Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Cách làm dạng đề nghị luận văn học...

Tài liệu Cách làm dạng đề nghị luận văn học

.DOCX
5
956
101

Mô tả:

CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Giới thiệu chung về cấu trúc chung của một bài nghị luận văn học  Mở bài:- dẩn dắt vấn đề có liên quan(đề cao tính sáng tạo, có thể dẩn dắt vấn đề liên quan tương đồng hoặc trái ngược) - Giới thiệu luận đề( thường nằm ngay trên bề nổi của đề bài) - Định hướng làm bài.  Thân bài: - đoạn chuyển tiếp( hoàn cảnh sáng tác, so sánh, hoặc phong cách nghệ thuật của tác giả, hay cũng có thể so sánh với vấn đề khác…) - Giải thích luận đề - Tùy theo đề bài mà ta có thể chứng minh hay phân tích luận đề. - Đánh giá và bàn luận - Phản đề( nếu có)  Kết bài: - khẳng định lại vấn đề. - Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật hoặc tác phẩm. II. Giới thiệu một số dạng đề nghị luận văn học và cách sử lí  Dạng đề phân tích nhân vật 1. trong văn xuôn Mở bài: >cách 1: mở bài truyền thống, giới thiệu tác giả,tác phẩm, nhân vật cần phân tích. >cách 2: đi từ nội dung tư tưởng của tác phẩm rồi dẩn ra nhân vật cần phân tích > cách 3: cách mở bài sáng tạo( tùy theo mỗi người sẽ có cách mở bài riêng: có thể đưa một câu nhận định về nhân vật, cũng có thể so sánh với nhân vật khác,…) Thân Bài: - đoạn chuyển tiếp( có thể nói về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, so sánh với tác phẩm hay nhân vật khác để làm nổi bật nhân vật cần phân tích, phong cách nghệ thuật của tác giả… Lưu ý: nếu ở mở bài đã có một trong những ý trên thì chúng ta sẽ chọn khác ý đó để phân tích.) Giới thiệu nhân vật: lai lịch, ngoại hình, tính cách, số phận, quan hệ của nhân vật với cộng đồng… vai trò của nhân vật trong tác phẩm(nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật phản diện hay chính diện, nhân vật tư tưởng hay nhân vật tính cách) - phân tích: + nêu tưởng đặc điểm của nhân vật, ứng với mỗi đặc điểm là những dẩn chứng liên quan và có những kiến giải hợp lý.(ví dụ: khi nói về đặc điểm của Chí Phèo khi ra tù thì tác giả nhận xét đó là hình dạng của một thằng lưu manh, từ đó chúng ta đưa ra dẩn chứng: “hắn mang cái quần nái đen, cái áo tây vàng phanh ngực để lộ những hình săm ông tướng cầm chùy… đầu hắn trọc lốc, răng cạo trắng hớn, hai mắt cơng cơng trong gớm chết” đó chính là dẩn chứng, bây giờ chúng ta lý giải đặc điểm đó từ đâu mà có: “ đó chính là thành quả của bọn thực dân phong kiến tiếp tay cho bọn địa chủ phong kiến, đẩy những người dân lương thiên vào nhà tù thực dân, nơi chuyên nhào nặn những kẻ lưu manh cho xã hội”.) . bên cạnh đó người làm có thể liên hệ so sánh với các nhân vật khác có liên quan để bổ xung làm sáng tỏ hơn về nhân vật mình đang phân tích(ví dụ: nói về chủ nghĩa anh hùng ở nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của NTH, thì chúng ta có thể so sánh với các nhân vật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi) +nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng thông qua những biện pháp nghệ thật nào, nó có tiêu biểu cho phong cách của tác giả hay không. + giá trị và ý nghĩa của nhân vật: nhân vật góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm như thế nào, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm( ví dụ: nhân vật Chí Phèo, từ khi xuất hiện cho đến lúc chết đi đã cho ta thấy đỉnh cao của sự tố cáo bọn địa chủ và thực dân phong kiến, những thế lực dã man đã đưa người dân lương thiện đến bên bờ vực thẳm, không có lối thoát(giá trị hiện thực) bên cạnh đó còn gửi gắm vào nhân vật nhứng giá trị đích thực của con người, đó là “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, cho dù đó là con quỷ dữ đi chăng nữa thì Chí vẫn luôn khao khát được làm người lương thiện cho đến lúc chết đi để giải thoát mình(giá trị nhân đạo)) Kết bài: - khái quát về nhân vật, nêu cảm nhận của bản nhân về nhân vật và tác phẩm. - trong thơ + phân tích >xác định nhân vật trữ tình trong tác phẩm là ai, được xưng hô như thế nào, cách giới thiệu nhân vật có tác dụng gì( ví dụ bài Sóng của Xuân Quỳnh: nhân vật trữ tình là tác giả, được xưng hô là “em”, cách giới thiệu có tác dụng thể hiện được vẻ duyên dáng của người con gái khi yêu) > mình sẽ phân tích thơ dựa trên hình ảnh, từ ngữ, và nghệ thuật, để rút ra nội dung hay tâm trạng của nhân vật trữ tình, phân tích từng khổ thơ để thấy được mạnh vận động trong cảm xúc của nhân vật( ví dụ: về mạch vân động trong cảm xúc của nhân vật, bài thơ vội vàng của Xuân diệu, thì mạnh vận động trong cảm xúc của nhân vật luôn luôn thay đổi, từ khổ 1 đến khổ 4 tác giả luôn thay đổi cảm xúc, tuy nhiên nó có sự gắn kết ở chổ, khổ trước sẽ trả lời thắc mắc cho khổ sau, khi chúng ta đọc khổ 3 thì sẽ không hiểu vì sao tác giả buồn đến hoài nghi chán nản trước bước đi của thời gian nếu không đọc khổ 1 và khổ 2, đó chính là mạnh vận động trong cảm xúc của nhân vật) > khai quát lại tâm trạng của nhân vật trữ tình, từ đó đưa ra đánh giá và bàn luận. *cần rút ra: - vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật mà tác giả muốn gửi gắm - những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của nhân vật  Phân tích hoặc cảm nhận một đoạn văn trong một tác phẩm văn học. - chủ yếu chúng ta sẽ rút ra: Nội dung: +đoạn văn trên của tác phẩm và tác giả nào, vị trí trong tác phẩm đó + nội dung của đoạn trích là gì? Nhân vật có những hành động, diễn biến tâm lý ra sao? Lý giải? + đề tài tư tưởng thể hiện trong đoạn văn là gì ? tác giả là người như thế nào? Nghệ thuật: + kết cấu của đoạn văn. Phong cách nghệ thuật của tác giả…  Dạng đề phân tích hoặc bình luận về một ý kiến về một tác phẩm văn học - Giải thích 2 ý kiến: nếu cả 2 ý kiến đều chúng chúng ta sẽ lần lượt phân tích, nếu 1 đúng 1 sai chúng ta bác bỏ ý kiến sai và giữ lại ý kiến đúng - Phân tích nhân vật dựa trên ý kiến đánh giá( ví dụ:nói về tác phẩm chí phèo có người nói nó hội tụ 3 yếu tố Sáng tạo, mới mẻ và độc đáo. Thì chúng ta phải phân tích mới thấy được ba yếu tố đó. Đó là Sáng tạo ở đề tài, mới mẻ ở tư tưởng nhân đạo, độc đáo ở cách kể chuyện. đó là phân tích tác phẩm dựa trên ý kiến đánh giá) - Bình luận 2 ý kiến: đánh giá và bàn luận về 2 ý kiến mình đang phân tích từ đó rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm  Phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm -Giải tích: nhân đạo là gì: đó là tình thương yêu giữa những con người, đó là sự đồng tình và thông cảm của tác giả trước những số phân bất hạnh hay ước mơ khát vọng chính đáng hay những giá trị cao quý của con người( bạn có thể lên google tìm để có một khái niệm đầy đủ nhất, mình chỉ nói sơ qua để bạn hiểu) - phân tích +tiếng nói cảm thông: sự thấu hiểu của tác giả trước nổi khổ của con người + tiếng nói nên án: tố cáo xã hội +sự trân trọng của nhà văn: trước vẻ đẹp của con người hay thái độ đồng tình với ước mơ, khát vọng của họ - Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật( nghệ thuật sẽ nói đến giọng điêu, miêu tả, và cách tự sự) => nhận xét, so sánh - Nét mới trong tư tưởng nhân đạo của tác giả, và nét hạn chế của nhà văn( ví dụ: Trong tác phẩm Chí Phèo. Nét mới: đó là tìm ra nét đẹp tiềm ẩn trong những con người méo mó, dị hợm. nét hạn chế:đó chính là cái kết bế tắc của nhân vật cuối tác phẩm tuy nhiên nét hạn chế đó chỉ là ý kiến chủ quan của một số người (bởi vì nhiều người lại cho rằng, cái kết đó là đỉnh cao của sự tố cáo) nên khi mình đưa vào phân tích sẽ không bình luận trược tiếp mà sẽ nói gián tiếp( ví dụ: có người cho rằng…)  Phân tích 1 hoặc 1 vài chi tiếc trong 1 tác phẩm. - Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của chi tiết - Phân tích biểu hiện và các lớp ý nghĩa của chi tiết - Nhận xét và đánh giá ý nghĩa của chi tiết  Dạng đề kết hợp so sánh tác phẩm văn học. - Làm rỏ đối tượng thứ nhất - Làm rỏ đối tượng thứ 2 - So sánh nét tương đồng và khác biệt - Giải thích sự khác biệt dựa trên các bình diện: yếu tố thời đại mà nhân vật xuất hiện, phong cách của nhà văn và đặc trưng thi pháp của thời đại. ð Lưu ý: dạng đề so sánh 2 vấn đề được đặt ra trong một tác phẩm thì cũng làm như trên, nhưng sẽ không có phần giải thích sự tương đồng và khác biệt)  Dạng đề phân tích thành công nghệ thuật của 1 tác phẩm văn học - Lần lượt xác định những yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm - Phân tích những yếu tố đó - Khái quát chỉ ra ý nghĩa của những thành công ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan