Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh ...

Tài liệu Cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (pci) tỉnh khánh hòa

.PDF
107
208
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CHU MINH TRÍ PHÂN TÍCH CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CHU MINH TRÍ PHÂN TÍCH CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 145/QĐ-ĐHNT ngày 5/3/2018 Ngày bảo vệ: 20/3/2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ KIM LONG Chủ tịch Hội Đồng: TS. NGUYỄN VĂN NGỌC Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề tài luận văn “Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Tỉnh Quảng Ngãi” là do tôi nghiên cứu, tìm hiểu với sự hướng dẫn của TS. Lê Kim Long, hoàn toàn không có sự sao chép của người khác. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các nguồn tài liệu được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Khánh Hoà, tháng 1 năm 2018 Tác giả Chu Minh Trí iii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường Đại Học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết nghiêm túc của tôi trước khi tốt nghiệp. Không có thành công nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường Đại Học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của quý Thầy Cô, gia đình và bè bạn. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô của trường Đại Học Nha Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Lê Kim Long, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Khánh Hoà, tháng 1 năm 2018 Tác giả Chu Minh Trí iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ...............................................................................................................................7 1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ............................................................................7 1.2. Năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ....................................8 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ................................................................8 1.2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo định nghĩa của VCCI ...........................9 1.2.3. Vai trò của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ...........................................11 1.2.4. Các chỉ số thành phần tạo nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) theo VCCI ..............................................................................................................................13 1.2.5. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...............................24 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ........................28 1.2.7. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số PCI .....................................................................32 1.2.8. Kinh nghiệm từ các địa phương về cải thiện chỉ số PCI .....................................33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006 – 2016 ............................................38 2.1 Tổng quan biến động về chỉ số PCI của các tỉnh trong cả nước giai đoạn 2006 - 2016 .... 38 2.2. Tổng quan biến động về chỉ số PCI Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2016 ..............41 2.3. Phân tích biến động các chỉ số thành phần PCI .....................................................45 2.3.1. Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường ......................................................................45 v 2.3.2. Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất ....................................48 2.3.3. Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin .......................................................51 2.3.4. Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước .....................53 2.3.5. Chỉ số Chi phí không chính thức .........................................................................55 2.3.6. Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh .....................................56 2.3.7. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ....................................................................57 2.3.8. Chỉ số Đào tạo lao động ......................................................................................58 2.3.9. Chỉ số Thiết chế pháp lý ......................................................................................60 2.3.10. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng .............................................................................62 2.3.11. Đánh giá chung về các ưu và nhược điểm cốt lõi của PCI Quảng Ngãi trong thời gian qua ..................................................................................................................63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017 – 2022......................................................65 3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................65 3.1.1. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2020 định hướng đến năm 2022 ........................................................................65 3.1.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ..........................65 3.1.3. Đánh giá hiện trạng chương trình cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ngãi .....66 3.1.4. Đánh giá thực trạng hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi .............................68 3.1.5. Đánh giá biến động môi trường kinh doanh và khả năng phát triển kinh tế của vùng Duyên hải miền trung trong những năm tới .........................................................70 3.1.6. Đánh giá khả năng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong mối tương quan với vùng .........................................................................................................................71 3.1.7. Những tồn tại kìm hãm chỉ số PCI ......................................................................72 3.2. Các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2022 ..................................................................82 3.2.1. Giải pháp chung ...................................................................................................82 3.2.2. Giải pháp cụ thể ...................................................................................................83 3.3. Những hạn chế của đề tài .......................................................................................92 KẾT LUẬN ...................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................95 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CIEM : Central Institute for Economic Management (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương) CBCC : Cán bộ công chức CCHC : Cải cách hành chính CCHCC : Cải cách hành chính công DNTN : DN tư nhân GCN : Giấy chứng nhận GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KT-XH : Kinh tế - Xã hội KH - ĐT : Kế hoạch - Đầu tư MTKD : Môi trường kinh doanh NLCT : Năng lực cạnh tranh PCI : Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam) UBND : Ủy ban nhân dân VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) VNCI : Viet Nam Constraction Information (Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam) XHCN : Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần ..............................................................27 Bảng 2.1: Xếp hạng PCI Quảng Ngãi so với cả nước ...................................................41 Bảng 2.2: Xếp hạng PCI Quảng Ngãi so với các tỉnh trong khu vực............................42 Bảng 2.3: Xếp hạng chỉ số thành phần PCI 2016 giữa các tỉnh/ thành trong khu vực .........44 Bảng 2.4: Các chỉ số thành phần của PCI Quảng Ngãi so với các tỉnh/thành trong khu vực ..... 44 Bảng 2.5: Quảng Ngãi so với địa phương đứng đầu và đứng cuối ...............................48 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Biểu đồ “hình sao” thể hiện kết quả điều hành của từng tỉnh theo chỉ số thành phần năm 2009 .....................................................................................................26 Hình 1.2: Mô hình phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..........28 Hình 2.1: Xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh năm 2006 .......................................................39 Hình 2.2: Tổng quan chỉ số PCI các tỉnh năm 2016......................................................40 Biểu đồ 2.1: Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường” của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2016 ......................................................................................................................46 Biểu đồ 2.2: Chỉ số “Tiếp cận đất đai của Quảng Ngãi” giai đoạn 2006-2016.............49 Biểu đồ 2.3: Chỉ số “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh Quảng Ngãi” giai đoạn 2006-2016 .............................................................................................................52 Biểu đồ 2.4: Chỉ số “Chi phí thời gian của tỉnh Quảng Ngãi” giai đoạn 2006-2016 ....53 Biểu đồ 2.5: Chỉ số “Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Ngãi” giai đoạn 2006-2016 ......................................................................................................................55 Biểu đồ 2.6: Chỉ số “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi” giai đoạn 2006-2016 ......................................................................................................56 Biểu đồ 2.7: Điểm số và thứ hạng của chỉ số Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2016 .............................................................................................58 Biểu đồ 2.8: Điểm số và thứ hạng của chỉ số Đào tạo lao động tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2016 ......................................................................................................................59 Biểu đồ 2.9: Điểm số và thứ hạng của chỉ số Thiết chế pháp lý tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2016 ......................................................................................................................61 Biểu đồ 2.10: Điểm số và thứ hạng của chỉ số Cạnh tranh bình đẳng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2016 .............................................................................................................62 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Sự phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và địa phương. Chính quyền đã đang và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở địa phương. Nhiều địa phương đã thành công trong việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Quảng Ngãi đang nỗ lực thực hiện những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy, cần có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để phù hợp với mục tiêu đề ra. Dựa trên các nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, trong đó có năng lực cạnh trạnh quốc gia, năng lực cạnh tranh địa phương, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu thành phần và phương pháp đánh giá, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số tỉnh, thành trong việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, từ đó đúc kết ra một số bài học chủ yếu . Phân tích, đánh giá, so sánh thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ngãi qua các năm, trên cơ sở nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh. Từ đó rút ra những bài học để đề xuất những giải pháp chung: như thực hiện đối thoại với doanh nghiệp, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp; tăng cường vai trò cầu nối, nhanh chóng nắm bắt, phản ảnh những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đến lãnh đạo tỉnh cũng như hiệu quả trong hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, quy định của tỉnh của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính; tăng cường mối quan hệ với VCCI Việt Nam để được tư vấn hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh; nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng chỉ số thành phần để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi và đồng thời rút ra một số khuyến nghị đối với chính quyền địa phương trong việc đạt được mục tiêu đề ra nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. x PCI ngày càng trở thành một chỉ số tham khảo đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Với 10 chỉ số thành phần, chỉ số PCI phản ánh đánh giá khá bao quát về cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp đối với khả năng điều hành nền kinh tế của chính quyền cấp tỉnh. Nhận thức được mối tương quan giữa điểm số PCI và mức độ đầu tư, các địa phương đều nỗ lực cải thiện chỉ số quan trọng này. PCI được xem như là một công cụ quảng bá hình ảnh của địa phương đối với các nhà đầu tư. Qua tổng hợp, nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả PCI năm 2016 và các năm trước đây trong giai đoạn từ năm 2006-2016, cho thấy chỉ số PCI của Quảng Ngãi chưa ổn định, luôn có sự trồi sụt qua các năm. Đáng lưu ý nhất là 5 chỉ số thành phần PCI làm giảm điểm và giảm bậc xếp hạng vị thứ của PCI Quảng Ngãi qua các năm đó là: Thiết chế pháp lý, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Chi phí thời gian, Tiếp cận đất đai và Chi phí không chính thức. Nguyên nhân khách quan là do nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã cải thiện mạnh mẽ, bứt phá nhanh hơn về các chỉ số thành phần, dẫn đến tổng số điểm và thứ hạng tăng cao; hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, thuận lợi nên có nhiều nhà đầu tư khi đầu tư vào Quảng Ngãi vẫn chưa hài lòng. Còn chủ quan là nhiều sở, ngành và địa phương trong tỉnh chưa có sự chuyển biến về tư duy, nhận thức nên chưa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Từ khóa: Phân tích, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Quảng Ngãi xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sự phát triển vững mạnh của khu vực kinh tế tư nhân được xem có vai trò then chốt ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực kinh tế này đối với sự thịnh vượng của quốc gia, Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều chính sách khuyến khích thành phần kinh tế dân doanh trong thời gian qua. Minh chứng rõ nét là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt, chủ động trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, đặt yêu cầu cao hơn về tính minh bạch, công khai thông tin, bảo vệ cổ đông…Tư duy cải cách trên đã thực sự khích lệ tinh thần khởi nghiệp, tạo một làn sóng thành lập doanh nghiệp nửa cuối năm 2015. Trong các tháng cuối năm, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cao đặc biệt. Tại một số thời điểm, số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Tính cả năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 26,6%, số vốn đăng ký tăng 39,1% so với 2014. Đây là con số hết sức khích lệ cho những người làm chính sách khi thấy những phản ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, Sự phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và địa phương. Chính quyền đã đang và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở địa phương. Nhiều địa phương đã thành công trong việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Những thành công đó đã khiến các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm hơn dến vai trò cấp tỉnh mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Năng lực cạnh tranh (NLCT) được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác nhau, tác động đa chiều, đan xen và ảnh hưởng qua lại rất phức tạp. Câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào tạo nên sự thành công ở một số địa phương, trong khi một số địa phương khác lại thất bại trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Các nhà nghiên cứu kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến sự khác nhau về hiệu quả điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – Provincial Competitiveness Index) được xây dựng để đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trongphạm vi cả nước. 1 Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc Duyên hải Nam trung bộ, với vị trí nằm ngay giữa đất nước, đang ngày một được biết đến nhiều hơn nhờ có khu kinh tế Dung Quất và nhà máy Lọc hóa dầu số 1 Việt Nam, năm 2013 Quảng Ngãi đóng góp cho ngân sách nhà nước đạt 27.643 tỷ đồng, đứng thứ 4 cả nước. Tuy nhiên để phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững và đồng đều trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch – dịch vụ, nông nghiệp, v.v… Để nâng cao đời sống cho toàn thể người dân trong địa bàn tỉnh, luôn là bài toán khó, cần sự chung tay của tất cả các bộ phận trong nền kinh tế. Trên thực tế, việc nâng cao chỉ số PCI để thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh của các địa phương luôn được quan tâm và có nhiều nghiên cứu mang tính hàn lâm tiêu biểu như: Phan Đình Hiển (2014) cho Nghệ An, Nguyễn Thum Em (2013) cho Kiên Giang, ...Là một cán bộ của Sở Tài Chính Quảng Ngãi, cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước. Tôi đã chọn đề tài “Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ngãi ” để phục vụ cho công việc hiện tại và tương lai của mình với mong muốn tỉnh Quảng Ngãi sẽ phát triển nhanh và bền vững, đúng với tiềm năng và thế mạnh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các ưu, nhược điểm và nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2016. - Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2022. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu, các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI qua các năm của tỉnh Quảng Ngãi và một số địa phương. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp và một số cơ quan chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiến hành nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có mối liên hệ so sánh với một số tỉnh ở Việt Nam. Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận Nội hàm chỉ số năng lực cạnh tranh và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Tính khách quan ở chỗ, các chỉ số năng lực cạnh tranh được xây dựng căn cứ trên nền tảng lý thuyết vững chắc và 2 được xây dựng xuất phát từ thực tiễn. Tuy nhiên, các chỉ số này được xây dựng trên góc độ vĩ mô của các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp chỉ theo đó đánh giá trên những tiêu chí có sẵn. Do đó, dưới góc độ doanh nghiệp có thể các tiêu chí này chưa bao quát hết thực tiễn hoạt động – đặc biệt chưa chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự cảm nhận đánh giá của doanh nghiệp đối với chính quyền cấp tỉnh. Mặt khác, chỉ số PCI cũng chưa xem xét đến các khó khăn và đánh giá của cán bộ công quyền trong quá trình giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu thiết kế tiếp cận nghiên cứu theo các hướng sau đây: Thứ nhất: tiếp cận dựa trên phân tích toàn diện phương pháp luận về xây dựng chỉ số PCI của VCCI và bài học thành công của một số tỉnh làm nền tảng cho việc nghiên cứu nâng cao chỉ số PCI của Quảng Ngãi. Thứ hai: tiếp cận thực tế thông qua thu thập thông tin thứ cấp. Thông tin thứ cấp ở đây bao gồm đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, tình hình phát triển của địa phương giai đoạn 2013 – 2016, chỉ số PCI trong giai đoạn này, cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, số lượng và loại hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thu thập tài liệu; Phương pháp phân tích hệ thống; Phương pháp phân tích biểu đồ; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh và các phương pháp khác nhằm phân tích đánh giá thực trạng chỉ số NLCT của tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị liên quan đến nâng cao chỉ số NLCT tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi phương pháp nghiên cứu có mức độ ưu, nhược điểm khác nhau, khi sử dụng tổng hợp các phương pháp trên sẽ có tác dụng bổ khuyết cho nhau, giúp việc nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, toàn diện và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Từ đó, nghiên cứu sẽ đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chỉ số NLCT tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 4.3. Nguồn số liệu Số liệu chủ yếu từ các tài liệu, báo cáo của VCCI, Tổng Cục thống kê, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi,... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài vận dụng những lý thuyết về cạnh tranh để làm rõ cơ sở lý thuyết về xếp hạng NLCT cấp tỉnh từ đó áp dụng nó vào thực tế. Ý nghĩa thực tế: Từ kết quả đánh giá các chỉ số thành phần của PCI tỉnh Quảng Ngãi và so sánh với một số địa phương khác, đề tài chỉ ra những thế mạnh cũng như những bất cập của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu giúp xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong thời gian tới. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Do điều kiện tự nhiên và văn hóa của các quốc gia rất khác nhau và rất khó để thay đổi, để phát triển kinh tế các quốc gia phải cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả nhất, tức là mang lại năng suất cao nhất. Chính phủ và DN có vai trò quyết định trong việc nâng cao NLCT để phát triển kinh tế. Vấn đề liên quan đến cạnh tranh đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân và các nhà nghiên cứu. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) hiện được sử dụng rất phổ biến là “Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu” do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Sachs và chuyên gia của WEF như Peter Cornelius, Macha Levinson tham gia xây dựng. Theo WEF, NLCT của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Từ quan điểm này, WEF cũng đưa ra khung các yếu tố xác định NLCT tổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, với hơn 200 chỉ tiêu khác nhau. Từ năm 2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn. Tuy vẫn dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với vai trò, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc nâng cao NLCT. Chẳng hạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3. Nhóm 1- Môi trường kinh tế vĩ mô. Nhóm 2- Thể chế công. Nhóm 3- Công nghệ,- còn gọi là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ (xem Viện NCQLKTTW, 2003). 4 6.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam Ở trong nước, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì phối hợp với Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á Singapore (ACI) với sự cố vấn về chuyên môn của Giáo sư Michael E. Porter (chuyên gia về chiến lược hàng đầu của Trường Đại học Havard) đã nghiên cứu và công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010,VCR2010 (xem Viện NCQLKTTW, 2003).. Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh của doanh nghiệp (DN), của ngành, của sản phẩm được thể hiện bằng các công trình nghiên cứu, sách, báo, ấn phẩm. Đặc biệt từ năm 1998 tới nay, một số công trình có giá trị đã được công bố như: Lê Đăng Doanh (1998) về Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội; Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (1999) với Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam; Hoàng Thị Hoan (2004) có Luận án Tiến sĩ tại Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội với đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế; Trần Sửu (2005) với Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội; Với sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDB), nhóm nghiên cứu của Nguyễn Đình Cung (2004) công bố kết quả nghiên cứu: Lịch sử hay chính sách – Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?; Năm 2008, giáo sư M.Porter đã phân tích vai trò của khu vực tư nhân đối với năng lực cạnh tranh của Việt Nam; Mới nhất, một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả về công tác quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) đã được công bố. Năm 2010, chỉ số PCI được thực hiện điều tra với 7.300 doanh nghiệp trong nước tại 63 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, năm 2010 là năm đầu tiên báo cáo PCI thực hiện điều tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Điều tra PCI 2010 thu thập ý kiến của 1.155 doanh nghiệp FDI mang tính đại diện cao đến từ 47 quốc gia khác nhau, hoạt động trên khắp 63 tỉnh, thành của cả nước, chiếm trên 20% tổng số nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động theo số liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2009. Chỉ số PCI được đánh giá dựa trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, bao gồm: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (4) chi phí thời gian để thực hiện các quy định 5 của Nhà nước; (5) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (6) chi phí không chính thức; (7) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) đào tạo lao động; (9) hỗ trợ pháp lý. Chỉ số tổng hợp PCI là thước đo cảnh báo về khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của một tỉnh trong mối tương quan so sánh với cả nước. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, gần đây nhiều tỉnh đã có các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chỉ số PCI của mình. Tiêu biểu là các đề tài “Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi ” (Nguyễn Trường Sơn, 2009) và “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương” (Phan Nhật Thanh, 2010). Các đề tài này đều cho rằng chỉ số PCI tổng hợp do VCCI công bố hàng năm là tín hiệu cảnh báo – vì số lượng mẫu điều tra có hạn và mới đánh giá một chiều về sự “cảm nhận” của doanh nghiệp dân doanh đối với sự điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh. Để đề ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh một cách bền vững, các tỉnh cần: (i) có sự đánh giá nhiều chiều như: từ các doanh nghiệp, từ chính các cơ quan công quyền, (ii) số lượng mẫu thu thập cần đủ lớn, (iii) phải rút ra bài học kinh nghiệm từ các tỉnh thành đã thành công trong việc cải thiện chỉ số PCI. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các đề tài trên chỉ dừng lại ở sự so sánh điểm số tổng PCI và các chỉ số thành qua từng năm, rồi đánh giá kết luận đề xuất biện pháp xử lý nên trong đánh giá và nhận định những ưu điểm và hạn chế còn chung chung chưa thật sự cụ thể nên không thấy được trong các chỉ số hạn chế đang yếu kém ở các tiểu chỉ số thành phần nào để có giải pháp khắc phục…Do đó, với nội dung nghiên cứu của đề tài này tác giả muốn đánh giá được tình hình, xu hướng chung về chỉ số PCI của Quảng Ngãi so với cả nước cũng như phân tích dựa trên các tỉnh lân cận trong khu vực duyên hải miền Trung để đề xuất ra các giải pháp để cải thiện nhằm nâng cao thế mạnh và tính cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi so với các tỉnh trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Chương này giới thiệu khái niệm về năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; vai trò và các chỉ số thành phần tạo nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); phương pháp xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; qua đó, phân tích và đánh giá các ưu và nhược điểm của chỉ số PCI. Từ đó, tiếp thu và học tập kinh nghiệm từ các địa phương lân cận về cải thiện chỉ số PCI áp dụng cho đề tài nghiên cứu. 1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Từ nhiều thập kỷ trước đây, thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” đã trở nên khá phổ biến đối với nhiều nhà kinh tế, hoạch định chính sách trên thế giới dưới nhiều quan điểm nghiên cứu bằng cách sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Khái niệm “Năng lực cạnh tranh” được sử dụng trong các nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau: toàn cầu, quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm… Ở mỗi cấp độ khác nhau thì năng lực cạnh tranh được hiểu theo theo các cách khác nhau. Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể được sử dụng song hành cùng với thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” (Competitiveness) như: “Sức cạnh tranh” (Competitive Edge), “Khả năng cạnh tranh” (Competitive Capacity), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive Advantage) và “Tính cạnh tranh” (Competitivity). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này. Và trong thực tế, các thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” và “Khả năng cạnh tranh” đều được dùng là “Competitiveness”. Theo quan điểm của K.Marx, “cạnh tranh” là “sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Khái quát lại hệ thống lý thuyết về cạnh tranh cho thấy, cạnh tranh là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau, là một phạm trù rất rộng và mang tính lâu dài. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành hoặc quốc gia… điều này chỉ khác nhau ở mục tiêu được đặt ra là ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia. Trong khi đối với một 7 doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao thì đối với quốc gia, mục tiêu là tạo việc làm, nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân. Tóm lại cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể cạnh tranh ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu của mình. Liên quan đến quá trình cạnh tranh, năng lực cạnh tranh được hình thành thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, chính phủ quốc gia, các doanh nhân và cả các nhà nghiên cứu. Từ khái niệm cạnh tranh có thể hiểu rộng ra năng lực cạnh tranh (NLCT) là tập hợp những điều kiện vốn có hoặc khả năng đủ để giành thắng lợi, tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn thuyết phục vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Havard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. 1.2. Năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia, mọi địa phương. Để thực hiện mục tiêu ấy, mỗi quốc gia, địa phương sẽ có những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy nhiên, bất kỳ địa phương nào cũng phải tìm lời giải đáp cho vấn đề nguồn lực cho đầu tư phát triển ở đâu và cách thức huy động các nguồn lực ấy như thế nào. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển DN là lời giải đáp của mỗi chính phủ, chính quyền địa phương. Do vậy, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chính là Khả năng một địa phương cấp tỉnh thu hút các DN, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã xác định của tỉnh đó. 8 Như vậy, một tỉnh có NLCT cao thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đối với các DN, nhà đầu tư hay đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đó. Cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và cũng là cấp độ cạnh tranh có tính gay gắt, đa dạng hơn thì trong phạm vi một quốc gia, cạnh tranh giữa các tỉnh (hay vùng) có mức độ được hiểu mềm dẻo và linh hoạt hơn. Đó là sự ganh đua giữa các tỉnh (vùng) nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương (vùng) đó sẵn có hoặc tự tạo ra như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú hoặc chất lượng con người, cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, ... đan xen với sự ganh đua có tính chất hợp tác, liên kết cùng phát triển dựa trên lợi thế có sẵn của nhau. Vì thế, việc liên kết hợp tác giữa các địa phương nhằm xoá bỏ giới hạn địa giới hành chính và phân chia các nguồn lực nhằm bổ sung và hỗ trợ cho nhau để tăng cường năng lực cạnh tranh của các tỉnh. Tóm lại, thực chất NLCT cấp tỉnh là khả năng các tỉnh ganh đua nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối quan hệ liên kết với những địa phương khác trong phạm vi quốc gia. Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương là tạo môi trường thúc đẩy thu hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Vai trò ấy được xác định trên các mặt sau: (1) Định hướng phát triển thông qua các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế; (2) Tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các DN hoạt động và cạnh tranh lành mạnh; (3) Điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính công; (4) Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế theo pháp luật, chính sách đã đề ra. Để nâng cao NLCT cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật chất dễ nhận biết, lượng hoá thì nguồn lực phi vật chất không phải lúc nào và ai cũng nhìn nhận ra được, và nhìn nhận như nhau. Vì thế, khi nói đến NLCT và tạo dựng NLCT cho địa phương mình, mỗi tỉnh nhìn nhận và cách làm khác nhau. 1.2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo định nghĩa của VCCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay gọi tắt là PCI (Provinvial Competitiveness Index) là chỉ số dùng để đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy phát triển khu vực 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất