Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá...

Tài liệu Cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá

.PDF
70
181
103

Mô tả:

1 MỤC LỤC 1. Giới thiệu ............................................................................................. 3 2. Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá ............................................................................................................... 5 2.1 Lý thuyết ........................................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 5 2.1.2 Lý do chuyển giá ........................................................................................ 6 2.1.3 Tác hại của chuyển giá .............................................................................. 9 2.2 Bằng chứng thực nghiệm ................................................................................ 12 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 18 3.1 Mô hình và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 18 3.2 Nguồn dữ liệu và cách lấy số liệu................................................................... 25 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu ...................................................... 28 4.1 Thuế và thuế quan ảnh hưởng đến động cơ chuyển giá TPI .......................... 29 4.2 Mô hình hồi quy ảnh hưởng của động cơ chuyển giá đến giá báo cáo của doanh nghiệp ............................................................................................................ 30 5. Kết luận .............................................................................................. 40 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 45 PHỤ LỤC: CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH ........................... 48 2 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Giải nghĩa 1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 2 TPI Động cơ chuyển giá (Transfer Pricing Incentive) 3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) 4 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Cooperation and Development) 5 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation) 6 IRS Cơ quan thuế nội bộ của Mỹ (Cơ quan thuế nội bộ của Mỹ 7 ALP Nguyên tắc giá thị trường (Arm’s length principle) 8 APA Nguyên tắc giá thị trường (Advance pricing agreement) 9 Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên Trang 1 Bảng 1: Kiểm định tính dừng cho P1cho từng ngành 31 2 Bảng 2: Kiểm định tính dừng cho TPI1cho từng ngành 32 3 Bảng 3: Kiểm định tính dừng cho GDP/CAP1 cho từng ngành 32 4 Bảng 4: Kiểm định đa cộng tuyến cho các ước lượng theo từng ngành 33 5 Bảng 5: Kiểm định tự tương quan 33 6 Bảng 6: Kiểm định phương sai thay đổi 34 7 Bảng 7: Kết quả hồi quy tổng thể về ảnh hưởng của TPI lên giá báo cáo cho từng ngành theo hồi quy GLS 36 1 CẢI CÁCH THUẾ VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CHUYỂN GIÁ Tóm tắt Chuyển giá trong nền kinh tế là một trong những đề tài nóng bỏng gây sự chú ý đối với bộ phận chiến lược các công ty đa quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật cũng như cơ quan chính quyền. Việc thao túng chuyển giá đã tạo ra các mức giá báo cáo cho các sản phẩm nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia khác đi so với giá thị trường; từ đó làm giảm tổng trách nhiệm thuế phải thanh toán của công ty bằng cách chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp. Vì lý do này, khi thuế suất thay đổi sẽ tạo nên động cơ để thao túng chuyển giá. Trong bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình của Deborah L. Swenson (năm 2000) để kiểm tra xem thuế quan và thuế thu nhập doanh nghiệp tác động như thế nào đến hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia (MNC) tại Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét tính nhất quán giữa giá trị hải quan hàng nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia từ các quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Anh với lợi ích nhận được từ hoạt động chuyển giá do sự khác biệt trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi lợi ích từ hoạt động chuyển giá tăng lên do sự thay đổi trong thuế quan và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội cho các MNC thao túng giá chuyển giao nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoạt động của mình trên toàn thế giới và giảm đi trách nhiệm thuế phải nộp. Kết quả kiểm định thực nghiệm vấn đề này tại Việt Nam từ mô hình của Swenson cho thấy rằng nếu có sự sụt giảm 1% trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia mẹ sẽ làm cho giá báo cáo tăng lên 0.28%. Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra ý nghĩa của các kết quả kiểm định cũng như ý nghĩa của việc cải cách thuế ở các quốc gia sẽ tác động như thế nào đến giá chuyển giao báo cáo mà một công ty đa quốc gia sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận tổng thể trên toàn thế giới. 2 3 1. Giới thiệu Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đánh đấu một sự khởi đầu cho tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Sự kiện này không chỉ tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong môi trường kinh tế thị trường ngày một năng động và cạnh tranh hơn mà còn đặt nước ta vào nhiều mối quan hệ phức tạp đáng quan ngại vốn có của tính chất thương mại quốc tế. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận tổng thể luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Và chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó gia tăng tổng lợi ích cuối cùng. Ở Việt Nam đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của hành vi chuyển giá, đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ bị thất thu thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách quốc gia là dấu hiệu rõ ràng cho hành vi này. Hành vi chuyển giá diễn ra không chỉ tại các doanh nghiệp liên kết có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên chuyển giá gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế, điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Với thực trạng đáng báo động của chuyển giá, trong khi các quốc gia phát triển đã có khá nhiều nghiên cứu chạm đến vấn đề này thì nước ta thực sự vẫn chưa có, đặc biệt là nghiên cứu định lượng. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng về hành vi chuyển giá tại Việt Nam. Bài nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu ảnh hưởng đến động cơ chuyển giá, qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức giá chuyển giao báo cáo ở Việt Nam, sử dụng mô hình của Swenson (2000). Nghiên cứu về giá trị nhập khẩu có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, 4 Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Anh vào Việt Nam, đây là những quốc gia có dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đứng hàng đầu. Chúng tôi tập trung vào giai đoạn 2007 – 2012 vì trong thời gian này thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thuế quan ở Việt Nam có nhiều cải cách. Với chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó nổi bật bằng hành động nới lỏng hàng rào thuế quan, tăng cường chính sách thuế ưu đãi cũng như ưu đãi đặc biệt làm giảm thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều hàng hóa. Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp có bước thay đổi đáng kể khi giảm từ 28% xuống 25% năm 2009. Chúng tôi cũng chỉ tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất (với các sản phẩm cao su, ô tô nguyên chiếc, chất dẻo, giấy, kim loại thường, sắt thép các loại, xăng dầu, sợi dệt, phân bón, bông các loại) vì sản xuất tạo nhu cầu cho các trung gian nhập khẩu từ công ty mẹ. Như chúng ta biết việc định giá chuyển giao là cả một tiến trình phức tạp và khó khăn. Đối với vấn đề chuyển giá, các MNC phải đưa vào xem xét cả một loại các yếu tố, trong đó thuế và thuế quan có thể nói là các yếu tố quan trọng nhất. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xuất phát từ mối quan hệ giữa thuế, thuế quan, động cơ chuyển giá để xây dựng phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đó tới giá báo cáo của các công ty. Lấy ý tưởng từ việc nếu như các MNC có hành vi thao túng chuyển giá thì khi đó, mức giá báo cáo của họ so với giá thị trường sẽ có một khoản chênh lệch, gọi là biên giá chuyển giao. Và độ lớn của biên giá này phụ thuộc vào giá trị thuế quan, sự khác biệt thuế suất thu nhập giữa các nước. Khi các công ty quyết định chuyển thu nhập, tức định giá chênh lệch nhiều hay ít bao nhiêu so với giá thị trường thì họ phải cân nhắc những lợi ích có được có thực sự lớn hơn chi phí mà họ đã bỏ ra hay không, đó chính là động cơ để xác định biên độ chênh lệch giá. Sử dụng cầu nối là biên giá này mở ra cho ta phương trình chuyển giá thể hiện mối quan hệ giữa giá báo cáo với động cơ chuyển giá (có bao hàm thuế, thuế quan) cùng các yếu tố ngoại sinh khác. Và đó chính là hướng đi của bài nghiên cứu chúng tôi, dựa trên mô hình gốc Swenson xây dựng năm 2000. 5 2. Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá 2.1 Lý thuyết 2.1.1 Khái niệm Cũng giống như tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, định nghĩa về chuyển giá từ khi nó mới xuất hiện cho đến ngày nay có thể nói là một quá trình không ngừng điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với bản chất mỗi giai đoạn, mỗi cách tiếp cận. Tang 1997 cho rằng: “Các giao dịch nôi bộ liên quan đến doanh thu hoặc chuyển giao các tài sản hữu hình và vô hình giữa các công ty có liên quan ở hai hay nhiều nước, trong đó chuyển giá ở các công ty đa quốc gia thì có liên quan đến việc định giá các giao dịch nội bộ”. Quay lại năm 1979, những quan niệm đầu tiên về chuyển giá của Plasschaert 1979. P17, ông cho rằng, khi các công ty không liên quan giao dịch với các bên khác, các tình huống của các mối quan hệ thương mại và tài chính nhìn chung được điều khiển theo lực thị trường. Trái lại, trong giao dịch với các bên có liên quan thì các mối quan hệ thương mại cũng như tài chính có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp theo lực thị trường, hay nói cách khác nó sẽ không tuân theo quan hệ cung cầu. Kết quả là giá chi trả cho hàng hóa chuyển giao nội bộ, chẳng hạn như giữa công ty con ở nước ngoài của công ty đa quốc gia và công ty mẹ ở Mỹ có thể khác với giá mà được giao dịch với các bên không liên quan (độc lập) với cùng một hàng hóa có thể so sánh. Plasschaert lập luận rằng các công ty mẹ ở Mỹ về mặt lý thuyết thực hiện kiểm soát các công ty con và do đó có quyền thay đổi mức giá áp dụng cho giao dịch nội bộ. Nếu lợi nhuận tổng thể của các công ty đa quốc gia tăng hay chi phí của chúng giảm, khi đó các công ty mẹ có động cơ để dịnh giá chệch khỏi mức giá thực sự của hàng hóa, dịch vụ, và đó là hành vi chuyển giá. Vào năm 1995, OECD đã ban hành hướng dẫn về thực hành chuyển giá với nhìn nhận về chuyển giá như sau: “Chuyển giá là cơ chế được thông qua bởi các công ty đa quốc gia để xác định giá trị hàng hóa và dịch vụ giao dịch với các công ty con hoặc công ty liên kết ở nước ngoài nhằm mục đích làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp và tối đa hóa lợi nhuận. Thước đo có thể chấp nhận giá chuyển nhượng là "Giá theo nguyên tác thị trường" - đại diện cho các 6 giá trong các giao dịch có thể so sánh giữa các bên độc lập”. Trong một bài báo của tờ New Yorrk Times, chuyển giá được mô tả như một công cụ nhằm làm tối thiểu lợi nhuận tính thuế của Mỹ bằng cách chi trả quá cao cho các công ty con nước ngoài đối với nguồn cung cấp sản phẩm khi mà thuế suất tại nước mẹ cao hơn so với các nước đầu tư – nơi đặt các công ty con (New York Time 2006). Tờ Finance Times đứng trên quan điểm của Châu Âu mô tả chuyển giá như là “một thao tác thực hành mà trong đó lợi nhuận của công ty đa quốc gia đặt tại Anh được chuyển qua cho các văn phòng tại Bắc Ireland, nơi mà thực sự không có mang lại bất kỳ hoạt động kinh tế nào thêm (Brown 2007)”. Tờ Economist mô tả chiến lược các tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng để giảm thiểu hoặc tránh bị đánh thuế, họ gọi chuyển giá như là một sự phô trương lực lượng trong kho vũ khí tránh thuế của thủ quỹ công ty “a big stick in the corporate treasurer’s tax-avoidance armoury”, một vấn đề mà đã trở thành cơn ác mộng cho những người thu thuế (The Economist 2007). Chuyển giá, dưới nhiều góc độ, với những định nghĩa so sánh một cách ví von tuy nhiên vẫn không xa rời những ý chính theo định nghĩa của OECD là định giá một cách chênh lệch giá thị trường nhằm mục đích tránh thuế, cũng như tối đa lợi nhuận tổng thể cho các công ty đa quốc gia, và hướng dẫn của OECD được xem như một hướng dẫn chuẩn trong công tác thực hành chuyển giá cho đến nay. 2.1.2 Lý do chuyển giá  Động cơ bên trong: Có những trường hợp mà khi đó các MNC không có lý do bên trong gì để thiết lập mức giá chuyển giao trước, đó là khi các giao dịch có thể có khối lượng nhỏ hoặc khó để định giá hoặc xảy ra với tốc độ bất thường. Ví dụ như, trong thực hành kế toán truyền thống, thường trì hoãn việc định giá các tài sản vô hình cho đến khi có có mua và bán theo giá thị trường, tạo ra các hạng mục bảng cân đối kế toán “thiện chí (goodwill)”, cái mà đo lường giá mua vượt mức so với giá trị hợp lý của tài sản đạt được. Các tài sản vô hình này có thể là chi phí bản quyền, chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm, chi phí nghiên cứu và phát triển,… Do tài sản vô hình khó xác định 7 giá cụ thể trước nên điều này tạo điều kiện thuận lợi để các MNC thực hiện thủ thuật chuyển giá mà ta khó có thể nhận ra. Tuy nhiên trong các trường hợp điển hình, các MNC có động cơ bên trong cho việc thiết lập một mức giá chuyển giao chẳng hạn như đánh giá thể hiện của giám đốc công ty con, theo dõi tốt hơn các dòng giao dịch nội bộ,…Trong những trường hợp như vậy, khi mà thị trường bên ngoài không tồn tại, các MNC thiết lập mức giá chuyển giao bằng với giá mờ của các giao dịch nội bộ; nói chung đây là chi phí biên của bên xuất khẩu. Mức giá chuyển giao hiệu quả cho dịch vụ và các tài sản tư vô hình có những quy tắc tương tự, chúng nên dựa trên nguyên tắc lợi ích – chi phí. Ví dụ như mỗi bên nên trả một mức giá chuyển giao tương ứng với lợi ích nhận được từ dịch vụ hay tài sản vô hình (Eden, 1998). Đây là trường hợp mà các giao dịch chỉ tồn tại trong nội bộ các công ty, không hề xảy ra với một bên độc lập nào khác. Nếu như có tồn tại thị trường bên ngoài, khi đó các MNC nên xem xét đến việc thiết lập giá chuyển giao dựa trên việc mua và bán theo định hướng của lực cung cầu thị trường. Chuyển giá được thiết kế cho phù hợp lý tưởng với quản lý cũng như trách nhiệm nội bộ giữa chi phí và lợi nhuận, qua đó đóng góp vào quản lý tổng thể hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn. Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của MNC tại chính quốc hay tại các công ty thành viên trên các quốc gia khác bị thua lỗ, để tạo ra một bức tranh tài chính tươi sáng hơn cho công ty khi đứng trước các cổ đông và các bên hữu quan khác thì chuyển giá như là một cứu cánh để thực hiện ý đồ trên. Chuyển giá giúp cho các MNC san sẻ thua lỗ giữa các thành viên với nhau từ đó làm giảm các khoản thuế phải nộp và tạo nên bức tranh kết quả kinh doanh giả tạo vi phạm pháp luật của các quốc gia.  Động cơ bên ngoài Các nhà kinh tế đã nghiên cứu một thời gian dài về động cơ tham gia vào mô hình chuyển giá (TPM) do thuế thu nhập gây ra. Bằng chứng là các công ty thực hiện chuyển giá để tăng lợi nhuận sau thuế với những nghiên cứu như Bartelsman và Beetsma (2003), Clausing (2002), Eden (1998), Eden và Rodriguez (2006), Li và 8 Balachandran (1996), Fisman và Wei (2001), Grubert và Mutti (1991), Swenson (2001) và Tomohara (2004). Chính sự khác nhau trong thuế suất thu nhập giữa các quốc gia đã tạo cơ hội thuận lợi cho các MNC thực hiện hành vi chuyển giá. Việc định giá quá cao hay quá thấp nhằm để chuyển lợi nhuận ra khỏi quốc gia có thuế cao trong khi đó lại không cho phép chuyển vốn. Động cơ thứ hai bắt nguồn từ thuế thương mại (thuế quan, thuế xuất khẩu). Các bằng chứng về động cơ chuyển giá do thuế quan gây ra được đề cập trong các nghiên cứu Eden (1998), Vincent (2004), Goetzl (2005), Eden và Rodriguez (2004). Động cơ thứ ba là các hạn chế về tỷ giá hối đoái. Với mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, các MNC sẽ tiến hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên, nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi, nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi. Bằng chứng về động cơ tỷ giá trong mô hình chuyển giá được Chan và Chow đưa ra vào năm 1997, họ thấy rằng các MNC nước ngoài tham gia vào mô hình chuyển giá bằng cách chuyển lợi nhuận ra khỏi Trung Quốc không phải do sự khác biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp (thực tế là thuế thu nhập của Trung Quốc thấp hơn so với các nước khác) mà là nhằm tránh các rủi ro cũng như kiểm soát về tỷ giá. Một lĩnh vực khác nữa cũng là nguyên nhân cho các hành vi chuyển giá là rủi ro chính trị, nơi mà việc tháo chạy vốn có thể được thực hiện thông qua các hóa đơn định giá trị quá cao hay quá thấp. Nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằng c434ách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm. Bằng chứng về việc tháo chạy vốn và chuyển giá xuất phát từ rủi ro chính trị được xem xét trong các nghiên cứu của Cuddington (1986), Gulati (1987), Lessard và Williamson (1984), IMF (1991), Kahn (1991), Rustomjee (1991), Smith và Mocke (1991), Anthony and Hallet (1992), Wood và Moll (1994), Fatehi (1994), Baker (2005), de Boyrie, Pak và Zdanowicz (2005). 9  Sự cân bằng giữa lý do bên trong và bên ngoài: chiến lược chuyển giá Thực tế là các công ty con có thể thông đồng với nhau để thiết lập mức giá chuyển giao nhằm tối đa hóa lợi nhuận của họ. Các MNC phải xem xét cả động cơ bên trong (chi phí và doanh thu của các chi nhánh riêng lẻ) và động cơ bên ngoài (sự tồn tại của mức giá thị trường bên ngoài và các quy định của chính phủ như thuế và thuế quan) có thể ảnh hưởng đến mức giá chuyển giao tối ưu (Hirshleifer, 1956, 1957; Horst, 1971; Eden, 1998). Lợi ích tiết kiệm thuế từ mô hình chuyển giá phải được giao dịch chống lại sự bóp méo phân bổ nguồn lực do định giá sai trong nội bộ công ty. Với sự đa dạng của động cơ bên trong và bên ngoài để thiết lập giá chuyển nhượng, làm thế nào trong thực tế các MNC xác định thực sự chính sách định giá chuyển nhượng của họ? Một số nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực này như Borkowski (1992), Chan và Lo (2004), Colbert và Spicer (1995), Cravens (1997), Durst (2002), Elliot và Emmanuel (2000a,b), Tang (1993, 1997, 2002) và Cools (2003). Các bằng chứng khảo sát cho thấy rằng cả động cơ bên trong và bên ngoài đều ảnh hưởng đến các quyết định về chuyển giá. 2.1.3 Tác hại của chuyển giá Theo Emmanuel Budu Addo, ActionAID Ghana:  Chuyển giá làm mất đi doanh thu thuế của ngân sách quốc gia, đe dọa đến sự phát triển kinh tế Nhiều tài liệu thực nghiệm quan trọng đã phân tích hành vi lạm dụng chuyển giá ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu thuế nói chung và tác động rộng hơn của nó đối với sự phát triển và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lên quyền lợi của lực lượng lao động, quản lý nguồn lực yếu kém, bóp méo thông tin về phát triển và đầu tư của các doanh nghiệp, những thách thức với việc thực hiện các chính sách liên quan đến thuế của chính phủ, và hiệu ứng dây chuyền của chúng tác động lên nghèo đói đã không nhận được sự chú ý tương ứng của công chúng. Trốn thuế làm tình trạng nghèo đói kéo dài dai dẳng và tạo ra sự bóp méo kinh tế nghiêm trọng, gây cản trở quyết định đầu tư trong nền kinh tế mà thực hành là chủ yếu. 10  Việc tránh thuế của các MNC-một thực hành vô đạo đức Thuật ngữ như định giá chuyển giao sai, lạm dụng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, phân chia lợi nhuận, chuyển thu nhập, phân chia thu nhập, và xói mòn cơ sở thuế, tất cả đều đề cập đến các hành vi khác nhau của thao tác giao dịch tài chính trong các doanh nghiệp đa quốc gia nhằm giảm số lượng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chúng phải trả. Trong khi hầu hết các hoạt động liên quan đến việc định giá chuyển giao sai không phải là bất hợp pháp mà là phi đạo đức và đã bị chỉ trích như là các thực hành doanh nghiệp vô trách nhiệm. Chúng được xem là các thực hành vô trách nhiệm bởi vì chúng làm giảm sự đóng góp quan trọng mà các bên liên quan khác chẳng hạn như chính phủ, lao động và cổ đông thiểu số đã thực hiện góp phần cho sự thành công của tổ chức. Thứ hai, chúng liên quan đến thao tác của các giao dịch tài chính và bảo mật, do đó làm cho báo cáo tài chính của công ty khó có thể truy cập cũng như đánh giá. Ngay cả những báo cáo tài chính có thể truy cập cũng có thể trở nên không đáng tin cậy. Điều này là do công ty đã báo cáo sai lợi nhuận hoặc lỗ, đưa ra sự giải thích phức tạp và gây hiểu nhầm về kết quả hoạt động. Mục đích cho những giải thích phức tạp là để che giấu hành vi trốn thuế.  Định giá chuyển giao sai - mối đe dọa đối với chính sách phân phối lại hiệu quả Thuế là một yếu tố quan trọng của chính sách tài khóa. Ngoài chức năng huy động doanh thu thuế, nó cũng được sử dụng để tái phân bổ nguồn lực. Doanh thu thuế chủ yếu từ các lĩnh vực kinh tế mạnh cũng như từ các cá nhân có thu nhập cao và chúng dùng để tái phân bổ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho công dân. Trong thực tế, các nguyên tắc của Adam Smith nhấn mạnh sự cần thiết cho một hệ thống thuế công bằng, dựa trên thu nhập và bảo hộ được hưởng từ nhà nước. John Stuart Mill, một nhà kinh tế chính trị nổi tiếng, nói thêm rằng kể từ khi gánh nặng thuế đặt tỷ trọng khác nhau giữa người giàu và người nghèo, mặc dù luôn luôn bất lợi cho người nghèo, thuế phải lũy tiến để những người giàu nộp thuế nhiều hơn. Thật không may, việc định giá chuyển giao sai và hành động tránh thuế đã phá vỡ nguyên tắc này. Khi các MNC với 11 khả năng hưởng lợi thế kinh tế theo quy mô để giảm thiểu chi phí của chúng so với các khoản lỗ báo cáo cục bộ và khi chúng không phải đóng thuế, chính phủ buộc phải chuyển các khoản thuế phải nộp này cho các hộ gia đình có thu nhập có thể không đủ cao hay không thực sự nằm trong khoản thu nhập chịu thuế. Kết quả của việc này là sự cố thủ của đói nghèo và từ chối quyền lợi kinh tế của người dân.  Định giá chuyển giao sai – mối đe dọa đối với quyền và phúc lợi của người lao động Chính hệ quả báo cáo lỗ hay hiệu quả hoạt động thấp từ thao túng chuyển giá ở một số bên liên quan của công ty đa quốc gia đã đặt người lao động vào tình trạng căng thẳng không những về tiền lương, phúc lợi lẽ ra mà họ xứng đáng nhận được mà còn về mặt tinh thần khi họ phải luôn đối mặt với những áp lực, nghiêm trọng nhất là khả năng mất việc khi các đe dọa về tái cấu trúc do kết quả công ty thua lỗ, trong khi họ hoàn toàn không có lỗi. Trong công ty mà việc chuyển lợi nhuận là một phần của cách thức vận hành của chúng, người lao động bị áp đặt với mục tiêu hoạt động không hợp lý trong khi chỉ được cung cấp sự hỗ trợ công suất tối thiểu với lý do là chi phí đã quá cao. Vì vậy, các công nhân làm việc dưới áp lực cao độ để đạt được mục tiêu nhưng lại kiếm được tiền lương ít hơn, trong khi đó họ phải đối mặt với các hóa đơn y tế gia tăng do căng thẳng và các bệnh khác có liên quan. Tất cả những yếu tố này làm giảm tiềm năng tiết kiệm, phúc lợi của người lao động. Tác dụng lâu dài lại là một cái vòng lẩn quẩn của tình trạng nghèo đói.  Định giá chuyển giao sai - mối đe dọa đối với phát triển và đầu tư kinh doanh Độ tin cậy của thông tin trong môi trường kinh doanh là rất quan trọng đối với động lực và phát triển kinh doanh. Tính đúng đắn trong kinh doanh phụ thuộc một phần vào phân tích môi trường kinh doanh nhằm có được thông tin để có thể xác định được cơ hội kinh doanh. Việc định giá chuyển giao sai làm cho quá trình truy cập thông tin đáng tin cậy khó khăn hơn. Khi các công ty đa quốc gia tiếp tục báo cáo lỗ giả, nó sẽ gửi tín hiệu sai lầm về tiềm năng kinh doanh trong nền kinh tế, khi đó các nhà đầu tư tiềm năng có thể dựa vào thông tin này và đánh giá môi trường kinh doanh không 12 thuận lợi và họ sẽ chuyển đến một môi trường khác được cho là thuận lợi hơn, kết quả gây mất mát trong việc làm và thu nhập quốc dân. Việc định giá sai chuyển giao đã được coi là một trong những nguyên nhân chính của những bất đồng liên doanh. Khi giao dịch với các bên liên quan được thao túng nhằm làm giảm lợi nhuận, cổ đông thiểu số bị có thể không nhận được cổ tức do công ty thua lỗ nên không tuyên bố chi trả cổ tức. Điều này phủ nhận lợi nhuận trên đầu tư cho những cổ đông này.  Định giá chuyển giao sai - mối đe dọa đến tối ưu hóa nguồn lực Trong các môi trường có tính cạnh tranh cao lợi nhuận biên do đó có thể là thấp, các thao tác quản lý chi phí đổi mới, công nghệ hiệu quả, hàng hoá và dịch vụ chất lượng, và dịch vụ khách hàng đạt tiêu chuẩn cao nhất thường là chiến lược để duy trì thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, tại nơi mà lợi nhuận được cắt giảm do thủ thuật chuyển giá họ không có động lực để theo đuổi chiến lược cạnh tranh. Thật thú vị, các công ty né tránh thuế thì báo cáo lợi nhuận khổng lồ trong công ty của họ đang nắm giữ tại nơi ẩn trú thuế. Việc dễ dàng tạo ra lợi nhuận như vậy không đặt bất kỳ áp lực nào lên công việc quản lý về sáng tạo đổi mới trong các chiến lược tối thiểu chi phí để tăng lợi nhuận. Kết quả gây nên sự lãng phí vật chất đáng kể cũng như cung cấp dịch vụ khách hàng yếu kém. Ngoài ra, chuyển giá làm mất nhiều nguồn lực trong công tác điều tra và phát hiện. Khi đã phát hiện được, có thể sẽ xảy ra cuộc đối đầu pháp lý giữa các bên. Các công ty đa quốc gia đã có những chuẩn bị trước thông qua hành động đầu tư vào các kế toán viên cũng như nhờ sự hỗ trợ của luật sư nhằm tìm lỗ hổng trong luật thuế để né tránh thuế. Vì vậy, giả sử khi có bằng chứng chứng minh họ chuyển giá, chưa chắc gì họ đã nhận. Một sự gây ra tổn thất nguồn lực mà phần thiệt thường nghiêng về chính phủ các nước nhận đầu tư. 2.2 Bằng chứng thực nghiệm Hơn hai thập kỷ gần đây chuyển giá trở thành đề tài tốn nhiều giấy mực không chỉ của các nhà nghiên cứu, các nhà báo mà còn có cả những nhà làm luật. Rất nhiều nghiên cứu đã chạm vào vấn đề mới mẻ và khá nhạy cảm này nhưng vẫn có nhiều ý kiến 13 chưa đồng thuận. Ta hãy cùng nhìn lại những thành tựu cũng như những vấn đề vẫn còn bõ ngõ liên quan đến chuyển giá trong giai đoạn những năm cuối thập niên 70 cho đến nay. Trước hết ta bắt đầu từ những phát hiện và cáo buộc đầu tiên về hành vi chuyển giá xuất hiện ở các quốc gia và phản ứng của chính phủ các nước trước hành động này. Những cáo buộc về lạm dụng chuyển giá đã lan rộng khắp nước Mỹ khi có các bằng chứng gián tiếp cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa giá chuyển giao và giá thị trường qua các nghiên cứu của Lall 1973; Vaitsos 1974; Jenkins and Wright 1975; Roumeliotis1977; Bertrand 1981. Để làm sáng tỏ điều này Jean-Thomas Bernard và Robert J đã tiến hành xem xét vấn đề chuyển giá trong ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ - ngành công nghiệp mũi nhọn với thuế suất đánh gấp đôi so với các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên kết quả không như dự đoán khi sự khác biệt giữa giá giao dịch nội bộ và giá chuyển giao thị trường không được giải thích đáng kể bởi hệ thống thuế suất, tức chưa có dấu hiệu chuyển giá rõ ràng. Điều này được tác giả lý giải do dầu là sản phẩm không đồng nhất cũng như bản chất và các quy tắc của IRS có thể phát huy hiệu quả làm ngăn cản các công ty thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua chuyển giá mà thay vào đó họ sẽ tránh thuế thông qua các kênh khác. Sau đó, vào năm 1995, Ernst & Young đã tiến hành cuộc khảo sát toàn cầu về các công ty đa quốc gia và cho thấy rằng rõ ràng việc chuyển giá cực kỳ quan trọng đối với các MNC trong tất cả các nước được khảo sát. Hầu hết các MNC đã quen thuộc với khái niệm thỏa thuận định giá trước (APA) và họ sẽ tăng sử dụng các điều khoản của nó trong tương lai. Một năm sau đó, Ernst & Young (1996) tiếp tục thực hiện một cuộc khảo sát tìm kiếm bằng chứng chuyển giá ở nhiều quốc gia và đưa ra kết luận rằng có thiếu các bằng chứng yêu cầu về chuyển giá cũng như thiếu các hình phạt có ý nghĩa ở các nước khác hơn là ở Mỹ. Chính vì sự chưa đồng bộ ấy, Turner (1996) đã tổng kết các hướng dẫn về định giá chuyển giao do OECD ban hành năm 1995, cung cấp một cái nhìn tổng quan những quy định về thuế áp dụng cho các giao dịch với các bên liên quan ở các quốc gia khác nhau và được so sánh với cách tiếp cận trước ở Canada - cách tiếp cận thay thế cho hệ thống thuế Canada nhằm bảo vệ cơ sở thuế, đơn giản hóa cũng như 14 tăng cường tính công bằng, đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp đều sẽ chịu cùng chi phí cung cấp dịch vụ chính phủ. Ở Ấn Độ, nhận thấy tầm quan trọng của chuyển giá, tháng 11 năm 1999, chính phủ thiết lập một nhóm chuyên gia dưới sự chủ trì của ông Raj Narain để kiểm tra các vấn đề liên quan đến chuyển giá. Nhằm cung cấp một khuôn khổ luật định chi tiết để tính toán hợp lý lợi nhuận và thuế một cách công bằng cho các MNC Ấn Độ, Luật Tài chính, năm 2001 đã có những thay thế nhất định trong luật thu nhập. Shah (2001) đã kiểm tra các quy định về chuyển giá được giới thiệu trong Đạo luật Tài chính 2001. Nghiên cứu chỉ ra ra rằng mục đích của việc giới thiệu các quy định về chuyển giá là để kiểm tra các thao tác tính giá và thanh toán của các giao dịch nội bộ. Nhìn chung, chính phủ các nước rất quan tâm đến vấn đề chuyển giá và đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy tắc định giá cũng như các hình phạt đưa ra để ngăn chặn các hành vi lạm dụng chuyển giá khi nó gây ra thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà không chỉ ở phần thuế bị thất thu mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Không còn nghi ngờ gì nữa, chuyển giá là một chào đón cho những cơn gió của sự thay đổi pháp luật thổi vào tất cả các quốc gia để bảo vệ thị phần thuế và sự giàu có toàn cầu. Nhưng với tham vọng lợi nhuận công ty đặt lên hàng đầu, dù luật chuyển giá có không ngừng hoàn thiện thì các MNC vẫn không ngừng tìm cách “lách luật” bằng việc vận dụng các hình thức chuyển giá ngày càng linh động và biến tướng dưới nhiều hình thức hơn. Đúng là thuật ngữ “chuyển giá” nghe có vẻ đã quen thuộc nhưng để hiểu những biểu hiện cũng như bản chất của nó vẫn là một thách thức, đó là lý do để các nhà nghiên cứu đã và không ngừng đưa nó lên “bàn mổ”. Mức độ mà các tập đoàn đa quốc gia chuyển thu nhập từ các quốc gia đánh thuế cao sang các nước có thuế thấp được trình bày trong một số nghiên cứu thực nghiệm, như Jenkins và Wright (1975), Grubert và Mutti (1991), Hines và Rice (1994), Swenson (2001), Clausing (2003), Bartelsman và Beetsma (2003), Reeb và Hansen (2003) và Bernard et al. (2006). Các nghiên cứu đều cùng có chung quan điểm trên mặc dù mức độ chuyển giá mỗi giai đoạn khác nhau. Hines và Rice (1994) tập trung vào các công Mỹ có suất sinh lợi cao vượt bậc trên các khoản đầu tư tài chính cũng như đầu tư thực 15 ở các thiên đường về thuế. Quyết định thực hiện ở các thiên đường thuế này sẽ góp phần làm tăng độ nhạy cảm của thu nhập đối với thuế suất, cho chúng ta kết quả rõ ràng hơn về hành vi chuyển thu nhập. Bằng phương trình hồi quy của thu nhập đối với các biến thuế suất và GDP, kết quả cho thấy có độ cong (độ co dãn) đáng kể trong tác động của thuế suất đối với thu nhập được báo cáo: khi thuế suất tăng 1% sẽ làm giảm 20% thu nhập và tác động biên của thuế giảm xuống bằng 0 khi thuế suất đạt 43%. Không tập trung ở các thiên đường về thuế, nhưng nghiên cứu của Reeb và Hansen (2003) đã cho kết quả mang mức ý nghĩa đáng kể. Họ kết luận rằng rằng thu nhập đuợc chuyển giảm với sự gia tăng quy định của chính phủ trong những năm gần đây và các công ty quốc tế tiếp tục chuyển thu nhập trong suốt những năm1990 nhằm tối thiểu hóa thuế. Họ cũng tìm thấy bằng chứng rằng chiến lược tối thiểu thuế được các công ty nhỏ đeo đuổi mạnh mẽ hơn, và những công ty đặt tại các quốc gia có thuế suất thấp có động cơ chuyển thu nhập từ nước mẹ vào trong khi đó các công ty ở các quốc gia thuế suất cao thì lại có khả năng chuyển thu nhập ra nước ngoài. Pak và Zdanowicz (2001) đã ước tính tổng thu nhập chuyển ra khỏi nước Mỹ thông qua chuyển giá năm 2000 là 131 tỷ dollar với ước tính doanh thu về thuế lỗ tương ứng là 44.6 tỷ dollar. Nghiên cứu về vấn đề chuyển giá liên quan đến các quyết định đầu tư quốc tế có các tài liệu tiêu biểu Hartman (1984); Wheeler, David và Ashoka Mody (1992). Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường thấy rằng đầu tư không phản hồi đối với những thay đổi trong chi phí biên của đầu tư, trong đó có thuế. Nghiên cứu kế tiếp của Hines và Rice (1994), Grubert và Mutti (1991) đã có những kết luận khá phần khởi. Điểm khác nhau quan trọng là trong khi Grubert và Mutti phân tích phân bổ vốn đầu tư cho các chi nhánh sản xuất tại 33 nước chủ nhà của các công ty mẹ thì Hines và Rice thực hiện xem xét hoạt động của các công ty đa quốc gia Mỹ ở các thiên đường về thuế. Cả hai đều đi đến kết luận rằng hệ số co dãn của ước lượng cho thấy rằng các quyết định đầu tư trở nên nhạy cảm hơn với thuế suất nước chủ nhà, tuy nhiên giá trị của các so sánh này có thể là vấn đề vì hai nghiên cứu bắt nguồn từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Cũng trong khoảng thời gian này, Cummins, Hassett, và Hubbard (1996) đã tiến hành 16 xem xét mối quan hệ giữa thuế và đầu tư ở 14 quốc gia OECD với mô hình không ngừng hoàn thiện hơn. Bằng việc sử dụng mô hình q hiệu chỉnh thuế mở rộng và đặc biệt là cải thiện hơn các cách tiếp cận trước khi sử dụng cải cách thuế để xác định yếu tố quyết định tốt hơn trong lựa chọn đầu tư. Kết quả họ đã tìm thấy bằng chứng mang ý nghĩa kinh tế và thống kê về phản ứng của đầu tư đối với những thay đổi của thuế ở 12 trong 14 quốc gia khảo sát. Một năm sau, Grubert và Newlon (1997) đã nghiên cứu thêm các phát hiện này, và chỉ ra rằng các tác động thực sự của thuế lớn dần qua các năm. Không ngừng lại ở đó, năm 2008, Célina Azémar và Gregory Corcos tiến hành nghiên cứu với ý tưởng xây dựng phương trình phân bổ vốn đầu tư dưới tác động so sánh thuế suất giữa nước mẹ và nước đầu tư, ngoài ra còn có yếu tố chi phí cơ hội của việc chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, có đề cập đến hình thức sở hữu của công ty mẹ đối với công ty con ở nước đầu tư cũng như thêm vào chi phí R&D, chi phí chuyển giao công nghệ và chi phí bị phát hiện chuyển giá. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện, xem xét vần đề chuyển giá với nhiều khía cạnh cho đến thời điểm này. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ vấn đề rằng chính sự khác nhau về thuế suất giữa các nước đã thúc đẩy hành vi chuyển giá. Với giả định về công nghệ và việc phát hiện lạm dụng chuyển giá, các công ty như thế sẽ đầu tư vào các nước có thuế suất thấp. Ngoài ra, đặc điểm của công ty mẹ và các chi nhánh đầu tư ở nước ngoài cũng có tương quan với khả năng chuyển thu nhập lớn hơn. Cụ thể các công ty mẹ mà tập trung vào cho R&D đầu tư vào các chi nhánh đầu tư được sở hữu toàn phần để có nhiều khả năng thuận lợi hơn cho việc chuyển giá. Rõ ràng đầu tư vào những công ty như thế sẽ thực sự trở nên nhạy cảm hơn với thuế suất nước chủ nhà. Các hình thức như chuyển thu nhập hay phân bổ vốn đầu tư nói trên là một số biểu hiện của chuyển giá, tuy nhiên nhiều nghiên cứu về vần đề này hầu hết đề tập trung ở các bằng chứng gián tiếp. Phần lớn các nghiên cứu chọn đại diện như là thu nhập báo cáo, thuế phải trả, xuất khẩu nội bộ và thấy rằng sự biến động giữa các quốc gia theo thời gian của các biến này thì phù hợp với động cơ chuyển thu nhập. Một số khác thì cho thấy các công ty đa quốc gia đã thay đổi các hoạt động thực của họ chẳng hạn như đầu tư nước ngoài hay thay thế việc phân bổ các khoản nợ để đáp ứng động cơ chuyển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan