Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cải cách quân đội trung quốc từ đại hội 18 đến nay​....

Tài liệu Cải cách quân đội trung quốc từ đại hội 18 đến nay​.

.PDF
101
24
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- NGUYỄN VĂN THIỆU CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC TỪ ĐẠI HỘI 18 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- NGUYỄN VĂN THIỆU CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC TỪ ĐẠI HỘI 18 ĐẾN NAY Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Xuân Cường XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học Giáo viên hướng dẫn GS. Vũ Dương Ninh TS. Nguyễn Xuân Cường Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Thiệu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 Chương 1: CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI ĐẾN CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI CỦA TRUNG QUỐC ........................................................................ 11 1.1. Bối cảnh tình hình thế giới khu vực và quan điểm của các nước về cải cách quân đội ................................................................................................ 11 1.1.1. Bối cảnh tình hình thế giới, khu vực thời gian qua .................................... 11 1.1.2. Sự thay đổi hình thái chiến tranh và điều chỉnh phƣơng thức tác chiến trên thế giới ............................................................................................................... 16 1.2. Tình hình Trung Quốc .................................................................................... 20 1.2.1. Lịch sử cải cách quân đội của Trung Quốc trƣớc Đại hội 18 ..................... 20 1.2.2. Quốc phòng - quân đội của Trung Quốc trƣớc Đại hội 18 ......................... 25 1.2.3. Tình hình chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc thời gian qua .................................................................................. 31 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 38 Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH CẢI QUÂN ĐỘI TỪ ĐẠI HỘI 18 ĐẾN NAY ................................................................................................................ 39 2.1. Chủ trương, mục tiêu cải cách quân đội Trung Quốc từ sau Đại hội 18 đến nay ..................................................................................................................... 39 2.1.1. Quan điểm của Trung Quốc về cải cách ..................................................... 39 2.1.2. Chủ trƣơng chiến lƣợc và mục tiêu ............................................................ 42 2.1.3. Các giai đoạn thực hiện cải cách quân đội ................................................. 46 2.2. Các biện pháp cải cách quân đội Trung Quốc .............................................. 49 2.2.1. Nhóm biện pháp chính trị - tƣ tƣởng .......................................................... 49 2.2.2. Nhóm cơ cấu tổ chức .................................................................................. 51 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 64 1 Chương 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC ĐẾN THẾ GIỚI .......................................................................... 65 3.1. Một số đáng giá, nhận xét về quá trình tiến hành cải cách quân đội Trung Quốc.............................................................................................................. 65 3.1.1. Về những thuận lợi, khó khăn của Trung Quốc trong quá trình tiến hành cải cách ...................................................................................................................... 65 3.1.2. Dự báo những thay đổi căn bản cải cách Quân đội Trung Quốc đến năm 2021 và những năm tiếp theo ..................................................................... 67 3.1.3. Dự báo khả năng đối phó với các cuộc xung đột quân sự của Quân đội Trung Quốc ............................................................................................................... 76 3.2. Tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam ................................................ 81 3.2.1. Tác động đối với thế giới, khu vực............................................................. 81 3.2.2. Tác động đối với Việt Nam ........................................................................ 84 3.3. Một số giải pháp đối với Việt Nam ................................................................. 87 3.3.1. Đối với Đảng, Nhà nƣớc ............................................................................ 87 3.3.2. Nhóm các giải pháp của Quân đội .............................................................. 89 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 91 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Châu Á - TBD Châu Á - Thái Bình Dƣơng CHND Cộng hòa Nhân dân CNXH Chủ nghĩa xã hội DBHB Diễn biến hòa bình ĐCS Đảng Cộng sản ĐQK Đại quân khu HĐBA Hội đồng bảo an KHCN Khoa học công nghệ LHQ Liên hiệp quốc NDT Đồng Nhân dân tệ QUTW Quân ủy Trung ƣơng TBCN Tƣ bản chủ nghĩa TĐQ Tập đoàn quân XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 Tiếng Anh ASEAN Association of South Easst Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Econimic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN BRICS Brasill, Russia, India, China, South Africa Các quốc gia Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi EAS East Asia Summit Hội nghị thƣợng đỉnh Đông Á EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ODA Oficial Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PLA People’s Liberation Army Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc SCO Shanghai Cooperation Organisation Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải USD United States dollar Đồng Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau Đại hội 18 cuối năm 2015, “thế hệ lãnh đạo thứ 5” của Trung Quốc với Tổng Bí thƣ Tập Cận Bình làm “hạt nhân” đã phát động một đợt cải cách Quân đội mới, với quy mô, tính chất sâu rộng chƣa từng có, tạo tiền đề để thúc đẩy cải cách toàn diện quốc phòng - quân đội, nhằm thực hiện mục tiêu đƣa Trung Quốc trở thành cƣờng quốc quân sự tầm cỡ thế giới, hỗ trợ cho thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, đƣa Trung Quốc trở thành siêu cƣờng thế giới, cạnh tranh vị thế, vai trò với Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Đợt cải cách lần này sẽ tạo ra những thay đổi to lớn về chất, không chỉ làm thay đổi cơ bản diện mạo của Quân đội Trung Quốc, mà còn làm thay đổi cả diện mạo Trung Quốc, đồng thời nó cũng sẽ là một tác nhân làm biến đổi cục diện thế giới, tác động nhiều mặt đến thế giới, khu vực và Việt Nam, tích cực và tiêu cực đan xen lẫn nhau. Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng gần gũi, có quan hệ truyền thống lâu đời, nhƣng cũng hết sức phức tạp. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc, quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện Việt - Trung phát triển khá toàn diện, từng bƣớc đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, cùng với sự tác động của lực kéo và đẩy trong quan hệ quốc tế, những tồn lại do lịch sử để lại trong quan hệ hai nƣớc, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, lợi ích ở Biển Đông, đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến quan hệ Việt Trung, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do vậy, đợt cải cách toàn diện quốc phòng - quân đội của Trung Quốc lần này sẽ tác động sâu sắc, trực tiếp và nhiều mặt đến Việt Nam, tích cựu và tiêu cực đan xen lẫn nhau. Đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng và tích cực, nhất là vận dụng “mô hình” này vào sự nghiệp xây dựng quân đội và thế trận quốc phòng - an ninh, vừa hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của đợt cải cách quân đội Trung Quốc mang lại, góp phần duy trì ổn định và phát triển của đất nƣớc trong mọi tình huống. Đây là một vấn đề mới và nhận đƣợc quan tâm theo dõi sát sao của hầu hết các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc lớn và các nƣớc láng giềng của 5 Trung Quốc. Cho đến nay, giới nghiên cứu trong ngoài nƣớc đã có nhiều chuyên đề, bài viết về đợt cải cách quân đội của Trung Quốc lần này, nhƣng chƣa có các nghiên cứu sâu sắc toàn diện, có hệ thống và cụ thể về âm mƣu, ý đồ của Trung Quốc, triển vọng thời gian tới, tác động với thế giơi, khu vực, Việt Nam và nhất là đề xuất đối sách của ta. Do đó, nghiên cứu đề tài “Cải cách Quân đội Trung Quốc từ năm 2015 đến năm 2018” là vấn đề hết sức cấp thiết, góp phần nhận diện chính xác, toàn diện về đợt cải cách quốc phòng - quân đội để đề xuất đối sách phù hợp, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chủ đề liên quan đến cải cách quân đội Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình kể từ sau Đại hội 18 đến nay đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đã có rất nhiều hội thảo, chuyên đề, bài viết, bài phỏng vấn của các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng trong và ngoài nƣớc về vấn đề này ở mức độ và khía cạnh khác nhau, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào đƣa ra những phân tích, đánh giá, dự báo về việc cải cách quân đội Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình kể từ sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đƣa ra đƣợc những nhận định, đánh gitác động đối với thế giới, khu vực và Việt Nam mang tính hệ thống, khái quát và toàn diện. Theo đó để làm rõ những vấn đề cải cách quân đội Trung Quốc, đề tài luận văn đi theo hƣớng tiếp cận, khai thác nhiều nguồn tại liệu khác nhau cả trong và ngoài nƣớc, nhƣng có thể chia theo hai hƣớng tiếp cận chính nhƣ sau: Thứ nhất là thông qua các tài liệu tiếng Việt, trong đó tập trung chủ yếu vào các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc các viện nghiên cứu, lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện nghiên cứu Viện hàn lâm khoa học Việt Nam; hội thảo do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức… nhƣ bài phát biểu của kỷ niệm 70 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam đăng trên báo Quân đội Nhân dân (ngày 21 tháng 12 năm 2014); bài viết “Đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại” của Ngô Xuân Lịch (Bộ trƣởng Quốc phòng) trên tạp chí Quốc phòng toàn dân số ra tháng 4 năm 2016; 6 bài “Vài nét về việc Trung Quốc cải cách quân đội” của tác giả Đức Cƣờng - Hồng Cƣờng đăng trên tạp chí Quốc phòng toàn dân ngày 21 tháng 06 năm 2016; bài “Về các cải cách quân đội toàn diện của Trung Quốc” đăng trên NghiencuuBienDong.Vn của Vũ Hiền (tháng 4.2016); Hội thảo “Một số đánhgiá ban đầu về cải cách quân đội Trung Quốc thời gian gần đây” của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách và viện Kinh tế và chính trị phối hợp tổ chức vào tháng 01.2015… các tài liệu này đã cơ bản khái quát đƣợc chủ trƣơng phƣơng châm xây dựng quân đội Việt Nam, trong đó đều nhấn mạnh đến việc xây dựng quân đội Việt Nam thời gian tới cách mạng chính quy, tinh nhuệ từng bƣớc hiện đại, trong đó sẽ có một số lĩnh vực tiến lên hiện đại đồng thời đây cũng là những tƣ liệu quan trọng, đề cập đến tác động, ảnh hƣởng của việc cải cách quân đội Trung Quốc đối với Việt Nam và một số gợi mở hàm ý đối với Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trƣớc việc Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội. Thứ hai là nghiên cứu, tham khảo nguồn tài liệu tiếng Trung Quốc, Anh, trong đó chú trọng vào nguồn tài liệu tiếng Trung Quốc, coi đây là nguồn tài liệu đƣợc đƣợc khai thác và sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung liên quan đến luận văn. Theo đó, quá trình nghiên cứu, tìm tòi thông tin sẽ tập trung chủ yếu vào các tài liệu nhƣ “Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Công sản Trung Quốc khóa 18 năm 2012” (đăng trên www.CPCNews.Cn tháng 10.2012); “Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Công sản Trung Quốc khóa 19 năm 2017” (đăng trên www.CPCNews.Cn, tháng 10.2017), trong đó tại Báo cáo chính trị trình Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra mục tiêu xây dựng quân đội đó là: Kiên trì đi con đƣờng xây dựng quân đội hùng mạnh đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy toàn diện hiện đại hóa quốc phòng và quân đội và đƣa ra 3 thời gian biểu cho con đƣờng xây dựng của quân đội Trung Quốc: Một là bảo đảm đến năm 2020 cơ bản thực hiện xây dựng cơ giới hóa, thông tin hóa đạt đƣợc tiến triển quan trọng, năng lực chiến lƣợc tăng mạnh. Hai là tranh thủ đến năm 2035 cơ bản thực hiện hiện đại hóa quốc phòng và quân đội. Ba là đến giữa thế kỷ 21 xây dựng thành công quân đội Trung 7 Quốc thành quân đội hàng đầu thế giới… Báo cáo Công tác Chính phủ Trung Quốc hàng năm tại các kỳ họp “Lƣỡng hội” (đăng trên www.gov.cn) đều đƣợc thông báo đến việc chi ngân sách quốc phòng hằng năm của Chính phủ Trung Quốc cho lực lƣợng quân đội; các bài phát biểu, chỉ đạo về cải cách quân đội Trung Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ƣơng Hứa Kỳ Lƣợng và Trƣơng Hựu Hiệp nhƣ tại buổi lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít vào ngày 03 tháng 09 năm 2015, Tổng bí thƣ Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch quân ủy Trung ƣơng, Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Tập cận Bình tuyên bố, từ nay cho đến năm 2017, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ cắt giảm 300.000 quân…; các công trình nghiên cứu, bài viết đánh giá, nhận định về mục tiêu, biện pháp, thuận lợi khó khăn khi Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội nhƣ bài “Một số vấn đề đáng chú ý trong cải cách quân đội Trung Quốc thời gian qua” (Tân Hoa xã, tháng 01.2016) đã nêu bật những ƣu điểm trong cải cách quân đội Trung Quốc… Thông qua các nguồn tài liệu này đã để phân tích, làm rõ quan điểm, chủ trƣơng, mục tiêu, biện pháp cũng nhƣ tiến trình Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội Trung Quốc từ năm 2012 đến nay, đồng thời nhằm rút ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn thách thức và xu hƣớng phát triển quân đội Trung Quốc trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy mặc dù các tài liệu liên quan đến cải cách quân đội Trung Quốc có nhiều và có nhiều bài viết của các chuyên gia, học giả đánh giá về cải cách quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, các bài viết chƣa đƣợc đánh giá, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề liên quan đến quá trình cải cách quân đội Trung Quốc sau Đại hội 18. Do đó, việc hệ thống hóa lại về tiến trình cải cách quân đội Trung Quốc từ Đại hội sau Đại hội 18 là thực sự cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ bản chất đợt cải cách quân đội của Trung Quốc, dự báo thời gian tới và tác động của nó đối với quốc phòng - an ninh thế giới, khu vực, Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp chiến lƣợc đối với Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những yếu tố chi phối đến cải cách quân đội của Trung Quốc. - Nghiên cứu chủ trƣơng, mục tiêu, bƣớc đi và các biện pháp cụ thể của Trung Quốc trong cải cách quân đội và dự báo thời gian tới. - Nghiên cứu tác động của cải cách quân đội của Trung Quốc đối với quốc phòng - an ninh thế giới, khu vực và Việt Nam, đề xuất một số giải pháp đối với Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội. 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: quân đội của Trung Quốc Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài tập trung làm rõ mục đích, chủ trƣơng, biện pháp, đánh giá việc cải cách quân đội Trung Quốc và tác động của nó với thế giới, khu vực, nhất là với Việt Nam từ Đại hội 18 đến nay. Theo đó, thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2019 và không gian nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đối tƣợng trong tiến trình cải cách quân đội Trung Quốc. 6. Phương pháp nghiên cứu - Trên cơ sở pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đƣờng lối quan điểm của điểm của Đảng và tƣ tƣởng quân sự của chủ tịch Hồ Chí Minh, đề tài vận dụng các phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, hệ thống - cấu trúc, hội thảo. - Luận văn vận dụng một số lý thuyết về quan hệ quốc tế nhƣ chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa Mác-xít mới để luận giải những bản chất của vấn đề cần nghiên cứu, đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang biến động đa chiều, phức tạp. 7. Đóng góp của đề tài và hướng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu - Đánh giá chính xác chủ trƣơng, mục tiêu và những bƣớc đi, hành động cụ thể của Trung Quốc trong cải cách Quân đội, góp phần nắm chắc những tác động của nó đối với quốc phòng - an ninh thế giới, khu vực và Việt Nam, làm cơ sở để kịp thời tham mƣu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội có những giải pháp ứng xử phù hợp, tận dụng tốt những tác động tích cực, ngăn chặn hiệu quả những tác động tiêu cực từ vấn đề này. 9 - Làm tài liệu tham khảo và định hƣớng cho lãnh đạo quân đội các cấp trong: (1) Nghiên cứu, vận dụng trong chỉ đạo, tổ chức xây dựng lực lƣợng, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh phù hợp; (2) Nghiên cứu, xây dựng phƣơng án xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quan hệ Việt - Trung, nhất là trên hƣớng Biển Đông; (3) Nghiên cứu, vận dụng trong hợp tác quốc phòng quốc tế, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Các nhân tố chi phối đến cải cách quân đội của Trung Quốc. Chƣơng 2: Thực trạng cải cách quân đội của Trung Quốc từ năm 2012 đến nay. Chƣơng 3: Tác động và triển vọng của cải cách quân đội Trung Quốc đối với an ninh thế giới, khu vực và hàm ý đối với của Việt Nam. 10 Chương 1. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI ĐẾN CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI CỦA TRUNG QUỐC 1.1. Bối cảnh tình hình thế giới khu vực và quan điểm của các nước về cải cách quân đội 1.1.1. Bối cảnh tình hình thế giới, khu vực thời gian qua là một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới cải cách quân đội Trung Quốc - Tình hình thế giới, khu vực trong những năm qua, kể từ năm 2008 đến nay có nhiều thay đổi mạnh mẽ trên các mặt của đời sống kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh, diễn biến ngày càng phức tạp, lợi ích và xung đột luôn đan xen lẫn nhau là gia tăng cạnh tranh giữa các nƣớc nhằm bảo toàn các giá trị lợi ích của minh. Đồng thời, cạnh tranh ảnh hƣởng trên trƣờng quốc tế giữa các nƣớc lớn trong và ngoài khu vực ngày càng ngày gia tăng và xu thế đa cực hóa ngày càng rõ nét, nhất là các quốc gia đang gia thực hiện cách mạng khoa học công nghệ dẫn đến và xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến hầu hết các quốc gia, khu vực. Trong đó Trung Quốc cũng đang bị ảnh hƣởng sâu rộng trên các lĩnh vực, nhất là trong việc xây dựng “cƣờng quốc”, trở thành một cực trong thế giới đa cực…. Theo đó, một số nhân tố của tình hình thế giới tác động đến việc Trung Quốc tiến hành cải các quân đội, gồm: Một là, kinh tế thế giới thời gian qua tuy đã tăng trưởng trở lại, nhưng đà phục hồi chậm và không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực. Theo đó, sau khi kinh tế thế giới chạm đáy do khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu 2008, thì đã bắt đầu tăng trƣởng trở lại và đạt 4,2% trong năm 2010 (so với 1,84% của năm 2008 và âm 1,68% của năm 2009) [13]. Tuy nhiên, cho đến nay, kinh tế thế giới vẫn chƣa phục hồi đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhƣ trƣớc khủng hoảng, với tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn từ năm 2009 - 2018 chỉ đạt bình quân hơn 3,1%, thấp hơn so với giai đoạn trƣớc khủng hoảng từ năm 1990 - 2007 tăng trƣởng bình quân 3,7%. Đồng thời, hiện nay kinh tế thế giới đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó tranh dành ảnh hƣởng trở thành trở thành “ngƣời dẫn dắt” nền kinh tế thế giới đã khiến các nƣớc gia tăng xu hƣớng bảo hộ, cũng nhƣ đẩy mạnh thực hiện các biện 11 pháp kiềm chế lẫn nhau tại các khu vực trọng yếu dẫn tới các nƣớc phải gia tăng các biện pháp đảm bảo an ninh để bảo vệ các lợi của mình. Bên cạnh đó cạnh tranh ảnh hƣởng này sẽ làm giảm tăng trƣởng kinh tế thế giới, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lƣờng và cũng sẽ dễ dẫn tới xung đột lợi ích kinh tế giữa các nƣớc phát triển Mỹ, EU, Nhật Bản Nga và Trung Quốc, hơn nữa đã xuất hiện tình trạng bất ổn chính trị, xung đột quân sự xảy ra ờ nhiều nơi trên thế giới… Đây cũng là một nhân tố khiến Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội để đảm bảo lợi ích an ninh của mình trên toàn cầu, trong đó trọng tâm là bảo đảm lợi ích kinh tế. Hai là, do giành giật ảnh hưởng địa - chính trị giữa các nước lớn, nhiều khu vực trên thế giới xảy ra những bất ổn nghiêm trọng về chính trị và an ninh. Thời gian qua khu vực Trung Đông - Bắc Phi tiếp tục là khu vực bất ổn nhất thế giới. Trong đó, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đã khiến cho chủ nghĩa khủng bố bùng phát, các tổ chức khủng bố quốc tế nhƣ An Kê-da, Ta-li-ban, nhất là tổ chức Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng (IS) đẩy mạnh hoạt động, gây ra nhiều vụ khủng bố đẫm máu. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tại Xy-ri, Ly-bi... diễn biến phức tạp và lâm vào bế tắc, khiến xung đột quân sự diễn ra trên diện rộng và đã biến khu vực này trở thành nơi tranh dành ảnh hƣởng địa chính trị của các nƣớc lớn trên thế giới. Theo đó, nhiều nƣớc thông qua nhiều cách khác nhau trong hệ thống chỉ huy tác chiến của minh đã phái cử lực lƣợng quân đội đến khu vực ngày để cạnh tranh, duy trì sức mạnh quân sự của minh đối với khu vực và trên thế giới. Đồng thời khu vực châu Âu đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức, trong đó chủ nghĩa khủng bố đã và ngày càng phát triển mạnh, trở thành một trong các mối đe dọa cấp bách và nghiêm trọng nhất đối với an ninh của nhiều quốc gia châu Âu, nhất là những nƣớc có nhiều thành phần Hồi giáo cực đoan trú ẩn nhƣ Pháp, Đức, Bỉ, Đan Mạch... Đặc biệt, xung đột tại miền Đông U-crai-na và Mỹ thúc đẩy mở rộng NATO về phía Đông làm gia tăng nguy cơ bất ổn và đối đầu giữa các nƣớc Nga - NATO. Bên cạnh đó, khu vực Mỹ La-tinh liên tục trải qua những bất ổn về chính trị, khó khăn về kinh tế tại những nƣớc do lực lƣợng cánh tả nắm quyền, đặc biệt là Vê-nê- xu-ê-la, Ê-cu-a-đo và Bôli-vi-a... nhất là đối với Vê-nê-xu-ê-la kinh tế nƣớc này đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát bùng phát, đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn dẫn đến 12 biểu tình phản kháng ở nhiều nơi... Điều này cũng đã tác động sau sắc tới việc Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội nhằm gia tăng hiện diện quân sự ở những khu vực địa chính trị quan trọng và thể hiện vai trò nƣớc lớn. Ba là, trong thời gian qua thế giới luôn phải đối mặt với các vấn đề an ninh phi truyền thống nảy sinh và diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của thế giới. Trong đó vấn đề an ninh mạng đang nổi lên là mối đe dọa đối với toàn cầu, thời gian gần đây, đã xảy ra nhiều vụ tin tặc tấn công vào các trang mạng của chính phủ, gây tổn hại rất lớn về tài sản cũng nhƣ những bí mật liên quan đến quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, nếu nhƣ chúng tấn công, kiểm soát, hoặc điều khiển hệ thống vũ khí chiến lƣợc của các nƣớc lớn, có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân ngoài ý muốn... Đồng thời, nạn cƣớp biển xảy ra ở một số khu vực trên thế giới, nhất là vùng biển Xô-ma-li, eo biển Ma-lác-ca hoặc cạnh giữa các nƣớc trong vấn đề hang hải nhƣ giữa Mỹ - Trung tại Biển Đông, Nhật - Trung tại biển Hoa Đông, Nga - Nhật tại quần đảo Xen-ca-cƣ... khiến cho an ninh hàng hải ở một số khu vực này ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đây cũng là một nhân tố tác động không nhỏ tới việc Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội, trong đó có lực lƣợng tác chiến không gian mạng và Hải quân… Bốn là, các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản… đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược, nhằm giành giật vị thế, vai trò trong một thế giới đang thay đổi. Theo đó, Mỹ triển khai hàng loạt biện pháp chiến lƣợc nhằm thực hiện tham vọng “thế giới đơn cực” do Mỹ lãnh đạo, trong đó tập trung chống phá, ngăn chặn Nga và Trung Quốc, nhƣ gây sức ép với Nga trong vấn đề U-crai-na, chia rẽ quan hệ Nga EU; tiến hành “tái cân bằng” ở châu Á, những năm gần đây đẩy mạnh chiến lƣợc chiến lƣợc “Ấn Độ Dƣơng - Thái Bình Dƣơng tự do và rộng mở”, lôi kéo các nƣớc hình thành các liên minh ba, bốn bên; lợi dụng tranh chấp chủ quyền để tăng cƣờng hiện diện quân sự ở khu vực... Nga có nhiều hành động vừa quyết liệt, vừa khôn khéo linh hoạt nhằm củng cố vị thế cƣờng quốc trên trƣờng quốc tế nhƣ tăng cƣờng tiềm lực quân sự; thúc đẩy quan hệ, phối hợp với Trung Quốc chống lại trật tự thế giới do Mỹ và phƣơng Tây áp đặt; kiên quyết không nhƣợng bộ Mỹ, EU trong vấn 13 đề U-crai- na, sẵn sàng đáp trả cấm vận của Mỹ và EU; tiến hành can dự vào Xy-ri với danh nghĩa chống IS... Nhật Bản đẩy mạnh điều chỉnh chiến lƣợc nhằm thực hiện mục tiêu trở thành “cƣờng quốc bình thƣờng”, có sức mạnh chính trị, quân sự tƣơng xứng với sức mạnh kinh tế (đẩy mạnh điều chỉnh chiến lƣợc quân sự, cho phép quân đội tham gia phòng vệ tập thể và đƣa quân ra nƣớc ngoài; tăng cƣờng liên minh với Mỹ, tích cực can dự vào các vấn đề khu vực…) Ấn Độ đẩy mạnh triển khai chính sách “Hành động Hƣớng Đông”, coi trọng quan hệ với ASEAN, tìm cách tăng cƣờng hiện diện ở Biển Đông nhằm phòng thủ từ xa, ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng sang Ấn Độ Dƣơng… Đây cũng là nhân tố thôi thúc Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội một cách toàn diện để sớm trở thành một cực trong thế giới đa cực. Năm là, chiến tranh, xung đột xảy ra ở nhiều nơi, nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn giữ xu thế chủ đạo. Trong thời gian qua, hòa bình, hợp tác vẫn là xu hƣớng chủ đạo, vai trò của các thể chế đa phƣơng, nhất là Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ tiếp tục đƣợc duy trì, các nƣớc lớn vẫn đạt đƣợc sự đồng thuận trong các vấn đề nhƣ chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt, biến đổi khí hậu... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả yếu tố nội bộ của mỗi nƣớc và do tác động từ bên ngoài, trên thế giới xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và của, đe dọa đến hòa bình, an ninh và phát triển của thế giới, nhƣ: miền Đông U-crai-na, Xy-ri, Y-ê-men, Ly-bi và việc IS mở rộng phạm vi hoạt động sang những khu vực mới; vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông; vấn đề hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên... - Bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng phát triển năng động, tiến trình liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ, nhƣng cũng đang trở thành tâm điểm cạnh tranh giành giật ảnh hƣởng giữa các cƣờng quốc trên các lãnh vực kinh tế, quân sự… trong đó nổi lên hai đặc chính khiến Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội cho phù hợp với môi trƣờng an ninh khu vực: Một là, châu Á - TBD tiếp tục phát triển năng động, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thế giới. Châu Á - TBD tiếp tục là một điểm sáng về tăng trƣởng kinh tế, 14 trở thành đầu tàu nền kinh tế thế giới. Mặc dù chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhƣng luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng ở mức cao (năm 2015), tăng trƣởng GDP của cả khu vực đạt khoảng 5,6%, so với mức dƣới 2,4% của cả thế giới), xuất khẩu chiếm hơn 30% tổng lƣợng xuất khẩu toàn cầu; dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng dự trữ của thế giới... Dự báo đến năm 2020, tăng trƣờng kinh tế bình quân khu vực đạt từ 4,8 - 5%/năm và sẽ có 7/10 nền kinh tế đứng đầu thế giới thuộc khu vực châu Á - TBD (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Inđô-nê-xi-a) [22, tr204]... Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, châu Á - TBD đang và sẽ đối mặt với một số khó khăn về kinh tế nhƣ: Xu hƣớng bảo hộ thƣơng mại, cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn ngày càng quyết liệt, trong đó cạnh tranh đối đầu trực diện giữa Mỹ - Nga, Mỹ - Trung ngày càng gay gắt không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà trong cả quân sự nhằm đảo bảo nhân tố phát triển đất nƣớc, nhất là nhu cầu năng lƣợng, các tuyến đƣờng hàng hải… dẫn đến việc các nƣớc ngày càng phải đối mặt với thách thức trong vấn đề này Hai là, châu Á - TBD hội đủ các yếu tố hòa bình - xung đột, hợp tác - cạnh tranh, thời cơ - thách thúc, nguy cơ bất ổn ngày càng gia tăng. Về tổng thể châu Á TBD là khu vực tƣơng đối ổn định, hòa bình và hợp tác vẫn là xu hƣớng chủ đạo. Mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề về an ninh (tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải…), nhƣng châu Á - TBD đang đƣợc coi là điểm sáng về hợp tác và hội nhập, các định chế, cơ chế nhƣ ASEAN, APEC, ARF... Tuy nhiên, châu Á - TBD cũng ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh cả truyền thống và phi truyền thống. Do có vị thế địa - chính trị quan trọng, lại phát triển năng động, nên châu Á TBD trở thành nơi giao thoa lợi ích chiến lƣợc giữa các nƣớc. Các cƣờng quốc đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc nhằm tranh giành ảnh hƣởng, khiến cho môi trƣờng an ninh khu vực thêm căng thẳng, phức tạp. Đồng thời, các “điểm nóng” ở khu vực (Đài Loan, Triều Tiên, biển Hoa Đông, Biển Đông) diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xung đột quân sự. Đặc biệt, Mỹ đã triệt để lợi dụng những vấn đề này để củng cố liên minh, tăng cƣờng sức mạnh quân sự ở khu vực, nhất là thúc đẩy thiết lập hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối - THAAD ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là khủng bố cũng diễn biến phức tạp đã xảy ra nhiều vụ khủng bố đẫm máu ở Trung Quốc, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Trung Á và một số nƣớc Đông Nam Á (In-dô-nê-xi-a, Phi-líp-pin...). 15 1.1.2. Sự thay đổi hình thái chiến tranh và điều chỉnh phương thức tác chiến trên thế giới - Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến lĩnh vực quốc phòng, quân sự, nhiều hình thái chiến tranh mới ra đời, tiêu biểu là các hình thái chiến tranh dƣới đây: Một là, chiến tranh công nghệ cao: Là cuộc chiến tranh, trong đó vũ khí phƣơng tiện công nghệ cao đƣợc sử dụng phổ biến, hoặc là vũ khí phƣơng tiện chủ yếu, có tác dụng quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ tác chiến [8]. Chiến tranh công nghệ cao có một số đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất là, vũ khí công nghệ cao, vũ khí chính xác đƣợc sử dụng chiếm tỷ lệ lớn (trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Nam Tƣ của Mỹ và đồng minh năm 1999, vũ khí công nghệ cao chiếm 90%; chiến tranh Áp-ga-ni-xtan năm 2001 là 60%; chiến tranh I-rắc năm 2003 là khoảng 60%...). Thứ hai là, hiệu suất sử dụng vũ khí trang bị rất cao. Trong chiến tranh vùng Vịnh (1991), mặc dù tỷ lệ máy bay F-117A xuất kích chỉ chiếm 2,5%, nhƣng đã phá hủy 40% mục tiêu chiến lƣợc và 30% tổng số mục tiêu đánh phá trong ngày. Trong chiến tranh Nam Tƣ, chỉ 6 máy bay tàng hình B-2 đã đảm nhiệm 30% mục tiêu trọng yếu [8]. Thứ ba là, công tác tổ chức chỉ huy đƣợc tự động hóa cao. Hệ thống C4I (chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo) đã liên kết các khâu trong quá trình nắm bắt, xử lý các tình huống và nâng cao hiệu quả, khả năng chỉ huy. Thứ tƣ là, tiến công đƣờng không ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, tính hủy diệt ngày càng cao. Thứ năm là, không gian tác chiến mở rộng, thời gian ngắn (chiến tranh vùng Vịnh 42 ngày, chiến tranh Nam Tƣ 78 ngày, chiến tranh I- rắc 25 ngày...). Thứ sáu là, kết hợp nhiều hình thức, thủ đoạn chiến tranh, toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội... Hai là, chiến tranh ủy nhiệm: Còn gọi là chiến tranh qua tay ngƣời khác, về bản chất vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lƣợc, nhƣng đƣợc thực hiện dƣới hình thức khác. Đó là cuộc chiến tranh mà kẻ xâm lƣợc (có thể là một quốc gia hoặc liên minh quân sự) thực hiện can thiệp, hỗ trợ, chi viện cho lực lƣợng khác (có thể là một nƣớc khác hoặc lực lƣợng đối lập của quốc gia bị xâm lƣợc) tiến hành chiến 16 tranh lật đổ chính quyền đƣơng nhiệm, dựng lên chính quyền mới theo ý định của kẻ xâm lƣợc. Đây là loại hình chiến tranh vừa bao hàm đầy đủ tính chất và đặc điểm của chiến tranh thông thƣờng, vừa có những đặc thù của chiến tranh xâm lƣợc trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, sự hình thành các lực lƣợng vũ trang đối lập cùng các hoạt động quân sự là sơ sở chủ yếu để bạo loạn chính trị quy mô lớn phát triển thành chiến tranh ủy nhiệm. Đặc biệt, can thiệp quân sự từ bên ngoài là nhân tố quyết định của chiến tranh ủy nhiệm. Không có can thiệp từ bên ngoài bằng quân sự thì không thể hình thành chiến tranh ủy nhiệm, thậm chí sự can thiệp này còn giữ vai trò quyết định đến kết cục của chiến tranh. Ba là, chiến tranh phi đối xứng: Là phƣơng thức chiến tranh sử dụng các trang bị, vũ khí, phƣơng tiện và các phƣơng pháp quân sự một cách có hiệu quả của lực lƣợng chiếm ƣu thế tiến công lực lƣợng kém ƣu thế; hoặc của phía yếu hơn bị tiến công, phòng thủ chống lại đối phƣơng có trang bị, vũ khí, phƣơng tiện, kĩ thuật, số lƣợng quân sự vƣợt trội hơn. Các nƣớc có tiềm lực kinh tế, KHCN, quốc phòng, quân sự yếu hơn, chƣa đủ khả năng đối mặt trực tiếp với đối phƣơng thƣờng áp dụng phƣơng thức này. Trong chiến tranh phi đối xứng, vũ khí, phƣơng tiện có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Các hệ thống vũ khí, phƣơng tiện sử dụng trong chiến tranh phi đối xứng phải bảo đảm đƣợc các yêu cầu: Hỏa lực mạnh, chi phí thấp, dễ sử dụng, linh hoạt, cơ động cao, dễ dàng trong ngụy trang, che giấu... Bốn là, chiến tranh mạng: Là một dạng tác chiến của chiến tranh thông tin, là hành động công kích thông tin và phòng thủ thông tin có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức với hệ thống thông tin mạng đƣợc chỉ định trong không gian mạng thông tin. Chiến tranh mạng có 4 đặc điểm nổi bật sau: Một, không gian tác chiến chủ yếu là không gian thông tin mạng; hai, phƣơng thức tác chiến là tiến công lây nhiễm vi rút; ba, tác chiến mạng đƣợc tiến hành ở nhiều cấp độ; bốn, việc xác định chính xác kẻ thù trong chiến tranh mạng khó hơn so với chiến tranh thông thƣờng. Năm là, chiến tranh phi quy ước: Đây là một loại hình chiến tranh đối lập với “chiến tranh quy uớc” đƣợc tiến hành để hậu thuẫn cho phong trào phản kháng hoặc 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan