Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn ở tỉnh hưng yên...

Tài liệu Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn ở tỉnh hưng yên

.PDF
118
59
58

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ bÝch anh c¶i c¸ch thñ tôc hµnh chÝnh qua thùc tiÔn ë tØnh h-ng yªn luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2010 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ bÝch anh c¶i c¸ch thñ tôc hµnh chÝnh qua thùc tiÔn ë tØnh h-ng yªn Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TSKH §µo TrÝ óc Hµ néi - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH 4 CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính 4 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính, vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nước ta 4 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính 9 1.1.3. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 10 1.1.4. Chủ thể của thủ tục hành chính 14 1.1.5. Các loại thủ tục hành chính 17 1.1.6. Các giai đoạn của thủ tục hành chính 22 1.2. Những vấn đề chung về cải cách thủ tục hành chính 24 1.2.1. Mục tiêu, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính 24 1.2.2. Đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua 26 Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH THỦ TỤC 36 HÀNH CHÍNH QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH HƯNG YÊN 2.1. Đường lối, chủ trương của đảng bộ và chính quyền tỉnh Hưng Yên về cải cách thủ tục hành chính 36 Những thành tựu chủ yếu trong cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Hưng Yên 41 2.2.1. Bảo đảm tính thống nhất và công khai của các thủ tục hành chính 41 2.2.2. Bảo đảm tính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp 46 2.2.3. Nâng cao năng lực làm việc và ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức tiến hành thủ tục hành chính 49 2.2.4. Cải cách thủ tục hành chính góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước 41 2.2.5. Đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính nhà nước 55 2.2. 2.3. Những hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính ở Hưng Yên hiện nay 58 2.3.1. Hệ thống văn bản về thủ tục hành chính còn nhiều bất cập 58 2.3.2. Chất lượng thực hiện cơ chế" Một cửa" còn thấp và thiếu đồng bộ 58 2.3.3. Việc áp dụng cơ chế" Một cửa liên thông" còn chậm 60 2.3.4. Năng lực làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước tiến hành thủ tục hành chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 61 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH 64 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA Những yếu tố đòi hỏi việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 64 3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với công cuộc cải cách thủ tục hành chính 64 3.1.1. Đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 65 3.1.2. Khắc phục những bất cập trong thủ tục hành chính ở nước ta 69 3.1. 3.1.3. Đáp ứng nhu cầu của người dân về một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp và hiện đại 73 Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi quốc gia 76 3.2. 3.2.1. Những giải pháp về thể chế 76 3.2.2. Những giải pháp về nguồn nhân lực 81 3.2.3. Những giải pháp về khoa học công nghệ 89 3.2.4. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng cơ chế cải cách thủ tục hành chính của các quốc gia tiên tiến 94 Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 101 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 113 3.3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển và hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu của đất nước ta. Trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực nhiều vấn đề mang tầm chiến lược đang đặt ra (vừa là thời cơ, vừa là thách thức) đối với đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Trong rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết - Vấn đề đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội đang là vấn đề cấp thiết nhất. Như chúng ta đã biết nền hành chính có chức năng thực thi quyền hành pháp - tổ chức thi hành pháp luật và quản lý, điều hành mọi hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chuyển hóa chủ trương, đường lối của lực lượng cầm quyền thành hiện thực, bảo đảm cho các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác luật pháp. Vì vậy, chúng ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia với rất nhiều nội dung quan trọng và cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để tiến hành cải cách nền hành chính. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả của chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế. Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội của cơ quan công quyền các cấp [13]. Nhận thức được vai trò quan trọng đó thủ tục hành chính ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước tiến hành cải cách, thay đổi nhiều lần sao cho phù 1 hợp nhằm đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện tránh gây phiền hà cho người dân. Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tỉnh Hưng Yên đang tích cực tiến hành đổi mới, cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề thủ tục hành chính hiện nay trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc gây không ít khó khăn cho người dân đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hơn nữa để thủ tục hành chính thật sự đơn giản góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và có hiệu suất cao. Vì vậy, việc nghiên cứu "Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên" vẫn là vấn đề cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận của cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam qua đó làm rõ vai trò của việc thực hiện công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay đối với sự phát triển của đất nước. Phân tích những bất cập của thủ tục hành chính ở nước ta qua thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình cải cách hành chính để tạo sự thông thoáng, đơn giản, hiệu quả nhằm hạn chế những khuyết tật của nền hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý toàn xã hội một cách hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. 2 - Phương pháp tư duy của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp so sánh luật học: phương pháp phân tích, bình luận, đánh giá; phương pháp tổng hợp, diễn giải, quy nạp... và đứng trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính làm cơ sở lý luận, nghiên cứu, phân tích thực trạng công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay qua thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên. 4. Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ có những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng để thủ tục này phát huy hết vai trò trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính được thực hiện tốt sẽ giúp đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để thúc đẩy tiến trình cải cách đó, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Thực trạng quá trình cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên Chương 3: Một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính, vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nƣớc ta - Khái niệm thủ tục hành chính Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước là tổ chức và hoạt động theo trật tự pháp lý, nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước trong việc giải quyết công việc nội bộ của nhà nước và công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức. Hành chính nhà nước là hệ thống tổ chức và định chế của quyền hành pháp với các hình thức hoạt động đa dạng và được xác định bằng luật pháp. Quản lý nhà nước trong mọi trường hợp đều nhằm tổ chức và quản lý đời sống xã hội một cách hợp lý, hợp pháp. Thông qua cơ chế áp dụng quy phạm pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính trực tiếp, liên tục, thường xuyên hàng ngày để giải quyết công việc vì lợi ích của nhà nước và của cộng đồng. Hoạt động đó xảy ra trong từng đơn vị, lãnh thổ hành chính, từng ngày, từng lĩnh vực và có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật. Toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự, thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ nhà nước và công việc liên quan đến công dân tạo thành hệ thống quy phạm thủ tục, có tính bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức nhà nước phải tuân theo trong quá trình giải quyết công việc thuộc chức năng và thẩm quyền 4 của mình. Nó nhằm đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền chức năng do luật quy định cho các cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước. Bởi vậy có thể xem thủ tục được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước (hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền) trong việc thực thi công vụ, trong việc giải quyết các kiến nghị, các yêu cầu của dân. Thủ tục hành chính trước hết là do các cơ quan nhà nước xây dựng và công bố để thực hiện chức năng quản lý của nền hành chính nhà nước và đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó. Khái niệm "thủ tục" trong khoa học pháp lý thường được áp dụng ở khía cạnh thực hiện quy phạm của luật vật chất. Theo C.Mác, thủ tục là hình thức sống của đạo luật, và luật vật chất có hình thức, thủ tục riêng của nó. Vì vậy thủ tục ở đây được hiểu là trình tự và cách thức thực hiện những hành động nhất định nhằm đạt tới những hệ quả pháp lý mà phần quy định của quy phạm vật chất dự kiến trước. Từ đó, có thể định nghĩa: "Thủ tục hành chính là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hành chính nói chung, hoặc là trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính và do luật hành chính quy định" [49, tr. 429] Tuy nhiên theo Điều 3"Giải thích từ ngữ" của Dự thảo Nghị định" Về kiểm soát thủ tục hành chính"(Dự thảo tháng 9-2009) thì các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Trình tự thực hiện là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức. 5 Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức. Yêu cầu, điều kiện là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể [8]. Như vậy, định nghĩa thủ tục hành chính đã nêu ở phần trên là khái niệm mang tính chất khái quát cho mọi loại thủ tục hành chính, là thủ tục hành chính giải quyết mọi loại công việc trong hoạt động hành chính. Còn thủ tục hành chính theo giải thích tại Điều 3 Dự thảo Nghị định là thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức, tức là thủ tục hành chính giải quyết một công việc cá biệt, cụ thể. Tuy nhiên, định nghĩa này có loại trừ một số loại thủ tục hành chính riêng biệt theo Điều 1 "Phạm vi điều chỉnh" của Dự thảo Nghị định, theo đó thủ tục hành chính ở đây không bao hàm: a) Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; b) Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước [8]. - Vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nước ta Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được 6 quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Vai trò đó thể hiện trên những nét chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi. Các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước nếu bỏ qua các thủ tục hành chính thì trong nhiều trường hợp rất có thể sẽ làm cho các quyết định hành chính bị vô hiệu hóa, gây ra bệnh quan liêu, cửa quyền, tùy tiện. Thủ tục hành chính càng có tính cơ bản thì ý nghĩa của nó càng lớn, bởi vì các thủ tục cơ bản thường tác động đến giai đoạn cuối cùng của quyết định hành chính. Ví dụ, luật pháp quy định muốn được cấp đất làm nhà thì phải tuân thủ một số thủ tục nhất định, trong đó khâu quan trọng nhất là thủ tục phê duyệt cuối cùng dựa trên mặt bằng quy hoạch chung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. Dĩ nhiên để được phê duyệt, tổ chức, cá nhân xin cấp đất phải làm đơn theo mẫu quy định, phải có xác nhận chính quyền về nơi cư trú … Tuy nhiên các thủ tục đó sẽ không có ý nghĩa gì nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện đúng thủ tục phê duyệt cuối cùng. Khi thủ tục cơ bản này bị vi phạm thì có nghĩa là hiện tượng pháp luật đã bắt đầu gây hậu quả không tốt. Chẳng hạn như: đất sẽ bị cấp sai đối tượng, người không đủ thẩm quyền vẫn ký giấy cấp đất đầy đủ, người có quyền lợi chính đáng không được cấp đất… Thứ hai: Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Thủ tục hành chính sẽ làm cho tính chất nghiêm minh của pháp luật được nâng cao. Nó sẽ cho phép các cơ quan hành chính áp dụng các biện pháp thích hợp và thống nhất để thi hành một công vụ nhất định. 7 Thứ ba: Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi của công dân. Do vậy, khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà nước và nhân dân. Thời gian qua từ thực tế của việc thực hiện pháp luật, ý nghĩa của thủ tục hành chính đã được đánh giá đúng mức hơn. Ở những nơi thủ tục hành chính vận dụng không hợp lý do căn bệnh cửa quyền, quan liêu chưa được khắc phục, do phải đi quá nhiều cấp, nhiều nơi, thì nhìn chung việc giải quyết công việc đều không có hiệu quả cao, hoặc bị ách tắc, hoặc nhiều khi rất trì trệ, tốn kém. Trái lại, ở những nơi thực hiện giảm nhẹ các thủ tục hành chính, tập trung vào "Một cửa" để giải quyết yêu cầu của dân thì ở đó hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao rõ rệt, công việc được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Ở những nơi đó lòng tin của người dân vào cơ quan nhà nước đã bắt đầu được khôi phục, củng cố. Thứ tư: Vì thủ tục hành chính cũng là một bộ phận của pháp luật về hành chính nên việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và triển khai luật pháp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi ở nước ta đang tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, thì thủ tục hành chính lại càng có vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đang đề ra nhiều biện pháp nhằm cải tiến thủ tục hành chính để thủ tục không cản đường mà trái lại sẽ góp phần tích cực mở đường cho kinh tế phát triển nhanh hơn. Từ đó, làm cho tiến trình cải cách hành chính phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế. Có thể khẳng định rằng nếu không nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính thì dù hệ thống pháp luật của chúng ta có được bổ sung và hoàn thiện đến đâu, vai trò của nhà nước vẫn không thể nâng cao, theo kịp yêu cầu của tình hình mới. 8 Nhìn một cách tổng quát, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà nước với dân và các tổ chức khác. Chiếc cầu này có khả năng làm bền chặt các mối quan hệ, làm cho nhà nước ta thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhưng nếu xây dựng thiếu tính khoa học, áp dụng tùy tiện vào đời sống thì chính thủ tục hành chính sẽ làm xa cách dân với nhà nước. Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức. Đây là văn hóa giao tiếp trong bộ máy nhà nước, văn hóa điều hành, nó thể hiện mức độ văn minh của một nền hành chính phát triển. Chính vì lẽ đó cải cách thủ tục hành chính sẽ không chỉ đơn thuần liên quan đến pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa của chúng ta mà còn liên quan đến sự phát triển chung của đất nước về các mặt chính trị, văn hóa, giáo dục và sự mở rộng giao lưu giữa nước ta với nước khác trong khu vực và trên thế giới. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính Căn cứ vào định nghĩa được nêu ra ở trên thì thủ tục hành chính có các đặc điểm sau: Thứ nhất: Thủ tục hành chính được luật hành chính quy định chặt chẽ. Theo như đặc điểm này thì các hoạt động không được quy phạm thủ tục luật hành chính quy định thì không phải là thủ tục hành chính. Chỉ những hoạt động cụ thể nào được quy phạm thủ tục luật hành chính điều chỉnh thì mới là thủ tục hành chính. Thứ hai: Thủ tục hành chính được thực hiện chủ yếu ngoài trình tự tòa án. Vì về nguyên tắc, chủ thể có quyền xem xét và ra quyết định thực hiện thủ tục hành chính là cơ quan hành chính nhà nước. Đây là điểm phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng tai tòa án. Hoạt động tố tụng tại tòa án có mục đích thực hiện phần chế tài của quy phạm luật vật chất hình sự, dân sự, kinh tế, lao động... nhưng thủ tục hành chính nhằm thực hiện hoặc phần chế tài, hoặc 9 phần quy định của quy phạm vật chất của luật hành chính và nhiều ngành luật khác. Đặc điểm này không loại trừ khả năng các cơ quan nhà nước khác, kể cả tổ chức chính trị, xã hội được tiến hành một số thủ tục hành chính để giải quyết các công việc mang tính chất chấp hành và điều hành. Ngoài cơ quan hành chính và công chức hành chính nhà nước là những chủ thể chủ yếu tiến hành thủ tục hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan lập pháp, tư pháp cũng có loại hoạt động mang tính chất quản lý hành chính nhà nước, cho nên nó cũng thực hiện một số thủ tục hành chính nhất định. Quá trình đó lệ thuộc rất nhiều vào nhận thức của các cơ quan áp dụng thủ tục trong hoạt động của mình. Thứ ba: Các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ quy định thủ tục thực hiện quy phạm vật chất của ngành luật hành chính, mà cả quy phạm vật chất của hầu hết các ngành luật khác. Như vậy, thủ tục hành chính là phương tiện đưa luật vật chất không chỉ của ngành luật hành chính mà của hầu hết các ngành luật khác vào đời sống. Rõ nhất là các loại thủ tục quản lý và giải quyết tranh chấp trong các ngành, và lĩnh vực áp dụng cải cách hành chính và xử lý các loại vi phạm hành chính. 1.1.3. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính - Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính Việc xây dựng các thủ tục hành chính được đặt trên những nguyên tắc cơ bản do Hiến pháp quy định. Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên quan đến việc xây dựng các thủ tục hành chính, nhưng cũng có thể chỉ được quy định trên những nguyên tắc chung và đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng các văn bản luật khác. Ngoài ra, như nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận, xây dựng thủ tục hành chính còn phải tuân thủ một số nguyên tắc khác. Sau đây là một số nguyên tắc chủ yếu: 10 Một là: Trên cơ sở luật, nhằm thực hiện luật, bảo đảm pháp chế Đây là nguyên tắc bao trùm các nguyên tắc khác. Nó có cơ sở từ Điều 12 Hiến pháp 1992: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" [26]. Theo nguyên tắc này chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành thủ tục hành chính. Đồng thời các thủ tục hành chính dù thuộc ngành nào cũng phải đảm bảo rằng chúng không trái luật, không mâu thuẫn với văn bản của nhà nước cấp trên. Phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Nội dung nguyên tắc pháp chế có các yêu cầu cơ bản mà V.I.Lênin đặt ra và nay càng có tính thời sự, đó là: Pháp chế phải thống nhất, công bằng, nghiêm chỉnh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, cơ quan, tổ chức. Pháp chế thống nhất có nghĩa là: Thủ tục hành chính các địa phương, các ngành, các cấp ban hành phải phù hợp với nhau. Bản thân các luật cũng phải thống nhất. Pháp chế phải công bằng trong thủ tục hành chính có nghĩa là mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, nam nữ... đều bình đẳng trong thủ tục hành chính. Hai là: phù hợp với thực tế, với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phù hợp với thực tế của nhiệm vụ điều hành và quản lý là một nguyên tắc quan trong của việc xây dựng các thủ tục hành chính. Nói cách khác thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức được yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Hiện nay, đất nước ta bước vào một thời kỳ mới thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ nhiều năm trước đây chúng ta đã 11 chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế mở, đa phương háo và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Cùng với tác dụng tích cực và to lớn của nó, cơ chế thị trường đòi hỏi quản lý nhà nước phải ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của nó. Cơ chế mới đòi hỏi phải kịp thời xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, cần có những thiết chế mới thích hợp. Thủ tục hành chính của chúng ta dĩ nhiên phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hình đó để tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiệu. Nếu thiếu hiểu biết khách quan, tự mình đặt ra thủ tục hành chính trái với xu thế khách quan thì chắc chắn nhà quản lý sẽ thất bại. Cần kịp thời sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn hiệu lực để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của nền kinh tế thị trường phát triển. Ba là: Đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận lợi cho việc thực hiện Nguyên tắc này của việc xây dựng thủ tục hành chính phản ánh yêu cầu và nguyện vọng bức xúc của nhân dân ta hiện nay. Nó cũng là nguyên tắc xuất phát từ bản chất Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Những thủ tục rườm rà, phức tạp vừa làm cho cán bộ, nhân dân khó hiểu, khó chấp hành, vừa tạo điều kiện cho bệnh quan liêu, cửa quyền phát triển. Thủ tục đơn giản sẽ cho phép tiết kiệm, sức lực, tiền của của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nó cũng hạn chế việc lợi dụng chức quyền, vi phạm tự do của công dân. Cần bảo đảm rằng mọi thủ tục hành chính đều được công khai cho mọi người dân biết để tuân thủ khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó và để có thể kiểm tra được tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước khi giải quyết các công việc có liên quan đến công dân, tổ chức. Nếu dân không được biết các thủ tục hành chính đầy đủ thì sẽ là cơ hội tốt cho những cán bộ không tốt lợi dụng để sách nhiễu. 12 Bốn là: Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời Nhanh chóng, kịp thời là đặc trưng của hoạt động hành chính, vì vậy đây là nguyên tắc đặc thù của thủ tục hành chính. Để thực hiện nguyên tắc này, các văn bản pháp luật quan trọng về các loại thủ tục hành chính cụ thể đều quy định về thời hiệu xử lý, thời hiệu thi hành quyết định xử lý, thời hạn thực hiện từng bước, từng hành động của thủ tục hành chính nhằm đảm bảo nguyên tắc này. Điều này càng có ý nghĩa lớn đối với thủ tục ban hành quyết định hành chính trong thời hiện đại, khi mà cuộc sống đang diễn biến cực kỳ nhanh chóng, thì tính nhanh chóng kịp thời của việc ra quyết định đúng lúc đã trở thành một yếu tố quan trong bậc nhất của chất lượng quyết định. Năm là: Có tính hệ thống chặt chẽ Theo nguyên tắc này thủ tục hành chính của một lĩnh vực không được mâu thuẫn với nhau và với các lĩnh vực có liên quan. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nếu mâu thuẫn với nhau thì khi thực hiện sẽ tạo ra sự hỗn loạn, không kiểm soát được, tùy tiện trong quá trình giải quyết công việc: ví dụ, hai cơ quan có cùng trách nhiệm trong việc xét duyệt một dự án đầu tư nếu thủ tục không thống nhất thì một dự án có khả năng không được thông qua mặc dù đã đủ điều kiện và nhu cầu xét duyệt. Trên đây là năm nguyên tắc trong quá trình xây dựng thủ tục hành chính. Những nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong trường hợp cụ thể, khi vận dụng chúng để xây dựng các thủ tục hành chính cần tính đến các yêu cầu thực tế để nhấn mạnh một nguyên tắc nào đó nhằm tạo được những thủ tục hành chính hữu hiệu. - Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính Thứ nhất: Khi thực hiện các thủ tục hành chính đòi hỏi phải bảo đảm chính xác, công minh. Tính chính xác, công minh trong thực hiện thủ tục hành chính được bảo đảm bởi hoạt động của cơ quan tiến hành thủ tục. Cơ quan tiến hành 13 thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ và có thẩm quyền đòi hỏi việc giải trình, cung cấp thông tin, áp dụng các biện pháp cần thiết. Các công chức và cơ quan hữu quan trong khi thực hiện thủ tục hành chính phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để việc thực hiện thủ tục hành chính được thuận lợi, chính xác. Thứ hai: Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, các cơ quan hành chính nhà nước phải giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định và yêu cầu đối với các bên hữu quan bảo đảm quyền, sự tự do, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Thứ ba: Giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của người dân đồng thời tăng cường quản lý của cơ quan nhà nước để tránh sơ hở và lợi dụng thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân. Cần phải tránh tình trạng yêu cầu của dân gửi đến cơ quan nhà nước không được giải quyết kịp thời, mặc dù thủ tục hoàn toàn đầy đủ, chính xác. Đồng thời các cơ quan nhà nước không nên đưa ra các quy định chung chung, sơ hở vì nó sẽ tạo điều kiện cho một số cán bộ lợi dụng khi làm việc với dân. Do đó nguyên tắc này là rất cần thiết để chấm dứt tình trạng trì trệ trong điều hành hành chính hiện nay. 1.1.4. Chủ thể của thủ tục hành chính Chủ thể thủ tục hành chính có thể là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhưng tư cách pháp lý của các chủ thể không giống nhau. Theo tư cách pháp lý, các chủ thể thủ tục hành chính được chia làm hai loại: chủ thể thực hiện và chủ thể tham gia thủ tục hành chính. - Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể được trao quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính để giải quyết 14 công việc. Đó có thể là các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là các cơ quan hành chính, tổ chức xã hội và những người được trao quyền đại diện cho Nhà nước thực hiện thủ tục hành chính. Một người với tư cách công dân không thể là chủ thể tiến hành thủ tục hành chính. Chủ thể tiến hành thủ tục hành chính là chủ thể bắt buộc trong quan hệ thủ tục hành chính. - Chủ thể tham gia thủ tục hành chính Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là loại chủ thể bằng hành động của mình tạo điều kiện cho sự xuất hiện và giải quyết thủ tục hành chính đúng đắn và có hiệu quả. Đó trước hết là công dân, người nước ngoài, cũng có thể là các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể với tư cách là bên thứ ba, đó là: những người làm chứng, người chứng kiến và các chuyên gia giám định, người bị hại, những người bảo vệ cho quyền lợi của các bên tham gia như đại diện của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. - Các chủ thể cụ thể của thủ tục hành chính + Các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền Các cơ quan hành chính hoặc cán bộ, công chức của cơ quan hành chính hiện diện trong thủ tục hành chính với hai tư cách: Tư cách thứ nhất: Đại diện cho quyền lực nhà nước để thực hiện thủ tục hành chính. Thực hiện thủ tục hành chính không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cơ quan hành chính hoặc cán bộ, công chức của cơ quan hành chính được trao quyền, nếu vấn đề đó được pháp luật quy định. Trong quan hệ thủ tục hành chính các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể bắt buộc. Cũng giống như trong quan hệ pháp luật hành chính nói chung, các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan