Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cacnangluccotloi 140413233921 phpapp02...

Tài liệu Cacnangluccotloi 140413233921 phpapp02

.PDF
8
214
109

Mô tả:

Chiến lược và chính sách nhân sự CÁC NĂNG LỰC CỐT LÕI Dưới đây là danh sách 31 khả năng được liệt kê theo nhóm (các khả năng tương tự liên quan tới một nhóm kỹ năng). Mỗi khả năng bao gồm định nghĩa và các hành vi cụ thể chỉ ra sự tồn tại về khả năng của mỗi người. I. KHẢ NĂNG LÀM VIỆC/HỢP TÁC VỚI NGƯỜI KHÁC * Nhóm lãnh đạo người khác 1. Tạo sự tập trung: là khả năng đóng góp và truyền đạt mục đích về mục tiêu của doanh nghiệp.  Hành động để hướng các mục tiêu của đơn vị mình với định hướng chiến lược của doanh nghiệp  Đảm bảo rằng mỗi người trong bộ phận hiểu công việc của họ có liên quan thế nào tới mục tiêu của doanh nghiệp  Đảm bảo rằng mỗi người hiểu và xác định rõ mục tiêu của bộ phận mình  Đảm bảo rằng mỗi bộ phận phát triển được mục đích và kế hoạch để giúp hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp 2. Tạo sự ủng hộ động viên: là khả năng khuyến khích sự cam kết của người khác đối với công việc của họ  Công nhận và khen thưởng cho mọi người về thành tích đạt được  Thể hiện sự biết ơn mọi người về những đóng góp của họ  Bày tỏ niềm tự hào đối với nhóm và khuyến khích mọi người cảm thấy hứng khởi về những thành tích của họ  Tìm ra những cách khen thưởng mới mẻ cho công việc của mọi người  Thể hiện sự cam kết của bản thân trong một quá trình bằng cách hiện diện và tham gia vào các sự kiện chính  Nhận ra và tìm cách giải quyết nhanh chóng các vấn đề về đạo đức  Trò chuyện và thảo luận để tạo động lực cho nhóm làm việc 3. Làm việc nhóm: đối với một thành viên trong nhóm cần khả năng và ước muốn hợp tác với người khác trong nhóm, đối với người lãnh đạo nhóm cần khả năng thể hiện sự quan tâm, kỹ năng và thành công trong việc giúp hóm học và cùng nhau làm việc. Các hành vi đối với thành viên trong đội  Lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng đối với các ý kiến của các thành viên trong nhóm  Thể hiện sự ủng hộ đối với ý kiến và đề xuất của người khác  Luôn cởi mở với các thành viên trong nhóm về những lo lắng của họ  Bày tỏ sự không đồng tình mang tính xây dựng (ví dụ như nhấn mạnh vào điểm không đồng tình, đề xuất những ý kiến khác mà nhóm có thể được chấp nhận)  Khuyến khích sự đóng góp của các thành viên trong nhóm  Đưa ra sự phản hồi mang tính tích cực và trung thực cho các thành viên khác  Luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các thành viên khác khi họ cần  Làm việc cùng nhau tìm ra giải pháp khi các thành viên trong nhóm có thể giúp sức  Chia sẻ ý kiến về mặt chuyên môn với các thành viên khác  Tìm kiếm cơ hội làm việc theo nhóm như là cách để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm  Hỗ trợ, cung cấp thông tin, hay cung cấp các hỗ trợ khác để xây dựng hay duy trì mối quan hệ với các thành viên khác Các hành vi đối với lãnh đạo nhóm  Tạo cơ hội cho mọi người học cách làm việc cùng nhau theo nhóm  Tranh thủ sự tham gia nhiệt tình của mọi người  Khuyến khích sự hợp tác với các bộ phận khác  Đảm bảo rằng tất cả các thành viên được đối xử công bằng Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 1 Chiến lược và chính sách nhân sự  Ghi nhận và khuyến khích các hành vi xây dựng làm việc theo nhóm 4. Trao quyền cho người khác: là việc thể hiện sự tin cậy về khả năng thành công của nhân viên, đặc biệt khi đối mặt với những nhiệm vụ mới, giao nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng, cho phép nhân viên tự quyết định làm như thế nào thì sẽ đạt được mục tiêu và giải quyết được vấn đề.  Trao quyền rộng rãi cho mọi người trong việc đưa ra quyết định ở phạm vi công việc của mình  Cho phép các thành viên khác quyết định và chịu trách nhiệm  Khuyến khích các cá nhân và tập thể tự đưa ra các mục tiêu gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp  Bày tỏ sự tin tưởng khả năng các thành viên khác có thể thực hiện công việc thành công  Khuyến khích các nhóm tự giải quyết vấn đề của nhóm mình và tránh ép buộc họ phải đưa ra giải pháp 5. Quản trị sự thay đổi: là khả năng bày tỏ sự ủng hộ đối với đổi mới và thay đổi tổ chức để nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, khởi xướng, tài trợ và thực hiện việc thay đổi tổ chức, giúp các thành viên khác quản trị thành công sự thay đổi đó. Các hành vi của nhân viên:  Tự phát triển phương pháp và cách tiếp cận mới  Đề xuất các cách tiếp cận, phương pháp và công nghệ mới  Tìm cách thực hiện công việc tốn ít chi phí hơn, nhanh hơn và tốt hơn Các hành vi của nhà quản trị/ nhà lãnh đạo  Làm việc hợp tác với các thành viên khác để tìm ra giải pháp mang tính sáng tạo  Nắm quyền lãnh đạo trong việc thiết lập định hướng, quan hệ đối tác, chính sách và quy trình mới của doanh nghiệp  Nắm bắt các cơ hội ảnh hưởng đến định hướng trong tương lai của một bộ phận tổ chức hay toàn bộ doanh nghiệp  Giúp đỡ các nhân viên hiểu rõ họ cần làm gì để tạo ra sự thay đổi trong tổ chức  Thực hiện hay ủng hộ các hoạt động quản trị thay đổi khác nhau (ví dụ giao tiếp, giáo dục, phát triển tổ đội, huấn luyện)  Thiết lập cấu trúc và phương pháp để lập kế hoạch và quản trị việc thực hiện sự thay đổi  Giúp đỡ các cá nhân và tổ chức quản trị mối lo lắng liên quan đến sự thay đổi lớn  Giúp đỡ nhóm hay tổ đội thông qua quy trình giải quyết vấn đề và suy nghĩ sáng tạo để triển khai và thực hiện cách tiếp cận, hệ thống, cấu trúc và phương pháp mới 6. Phát triển nhân viên: là khả năng giao nhiệm vụ và làm việc với người khác và huấn luyện họ để phát triển năng lực của bản thân  Đưa ra sự phản hồi tích cực và cụ thể bằng hành động đối với các thành viên khác  Chia sẻ thông tin, lời khuyên và đề xuất để giúp các thành viên khác hoàn thành công việc, đưa ra việc huấn luyện hiệu quả  Hỗ trợ mọi người để giúp phát triển khả năng của họ  Gặp mặt các nhân viên thường xuyên để xem xét sự tiến bộ của họ  Ghi nhận và khuyến khích nỗ lực phát triển và tiến bộ của mọi người  Bày tỏ sự tin tưởng về khả năng thành công của các thành viên khác 7. Quản trị thành tích: là khả năng chịu trách nhiệm về thành tích của chính mình hay của các nhân viên, bằng cách thiết lập mục tiêu và những mong muốn rõ ràng, vạch ra tiến trình đi đến mục tiêu, đảm bảo sự phản hồi và giải quyết các vấn đề thành tích nhanh chóng. Hành vi của nhân viên Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 2 Chiến lược và chính sách nhân sự  Đối với cấp trên của mình, thiết lập mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được và các mục tiêu đó phải khả thi nhưng thách thức, và có xác định ngày hoàn thành  Đối với cấp trên của mình, xác định rõ những dự kiến về việc sẽ làm gì và làm như thế nào  Tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên để biết những thông tin, nguồn lực và đào tạo cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả  Thông báo ngay cho cấp trên về bất kỳ vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu đã đề ra  Sẵn sàng tiếp nhận sự phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp về công việc của mình  ChuNn bị một kế hoạch cá nhân với các mục tiêu cụ thể và lịch trình thực hiện công việc chi tiết  Có các hành động cụ thể để trau dồi các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiện tại và tương lai hiệu quả Các hành vi của nhà quản trị  Đảm rằng các nhân viên có mục tiêu và trách nhiệm rõ ràng  Làm việc với nhân viên để thiết lập và đề ra các tiêu chuNn thành tích cụ thể và có thể đo lường được  Ủng hộ nhân viên nỗ lực hoàn thành mục tiêu công việc (ví dụ bằng cách cung cấp nguồn lực, xóa bỏ rào cản và đóng vai trò như người hỗ trợ)  N ắm bắt thông tin về thành tích và sự tiến bộ của nhân viên thông qua phương pháp chính thức (như báo cáo tình hình hoạt động) và các phương pháp không chính thức (như quản trị bằng cách đi quan sát xung quanh)  Đưa ra sự phản hồi thành tích cụ thể vừa tích cực vừa chính xác ngay khi có thể sau một sự kiện  Giải quyết các vấn đề thành tích đúng và nhanh chóng, cho mọi người biết dự kiến làm cái gì và khi nào 8. Tham gia thảo luận: là khả năng đảm bảo rằng thông tin được thông qua những người được nắm bắt thông tin  Đảm bảo rằng những thành viên có tham gia vào dự án được biết những thông tin về tiến trình và kế hoạch của dự án  Đảm bảo rằng thông tin quan trọng từ cấp trên được chia sẻ với các nhân viên và những người khác thích hợp  Chia sẻ ý kiến và thông tin với những người thấy những thông tin đó là hữu ích  Sử dụng nhiều kênh và phương tiện để tiếp xúc với những thông tin quan trọng (ví dụ thư báo, các cuộc họp, thư điện tử)  Thường xuyên thông báo về tiến trình và những vấn đề xyar ra cho cấp trên, tránh gây ra những bất ngờ  Đảm bảo rằng các cuộc tiếp xúc thường xuyên và liên tục diễn ra 9. Giao tiếp bằng ngôn từ: là khả năng tự bày tỏ rõ ràng bằng hội thoại và giao tiếp với người khác  N ói rõ ràng và dễ hiểu  N ội dung của bài phát biểu phải phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe  Sử dụng ngữ pháp và lựa chọn từ thích hợp trong bài nói chuyện  Trong bài nói chuyện tổ chức ý rõ ràng  Trình bày các ý một cách xúc tích trong bài nói chuyện  Dõi mắt khi giao tiếp với người khác  Tóm tắt hay diễn giải ý hiểu về những điều mà người khác đã nói ra để xác minh lại ý hiểu đó và tránh sự hiểu lầm trong giao tiếp 10. Giao tiếp bằng văn bản: là khả năng trình bày rõ ràng bằng văn bản  Trình bày ý kiến rõ ràng và xúc tích bằng văn bản Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 3 Chiến lược và chính sách nhân sự  Tổ chức các ý diễn đạt rõ ràng và giới thiệu bố cục cho người đọc (thông qua đoạn văn giới thiệu hay sử dụng các tiêu đề)  Giao tiếp bằng văn bản phải đạt hiệu quả đối với người đọc  Sử dụng biểu đồ và các hỗ trợ khác để làm rõ các thông tin phức tạp và mang tính kỹ thuật  Viết đúng chính tả  Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, cụ thể  Sử dụng dấu chấm câu chính xác  Viết đúng ngữ pháp  Sử dụng văn phong thích hợp 11. Khả năng thuyết phục: là khả năng sắp xếp và truyền đạt những giao tiếp bằng văn bản và lời nói để gây ảnh hưởng và thuyết phục đối với người nghe.  Trình bày thông tin hay số liệu sẽ ảnh hưởng mạnh đến người khác  Lựa chọn ngôn ngữ và các ví dụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe  Lựa chọn các câu chuyện, ví dụ để diễn tả cho quan điểm  Thiết lập các biểu đồ, các slide để trình bày thông tin rõ ràng để tạo ra những hiệu quả cao  Đưa ra một vài quan điểm khác nhau để tăng khả năng thuyết phục 12. Sự hiểu biết lẫn nhau: là khả năng nhận xét, giải thích và thảo luận những mối quan tâm và cảm nhận của người khác và truyền đạt những hiểu biết  Hiểu những mối lo lắng và mối quan tâm của người khác  Thông báo và giải thích một cách chính xác những người khác đang cảm nhận thế nào, dựa trên cách lựa chọn từ ngữ, giọng nói, các thành ngữ họ sử dụng và những hành động của họ.  Dự đoán được những người khác sẽ phản ứng như thế nào trước mỗi tình huống.  Biết được cả điểm mạnh và điểm mạnh của những người khác.  Hiểu được những ý nghĩa ngầm nằm sau mỗi tình huống.  N ói và làm những việc nhằm vào sự quan tâm của người khác.  Tìm được cách khôn khéo để tiếp cận những người khác trong những vấn đề nhạy cảm.  Làm cho những người khác thấy thoải mái bằng cách phản ứng theo hướng quan tâm tới những gì họ nói. 13. Khả năng ảnh hưởng đến những người khác: khả năng có được sự hỗ trợ của những người khác trong việc lấy ý kiến, đề xuất, kế hoạch và các giải pháp.  Đưa ra được các cuộc tranh luận nhằm vào các vấn đề và những mối quan tâm lớn nhất của người khác và tìm kiếm các giải pháp tốt nhất.  Thu hút những người khác vào một quy trình hoặc việc quyết định để đảm bảo sự hỗ trợ của họ.  Đưa ra sự thảo hiệp hoặc trao đổi để có được sự cam kết.  Xác định và đưa ra các giải pháp đem lại lợi ích cho tất các các bên liên quan trong mỗi tình huống.  Mời các chuyên gia hoặc các bên thứ 3 để gây ảnh hưởng tới những người khác.  Phát triển các chiến lược gián tiếp khác để gây ảnh hưởng tới những người khác.  Biết được khi nào thì đưa ra các quyết định then chốt của mình hoặc những cách quản lý củ người khác nếu những nỗ lực của bản thân để có được sự hỗ trợ đã không thành công.  Đặt ra các tình huống (ví dụ như thiết lập, những người tham gia, kết quả của các sự kiện) để gây ra được sự tác động như mong đợi và tối đa hóa những cơ hội có được những kết quả có lợi.  Làm việc để gây được ấn tượng đặc biệt với những người khác.  Xác định và đặt mục tiêu hướng tới những nỗ lực gây ảnh hưởng tới người khác, trở thành những người ra quyết định thực sự và những người có thể gây ảnh hưởng tới họ.  Tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ với những người có thể cung cấp cho mình thông tin, hiểu biết, hỗ trợ công việc, những công việc tiềm năng hay những cách thức hỗ trợ khác. Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 4 Chiến lược và chính sách nhân sự  Quan tâm tới những người khác (ví dụ hỏi han về những mối quan tâm, sở thích, gia đình, bạn bè hay thói quen của họ) để phát triển các mối quan hệ.  Dự đoán chính xác mối quan hệ mật thiết của các sự kiện hoặc các quyết định cho những cổ đông khác nhau trong tổ chức và từ đó thiết lập chiến lược cho phù hợp. 14. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác: Khả năng phát triển, duy trì, và tăng cường sự cộng tác với những người khác trong và ngoài tổ chức, những người có thể cung cấp thông tin, giúp đỡ và hỗ trợ cho mình.  Hỏi về những kinh nghiệm cá nhân, sở thích và gia đình của người khác.  Đặt những câu hỏi để xác định những kinh nghiệm, mối quan tâm được chia sẻ hay các lĩnh vực chung khác.  Thể hiện sự quan tâm tới những gì người khác nói; công nhận ý kiến và triển vọng của họ.  N hận ra được những sự quan tâm trong công việc và triển vọng của những người khác.  Thể hiện sự biết ơn và sự đánh giá cao tới những người đã cung cấp thong tin, hỗ trợ và giúp đỡ cho mình.  Dành thời gian để tìm hiểu đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ và sự gắn kết chung.  Cố gắng để thiết lập các mối quan hệ với những người mà mình sẽ cần đến dự hỗ trợ, hợp tác và sự ủng hộ của họ.  Hỗ trợ, cung cấp thông tin và ủng hộ những người khác để xây dựng nền tảng cho sự tương trợ trong tương lai. 15. Định hướng khách hàng: Khả năng biểu lộ mối quan tâm tới sự thỏa mãn của khách hàng bên ngoài và/hoặc khách hàng bên trong.  Giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả  N ói chuyện với khách hàng (bên trong và bên ngoài) để biết được họ muốn gì và mức độ thoải mãn của họ như thế nào với những thứ mà họ đang nhận được.  Để cho khách hàng thấy được công ty luôn sẵn sang làm việc để đáp ứng nhu cầu của họ.  Tìm ra các cách thức để đo lường và theo dõi được sự thỏa mãn của khách hàng.  Thể hiện thái độ vui vẻ và chủ động với khách hàng. II. NHỮNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC * Nhóm các kỹ năng phải giải quyết và phòng ngừa các vấn đề 16. Tích lũy thông tin: Khả năng xác định các thông tin cần thiết để làm sáng tỏ một vấn đề, tìm kiếm các thông tin từ các nguồn thích hợp, và sử dụng cách hỏi khéo léo để khai thác thông tin khi những người khác không muốn để lộ ra những thông tin đó.  Xác định các thông tin cụ thể cần thiết cho việc làm sáng tỏ một vấn đề hoặc ra quyết định.  Tìm kiếm được thông tin đầy đủ và chính xác bằng cách kiểm tra nhiều nguồn khác nhau.  Thăm dò một cách khéo léo để kiểm nghiệm thực tế khi những người khác không muốn cung cấp đầy đủ và cụ thể các thông tin.  Thường xuyên đi lại để thấy được người khác đang làm việc như thế nào và lắng nghe những vấn đề mà họ đang đối mặt.  Hỏi những người khác để đánh giá liệu họ nghĩ thế nào về kế hoạch hành động  Hỏi những người khác để đánh giá sự tin tưởng của học vào việc giải quyết một vấn đề hay tìm cách giải quyết tình hình  Đặt câu hỏi để làm rõ tình hình  Tìm hiểu bối cảnh của mỗi người khi tham gia vào một hoàn cảnh  Tìm kiếm những người có kiến thức để thu thập thông tin và làm rõ một vấn đề 17. Khả năng phân tích: là khả năng tìm cách giải quyết một vấn đề bằng cách sử dụng phương pháp đặt vấn đề logic, có hệ thống và có tính liên tục  Đưa ra so sánh có tính hệ thống đối với một hay hai khả năng lựa chọn Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 5 Chiến lược và chính sách nhân sự   Giải thích sự khác nhau và mâu thuẫn trong thông tin đưa ra Xác định nhóm đặc điểm, các thông số, hay những cân nhắc trong việc phân tích tình hình hay đưa ra các quyết định  Tìm phương pháp giải quyết nhiệm vụ và vấn đề phức tạp bằng cách tìm hiểu các phần và xem xét chi tiết mỗi phần  Cân nhắc chi phí, lợi ích, rủi ro, và cơ hội để thành công trong việc đưa ra quyết định  Xác định các nguyên nhân có thể xảy ra đối với một vấn đề  Cân nhắc cNn thận thứ tự ưu tiên các việc cần làm 18. Khả năng nhìn xa trông rộng: là khả năng dự báo những việc trong tương lai và kết quả của các sự việc, đưa ra những phương án thích hợp để đối phó với những bất ngờ có thể xảy ra.  Dự báo những vấn đề có thể xảy ra và xây dựng các phương án dự phòng  Chỉ ra xu hướng trong ngành hoặc mảng thị trường và xây dựng các kế hoạch để chuNn bị cho những cơ hội và thách thức  Dự báo được kết quả của các sự việc và từ đó đặt ra được các kế hoạch  Dự báo được mỗi nhóm hoặc các cá nhân sẽ phản ứng thế nào trước mỗi tình huống và những thông tin để từ đó dặt ra các kế hoạch 19. Khả năng nhận thức/tư duy tổng hợp: là khả năng tìm ra những phương án hiệu quả bằng việc nhìn thấy được các vấn đề về lý thuyết, trừu tượng và chính luận  N hận ra điểm tương đồng giữa những vấn đề khác nhau và không liên quan đến nhau  N hanh chóng xác định được những vấn đề trọng tâm và cơ bản trong mỗi một tình huống phức tạp  Vẽ đồ thị cho thấy một cái nhìn hệ thống về một vấn đề  Sử dụng phép loại suy và phép Nn dụ để giải thích cho một vấn đề  Áp dụng hệ thống lý thuyết để hiểu một vấn đề cụ thể 20. Tư duy chiến lược: là khả năng phân tích vị thế cạnh tranh của tổ chức bằng việc xem xét xu hướng thị trường và xu hướng ngành, những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng (trong và ngoài tổ chức), điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh  Thấy rõ được điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh  Thấy được những xu hướng của ngành và thị trường tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp  Có được một sự hiểu biết sâu sắc về sản phNm và dịch vụ mang tính cạnh tranh trong khu vực và thị trường  Xây dựng và đề xuất chiến lược dài hạn cho tổ chức dựa trên sự phân tích về ngành và mảng thị trường, những năng lực hiện có và tiềm năng của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh 21. Kỹ năng chuyên môn: là khả năng chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định  Ứng dụng các kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề  Có những kiến thức và kỹ năng sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn của mình  Có thể đưa ra những giải pháp mang tính chuyên môn để giải quyết những vấn đề mới và rất phức tạp mà những phương pháp và cách tiếp cận hiện tại không giải quyết được  Được coi là một chuyên gia để đưa ra những lời khuyên và giải pháp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình  Luôn cập nhật những công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn của mình * Nhóm kỹ năng hướng tới kết quả 22. Sự sáng tạo: xác định những việc cần phải làm và làm những việc đó trước khi được yêu cầu  Xác định những việc cần phải làm và thực hiện trước khi được yêu cầu  Làm nhiều hơn những gì đòi hỏi trong mỗi vấn đề  Tìm kiếm những người khác liên quan đến vấn đề đó để học hỏi họ  Làm việc độc lập để thay đổi định hướng cho mỗi sự kiện Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 6 Chiến lược và chính sách nhân sự 23. Định hướng tinh thần doanh nghiệp: là khả năng tìm kiếm và nắm bứt các cơ hội kinh doanh thuận lợi, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình  N hận biết và nắm bắt các cơ hội kinh doanh thuận lợi  N ắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, ngành, công việc kinh doanh có thể đem lại những cơ hội làm ăn  Cho thấy sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu  Đề xuất những phương án kinh doanh sáng tạo đối với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác tiềm năng  Khuyến khích và ủng hộ hành vi tinh thần sáng tạo của người khác 24. Khuyến khích sự đổi mới: là khả năng phát triển, tài trợ và hỗ trợ cho những dề xuất về phương pháp, sản phNm, quy trình và kỹ thuật mới và tiến bộ  Tự phát triển sản phNm và dịch vụ mới  Tự phát triển phương pháp và cách tiếp cận mới  Tài trợ cho việc phát triển các sản phNm, dịch vụ, các phương pháp, và quy trình mới  Đề xuất những cách tiếp cận, phương pháp và những kỹ thuật mới  Phát triển những cách thức nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn  Hợp tác với những người khác để đưa ra những phương pháp mới 25. Định hướng kết quả: Khả năng tập trung vào những kết quả của mỗi nhóm, mỗi cá nhân, thiết lập được những mục tiêu thách thức, tập trung nỗ lực để đạt được mục tiêu và vượt mức mong đợi  Đặt ra những mục tiêu khả thi nhưng mang tính thách thức  Thiết lập những mục tiêu cụ thể để có thể đạt được.  Đảm bảo sự cam kết để đạt được mục tiêu và đối mặt với những cản trở và những thất bại  Tìm ra hoặc thiết lập những cách thức để đo lường hiệu quả hoạt động so với mục tiêu đề ra  Cố gắng làm ngoài giờ để đạt được mục tiêu  Luôn nhận thức được sự cấp bách của việc giải quyết vấn đề và thực hiện công việc 26. Tính cẩn thận: là việc đảm bảo công việc của mình và của người khác và thông tin là đầy đủ và chính xác; chuNn bị kỹ lưỡng cho các cuộc họp và các buổi thuyết trình; theo sát những người khác để đảm bảo rằng sự đồng thuận và cam kết được thực hiện đầy đủ  Thiết lập những quy trình để đảm bảo công việc có chất lượng tốt nhất  Điều hành chất lượng công việc  Phân loại thông tin  Kiểm tra độ chính xác của công việc của mình và những người khác  Phát triển và sử dụng các hệ thống để quản lý và phân loại thông tin hoặc tiến độ công việc  ChuNn bị kỹ lưỡng cho các cuộc họp và các buổi thuyết trình  Quản lý thông tin và dữ liệu cho những người khác  Kiểm tra và xem xét cNn thận độ chính xác của các thông tin trong các bản báo cáo công việc của ban quản ý hay từ các hệ thống quản lý thông tin hoặc từ những cá nhân và các nhóm khác (ví dụ hoạt động sản xuất, bán hàng, tài chính) 27. Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định khó khăn vào đúng thời điểm  Sẵn sàng đưa ra các quyết định trong những hoàn cảnh khó khăn hay nhập nhằng khi thời gian là rất quan trọng  Chịu trách nhiệm về nhóm khi cần thiết thực hiện những thay đổi, vượt qua những bế tắc, đối mặt với các vấn đề hay đảm bảo quyết định được thực hiện  Đưa ra các quyết định hóc búa (như thiếu phương tiện, giảm nhân viên, chấp nhận hay loại bỏ những thương vụ giá trị III. KHẢ NĂNG TỰ QUẢN LÝ 28. Sự tự tin: việc tin tưởng vào ý kiến của chính mình và khả năng thành công, sẵn sàng độc lập đối mặt với sự phản đối  Tự tin vào khả năng của chính mình để hoàn thành mục tiêu Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 7 Chiến lược và chính sách nhân sự   Tự trình bày một cách thoải mái và gây ấn tượng Sẵn sàng nói thắng với những người hay nhóm vào đúng thời điểm, khi anh (chị) không đồng tình với một quyết định hay chiến lược  Tiếp cận với những nhiệm vụ đầy thách thức với quan điểm “có thể làm” 29. Quản lý sự căng thẳng (stress) : là khả năng vẫn làm việc hiệu quả khi chịu áp lực và vẫn kiểm soát được bản thân khi đối mặt với những thái độ thù địch và sự kích động  Giữ bình tĩnh khi chịu áp lực  N gay lập tức kiểm soát hiệu quả một số vấn đề hay nhiệm vụ  Kiểm soát phản ứng của bản than khi bị chỉ trích, tấn công và khiêu khích  Thể hiện sự hài hước khi gặp những hoàn cảnh khó khăn  Kiểm soát được hành vi để phòng tránh hay giảm bớt những căng thẳng 30. Uy tín: là việc nhận thức được phải có tinh thần trách nhiệm, đáng tin cậy và chân thành  Làm những việc mà mình đã cam kết thực hiện  Tôn trọng tính bảo mật của thông tin hay những lo lắng được chia sẻ cho người khác  Thành thực và thẳng thắn với mọi người  Chia sẻ việc thực hiện công việc công bằng  Chịu trách nhiệm về sai lầm của mình, không đổ lỗi cho người khác  Trao một số quyền hạn của các công việc và thông tin thích hợp 31. Sự linh hoạt: Cởi mở khi thực hiện các công mới và khác nhau, sẵn sàng sửa đổi cách thực hiện công việc thích hợp hơn  Có thể xem xét các khía cạnh triển vọng khác hơn là những triển vọng của bản thân  Triển khai sự cởi mở đối với cấu trúc, quy trình và công nghệ mới của tổ chức  Chuyển sang các chiến lược khác khi các chiến lược được lựa chọn ban đầu không thành công  Thể hiện sự sẵn sàng sửa đổi các vị trí quan trọng khi đối mặt với những bằng chứng phản bác Giảng viên: ThS. Ngô Quý Nhâm – ĐH Ngoại Thương – Email: [email protected] – ĐT: 0904063835 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng