ thuật mô tả cái vắng mặt của nhà văn này thông qua thủ pháp nghịch dịphi lí và thủ pháp huyền thoại hóa. Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Kafka, ngƣời viết muốn làm rõ và khẳng định vai trò tiên phong, mở đƣờng của Kafka đối với sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn học. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Cái vắng mặt nhƣ một nội dung của phản ánh hiện thực và nghệ thuật mô tả cái vắng mặt qua thủ pháp nghịch dị- phi lí và thủ pháp huyền thoại hóa không gian- thời gian. Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết luận văn khảo sát, phân tích các tác phẩm trong “Franz Kafka- tuyển tập tác phẩm”, nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2003, bao gồm: Hóa thân ( Đức Tài dịch) Vụ án ( Phùng Văn Tửu dịch) Lâu đài (Trƣơng Đăng Dung dịch) Các truyện ngắn (13 truyện ngắn), nhật kí, thƣ từ ( nhiều ngƣời dịch). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề thực hiện đề tài, ngƣời viết vận dụng kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu sau để đi đến những kết luận có tính khoa học: Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành đầu tiên nhằm cung cấp những chi tiết, dữ kiện, số liệu chính xác tạo cơ sở tin cậy để triển khai các luận điểm trong luận văn. 13 Phƣơng pháp loại hình: Dựa vào đặc trƣng thể loại để định hƣớng tìm hiểu nhằm làm nổi bật những nét đặc trƣng cũng nhƣ khác biệt của đối tƣợng khảo sát. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Để khái quát lí thuyết chung chúng tôi tiến hành phân tích đối tƣợng nghiên cứu là các tác phẩm của F.Kafka để thấy rõ cái vắng mặt là thiết chế quyền lực quan liêu độc đoán và thích ứng nhƣ là hình thức của sự tha hóa, sau đó tiến hành tổng hợp các kết quả đã phân tích. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: So sánh là một thao tác quan trọng của tƣ duy, một phƣơng pháp hữu hiệu của nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sẽ sử dụng thao tác này để rút ra những điểm chung cũng nhƣ những đặc sắc riêng của từng tác phẩm trên cơ sở đối chiếu với lí thuyết chung. 7. Những đóng góp của luận văn Thông qua việc nghiên cứu cách phản ánh hiện thực độc đáo- phản ánh hiện thực vắng mặt, luận văn khẳng định vai trò tiên phong của Kafka với sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại. Và từ những sáng tác của Kafka còn thấy đƣợc những dấu hiệu nhận biết quan trọng của chủ nghĩa hiện đại và sự vận động, biến đổi tƣ duy tiểu thuyết qua mỗi giai đoạn, thời kì văn học. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn ngƣời viết sẽ triển khai trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái lƣợc về chủ nghĩa hiện thực và hiện đại trong văn học. Chƣơng 2: Cái vắng mặt nhƣ là nội dung của phản ánh hiện thực. Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka. 14 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC 1.1. Chủ nghĩa hiện thực- hiện đại 1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” là một khái niệm cơ bản của bộ môn lí luận văn học, đƣợc dùng với nghĩa nhƣ một phƣơng pháp sáng tác, tức là những nguyên tắc phản ánh có tính chất tƣ tƣởng nghệ thuật của chính trào lƣu văn học ấy. Trong giới hạn của luận văn, ngƣời viết sẽ đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX- thế kỉ mà chủ nghĩa hiện thực ở thời kì rực rỡ nhất. Bên cạnh đó, khi chỉ ra những đặc điểm và phƣơng thức phản ánh của chủ nghĩa hiện thực, ngƣời viết không nhằm tôn vinh hay hạ thấp những giá trị của nó mà chỉ lấy đó làm nền tảng và tiền đề để soi sáng những đặc trƣng của chủ nghĩa hiện đại- một phƣơng pháp sáng tác ra đời sau nó và đánh giá vai trò của Franz Kafka- một tác gia lớn của chủ nghĩa hiện đại. Vấn đề đầu tiên khi nói tới chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX là cơ sở xã hội và ý thức. Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và phát triển trong điều kiện chế độ tự bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân bắt đầu lớn mạnh. Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp trở nên sâu sắc, gay gắt chƣa từng thấy. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu, nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản. Đặc điểm của tình hình xã hội Châu Âu thời kì này đƣợc Karl Marx và Friedrich Engels xác đinh rõ “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là từ hòa ƣớc châu Âu năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp – giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tƣ sản đã trở thành trọng tâm của toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nƣớc này…Ở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất