0
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc vinh
LÊ THỊ BÍCH DIỆP
C¸CH Sö DôNG THµNH NG÷ TRONG
T¸C PHÈM CñA Hå ANH TH¸I Vµ
D¦¥NG THôY
CHUY£N NGµNH: NG¤N NG÷ HäC
M· Sè: 60.22.01
LUËN V¡N TH¹C SÜ NG÷ V¡N
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
NGhÖ an - 2012
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn
chúng tôi.
Xin được cảm ơn các thầy cô giáo thuộc bộ môn Ngôn ngữ học trường
Đại học Vinh; những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho chúng tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.
Lí do chọn đề tài..................................................................................1
2.
Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái
và Dương Thụy...................................................................................2
3.
Mục đích nghiên cứu..........................................................................3
4.
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................3
5.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................4
6.
Đóng góp của đề tài............................................................................5
7.
Cấu trúc của luận văn........................................................................5
Chương 1. MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...........6
1.1.
Xung quanh vấn đề thành ngữ..........................................................6
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu thành ngữ...........................................................6
1.1.2. Khái niệm thành ngữ..........................................................................8
1.1.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ......................................................10
1.1.4. Về việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm văn chương..............13
1.2.
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ Anh
Thái và Dương Thụy........................................................................16
1.2.1. Về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ Anh Thái...............16
1.2.2. Về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Dương Thụy...............19
1.3.
Tiểu kết chương 1.............................................................................22
Chương 2. CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM
CỦA HỒ ANH THÁI VÀ DƯƠNG THỤY XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP.........................................................24
2.1.
Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái
và Dương Thụy xét trên bình diện cấu tạo.....................................24
2.1.1. Thống kê định lượng và tần số xuất hiện thành ngữ trong
tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy..................................24
2.1.2. Cấu tạo của thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và
Dương Thụy......................................................................................27
2.2.
Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái
và Dương Thụy xét trên bình diện làm thành phần cấu tạo
câu......................................................................................................45
2.2.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái...............45
2.2.2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Dương Thụy................49
2.3.
So sánh cách sử dụng thành ngữ của Hồ Anh Thái và
Dương Thụy xét về mặt cấu tạo và tham gia làm thành phần
câu......................................................................................................52
2.3.1. Sự tương đồng...................................................................................52
2.3.2. Sự khác biệt.......................................................................................54
2.4.
Tiểu kết chương 2.............................................................................54
Chương 3. CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM
HỒ ANH THÁI VÀ DƯƠNG THỤY XÉT TRÊN BÌNH
DIỆN NGỮ NGHĨA..................................................................56
3.1.
Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái
và Dương Thụy xét trên trên bình diện ngữ nghĩa........................56
3.1.1. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái
xét trên trên bình diện ngữ nghĩa....................................................57
3.1.2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Dương Thụy
xét trên trên bình diện ngữ nghĩa....................................................64
3.2.
So sánh cách sử dụng thành ngữ của Hồ Anh Thái và
Dương Thụy xét trên bình diện ngữ nghĩa.....................................69
3.2.1. Sự tương đồng...................................................................................69
3.2.2. Sự khác biệt.......................................................................................71
1
3.3.
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong tác
phẩm của Dương Thụy và Hồ Anh Thái.........................................73
3.3.1. Tạo cho câu văn giàu hình ảnh........................................................73
3.3.2. Tạo tính hàm súc, ngắn gọn cho câu văn........................................78
3.3.3. Tạo sự hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa............................................79
3.4.
Tiểu kết chương 3.............................................................................80
KẾT LUẬN....................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................84
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có giá trị hết sức đặc biệt trong
hoạt động giao tiếp. Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày lẫn trong văn bản chính luận, báo chí, đặc biệt là trong các tác
phẩm văn chương… Do cấu tạo của thành ngữ sử dụng ít từ, kiệm lời nhưng
lại có một giá trị biểu trưng hết sức sâu sắc, gợi hình ảnh bóng bảy nên người
nói - người viết ưa dùng thành ngữ. Thông qua thành ngữ, cách sử dụng
chúng, chúng ta nhận ra nét đặc trưng văn hóa vùng miền cũng như phản ánh
lối nói, nếp cảm, cách tư duy của từng dân tộc. Chính vì vậy, thành ngữ ngày
càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu trên nhiều bình diện: cấu trúc,
ngữ nghĩa, thi pháp, triết học, giáo dục. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu mới
dừng lại tìm hiểu thành ngữ như những đơn vị cố định, có sẵn mà chưa có
xem xét thành ngữ trong hoạt động lời nói, cụ thể biểu hiện trong tác phẩm
văn chương, chính vì lí do đó, việc đi sâu nghiên cứu thành ngữ trong tác
phẩm của từng tác giả là hết sức cần thiết.
1.2. Hồ Anh Thái và Dương Thụy thuộc thế hệ nhà văn sau thời kì đổi
mới (sau 1986). Hai tác giả này sáng tác nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện
ngắn, truyện dài, tạp văn…Điều đặc biệt là họ đã gặp gỡ nhau trong việc lựa
chọn và sử dụng một số lượng thành ngữ rất lớn trong tác phẩm của mình, tạo
được hiệu quả biểu đạt cao, gây được cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Song,
trên thực tế vấn đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ,
có hệ thống. Chọn nghiên cứu đề tài về thành ngữ của Hồ Anh Thái và Dương
Thụy là một hướng tiếp cận mới mẻ, chứng minh rõ ràng hơn cho việc sử dụng
chất liệu văn học dân gian đạt hiệu quả nghệ thuật cao trong thể loại văn học
hiện đại. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài luận văn là: “Đặc điểm sử dụng
thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy”.
2
2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái và
Dương Thụy
Hồ Anh Thái và Dương Thụy là hai tác giả của nền văn học đương đại.
Nếu như Hồ Anh Thái được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ
nhà văn thời hậu chiến thì Dương Thụy là nhà văn trẻ đại diện cho thế hệ nhà
văn đương đại.
a. Hồ Anh Thái là một tác giả mới của văn xuôi đương đại. Ông đã
nhanh chóng khẳng định được tài năng văn chương của mình. Tìm hiểu về Hồ
Anh Thái có thể kể đến một số bài viết và công trình nghiên cứu sau đây: Bài
viết của Anh Chi: “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”; Báo Thể thao Văn
hóa: “Bên này bên ấy”; Báo Đất Việt ra ngày 19/10/2011: “Hồ Anh Thái kể
chuyện bắt chuột”; Báo Thể thao và Văn hóa ra ngày 12/9/2011: “Hồ Anh
Thái lấy chữ mà chơi”; Võ Anh Minh (2005), Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ
quan niệm nghệ thuật về con người (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học
Vinh; Nguyễn Đình Thiện (2007), Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ
Anh Thái, (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Trần Quỳnh Trang
(2007), Những cách tân trong nghệ thuật tự sự Hồ Anh Thái (Luận văn thạc
sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Nguyễn Thị Huệ (2008), Những đặc sắc của nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và tôi của Hồ Anh
Thái, (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh.
b. Dương Thụy là nhà văn trẻ đương đại khá mới mẻ với bạn đọc. Thực
tế, chưa có công trình nghiên cứu về nhà văn này. Chỉ có thể kể đến một số bài
báo phỏng vấn như: phỏng vấn của báo An ninh thủ đô với Dương Thụy trong
www.duongthuy.net, Hoàng Hồng thực hiện, có nhận xét “Một tình yêu đẹp như
mơ và một kết thúc có hậu ngọt ngào là điển hình bút pháp Dương Thụy - một
bút nữ nổi tiếng trong giới học sinh, sinh viên qua những tác phẩm đậm chất học
trò.”; Nhà văn Phan Hồn Nhiên với bài viết “Một thế giới dưới nắng mặt trời”
đã có nhận xét: “Cô có sự tự nhiên của người sở hữu các câu chuyện hay cùng
3
sự tự tin của một người biết rộng và lịch lãm. Chính vì không cố ý nên Dương
Thụy có một giọng văn hồn hậu riêng biệt, một văn phong không thể trộn lẫn.
Và cô dẫn dắt người đọc theo mình đến cùng. Càng đọc Dương Thụy, tôi càng
tin rằng cô là người kể chuyện giỏi: hài hước, tinh quái, giọng điệu có lúc thản
nhiên tưng tửng rặt chất Sài Gòn, nhưng ngẫm kỹ, lại thấy buồn buồn, có khi
đượm chua xót. Quyến rũ độc giả bởi trang văn chân thành, giản dị, những
người như Dương Thụy đang ngày một hiếm hoi trên văn đàn trẻ”.
Tóm lại, các bài viết và các công trình nghiên cứu ở trên đều chưa có
sự đề cập đến việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và
Dương Thụy. Đó chính là lí do để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc
điểm sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy”.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến nghiên cứu thành ngữ về mặt ngữ pháp và ngữ
nghĩa trong một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái và Dương Thụy. Từ
đó đi sâu vào tìm hiểu những giá trị của thành ngữ trong việc thể hiện những
nội dung trong cuộc sống của xã hội hiện đại. Chúng tôi mong muốn với đề
tài này sẽ góp thêm một cách nhìn, một cách tìm hiểu về những giá trị của văn
học dân gian khi đưa vào sử dụng trong văn học hiện đại.
4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi chọn các thành ngữ được sử dụng trong
các tác phẩm của hai nhà văn Hồ Anh Thái và Dương Thụy làm đối tượng
nghiên cứu, gồm các truyện:
a. Hồ Anh Thái
- SBC là săn bắt chuột, Nxb Trẻ, 2011.
- Đức Phật nàng Savitri và tôi, Nxb Thanh Niên, 2011.
- Mười lẻ một đêm, Nxb Đà Nẵng, 2008.
4
b. Dương Thụy
- Bồ câu chung Mái Vòm, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh, 2011.
- Hè của cô bé mất gốc, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh, 2011.
- Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh, 2008.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài này là:
- Đi vào khảo sát, thống kê, phân loại số lượng thành ngữ xuất hiện
trong các tác phẩm (xem 3.1) của hai nhà văn Hồ Anh Thái và Dương Đi vào
khảo sát, thống kê, phân loại để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
trong cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương
Thụy. Từ đó lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt.
- Đi sâu vào việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
và Dương Thụy chúng tôi cũng nhằm mục đích tìm hiểu giá trị của các
thành ngữ ấy trong việc biểu đạt tâm lí nhân vật, biểu hiện những nội
dung về cuộc sống như thế nào. Qua đó khẳng định giá trị của nguồn chất
liệu văn học dân gian khi được đưa vào sử dụng trong thể loại mới của văn
học hiện đại.
- Phân tích và miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của thành ngữ
trong sự hành chức thể hiện qua lời nhân vật từ ngữ liệu thu thập được.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi chọn sử dụng những phương pháp:
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các thành ngữ được sử dụng với
ngữ cảnh cụ thể trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy. Theo kết quả
chúng tôi thu được thì có 388 thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Hồ Anh
Thái, có 201 thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Dương Thụy. Từ đó
chúng tôi phân ra thành các tiểu loại khác nhau để có nhận xét phù hợp.
5
5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Từ nguồn chất liệu đã có từ phương pháp thống kê phân loại, chúng tôi
tiến hành phân tích cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và giá trị biểu đạt
của thành ngữ trong từng ngữ cảnh khác nhau.
5.3. Phương pháp so sánh
Chọn sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm hướng đến chỉ ra sự
tương đồng khác biệt trong việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác Hồ Anh
Thái và Dương Thụy. Mặt khác, chúng tôi cũng tiến hành đối chiếu thành ngữ
gốc với các thành ngữ được hai tác giả sử dụng để chỉ ra hoạt động hành chức
cụ thể của đơn vị ngôn ngữ này.
5.4. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng ở cuối mỗi phần, mỗi chương
và phần kết luận.
6. Đóng góp của đề tài
Có thể xem đây là công trình đầu tiên nghiên cứu thành ngữ trong tác
phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy từ góc nhìn ngữ pháp - ngữ nghĩa
-ngữ dụng một cách có hệ thống.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái
và Dương Thụy xét trên bình diện ngữ pháp
Chương 3. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái và
Dương Thụy xét trên bình diện ngữ nghĩa
6
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Xung quanh vấn đề thành ngữ
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu thành ngữ
Bàn về lịch sử nghiên cứu thành ngữ, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều
công trình khác nhau. Nhìn một cách tổng quát, các công trình ấy đều xoay
quanh nghiên cứu các phương diện: Nghiên cứu thành ngữ trên bình diện cấu
trúc, bình diện ngữ nghĩa, bình diện thi pháp, bình diện tri nhận, bình diện
triết học, giáo dục...
Công trình nghiên cứu về thành ngữ đầu tiên cần phải đề cập đến đó là
các giáo trình từ vựng tiếng Việt. Các giáo trình này nghiên cứu khá toàn
diện về thành ngữ và đã chỉ ra được những đặc điểm căn bản nhất của thành
ngữ trên cơ sở so sánh với từ ghép, cụm từ tự do, tục ngữ…Đó là công trình
của một số tác giả:
Đái Xuân Ninh với Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,
H, 1978 đã chỉ ra những điểm nổi bật về ý nghĩa của thành ngữ: ý nghĩa của
thành ngữ thường không thể giải thích được trên cơ sở của những yếu tố cấu
thành. Như vậy, chúng ta chưa thể khẳng định mình hiểu được thành ngữ ấy
nếu như chúng ta mới chỉ hiểu được ý nghĩa của các bộ phận tạo nên thành
ngữ. Mặt khác, thành ngữ lại luôn gắn liên với điều kiện lịch sử xã hội, một
tập đoàn người nhất định. Về hình thức, thì nét nổi bật thường thấy của thành
ngữ là tính chất so sánh, vần lưng, tính chất đối xứng, lồng chéo các yếu tố,
thay đổi trật tự các thành tố.
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
H, 1998) lại căn cứ vào cơ chế cấu tạo để phân biệt thành ngữ, ông chia ra 2
nhóm thành ngữ hợp kết và thành ngữ hòa kết. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ
7
ra đặc trưng của thành ngữ thông qua việc so sánh với từ ghép và cụm từ tự
do. Cũng theo Nguyễn Thiện Giáp thì xét về mặt nội dung, thành ngữ là tên
gọi gợi cảm - có tính hình tượng của một hình tượng nào đó, có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, biểu thị một khái niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói. Còn về
cấu tạo ngữ pháp, đa số thành ngữ có quan hệ và cấu trúc đẳng lập. Nếu thành
ngữ có quan hệ chính phụ thì phần nhiều thuộc loại so sánh. Tính phi cú pháp
của thành ngữ thể hiện ở sự đối xứng của các thành tố, đan xen, thay đổi trật
tự và có sự hòa phối thanh điêu. Có thể nói đặc điểm này tạo cho thành ngữ
có tính nhạc riêng khi sử dụng.
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,
Nxb ĐHQG, 1996- in lần thứ 2) thì cho thành ngữ (còn gọi là ngữ cố định) là
các cụm từ đã được cố định hóa, có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có
tính xã hội như từ. Có thể có những thành ngữ có hình thức cấu tạo là một câu
thì nó cũng mang tính tương đương từ về chức năng tạo câu. Song, trong quá
trình sử dụng, thành ngữ có thể biến đổi tùy vào văn cảnh cụ thể. Xét về ngữ
nghĩa thì thành ngữ có 4 đặc điểm là: tính biểu trưng, tính dân tộc, tính hình
tượng và cụ thể, tính biểu thái.
Trên đây là những công trình nghiên cứu rất căn bản về thành ngữ
Tiếng Việt. Các tác giả trên đã đề cập đến những đặc điểm của thành ngữ và
xem xét chúng như là một trong những đơn vị của từ vựng học. Họ gặp nhau
ở điểm chung là đều cho rằng: thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ tương
đương từ nhưng lại có những đặc điểm riêng khác biệt với từ về phương diện
cấu trúc, về ngữ nghĩa cả khả năng hoạt động của nó. Tuy vậy, chưa có tác giả
nào nghiên cứu thành ngữ trong hành chức, thể hiện qua lời nhân vật trong tác
phẩm văn chương.
Thời gian gần đây thì việc nghiên cứu thành ngữ trong các tác phẩm
văn chương được chú ý nhiều hơn. Điều này cho thấy các nhà văn đã nhận
thức được những giá trị hết sức đặc biệt của thành ngữ trong việc biếu đạt tâm
8
lí nhân vật cũng như thể hiện nhiều phương diện về cuộc sống hết sức sinh
động và hấp dẫn. Chúng ta có thể kể đến các bài viết thành công như: Bùi Thị
Thi Thơ (2005), Thành ngữ trong truyện ngắn Chí Phèo, Văn học và Tuổi trẻ,
Số 6; Đặng Thanh Hòa, Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương; Đồng Tâm Hội, Vài nét về thành ngữ tiếng Việt và về dịch thuật…
Hoặc trong các công trình khóa luận và luận văn thạc sĩ thì việc nghiên cứu
thành ngữ trong văn chương cũng khá phổ biến: Lê Thị Tú Anh, Cách sử
dụng thành ngữ trong truyện Kiều của Nguyễn Du; Nguyễn Thị Thuý Hoà,
Cách sử dụng thành ngữ trong các bài nói bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
… Tuy nhiên, những bài nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát và
vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong một tác giả cụ thể mà chưa hề có công
trình nghiên cứu nào có đề tài về so sánh cách sử dụng thành ngữ giữa các
nhà văn một cách toàn diện và có hệ thống.
1.1.2. Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là một đơn vị rất đặc biệt của ngôn ngữ. Về khái niệm
thành ngữ, đã từng tồn tại nhiều quan niệm của các tác giả khác nhau. Hầu
hết sự không thống nhất giữa các quan niệm là do bản thân đối tượng
thành ngữ.
Thành ngữ là một hiện tượng phức tạp. Nó là một đối tượng ngôn ngữ
đa diện. Theo Hoàng Văn Hành: Thành ngữ là một hiện tượng trung gian nằm
ở khu đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng, một bên là ngữ, thuộc cú pháp
và một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn học dân gian…Vì vậy, thành ngữ
sẽ là đối tượng của các ngành có liên quan như từ vựng học, ngữ pháp học,
văn học dân gian. Nhưng ngay cả khi thành ngữ được nhiều ngành quan tâm
thì việc phân biệt thành ngữ với các đơn vị có liên quan như tục ngữ, cụm từ
tự do, từ và các đơn vị trung gian khác cũng không đơn giản.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu lại thường xuất phát từ những tiêu chí,
những bình diện khác nhau để nhìn nhận những thuộc tính cơ bản của thành
9
ngữ. Với những lí do đó thì đương nhiên sẽ có nhiều quan niệm khác nhau về
thành ngữ.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2009), thành ngữ là “Cụm từ hay ngữ
cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn
một ý, một nhận xét như tục ngữ,mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một
hình thức sinh động, hàm súc” [17, 297].
Trong Hoạt động của từ Tiếng Việt tác giả Đái Xuân Ninh cũng đã trình
bày quan niệm: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất
tính độc lập ở cái mức độ nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối
vững chắc và hoàn chỉnh” [43, 212].
Trong cuốn Vấn đề về cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê cũng
đưa ra một cách hiểu về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những tổ hợp từ
(gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý
nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hình tượng, một tính cách hay một
trạng thái nào đó” [34, 97].
Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cho rằng: “Thành ngữ
là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi
cảm” [16, 12].
Tác giả Hoàng Văn Hành viết: “Thành ngữ là một loại tổ hợp cố định,
bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [19, 27].
Tóm lại, các nhà nghiên cứu khi bàn về thành ngữ đã cố gắng đưa ra
những khái niệm, những cách hiểu về thành ngữ dựa trên cơ sở phát hiện
những đặc điểm thuộc tính của nó. Trên cơ sở những ý kiến khác nhau của
các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về thành ngữ
như sau:
Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, có cấu trúc bền vững, hoàn chỉnh,
bóng bẩy về ý nghĩa và sử dụng tương đương với từ.
10
1.1.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ luôn được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Song, để xác định rõ được ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là
điều không đơn giản. Tác giả Dương Quảng Hàm là người đầu tiên quan tâm
đến vấn đề này. Trong cuốn sách Việt Nam văn học sử yếu, ông cho rằng “một
ìcâu tục ngữ tự nó có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì.
Còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dụng để ta diễn đạt ý gì hoặc mô
tả điều gì cho nó màu mè”. Sau đó một số nhà nghiên cứu văn học dân gian
cũng đã chú ý nghiên cứu phân biệt hai đơn vị này trong các công trình như
Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, H.,1978 của Vũ Ngọc Phan.
Theo tác giả: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý một nhận xét,
một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là sự phê phán. Còn thành
ngữ là một phần câu có sẵn,nó là một bộ phận của câu mà nhiều người quen
dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn”. Đồng thời,
trong cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam tác giả Nguyễn Lân cũng
đã cố gắng phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Ông cho rằng:
Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm.
Thí dụ: ăn sổi ở thì, ba vuông bảy tròn, cơm sung cháo giền, nằm sương gối
đất..Tác giả chỉ chọn những thành ngữ có 3 từ trở lên và những thành ngữ có
hai từ là từ ghép.
Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc
một nhận xét về tâm lí, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu
khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm nhận thức tự nhiên hay xã hội…Thí dụ:
Đồng tiền đi liền khúc ruột; trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay; ở hiền thì
gặp lành; chết trong còn hơn sống đục; đói cho sạch rách cho thơm; bỡn
quá hóa thật; gió heo may chuồn chuồn bay thì bão…
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt như cuốn
Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH và THCN, H., 1976 của tác giả
11
Nguyễn Văn Tu [54] hay đứng ở góc độ ngôn ngữ cũng đã cố gắng phân biệt
thành ngữ tục ngữ và một số đơn vị văn học dân gian khác. Tác giả Đỗ Thị
Kim Liên trong cuốn Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng
[36] cũng đã đề cập đến vấn đề phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
Theo chúng tôi, có thể căn cứ vào các tiêu chí cơ bản sau để phân biệt
hai đơn vị ngôn ngữ này, đó là tiêu chí hình thức, cấu trúc, chức năng, ngữ
nghĩa và đích tác động.
Trước hết, xét về tiêu chí hình thức ta thấy sự khác nhau thể hiện rõ
nhất ở số lượng âm tiết: Tục ngữ có số lượng chủ yếu là 6 âm tiết, loại nhiều
nhất là 23 âm tiết. Thành ngữ có cả 3 âm tiết, nhưng chủ yếu là 4 âm tiết.
Trong tổng số 478 thành ngữ (cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ) mà Hoàng
Văn Hành đi sâu phân tích thì có 243 thành ngữ 4 âm tiết, chiếm 43,7%. Còn
trong 9000 tục ngữ (cuốn Tục ngữ chọn lọc của Vương Trung Hiếu) thì số
lượng câu tục ngữ 6 âm tiết trở lên là 6643 câu, chiếm 66,4%.
Tiêu chí cấu trúc thể hiện trước hết ở tính chất quan hệ trong nội bộ
các thành tố: Trong thành ngữ giữa các thành tố có quan hệ cố định chặt chẽ
nên các khả năng cải biến, thêm thành tố, tỉnh lược thành tố hạn chế. Ngược
lại, trong tục ngữ, giữa các thành tố có quan hệ tự do nên có thể chuyển một
số thành tố, thêm thành tố, hoặc tỉnh lược các thành tố khi có sự bù đắp của
các phương tiện khác trong những ngữ cảnh cụ thể.
Tiêu chí chức năng thể hiện rõ nhất ở sự tham gia với tư cách là đơn
vị cấu thành trong hệ thống ngôn ngữ. Thành ngữ khác với tục ngữ không
chỉ thể hiện trên trục ngang (trục tuyến tính) mà còn thể hiện trên trục tôn
ti tầng bậc (trục doc) - trục hệ thống gắn với chức năng của mỗi đơn vị khi
tham gia vào hệ thống. Đó là khi trong sử dụng, ta gặp hiện tượng thành
ngữ trở thành thành tố trong cấu tạo của tục ngữ, như: mặt chữ điền nhưng
tiền không có, cơm hàng cháo chợ ai lỡ thì ăn, đẹp như tiên lo phiền cũng
xấu, gặp chồng đần xỏ chân lỗ mũi…Ở những trường hợp này, thành ngữ là
12
cụm từ cố định, có giá trị tương đương từ (bậc dưới xét về cấp độ trong hệ
thống ngôn ngữ), thực hiện chức năng cấu tạo, còn tục ngữ lại tồn tại với tư
cách là câu (bậc trên) hướng đến chức năng thông báo, có tác động đến
người nghe.
Tiêu chí ý nghĩa cũng được xem là tiêu chí rất quan trọng để căn cứ
vào đó để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Thành ngữ, lúc đầu, được hình
thành do cụm từ tự do, lâu dần thành cố định nên mang nghĩa bóng, nghĩa
khái quát, toát lên từ toàn khối chứ không phải nghĩa của từng thành tố riêng
lẻ. Do đó, nghĩa của thành ngữ là nghĩa từ điển, nghĩa định danh (một sự vật,
một trạng thái, một quá trình, một thuộc tính). Nghĩa của tục ngữ thường
thuộc một trong ba nhóm nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và đa nghĩa. Những
nghĩa này được nhận diện dựa vào ngữ cảnh sử dụng cụ thể, phản ánh một
kiểu quan hệ.
Tiêu chí tác động thể hiện ở chỗ thành ngữ tác động đến người nghe
một khi nó được vận dụng vào trong lời nói, là một bộ phận cấu thành lời
nói. tương đương từ. Do đó, ở khía cạnh này không thể khẳng định thành
ngữ tác động đến người nghe trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta thử xét ví dụ:
mất bò mới lo làm chuồng là tục ngữ, nhưng khi dựa vào đích tác động,
chúng chưa thể hiện là tác động trực tiếp hay gián tiếp. Khi đặt trong văn
cảnh: Anh ta thật không biết tính toán, cứ mất bò mới lo làm chuồng thì
chúng ta mới hiểu được đích tác động của đơn vị này. Tục ngữ lại được chia
thành hai nhóm:
a) Nhóm có đích tác động trực tiếp (nhóm tục ngữ nói lên kinh nghiệm
về thời tiết, kinh nghiệm sản xuất: tháng bảy mưa gãy cành trám, ăn kĩ no lâu
cày sâu tốt lúa, nắng tốt dưa mưa tốt lúa…).
b) Nhóm có đích tác động gián tiếp như: người sống về gạo, cá bạo về
nước, có an cư mới lạc nghiệp…
13
Hướng tác động của các tục ngữ mà chúng tôi đề cập ở trên là hướng
tới người nghe, người tiếp nhận (đối tượng tiếp nhận) chứ không phải là đối
tượng sử dụng tục ngữ ấy.
1.1.4. Về việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm văn chương
Theo cách hiểu thông thường thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định,
bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ. Trong lời ăn tiếng
nói của nhân dân, nó rất gần gũi với mọi phương diện của đời sống. Nhưng
không phải trong cuộc sống ai cũng biết dùng thành ngữ, trang bị cho mình vốn
thành ngữ để lời nói trở nên hài hòa sinh động. Đặc biệt trong sáng tác, nó thuộc
về sự am hiểu, thâm nhập cuộc sống và sự giàu có ngôn từ của nhà văn..
Trước hết xin được đề cập đến tác giả Nguyễn Du với tác phẩm
“Truyện Kiều”. Có thể thấy một trong những lí do làm người đọc cảm nhận
ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”đậm chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng
ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài
vận dụng thành ngữ, thành ngữ. Có lẽ trong lịch sử thi ca của ta từ xưa đến
nay, khó tìm được một tác phẩm nào mà thành ngữ, tục ngữ xuất hiện nhiều
như trong “Truyện Kiều”. Theo sự thống kê của chúng tôi, trong “Truyện
Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn khoảng 180
lần. Có những đoạn thơ, đại thi hào cho thành ngữ, châm ngôn xuất hiện gần
như lien tục trong các câu thơ. Đây là đoạn nói về ý nghĩ của Hoạn Thư:
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay
Nỗi lòng kín chẳng ai hay
Ngoài tai để mặc gió bay ra ngoài.
Chỉ trong 4 câu lục bát ta thấy xuất hiện tới ba thành ngữ: “Trông thấy
nhãn tiền”, “Thăm ván bán thuyền” và “Gió để ngoài tai”.Hay ở trong 4 câu
lục bát khác:
14
Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
Nghĩ là e ấp dùng dằng
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.
Cũng có tới sự xuất hiện của 3 thành ngữ: “kín như hũ nút”, “không
khảo mà xưng”, “rút dây động rừng”. Đây là những ví dụ tiêu biểu cho thấy
sự xuất hiện với số lượng lớn của thành ngữ trong “Truyện Kiều”.
Với tài năng nghệ thuật hết sức uyên bác, đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du có cách sử dụng thành ngữ rất linh hoạt. Đa phần các thành ngữ được giữ
nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ tự
nhiên như “mạt cưa mướp đắng” trong câu “Mạt cưa mướp đắng đôi bên một
phường”; “bỉ sắc tư phong” trong câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong”, “làn thu thủy”
trong câu “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Mặt khác, cũng có không ít câu thành
ngữ được giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt. Ví dụ như: Chật như nêm
(Trong nhà người chật như nêm); Giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội
bằng ba lửa nồng); Trong ấm ngoài êm (Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm);
Khuất mặt, cách lòng (Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng); Kiếp tằm vương
tơ (Con tằm đến thác hãy còn vương tơ); Kẻ cắp bà già (Phen này kẻ cắp bà
già gặp nhau); Cá chậu chim lồng (Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi); Kiến
bò miệng chén (Kiến bò miệng chén đi đâu)…
Không chỉ Nguyễn Du mà các tác giả khác như Nam Cao, Nguyên
Hồng, Ngô Tất Tố, Ma Văn Kháng…cũng đã chọn sử dụng các thành ngữ
trong tác phẩm của mình và đạt được hiệu quả nghệ thuật hết sức độc đáo.
Đặc biệt, Nam Cao đã sử dụng số lượng thành ngữ dày đặc trong tác phẩm
“Chí Phèo”. “Chí Phèo” là truyện ngắn có dung lượng một truyện vừa và qui
mô hình tượng, không gian, thời gian của một tiểu thuyết. Song, dù truyện
ngắn hay vừa thì điều rất đáng lưu ý là: trong 37 trang sách, xuất hiện tới 47