Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Cách xử trí tai nạn mùa nóng ở trẻ...

Tài liệu Cách xử trí tai nạn mùa nóng ở trẻ

.PDF
3
306
71

Mô tả:

Cách xử trí tai nạn mùa nóng ở trẻ Để giảm bớt cái nóng của mùa hè, những ngày này, phụ huynh thường cho trẻ đến hồ bơi, công viên nước… để vui chơi. Với tính hiếu động của trẻ, những tai nạn đáng tiếc đều có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, trong mùa nóng thực phẩm khó bảo quản, dễ ôi thiu, càng tăng thêm nguy cơ ngộ độc cho trẻ. Gặp những trường hợp này, cần phải xử trí ban đầu như thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. 1. Ngộ độc thức ăn Những ngày nóng bức này, thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn, ôi thiu cao. Một nguyên nhân gây ngộ độc nữa là hóa chất còn đọng lại trong thực phẩm do quá trình rửa chưa lấy đi hết. Bộ máy tiêu hóa của trẻ còn yếu nên ngộ độc dễ xảy ra. Mùa hè là thời điểm trẻ thường bị ngộ độc thức ăn Trẻ sẽ có dấu hiệu: đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy nhiều lần có lẫn máu, sốt cao, mất nước. Những dấu hiệu này xảy ra sau khi ăn hoặc uống trước đó trong vòng 24 tiếng. Nguy hiểm nhất đối với ngộ độc thức ăn là tình trạng mất nước, nên phải bù nước cho trẻ kịp thời. Khi thấy trẻ khóc không có nước mắt, môi lưỡi khô, da không đàn hồi, sụt cân… là tình trạng mất nước đang xảy ra. Phụ huynh nên bù nước nhanh chóng cho trẻ bằng nước muối sinh lý (oresol) có bán sẵn tại các quầy thuốc, hoặc nước dừa pha chút muối và một số loại nước trái cây. Nôn ói là một dấu hiệu tốt khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, chú ý tư thế của trẻ khi nôn, đầu phải thấp và nghiêng về một bên. Như vậy sẽ hạn chế chất nôn tràn vào phổi gây viêm phổi, ngạt thở rất nguy hiểm. Ngừng ngay việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Mang cả chất nôn và thức ăn nghi ngờ có độc vào bệnh viện để tiện cho việc xét nghiệm. Lưu ý phụ huynh tuyệt đối không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy. Việc bảo đảm vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, cho trẻ uống sôi, ăn chín cũng cần thiết để ngộ độc thực phẩm không có cơ hội xảy ra trong những ngày này. 2. Ngạt nước Ngạt nước làm nước sặc vào phổi và dạ dày quá nhiều làm trẻ không thở được và tử vong. Cũng có trường hợp lượng nước vào trong phổi ít nhưng gây phản xạ co thắt thanh quản làm trẻ tím tái, ngưng hô hấp, hệ tuần hoàn ngưng hoạt động… Ngạt nước có thể gây tử vong cho trẻ Việc sơ cứu khi đưa trẻ ra khỏi môi trường nước là hết sức cần thiết. Đặt trẻ nằm ngửa cằm lên cao, làm động tác hà hơi thổi ngạt, ấn tim năm lần một nhịp… Vẫn tiếp tục sơ cứu trong lúc đưa trẻ đến bệnh viện hay nhập viện để ngăn ngừa suy hô hấp muộn. Phụ huynh nên cho trẻ học bơi và cách sơ cứu khi xuống nước để tránh tai nạn ngạt nước. Trước khi xuống nước nên khởi động tay chân để không bị chuột rút trong môi trường nước. 3. Phỏng Phỏng có nhiều nguyên nhân: phỏng nước sôi, phỏng lửa, phỏng hóa chất, phỏng điện… Phỏng vào mùa hè thì nguy cơ cao nhất vẫn là phỏng điện, lửa do thời tiết nóng chập điện, gây cháy… Phỏng gây đau rát vùng da tổn thương nên trẻ sẽ khóc quấy dữ dội. Phụ huynh cần biết cách sơ cứu khi trẻ bị phỏng Phụ huynh cần biết cách sơ cứu khi trẻ bị phỏng, đầu tiên cởi bỏ lớp áo quần nơi phỏng. Lưu ý không nên cố gỡ bỏ mảnh áo quần dính vào da, hay cố rửa chất bẩn nơi vết phỏng không đúng cách, vì có thể làm nhiễm trùng nặng thêm. Tuyệt đối không dùng các loại kem, thuốc gia truyền, nước mắm, giấm… đắp lên vết phỏng mà chỉ cần rửa dưới nguồn nước lạnh. Nhiều trường hợp, trẻ bị vết phỏng nhẹ nhưng phụ huynh lại dùng nước mắm, kem đánh răng bôi vào vết thương gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng và hoại tử vết phỏng. Theo Sức khỏe đời sống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng