Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao ...

Tài liệu Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của toà án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

.PDF
415
70
91

Mô tả:

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC Xà HỘI CẤP NHÀ NƯỚC (2001 – 2005) XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN Mà SỐ: KX 04 ===[·¶]=== BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KX.04.06 CẢI CÁCH CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC THỦ TỤC TƯ PHÁP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HIỆU LỰC XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Chủ nhiệm đề tài: TS. UÔNG CHU LƯU Thư ký đề tài: TS. DƯƠNG THỊ THANH MAI 6443 03/7/2007 Hà Nội 2006 Những người thực hiện: Chủ nhiệm Đề tài: TS. Uông Chu Lưu Thư ký Đề tài: TS. Dương Thị Thanh Mai Các cán bộ tham gia nghiên cứu: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. PGS.TS Hoàng Thế Liên PGS.TS Trần Đình Nhã PGS.TS Nguyễn Tất Viễn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh PGS.TS Thái Vĩnh Thắng TS. Nguyễn Đình Lộc TS. Phạm Văn Lợi TS. Nguyễn Thanh Thuỷ TS. Nguyễn Văn Tuân TS. Lê Thư TS. Lê Hữu Thể TS. Đỗ Văn Đương TS. Ngô Cường TS. Vũ Hồng Anh TS. Trần Huy Liệu TS. Phan Hữu Thư TS. Nguyễn Văn Luật LG. Ngô Văn Thâu Th.s Nguyễn Văn Hiển Ths. Đỗ Thị Ngọc Th.s Cao Xuân Phong Th.s Nguyễn Viết Sách Th.s Lê Tuấn Sơn CN. Trần Thu Anh CN. Nguyễn Văn Bốn CN. Đinh Bích Hà CN. Chu Thị Hoa CN. Lê Thị Hoàng Thanh CN. Nguyễn Thị Hồng Tươi 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI BLDS Bộ luật dân sự BLLĐ Bộ luật lao động BLHS Bộ luật hình sự HĐBT Hội đồng Bộ trưởng PLTTGQVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh té PLTTGQVAHC Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính PLTTGQVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự PLTTGQTCLĐ Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động TANDTC Toà án nhân dân tối cao VKSNDTC Viện Kiểm sát nhân dân tối cao THA Thi hành án TTHS Tố tụng hình sự TTDS Tố tụng dân sự TVQH Thường vụ Quốc hội XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính TTHC Tố tụng hành chính UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 MỤC LỤC Trang Mở đầu: 1. Tính cấp thiết của Đề tài 8 2. Tình hình nghiên cứu 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài 12 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Đề tài 12 5. Quá trình triển khai Đề tài 13 6. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của Đề tài 14 7. Cơ cấu báo cáo tổng hợp của Đề tài 16 CHƯƠNG I: QUYỀN TƯ PHÁP VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN VÀ VÌ NHÂN DÂN 17 I. QUYỀN TƯ PHÁP THEO QUAN ĐIỂM TỔ CHỨC, THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA 17 1. Quyền tư pháp trong tổ chức, phân công lao động quyền lực nhà nước 18 2. Thực hiện quyền tư pháp và hệ thống tư pháp 21 II. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP 38 1. Quan niệm 38 2. Hệ thống các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền tư pháp 40 III. THỦ TỤC TƯ PHÁP VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 67 1. Khái niệm, phạm vi và đặc trưng của các thủ tục tư pháp ở Việt Nam 67 2. Các nguyên tắc của thủ tục tư pháp 69 3. Các yêu cầu đổi mới thủ tục tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền 71 4 4. Thủ tục tố tụng hình sự và thi hành án hình sự 73 5. Thủ tục tố tụng dân sự và thi hành án dân sự 74 6. Thủ tục tố tụng hành chính và thi hành án hành chính 77 IV. TOÀ ÁN VÀ HIỆU QUẢ XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN 78 1. Vị trí, vai trò trung tâm của Toà án trong hệ thống tư pháp 78 2. Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của toà án 82 3. Hiệu quả xét xử của toà án 84 CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ ĐẠI HỘI VI ĐẾN ĐẠI HỘI IX) 95 I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (1986) 95 II. SỰ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TỪ KHI THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986) ĐẾN NAY 102 1. Nhận thức của Đảng về vị trí của đổi mới các cơ quan tư pháp trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới 102 2. Những quan điểm, chủ trương cụ thể của Đảng về cải cách tư pháp theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 107 III. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP, THỦ TỤC TƯ PHÁP TỪ ĐẠI HỘI ĐẢNG VI ĐẾN NAY 114 1. Một số thành tựu chung về đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp 115 2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của từng loại cơ quan tư pháp 120 CHƯƠNG III: CẢI CÁCH TƯ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 237 I. QUAN NIỆM CẢI CÁCH TƯ PHÁP, CÁC TIỀN ĐỀ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU 237 5 KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN 1. Quan niệm về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 237 2. Các tiền đề và thách thức đối với công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay 239 II/ MỤC TIÊU, CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 242 1. Phương pháp luận và các cách tiếp cận nghiên cáu để hình thành các quan điểm khoa học về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 243 2. Mục tiêu cải cách tư pháp 244 3. Các quan điểm cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN 245 III/ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HỆ THỐNG TƯ PHÁP TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 252 1. Yêu cầu Tư pháp dân chủ, gần dân, hiểu dân, giúp dân 252 2. Yêu cầu Tư pháp công khai, nghiêm minh, công bằng, nhân đạo, trách nhiệm trước dân, trước nhà nước 253 3. Yêu cầu đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan của các cơ quan và chức danh tư pháp trong khi thực hiện quyền tư pháp 254 IV/ NHỮNG NỘI DUNG CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP 255 1. Hoàn thiện thể chế về tư pháp 255 2.Cải cách tổ chức và hoạt động của toà án 257 3. Cải cách tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát 272 4. Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra 275 5. Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án 277 6 6. Cải cách tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp 284 7. Cải cách các thủ tục tư pháp 297 8. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh 307 Kết luận và kiến nghị chung 314 Danh mục tài liệu tham khảo 318 7 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tư pháp là một trong ba quyền hợp thành quyền lực Nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xử của các Toà án và những hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Toà án như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lý. Toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp, sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực Nhà nước. Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và của toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung. Với ý nghĩa đó, việc cải cách các cơ quan Tư pháp và các hoạt động tư pháp là đòi hỏi tự thân, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của quyền tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống tư pháp đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình, các cơ quan tư pháp đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và củng cố chính quyền Cách mạng của nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN, pháp chế XHCN và quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị Đảng CSVN đã có một số Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và Pháp luật, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VII); Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII), Nghị quyết trung ương 7 (Khóa VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; và đặc biệt là ngày 2 tháng 6 năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49 – NQ/TW "về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Theo đó, vấn đề đổi mới, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp từ tổ 8 chức đến cơ chế hoạt động, năng lực của cán bộ đã được quán triệt là nhiệm vụ cấp bách của toà Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thể chế hoá chủ trương của Đảng, trong 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Nhờ đó, tư pháp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được củng cố và phát triển từng bước đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. "Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.”(1). Cùng với những hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Cụ thể: - Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn tội phạm tinh vi, có tổ chức chặt chẽ và nguy hiểm hơn. Tội phạm tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên và người nước ngòai chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm trong lĩnh vực tin học… sẽ diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. - Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, và các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. 1 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TW "về Chiến lược cải cách tư pháp" 9 - Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao. Việc xử lý tội phạm, giải quyết các khiếu kiện, bảo vệ quyền công dân phải được thực hiện có hiệu quả, kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm công lý. Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. - Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nước cũng đặt ra yêu cầu phải đề ra những nội dung cải cách tư pháp sao cho phù hợp, thống nhất, đồng bộ với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách hành chính. Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và thực trạng tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp đã trình bày trên đây, việc nghiên cứu thực hiện đề tài KX 04-06 "Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân" là cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Nhằm góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, thời gian qua các cơ quan chức năng như Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an... đã có nhiều chương trình trao đổi và hợp tác với các cơ quan của các nước Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada...và các tổ chức quốc tế như WB, ACB, UNDP, SIDA, JICA... về hoạt động tư pháp. Trong đó có nhiều Hội nghị, Hội thảo, Toạ đàm, khảo sát thực tế... trong và ngoài nước đã cho chúng ta một bức tranh nhiều mầu sắc về tổ chức và hoạt động hệ thống cơ quan tư pháp của các nước. Ngoài ra, ở các nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Phương hướng cải cách tư pháp của nước ngoài - Lưu Lập Hiến, Tạ Bằng Toàn; Quyền tư pháp trong hệ thống phân chia quyền lực - A.P. Phô-côv; Từ việc hình thành hệ thống tư pháp tới việc cải cách tư pháp - X.Vư-sin-xki; Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền - G.I.Ni-ki-phi-ô-rop; Hệ 10 thống tư pháp hình sự Italia, Vai trò công tố viên trong hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ, Quyền tư pháp ở Cộng hoà Belarus – thực trạng và triển vọng phát triển... Đây là những kinh nghiệm quý giúp cho chúng ta có cái nhìn bao quát về hệ thống tư pháp các nước trên thế giới để từ đó lựa chọn một mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Những định hướng lớn về cải cách tư pháp nói riêng và cải cách bộ máy nhà nước nói chung liên tục được đề cập qua các kỳ Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX là nền tảng tư tưởng vững chắc cho công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta. Chúng ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khá đa dạng và tương đối cụ thể về cải cách tư pháp dưới nhiều góc độ khác nhau, điển hình là các đề tài khoa học cấp nhà nước: "Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp ở nước ta gắn với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN" - 1993; "Cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam" - 1992; "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của thi hành án Việt Nam trong giai đoạn mới" 2000; các đề tài khoa học cấp bộ như: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân" - 1990; "Xây dựng mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án" - 1996; "Hoàn thiện chế định hội thẩm nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp" - 1998; "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xã hội hoá một số hoạt động của cơ quan tư pháp" - 1998, v.v. Ngoài ra, còn có một số công trình khoa học có giá trị tham khảo như: sách "Tổng hợp các kiến nghị khoa học góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp" Viện nghiên cứu khoa học pháp lý 2000; "Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới" - GS.TSKH. Đào Trí Úc; "Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", v.v. Các công trình khoa học này đã góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta, phúc đáp những yêu cầu bức xúc của cuộc sống. Trong số đó, có nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã được vận dụng vào thực tiễn và thu được những kết quả khả quan, như: chế độ bổ nhiệm thẩm phán; thành lập các toà kinh tế, lao động, hành chính; cơ cấu hội đồng xét xử của các toà án này đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ Thẩm phán cao hơn Hội thẩm nhân dân; thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện từng bước được mở rộng để tiến tới xây dựng toà án theo nguyên tắc hai cấp xét xử; xác định rõ hơn thẩm quyền của 11 Uỷ ban kiểm sát và Viện trưởng Viện kiểm sát; tổ chức của cơ quan điều tra, thi hành án từng bước được kiện toàn. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau nên những công trình nghiên cứu trên chưa giải quyết một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực tế cũng cho thấy, cải cách tư pháp ở nước ta mặc dù đã được các kỳ Đại hội Đảng trong giai đoạn đổi mới (1986 đến nay) luôn đề cập nhưng so với cải cách trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp thì vẫn đang còn rất chậm, kết quả đạt được còn hạn chế, nhiều vấn đề mặc dù đã được Nghị quyết Đảng chỉ rất rõ nhưng đến nay vẫn chưa được thể chế hoá thành pháp luật. Tình hình này có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân là do nhiều vấn đề về mặt lý luận về cải cách tư pháp chưa được giải quyết triệt để. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài KX.04.06 là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả xét xử của tòa án phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn khái niệm, vị trí, vai trò, bản chất, đặc trưng của các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước; - Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; - Phương hướng cải cách các cơ quan tư pháp; xác định mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Đề tài Cơ sở phương pháp luận thực hiện đề tài là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách tiếp cận của Ban chủ nhiệm đề tài là cách tiếp cận tổng thể: đặt mỗi cơ quan trong một tổng thể các cơ quan tư pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và đặt hệ thống các cơ quan tư pháp trong mối tương quan với hệ thống các cơ quan lập pháp và hành pháp của Nhà nước. 12 Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu bằng cả một số phương pháp nghiên cứu đặc thù khác như: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trong lĩnh vực tư pháp, số lượng các đề tài đã triển khai nghiên cứu tương đối nhiều. Tuy còn có hạn chế về nhận thức, về quan điểm đổi mới và về tính hệ thống nhưng mỗi đề tài đều đã đạt được những kết quả nhất định có thể được kết thừa một cách có chọn lọc. Phương pháp này sẽ góp phần làm phong phú lượng thông tin đầu vào của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: trước đây, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu của chúng ta thường mang nặng tính lý luận. Để tạo các luận cứ vững chắc cho nghiên cứu lý luận và nâng cao sức thuyết phục và tính khả thi của các kiến nghị, đề tài chú trọng công tác nghiên cứu thực tiễn được thực hiện thông qua các cuộc điều tra xã hội học, khảo sát. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: mỗi vấn đề và cách giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài được so sánh, đối chiếu với các giai đoạn phát triển khác của lịch sử và đối chiếu với những yêu cầu về lý luận, khả năng đáp ứng của thực tiễn cũng như được so sánh với các vấn đề tương tự trong kinh nghiệm xây dựng hệ thống tư pháp của một số nước ngoài có điều kiện chính trị-kinh tế-xã hội và phát triển tương tự như của Việt Nam. 5. Quá trình triển khai Đề tài Đề tài KX 04 – 06 đã được triển khai nghiên cứu từ tháng 10/2001, thời gian thực hiện Đề tài là 36 tháng. Cho đến nay, Đề tài đã thực hiện được tất cả các hạng mục công việc được xác định tại Đề cương và Hợp đồng nghiên cứu của Đề tài. Cụ thể là: - Đã xây dựng được hệ thống tài liệu cho các hoạt động nghiên cứu của Đề tài. - Tổ chức thành công 6 cuộc Hội thảo lớn tại Hà Nội và nhiều cuộc toạ đàm khác tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăklăc, Quảng Bình. - Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăklăc. Điều tra xã hội học theo bảng hỏi và phiếu phỏng vấn sâu. - Đề tài đã triển khai nghiên cứu hoàn thành 29 chuyên đề nghiên cứu thuộc 5 nội dung được xác định trong Đề cương và 15 chuyên đề nghiên cứu độc lập. 13 Đề tài đã được thực hiện với sự tham gia của các nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn ở: Bộ Tư pháp; Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Toà án Nhân dân Tối cao; Trường Đại học Luật Hà Nội; các Sở Tư pháp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăklăc; Học viện Tư pháp. Trong quá trình nghiên cứu, Đề tài đã tổ chức nhiều cuộc toạ đàm nhằm tham gia đóng góp ý kiến và đóng góp sản phẩm cho các hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước như hoạt động của Tiểu ban Tổng kết lý luận – thực tiễn 20 năm đổi mới ở nước ta; Tiểu ban Cải cách tư pháp của Bộ Chính trị, hoạt động xây dựng Đề án về Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Ban soạn thảo các đạo luật và sửa đổi các đạo luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004; Bộ luật Dân sự 2005; Pháp lệnh giám định tư pháp 2005; các dự thảo Bộ luật Thi hành án, Luật về Luật sư, Luật Công chứng v.v. 6. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của Đề tài Thứ nhất, đề tài là công trình chuyên khảo, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn về cải cách tư pháp ở Việt Nam mà từ trước đến nay chưa được giải quyết triệt để, thể hiện ở những điểm sau: - Đề tài đã khái quát được bức tranh toàn cảnh của ngành tư pháp Việt Nam thông qua việc phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đồng thời tìm ra được nguyên nhân của hạn chế (đề tài không trình bày theo hướng liệt kê về thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp). - Đề tài đã luận giải được cơ sở lý luận và quá trình hình thành quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp từ 1986 đến nay; thực tiễn triển khai các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, giới hạn trong phạm vi các cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án, thi hành án và nhóm cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. - Trên cơ sở đó, đề tài đã xác định yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có căn cứ khoa học, có tính khả thi, phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Thứ hai, làm rõ và chính xác hơn những nội dung đã được đề cập trước đây. • Làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn của nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án. 14 Nội hàm của độc lập xét xử bao gồm cả độc lập với các tác động bên ngoài, độc lập giữa các cấp toà án, độc lập giữa thẩm phán và hội thẩm nhân dân và độc lập của tự thân thẩm phán và hội thẩm (trình độ, bản lĩnh và niềm tin nội tâm. Nội dung của nguyên tắc độc lập xét xử cần được xem xét trên 3 mối quan hệ: Độc lập với bên ngoài; Độc lập trong nội bộ các toà án; và Độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân với chính bản thân mình. Ngoài ra, độc lập xét xử ở cấp sơ thẩm khác với độc lập xét xử ở cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm. Sự độc lập của Thẩm phấn và Hội thẩm nhân dân phải trong khuôn khổ của pháp luật và không tách rời đường lối, chính sách của Đảng. Các yếu tố ảnh hưởng tới độc lập xét xử: yếu tố pháp luật, yếu tố tổ chức, yếu tố con người và các yếu tố về điều kiện làm việc. • Tranh tụng trong tố tụng Pháp luật hiện hành đã có các quy định về tranh tụng nhưng chưa được thể hiện rõ (tranh luận). Ban chủ nhiệm đề tài qua kết quả nghiên cứu đã từng bước giải mã những câu hỏi: tranh tụng là gì? tranh tụng bắt đầu từ giai đoạn nào? chỉ tranh tụng tại phiên toà hay tranh tụng trong các giai đoạn tố tụng khác, đặc biệt là giai đoạn điều tra; tranh tụng có ở giai đoạn phúc thẩm không? yêu cầu mở rộng tranh tụng trong giai đoạn hiện nay phải được thể chế như thế nào? • Hiệu quả xét xử của Toà án Xét xử là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động tố tụng với mục tiêu là tìm ra sự thật khách quan của vụ án, ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật (án hình sự), giải quyết tranh chấp đúng việc, đúng pháp luật, kịp thời (án dân sự, kinh tế...), có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả xét xử là mức độ đạt được các mục tiêu trên. Về các tiêu chí cụ thể đánh giá hiệu quả xét xử, cần đề cập tới 5 loại tiêu chí là tiêu chí về số lượng án xét xử so với án thụ lý, tiêu chí tuân thủ các quy định về luật thủ tục và luật nội dung, tiêu chí về chất lượng và tiêu chí về tính khả thi của bản án. Thứ ba, về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền Hiện nay, trong số các nhà lý luận vẫn còn một số tranh luận xung quanh vấn đề thế nào là các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân vì dân; tiêu chí nào để xác định các nguyên tắc đó; nội hàm của mỗi nguyên tắc, v.v. Qua nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài nhận thấy quan 15 điểm được nhiều nhà khoa học ủng hộ là có các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhưng khi vận dụng vào tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp lại có nội hàm riêng, ví dụ nguyên tắc tập trung dân chủ; có các nguyên tắc riêng chỉ đặc trưng cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, lại có những nguyên tắc đặc thù chỉ hoàn toàn được áp dụng đối với một hoặc một vài cơ quan tư pháp cụ thể. Việc tổ chức và hoạt động của từng cơ quan tư pháp chịu sự chi phối, tác động đan xen của cả hệ thống các nguyên tắc chung, riêng và đặc thù đó. Đề tài đã tiếp tục làm rõ để có cách hiểu thống nhất về nội hàm của từng nguyên tắc, việc “thể chế hóa” và áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tiễn. Thứ tư, đề tài đã đưa ra bản thiết kế mô hình tổ chức của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp: Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án, các tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, công chứng... theo các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 7. Cơ cấu Báo cáo tập hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài Mở đầu Chương I. Quyền tư pháp và việc thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN. Chương II. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp thời kỳ đổi mới (từ Đại hội VI đến Đại hội IX). Chương III. Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Kết luận và kiến nghị chung 16 CHƯƠNG I QUYỀN TƯ PHÁP VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN I. QUYỀN TƯ PHÁP THEO QUAN ĐIỂM TỔ CHỨC, THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA. Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn đời sống chính trị - pháp luật của Việt Nam còn có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền tư pháp, cơ quan tư pháp mà phần không nhỏ là do góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau. Sự thiếu thống nhất trong quan niệm và nhận thức về nội dung, vị trí của quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước thể hiện không chỉ trong các tài liệu nghiên cứu mà còn ngay trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước về nhà nước nói chung, về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng. Có thể khái quát một số cách tiếp cận chính về quyền tư pháp trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay. Tư pháp từ góc độ ngữ nghĩa Hán – Việt, được hiểu là trông coi, bảo vệ pháp luật. Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh giải thích tư pháp là pháp đình y theo pháp luật mà xét định các việc ở trong phạm vi pháp luật[2]. Tư pháp, dịch từ thuật ngữ Justice có hai nghĩa – theo nghĩa hẹp, tư pháp là xét xử; theo nghĩa rộng, từ góc độ triết lý, tư pháp được coi là ý tưởng cao đẹp về một nền công lý, ở đó, mọi vi phạm pháp luật đều được phát hiện và xử lý nghiêm minh, mọi tranh chấp trong xã hội được giải quyết hợp với lẽ phải và sự công bằng, các quyền tự do, dân chủ cơ bản của con người được bảo đảm, lòng tin của nhân dân vào pháp luật được duy trì[3]. Từ góc độ tổ chức quyền lực nhà nước, theo học thuyết phân chia quyền lực khá phổ biến ở các nhà nước tư sản, tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập với quyền lập pháp, quyền hành pháp và đồng nghĩa với quyền xét xử (tài phán) do toà án thực hiện[4]. Trong khi đó, khá phổ Đào Duy Anh – Từ điển Hán – Việt, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1966 Nguyễn Đình Lộc- “Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp ở nước ta”- Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 6/1995, tr.4-8, 32-35. 4 Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, điều III, khoản 1 – “Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Toà án tối cao và những toà án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp”- Hiến pháp Nhật 2 3 17 biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hiện nay, quyền tư pháp được giao cho các cơ quan bảo vệ pháp luật[5]. Ở Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc hiến định về tổ chức quyền lực nhà nước đã được xác lập tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, Đề tài này sẽ nghiên cứu, luận giải quyền tư pháp từ góc độ tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Quyền tư pháp trong tổ chức, phân công lao động quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước, xét theo thuộc tính, là một loại quyền lực xã hội đặc thù, được biểu hiện bằng một thiết chế xã hội đặc thù là bộ máy nhà nước. Không có bộ máy nhà nước để biểu hiện thành một hiện thực sức mạnh, một lực lượng xã hội thì quyền lực nhà nước sẽ trở nên vô định, vô hiệu. Quyền lực nhà nước luôn là một thể thống nhất và được thực hiện bằng những phương thức, nguyên tắc đặc thù của bộ máy nhà nước theo một mục tiêu, định hướng nhất quán. Đặc trưng của quyền lực nhà nước là nó tồn tại trong tư thế thường trực, vận hành thường xuyên không đứt đoạn theo một quy trình chặt chẽ có tính tái diễn liên tục, tương tự như một dòng điện xoay chiều, không ngừng, thông qua những khâu đoạn nhất định. Ở từng khâu đoạn, quyền lực nhà nước được biểu hiện thành những thao tác nhất định, do những con người nhất định thực hiện, bằng những phương thức đặc thù, riêng biệt. Như vậy, quyền lực nhà nước trong vận hành, thực thi gắn liền một cách hữu cơ với hoạt động của con người, với bộ máy. Hoạt động vận hành quyền lực nhà nước trở thành một loại hình lao động đặc thù, có thể gọi bằng một tên chung là lao động quyền lực. Lao động quyền lực ra đời là kết quả của sự phân công lao động xã hội của loài người. Trong quá trình vận hành, qua sự phát triển của lao động quyền lực thuộc các chế độ xã hội khác nhau, trước nhu cầu phân loại hoá, khâu đoạn hoá quy trình thực thi quyền lực nhà nước, trước nhu cầu bảo đảm tính liên tục và một năng suất lao động quyền lực ngày càng cao hơn, đã xuất hiện sự phân công trong nội bộ bản thân lao động Bản, điều 76- “Toàn bộ quyền tư pháp được giao cho Toà án tối cao và các Toà án cấp dưới được thành lập theo pháp luật...” 18 quyền lực. Lập pháp, hành pháp, tư pháp với tính cách là những phương thức thực thi, thể hiện quyền lực nhà nước là kết quả của sự phân công nội bộ ở từng khâu đoạn của quy trình lao động quyền lực nhà nước. Sự định hình lao động lập pháp, hành pháp, tư pháp không phải là sản phẩm chủ quan, duy ý chí của con người mà bắt nguồn từ đặc trưng, tính khác biệt trong sự vận hành của quyền lực nhà nước ở các khâu đoạn khác nhau mà nếu thiếu một trong các khâu đoạn ấy quyền lực nhà nước sẽ không thể vận hành xuôn sẻ, không thể hiện được sức mạnh và hiệu lực của mình. Lập pháp là chức năng xã hội - chính trị đặc thù của Nhà nước nhằm thể chế hoá nhu cầu xã hội thành các quy tắc xử sự có tính quy phạm, khuôn mẫu, phù hợp với ý chí của chủ thể cầm quyền, có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội. F.Angghen đã kiến giải chức năng chính trị - xã hội của quyền lập pháp rất đặc sắc: “Cũng như đối với từng người riêng biệt, tất cả những động lực thúc đẩy hành động của con người đều nhất định phải qua đầu óc người đó, đều phải chuyển thành động cơ, ý chí của người đó để đưa người đó vào hành động, tất cả các nhu cầu của xã hội công dân - dù giai cấp nào đang thống trị - đều nhất thiết phải thông qua ý chí của nhà nước để có được giá trị bắt buộc chung, dưới hình thức một đạo luật”[6]. S.L. Môngteskiơ đã xác định cách thức thực hiện quyền lập pháp “Quyền lập pháp thể hiện ý chí chung của Quốc gia phải được giao cho một cơ quan đại diện bao gồm những người do dân chúng bầu ra”[7]. Hành pháp là một phương diện hoạt động, một chức năng chính trị- xã hội khác của Nhà nước, đó là tổ chức thi hành, thực hiện pháp luật. So với lập pháp, chức năng hành pháp được thực hiện theo quy trình ngược lại, nghĩa là lấy chính pháp luật đã ban hành làm cơ sở để triển khai, tổ chức đưa pháp luật trở về với xã hội, làm cho luật pháp “thấm vào” từng quan hệ xã hội hay nói cách khác, quyền hành pháp chính là quyền quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật. Đặc trưng của hành pháp là thừa hành, căn cứ vào pháp luật để tổ chức thi hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội. Đề cập một cách khái quát đặc trưng này của hành pháp, C.Mác có lần đã lưu ý: “Hành chính là hoạt động có tính tổ chức”[8] và trong quá trình đó, hành pháp thể hiện một phương thức hành sự đặc thù, rất tiêu biểu - chỉ huy, ban hành những mệnh lệnh có tính điều hành, quản lý để mọi người chấp hành. Trần Huy Liệu- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam- Luận án Tiến sĩ Luật học, H, 2003, tr.14 6 C. Mác, F. Angghen, Tuyển tập, tập II, tr. 345, bản tiếng Nga. 7 Mông teskiơ. S.L- Tinh thần pháp luật, tr. Nxb 8 C.Mác, F. Angghen. Sđd, tập I, tr 440. 5 19 Với hoạt động lập pháp và hành pháp, Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh ứng xử của các cá nhân, tổ chức, để buộc họ phải biết giới hạn hành vi của mình trong các khuôn khổ, trật tự do pháp luật xác lập (trật tự pháp luật). Tuy nhiên, pháp luật và trật tự pháp luật đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thường xuyên đứng trước khả năng, nguy cơ bị những cá nhân, tổ chức nhất định vi phạm, có khi là vi phạm rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho những quan hệ xã hội mà Nhà nước phải bảo vệ. V.I. Lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”chỉ ra rằng, sẽ là không tưởng khi cho rằng pháp luật đương nhiên được tất cả mọi người tuân thủ; ngay cả trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai, khi không còn cơ sở xã hội cho sự tồn tại của pháp luật thì những quy tắc của trật tự công cộng vẫn có thể sẽ bị một số người nhất định vi phạm[9]. Chính nhu cầu, đòi hỏi Nhà nước phải trông coi, gìn giữ pháp luật khỏi sự xâm hại, nhu cầu khôi phục và duy trì trật tự pháp luật vì lợi ích sống còn và phát triển của Nhà nước, của xã hội, của từng người dân tạo thành một phương diện hoạt động thứ ba của quyền lực nhà nước - tư pháp với chức năng bảo vệ pháp luật. Đây là một nhu cầu, một đòi hỏi khách quan, tồn tại song song với nhu cầu, đòi hỏi Nhà nước phải làm ra pháp luật (lập pháp) và quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật (hành pháp). Ph−¬ng thøc ®Æc thï thùc hiÖn chøc n¨ng b¶o vÖ pháp luËt cña quyÒn t− pháp lµ tµi phán, cô thÓ lµ: ®−a các hµnh vi, tranh chÊp pháp lý liªn quan ®Õn nh÷ng con ng−êi nhÊt ®Þnh áp vµo các chuÈn mùc pháp luËt, ®èi chiÕu, lµm sáng tá mèi t−¬ng quan gi÷a cái cá biÖt lµ hµnh vi vi ph¹m, tranh chÊp víi cái khu«n chung lµ quy ph¹m pháp luËt ®Ó ®ánh giá, phán xÐt b¶n chÊt pháp lý, tÝnh hîp pháp, tÝnh ®óng ®¾n cña hµnh vi, tranh chÊp, tõ ®ã ®i ®Õn mét phán quyÕt cã tÝnh b¾t buéc thi hµnh ®èi víi mäi ng−êi mµ tr−íc hÕt, ®èi víi nh÷ng ng−êi cã quyÒn vµ lîi Ých liªn quan. B»ng viÖc các quyÕt ®Þnh, b¶n án nh©n danh Nhµ n−íc ®−îc tuyªn bè vµ ®−îc thi hµnh, các giá trÞ pháp luËt bÞ vi ph¹m sÏ ®−îc kh¼ng ®Þnh l¹i, c«ng lý ®−îc duy tr×, sù c«ng b»ng, lÏ ph¶i cña pháp luËt ®−îc b¶o vÖ (Xem S¬ ®å 1) Quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp hợp thành quyền lực nhà nước thống nhất của một quốc gia. J.J Rut xô trong “Bàn về khế ước xã hội” đã ví cơ thể chính trị cũng như con người muốn làm được việc phải có hai động lực - ý chí và sức mạnh. Trong một nước, ý chí của toàn dân thể hiện qua hoạt động lập pháp do cơ quan đại diện nhân dân thực hiện còn sức mạnh quốc gia thể hiện ở hoạt động hành pháp do Chính phủ thực hiện. Trong cơ thể chính trị đó, Ông đã đặt tư pháp vào “vị trí 9 Nhà nước và cách mạng, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan