Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của vũ bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn...

Tài liệu Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của vũ bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn

.DOC
219
802
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ THỊ VÂN CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2012 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ THỊ VÂN CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ BẰNG CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ THỊ KIM LIÊN NGHỆ AN - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài “Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng”, bản thân tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Thị Kim Liên- người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu luận văn được tốt. Đồng thời qua đây, tôi xin tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình làm luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn của mình. Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, vì vậy rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn! Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Võ Thị Vân MỤC LỤC Trang Mở đầu.............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7 6. Đóng góp mới của đề tài...............................................................................8 7. Cấu trúc luận văn...........................................................................................8 Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài......................................9 1.1. Khái quát về thành ngữ..............................................................................9 1.1.1. Khái niệm thành ngữ...............................................................................9 1.1.2. Đặc trưng thành ngữ..............................................................................10 1.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ và thành ngữ trong văn bản nghệ thuật 15 1.2.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ............................................................15 1.2.2. Thành ngữ trong văn bản nghệ thuật.....................................................19 1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Bằng............22 1.3.1. Về cuộc đời............................................................................................22 1.3.2. Về sự nghiệp sáng tác văn học..............................................................23 1.4. Tiểu kết chương 1.....................................................................................26 Chương 2: Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về cấu tạo, nguồn gốc và chức năng ngữ pháp .........................................................................28 2.1. Thống kê định lượng và tần số sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Vũ Bằng. .28 2.2. Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về nguồn gốc và cấu tạo....32 2.2.1. Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về nguồn gốc..................32 2.2.2. Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về cấu tạo........................35 2.3. Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về chức năng ngữ pháp trong câu.56 2.3.1. Thành ngữ làm thành phần chính trong câu..........................................57 2.3.2. Thành ngữ đảm nhiệm chức năng thành phần phụ................................60 2.3.3. Thành ngữ tách ra thành câu độc lập.....................................................66 2.4. Tiểu kết chương 2.....................................................................................68 Chương 3: Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về ngữ nghĩa ..70 3.1. Khái niệm ngữ nghĩa và ngữ nghĩa trong thành ngữ................................70 3.1.1. Khái niệm ngữ nghĩa.............................................................................70 3.1.2. Ngữ nghĩa trong thành ngữ...................................................................71 3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng..............73 3.2.1. Nhóm thành ngữ phản ánh hiện thực xã hội trong tác phẩm của Vũ Bằng...73 3.2.2. Nhóm thành ngữ phản ánh lối sống, cách ứng xử, hành động, tính cách, tâm lý của nhân vật..........................................................................................80 3.2.3. Nhóm thành ngữ mang dấu ấn những nét phong tục tập quán và văn hoá người Việt........................................................................................................92 3.2.4. Nhóm thành ngữ miêu tả đặc điểm của thiên nhiên tạo vật..................96 3.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng................................................................................................................99 3.3.1. Thể hiện tính cân đối, hài hoà nhịp nhàng cho câu văn......................100 3.3.2. Thể hiện tính hàm súc, ngắn gọn, sâu sắc, cụ thể cho câu văn...........102 3.3.3. Thể hiện tính hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm, giàu sức liên tưởng cho câu văn....................................................................................................104 3.3.4. Thể hiện thái độ đánh giá, nhận xét của Vũ Bằng về thế sự, con người, xã hội.............................................................................................................106 3.4. Tiểu kết chương 3...................................................................................108 Kết luận........................................................................................................110 Tài liệu tham khảo.......................................................................................113 Tài liệu trích dẫn làm ví dụ........................................................................117 Phụ lục..........................................................................................................118 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Vũ Bằng (1913 – 1984) là một nhà văn xuất sắc, có những đóng góp cho văn học Việt Nam giai đoạn trước và sau 1975. Trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình, ông được các văn nghệ sĩ đương thời mến phục với một vốn kiến thức sâu rộng. Ông hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực: báo chí, dịch thuật, nghiên cứu văn chương, sáng tạo văn chương,… với nhiều thể loại: truyện, ký, tạp văn,… Ở lĩnh vực nào ông cũng để lại dấu ấn là một cây bút tràn đầy nhiệt huyết với nghề, với văn học, văn hóa dân tộc. Có thể nói, qua những trang viết đầy sáng tạo của mình, Vũ Bằng đã thể hiện được quan niệm sống, quan điểm nghệ thuật đầy sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ, xây dựng nhân vật, tình huống, cốt truyện,… Bằng ngòi bút sắc bén và tinh tế, Vũ Bằng đã bám sát đời sống, dùng lối viết gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là sử dụng thành ngữ một cách khá nhuần nhuyễn, đặc sắc. Điều này đã tạo được hiệu quả cao, gây được ấn tượng cảm xúc thẩm mĩ người đọc, góp phần làm cho tiếng Việt phong phú, giàu đẹp. Chính vì vậy, Vũ Bằng luôn là đối tượng được các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm. 1.2. Trong văn bản nghệ thuật, nhiều nhà văn đã sử dụng thành công nhiều đơn vị ngôn ngữ, trong đó có thành ngữ trong tác phẩm của mình. Qua các thành ngữ đó, chúng ta có thể nhận ra đặc điểm phong cách nhà văn trong việc thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện hoàn cảnh, môi trường sống, nếp nghĩ, cách tư duy của nhân vật, và với vốn thành ngữ đó, chúng ta hiểu được tri thức, kinh nghiệm sống của nhà văn. Các nhà văn mà tiêu biểu là Vũ Bằng đã vận dụng rất linh hoạt, phong phú và đa dạng vốn thành ngữ vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình nhằm thể hiện quan điểm sáng tác, quan niệm về con người, triết lí nhân sinh, đồng thời thể hiện được dấu ấn cá nhân rất riêng của mình. Việc đi sâu nghiên cứu cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng là một việc làm cần thiết, có giá trị bổ sung lí thuyết về 1 thành ngữ trong hành chức nói chung và giảng dạy phần thành ngữ trong nhà trường nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ Từ trước đến nay, vấn đề thành ngữ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều. Hầu hết, các công trình nghiên cứu đều đưa ra những nhận xét xung quanh các vấn đề về thành ngữ trên các phương diện: cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp, tri nhận... Trước hết, công trình của Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại cho rằng: “Những thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa nguyên do như từ nguyên học” [57, 147]. Mặt khác, ông cũng cho thấy thành ngữ trong tiếng Việt phần lớn là những câu rút gọn. Thành ngữ có thể trùng với những tục ngữ hoặc chỉ là một bộ phận của tục ngữ. Căn cứ vào kết cấu ngữ pháp của chúng, ông chia làm hai loại: câu đơn giản và câu phức tạp [57, 151- 152]. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt đã đi sâu những điểm nổi bật của thành ngữ: a) Về ý nghĩa: ý nghĩa của thành ngữ thường không thể giải thích được trên cơ sở những yếu tố tạo thành. Thành ngữ luôn gắn liền với điều kiện lịch sử của một xã hội, một tập đoàn người nhất định. Về hình thức, ông chia ra hai nhóm thành ngữ theo quan hệ cú pháp: quan hệ đối xứng và phi đối xứng. Bên cạnh đó, tác giả đã có sự phân biệt khá rạch ròi thành ngữ và tục ngữ: “Khác với tục ngữ có chức năng thông báo ấy, thành ngữ chỉ là tên gọi của sự vật, trạng thái hay hành động, đúng hơn là tên gọi của những khái niệm này…”[45, 213]. 2 Nguyễn Lực – Lương Văn Đang (1993), Thành ngữ tiếng Việt đã phân biệt tục ngữ và thành ngữ rất rõ ràng, bên cạnh đó còn chỉ ra mối liên hệ giữa hai loại hình này chủ yếu là xét về mặt nghĩa, mặt nhận thức của con người. Hai tác giả đã phân biệt: “Nội dung của thành ngữ là những khái niệm, nội dung của tục ngữ là những phán đoán. Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ là quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán. Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội, phản ánh lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc. Thành ngữ thuộc hiện tượng ngôn ngữ, là công cụ giao tiếp chung của cộng đồng dân tộc. Chính trong lối nghĩ, lối nói của nhân dân thường không thể nào tách rời hình thức biểu đạt của nó” [38, 21-22]. Tác giả Hoàng Văn Hành (2002) trong Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ đã dành hẳn một chuyên luận bàn về đặc điểm cấu tạo-ngữ nghĩa của thành ngữ. Tác giả không đi sâu nghiên cứu tục ngữ mà tục ngữ chỉ được so sánh với thành ngữ để làm nổi bật những nét đặc thù riêng của thành ngữ. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên (2006), Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa- ngữ dụng cũng đã phân biệt tục ngữ và thành ngữ dựa trên các tiêu chí: hình thức, cấu trúc, chức năng, ý nghĩa, tác động một cách rất rõ ràng [37, 29 - 32]… Đặc biệt, Hoàng Văn Hành (2010) trong cuốn Tuyển tập ngôn ngữ học , khi tìm hiểu về cấu tạo thành ngữ, ông chia thành ngữ làm hai loại: Thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá. Sau đó, ông còn đưa ra những nhận định về thành ngữ: “Một là, nếu thừa nhận rằng đặc trưng bản chất của thành ngữ là những tổ hợp từ bền vững, có nghĩa bóng bẩy, thì sự phân loại và miêu tả thành ngữ dựa vào phương thức chuyển nghĩa của chúng là sự phân loại và miêu tả hợp lí. Hai là, mọi sự khó khăn và phức tạp trong sự nhận diện các đơn vị được gọi là thành ngữ, có thể có là do tính chất trung gian hay tính chất chuyển tiếp của chúng. Bởi lẽ thành ngữ là những đơn vị thuộc ngôn ngữ. Không phải vô cớ mà các nhà ngôn ngữ học coi thành ngữ là những đơn vị từ vựng hoá tức là những đơn vị vốn là những tổ hợp từ tự do trong lời nói 3 đã được cố định hoá và đi vào vốn từ vựng như những đơn vị ổn định. Và cũng không phải là không có lí khi các nhà nghiên cứu Văn học dân gian xếp thành ngữ vào cái vốn của vốn văn hoá dân gian, bên cạnh tục ngữ, ngạn ngữ và ca dao v.v…”[24, 440]. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến các công trình, các bài báo khác như: Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, tạp chí Ngôn ngữ, số 3. Cù Đình Tú (1973), “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1. Phan Văn Quế (1995), “Góp phần tìm hiểu và sử dụng đúng thành ngữ trong giao tiếp và trong văn chương”, Tạp chí Văn học, (7). Hoàng Anh (2003), “Về cách sử dụng thành ngữ- tục ngữ trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 10. Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu về cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm văn chương được rất nhiều người quan tâm, chú ý. Tiêu biểu hơn cả là các bài viết như: Nguyễn Thái Hoà, “tìm hiểu cách dùng thành ngữ, tục ngữ trong các bài nói bài viết của Hồ Chủ Tịch”; Nguyễn Đức Dân, “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng”; Đặng Thanh Hoà, “Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương”;… Một số luận văn thạc sĩ cũng đã khai thác đến vấn đề này: Lê Thị Tú Anh, “Cách sử dụng thành ngữ trong truyện Kiều của Nguyễn Du”; Nguyễn Thị Thuý Hoà, “Cách sử dụng thành ngữ trong các bài nói bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh”… Như vậy, có thể nhận thấy, những tác giả trên đã đi vào tìm hiểu sự hành chức của thành ngữ nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng 2.2. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Vũ Bằng Vũ Bằng được giới nghiên cứu phê bình tìm hiểu trên rất nhiều phương diện. Đáng chú ý là các bài báo, các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: 4 Vũ Ngọc Phan (2008), trong Vũ Ngọc Phan tuyển tập (tập 2), đã nhận xét về nghiệp văn của Vũ Bằng “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào hoàn cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về hoàn cảnh, ông chỉ tả sơ sơ; ông chú trọng cả vào hành vi của các nhân vật, vì những hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật…”[49, 243]. Trong số trước tác của Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai là tác phẩm tiêu biểu cho tâm tư và phong cách viết của ông. Trong lời giới thiệu Thương nhớ mười hai, Giáo sư Hoàng Như Mai đã khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng từng trang”. Đồng thời ông nhấn mạnh, tác phẩm này có ý nghĩa “như một nhịp cầu giao lưu văn hoá” vì nó đã giới thiệu “Những sản vật từng tháng ở miền Bắc nước ta” góp phần “làm cho bạn bè năm châu hiểu biết thêm một khía cạnh đặc sắc của nước mình” và “làm cho mỗi chúng ta có ý thức trân trọng hơn đối với những giá trị của văn chương” [VII, 6]. Khi nhận xét về lối văn phong Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ cũng có cái nhìn rất tinh tế: “Anh có lối tả chân thật đặc biệt và trào phúng chuyên môn, có khi nhẹ nhàng, khả ái như Alphonse Daudet, có khi câu kì lí thú như Courteline. Tôi không nói Vũ Bằng là một văn hào, nhưng chắc chắn anh là một nhà văn Việt Nam độc đáo trên lĩnh vực tả chân trào phúng, trước đây và bây giờ” [61, 281] Bên cạnh đó, chúng ta cũng còn phải kể đến một số Luận văn Thạc sĩ về tác phẩm của Vũ Bằng như: Quan niệm của Vũ Bằng về tiểu thuyết (Đại học Vinh); Chế Thị Lê Mỹ (2004), Văn xuôi viết về ẩm thực qua sáng tác của 5 Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng (Đại học Vinh); Phạm Thị Kim Phương (2008), Tìm hiểu truyện ngắn Vũ Bằng (Đại học Vinh); Lê Thị Hoài An (2009), Phong cách kí Vũ Bằng (Đại học Vinh); Phan Thị Quỳnh Trang (2009), Nghệ thuật trần thuật trong kí Vũ Bằng (Đại học Vinh); Nguyễn Thị Thư (2010), Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tô Hoài (Đại học Vinh); Phạm Thị Dung (2011), Đặc điểm ngôn ngữ hồi ký Vũ Bằng qua Mười chín chân dung nhà văn cùng thời (Đại học Vinh);… Nhìn chung, những đề tài nghiên cứu trên đã đi vào tìm hiểu cảnh sắc, con người với những món ăn ẩm thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc sắc truyện ngắn cũng như phong cách nhà văn một cách sâu sắc và toàn diện, khoa học. Về vấn đề sử dụng thành ngữ trong các tác phẩm của Vũ Bằng, chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Từ thực tiễn trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng”. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đi vào khảo sát thống kê và chỉ ra cách vận dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng. Đồng thời, qua đề tài chúng tôi còn tìm hiểu những đóng góp quan trọng trong sáng tác của Vũ Bằng góp phần làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thành ngữ xuất hiện trong tác phẩm của Vũ Bằng gồm: I. Vũ Bằng, (2009), Cai (1944), Nxb Văn học II. Vũ Bằng, (2010), Hà Nội trong cơn lốc (1953 – 1954), Nxb Văn học. III. Vũ Bằng, (2006), Vũ Bằng toàn tập (tập 4), “Khảo về tiểu thuyết” (1955), Nxb Văn học. IV. Vũ Bằng, (2008), Bốn mươi năm nói láo (1969), Nxb Lao động. V. Vũ Bằng, (2006), Vũ Bằng toàn tập (tập 3), “Mê chữ” (1970), Nxb Văn học. 6 VI. Vũ Bằng, (2006), Vũ Bằng toàn tập (tập 3), “Bát cơm” (1971), Nxb Văn học. VII. Vũ Bằng, (2006), Thương nhớ mười hai (1972), Nxb Văn hoá – Thông tin. VIII. Vũ Bằng, (2006), Vũ Bằng toàn tập (tập 3), “Bóng ma nhà mệ Hoát” (1973), Nxb Văn học. Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Vũ Bằng, chúng tôi đã thu thập được tổng số 682 thành ngữ với 878 lượt sử dụng (xem phần phụ lục) 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi đi vào khảo sát sự xuất hiện của thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng. Với mục đích đi sâu vào tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, qua đó thấy rõ nét nổi bật của Vũ Bằng trong cách hành văn cũng như đóng góp của ông trong việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trên lĩnh vực dùng thành ngữ- vốn là đối tượng của văn học dân gian để thấy được sự phong phú và đa dạng, giàu đẹp của tiếng Việt. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của đề tài này là: - Thống kê số lượng thành ngữ xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng. - Tìm hiểu những nét khái quát, những nét đặc trưng của thành ngữ tiếng Việt làm cơ sở cho việc khảo sát thành ngữ trong tác phẩm Vũ Bằng. - Chỉ ra cách sử dụng thành ngữ về cấu tạo cũng như tham gia làm thành phần câu trong tác phẩm của Vũ Bằng. - Rút ra một số nhận xét về hiệu quả nghệ thuật trong việc sử dụng thành ngữ của Vũ Bằng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp: 7 5.1. Phương pháp thống kê – phân loại Chúng tôi đã thống kê số lượng thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm được chọn làm tư liệu. Từ đó, phân loại thành các tiểu loại khác nhau để sau đó đưa ra những nhận định phù hợp. Đây là cơ sở để làm rõ các vấn đề trọng tâm. 5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Trên cơ sở kết quả thống kê phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc và giá trị biểu đạt của thành ngữ được sử dụng trong từng ngữ cảnh khác nhau. 5.3. Phương pháp so sánh Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành so sánh số lượng thành ngữ được dùng so với tục ngữ trong tác phẩm của nhà văn, và so sánh thành ngữ trong lòng của nó khi đi vào khảo sát tác phẩm Vũ Bằng. 5.4. Phương pháp tổng hợp Phương pháp này được tiến hành cuối mỗi phần, mỗi chương và phần kết luâ nâ . 6. Đóng góp mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào viê âc tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng, từ đó chỉ ra được dụng ý nghê â thuâ ât và hiê âu quả sử dụng của mỗi nhà văn. Đồng thời, qua đó cho ta thấy lối văn phong trong sáng tạo nghê â thuâ ât ở nhà văn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1. Những giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2. Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về cấu tạo, nguồn gốc và chức năng ngữ pháp Chương 3. Thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng xét về ngữ nghĩa 8 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về thành ngữ 1.1.1. Khái niệm thành ngữ Khi bàn về định nghĩa thành ngữ, có thể kể đến định nghĩa của một số tác giả tiêu biểu sau: Mai Ngọc Chừ (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, đã đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm” [14, 157] Hồ Lê (1976) trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, cũng đưa ra quan niệm về thành ngữ: “Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” [33, 97] Nguyễn Thiện Giáp (2008) trong Giáo trình ngôn ngữ học, đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ (idiom) là những cụm từ trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.” [20, 209] Nguyễn Văn Tu (1968) trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, cũng đưa ra nhận xét: “Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa nguyên do như từ nguyên học.” [57, 147] Hay theo Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, cũng đưa ra khái niệm: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó 9 thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên.” [50, 1178] Tác giả Hoàng Văn Hành (2010) trong Tuyển tập ngôn ngữ học, lại cho rằng: “Theo cách hiểu thông thường, thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng với những chức năng như từ.” [24, 429] Tóm lại, mặc dù đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những cách nhìn khác nhau về thành ngữ, tuy vậy, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm thành ngữ như sau: Thành ngữ là cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có ý nghĩa hoàn chỉnh, bóng bẩy, được sử dụng tương đương như từ. 1.1.2. Đặc trưng thành ngữ Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, thuộc cấp độ ngữ (cố định), có chức năng cấu tạo câu. Xét về đặc trưng của thành ngữ, chúng ta thấy thành ngữ có bốn đặc trưng cơ bản: về kết cấu, về nghĩa, về sử dụng, đặc trưng về tính dân tộc. 1.1.2.1. Đặc trưng về kết cấu Thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm từ cố định, có tính cố định cao, kết cấu vững chắc. Sự vững chắc về kết cấu được thể hiện rõ ở các mặt như: số lượng tiếng ổn định, trật tự các vế cố định. a. Số lượng tiếng ổn định: Như chúng ta đã biết, thành ngữ xét về số lượng có ít nhất là 2 tiếng (mát tay, vui tính, tay trắng,…) nhưng ý kiến chung cho rằng thành ngữ phải có từ 3 âm tiết trở lên (bé hạt tiêu: nghĩa là cảm giác bé, khôn…) loại này chủ yếu là thành ngữ so sánh như: khoẻ như trâu, nhanh như chớp, nóng như lửa, đẹp như tiên, trắng như tuyết… Thành ngữ 4 âm tiết, (chân lấm tay bùn, màn trời chiếu đất, chết đi sống lại,…) chiếm 70% thành ngữ tiếng Việt, âm tiết chẵn, chia làm hai vế tạo nên sự cân đối hài hoà, làm kết cấu của thành ngữ bền chặt, nghĩa của 10 thành ngữ vì thế được nhấn mạnh. Chính vì điều này, tính cân đối hài hoà giống như một đặc trưng của thành ngữ. Thành ngữ có 5 âm tiết: loại này có số lượng rất ít: Bán trời không văn tự, vải thưa che mắt thánh, chạy trời không khỏi nắng, đũa mốc chòi mâm son,… Loại 6 âm tiết có số lượng lớn thứ hai sau 4 âm tiết: đâm bị thóc, chọc bị gạo; ông nói gà, bà nói vịt; trống đánh xuôi, kèn thổi ngược;… Loại 7, 8 âm tiết số lượng cũng ít: lừ đừ như ông từ vào đền, lanh chanh như hành không muối, đám lang bò sang đám bí,… b. Trật tự các vế của các tiếng trong thành ngữ ổn định, ít thay đổi. Thành ngữ 4, 6 âm tiết có thể đổi trật tự nhưng người ta thường không đổi vì đã được sử dụng thành thói quen. Chẳng hạn: chân lấm tay bùn ---> chân bùn tay lấm thượng cẳng chân hạ cẳng tay ---> thượng cẳng tay hạ cẳng chân Như vậy, đây không phải là biểu hiện của tính không ổn định trong kết cấu mà chỉ là hiện tượng dị bản vì thành ngữ là sản phẩm của truyền miệng. c. Sự có mặt của từng yếu tố trong thành ngữ là ổn định. Chẳng hạn, ăn trên ngồi trốc: ở trong câu thành ngữ này “trốc” vẫn được giữ nguyên dù người miền Bắc và người miền Nam trong đời sống không nói: “trốc” (đầu). Như vậy, sự tác động của yếu tố nào trong thành ngữ không tác động đến nghĩa của thành ngữ. Ví dụ, vắt cối chày ra nước, hay, vắt cổ chày ra nước thì đều cùng chỉ sự keo kiệt. 1.1.2.2. Đặc trưng về nghĩa Đặc trưng nổi bật của thành ngữ là tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa của nó. Nghĩa của thành ngữ hoàn chỉnh vì nó biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng nói về các thuộc tính, quá trình, hay sự vật. Hay nói cách khác, thành ngữ là những đơn vị có nghĩa biểu trưng (tức đưa A mà không nói A) theo tính chất hàm ẩn. Nghĩa biểu trưng này được biểu hiện ở hai phương diện: nghĩa biểu trưng và ở bình diện bậc. 11 Trước hết, nghĩa biểu trưng là trên cơ sở sự liên tưởng của từng dân tộc, gắn với đặc trưng văn hoá nhằm đảm bảo tính lôgic khách quan, phù hợp với tâm lí dân tộc. Bên cạnh đó, xét ở bình diện bậc: bậc 1: tiếp xúc hình ảnh (nghĩa đen): chẳng hạn như: ngứa mồm ngứa miệng → nghĩa đen nhằm chỉ “có cảm giác muốn gãi ở mồm ở miệng”. Thượng cẳng chân hạ cẳng tay → Chỉ hành động “đưa (hay giơ) cẳng chân lên, hạ cẳng chân xuống”. bậc 2: tiếp nhận (đây là nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng được toát ra từ chỉnh thể). Chẳng hạn như: thành ngữ ngứa mồm ngứa miệng còn được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng: “Thích nói choa vào việc của người khác mặc dù không có liên quan gì đến mình.” Hay, thành ngữ thượng cẳng chân hạ cẳng tay cũng mang theo tầng nghĩa 2 (nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng): “Đánh túi bụi, tàn ác, đấm đá không tiếc tay”. Như vậy, thành ngữ là loại đơn vị từ vựng có lượng nghĩa đôi. “Hai nghĩa ấy gần như song song tồn tại: Nghĩa đen là cơ sở, là gốc; nghĩa bóng, hay nghĩa phái sinh là nghĩa được sử dụng trong hành chức, là nghĩa hình thành nhờ quá trình biểu trưng hoá” [24, 431]. Chẳng hạn: lên voi xuống chó → dùng “voi”, “chó” để nói địa vị con người. “voi” là biểu trưng cho địa vị cao sang, “chó” biểu trưng cho địa vị thấp hèn. Đây là hai hình ảnh biểu trưng, phù hợp với tâm lí người Việt Nam (voi gắn liền với chiến tướng nên được coi là cao sang, chó là ở trong nhà là con vật tầm thường nên coi là thấp hèn). Hay, thành ngữ ngang như cua nhằm chỉ tính chất ương ngạnh. Hình ảnh này có tính lôgic vì để biểu thị tính chất ương ngạnh phải tìm được hình ảnh của một con vật như con cua – bò ngang. 12 Hay, thành ngữ con rồng cháu Tiên nhằm gợi lòng tự tôn tự hào; rồng, tiên chỉ sự cao sang (gắn liền với truyền thống quan niệm nòi giống dân tộc Việt). Ngoài ra, xét về nội dung ý nghĩa, chúng ta thấy rằng thành ngữ cũng chỉ tương đương như từ, nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động, có tính nghệ thuật. Chẳng hạn trong các trường hợp sau: “rộng” ≈ cò bay thẳng cánh (nhằm nhấn mạnh thêm mức độ của từ là rất rộng) " keo kiệt" ≈ rán sành ra mỡ ≈ vắt cối (cổ) chày ra nước ≈ sàng cứt gà ra cám “lúng túng” ≈ như gà mắc tóc ≈ như thợ vụng mất kim ≈ như chó ăn vụng bột Như vậy, giá trị tác động của thành ngữ hơn hẳn. Nghĩa của từ chỉ gợi cái chung chung còn thành ngữ gắn với hình ảnh cụ thể. Ví dụ: - Mày là loại người sống buông thả (không giữ gìn trong quan hệ) thì buông thả là từ. Nhưng nếu nói: đồ mèo mả gà đồng thì “mèo mả gà đồng” là thành ngữ. Tóm lại, Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa định danh, nhưng là loại đơn vị định danh bậc hai, nên nghĩa của nó có tính bóng bẩy. Nghĩa này nó được biểu hiện dưới nhiều phương tiện khác nhau như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,.. 1.1.2.3. Đặc trưng về sử dụng Thành ngữ tiếng Việt được sử dụng tương đương như từ. Tính tương đương này được xét trên 2 khía cạnh: về nghĩa và về ngữ pháp. Trước hết, về nghĩa: nghĩa của thành ngữ tiếng Việt nói chung không phải là con số cộng đơn giản và trực tiếp nghĩa của các thành tố như ở trường 13 hợp các ngữ tự do hoặc quán ngữ mà nó được tạo thành trên cơ sở khái quát và tổng hợp ý nghĩa biểu trưng của các thành tố (tầng nghĩa thứ hai). Chính do đặc điểm này, nên việc thành ngữ khi đi vào sử dụng có sự thay đổi một vài yếu tố hoặc thêm, lược, đảo trật tự của các vế trong kết cấu của chúng, phần đa, cũng không làm ảnh hưởng đến nghĩa mà ngược lại, nhờ vào sự biển đổi linh hoạt của thành ngữ đã tạo nên cho thành ngữ có nhiều biến thể, rất uyển chuyển và sử dụng sinh động, phong phú hơn. Mặt khác, thành ngữ không chỉ tạo cảm giác cho người tiếp nhận không bị gò bó, nhàm chán mà ngược lại, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn. Đồng thời, nhằm nhấn mạnh ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải một cách ngắn gọn, súc tích với lượng nội dung thông tin rất hiệu quả. Bên cạnh đó, về mặt ngữ pháp: chúng ta thấy, từ đảm nhiệm chức năng nào trong câu thì thành ngữ cũng có khả năng đảm nhiệm chức năng ở những vị trí đó. Chẳng hạn: (1) Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn đảo mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết. [47, 117] (2) Thấy cái thế mạnh bạt sơn cử đỉnh của Nhật lúc bấy giờ, ai cũng tưởng họ sẽ ở lì cố hỉ mà nước mình sẽ là một “cái mặt trời nhỏ” trong lá cờ vĩ đại của “đại cường Phù Tang”, nhưng lại lầm phen nữa. [VIII, 389] 1.1.2.4. Đặc trưng về tính dân tộc Như chúng ta đã biết, thành ngữ mang tính dân tộc vì những lí do sau: Trước hết, thành ngữ thể hiện cách nói điển hình, đặc trưng của người Việt : nói so sánh ví von, ẩn dụ, khoa trương,… Chẳng hạn như: mèo mả gà đồng, múa rìu qua mắt thợ, ếch ngồi đáy giếng (ẩn dụ) áo chiếc quần manh, chân lấm tay bùn, một nắng hai sương,… (hoán dụ); ướt như chuột lột, đẹp như tiên, nhanh như chớp (ví von, so sánh). Chính đặc điểm này đã tạo cho thành 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng