Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Cách làm bài văn nghị luận xã hội...

Tài liệu Cách làm bài văn nghị luận xã hội

.PDF
19
624
96

Mô tả:

Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG PHẦN I: VÀI NÉT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN: 1. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN: Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trƣờng kì lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Căn cứ vào đối tƣợng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính: a. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chƣơng-nghệ thuật nhƣ một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử…Tiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh… b. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội-chính trị nhƣ một tƣ tƣởng đạo lí, một lối sống, một hiện tƣợng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trƣờng…Loại này thƣờng có 3 kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chƣơng trình: Nghị luận về một tƣ tƣởng đạo lí, nghị luận về một hiện tƣợng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN: a. Mục đích: - Đều nhằm phát biểu trực tiếp tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của ngƣời viết. - Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của ngƣời đọc, ngƣời nghe, từ đó thuyết phục ngƣời đọc ngƣời nghe tin và hành động theo quan điểm mà ngƣời viết đã thể hiện. b. Đặc trưng: Đặc trƣng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này – là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục. c. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm: Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tƣ duy lô gích, suy lí,.. vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục,... Tuy nhiên, nói nhƣ thế không có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tƣợng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của ngƣời đọc. Muốn thế ngƣời viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội PHẦN II: NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Đối tƣợng của kiểu bài này là một ý kiến, một quan niệm về tƣ tƣởng, đạo lí. Tƣ tƣởng, đạo lí ấy có thể có ý nghĩa tích cực nhƣ lối sống đẹp, tình yêu thƣơng, vai trò của lí tƣởng trong cuộc sống, cũng có thể là những quan niệm sai lầm cần phê phán và từ đó xác lập quan niệm đúng. b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Đề tài nghị luận là các hiện tƣợng đời sống đáng đƣợc suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hiện tƣợng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ. Các hiện tƣợng này có thể có ý nghĩa tích cực nhƣ ý chí, nghị lực, tình yêu thƣơng…nhƣng cũng có thể là những hiện tƣợng tiêu cực cần phê phán nhƣ sự lƣời nhác, những thói quen xấu… c. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Đề tài nghị luận là các vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. 2. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: a. Các kiểu bài này đều nằm ở Câu II, 3 điểm, PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH, trong Đề thi Đại học-Cao đẳng và Tốt nghiệp hiện hành. Loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội. b. Đề thi giới hạn cụ thể dung lƣợng bài nghị luận xã hội: ngắn gọn (không quá 600 từ đối với kì thi ĐH,CĐ và không quá 400 từ đối với kì thi Tốt nghiệp PT). c. Ngƣời viết cần nêu và phân tích các hiện tƣợng đời sống có liên quan để làm sáng tỏ quan điểm và sự đánh giá của mình. d. Khi làm bài, cần nêu và phân tích các dẫn chứng trong lịch sử, trong đời sống. Cũng có thể lấy dẫn chứng văn học nhƣng cần có mức độ (không nên quá 30%) để tránh lạc sang bài nghị luận văn học. e. Thí sinh thi ĐH nên làm câu này trong vòng 54 phút, thí sinh thi TN nên làm câu này trong vòng 45 phút. g. Bài làm nên có mở và kết bài, nên viết thành một bài văn hoàn chỉnh. h. Đề thi ĐH,CĐ chỉ rơi vào 2 kiểu bài nghị luận xã hội: ● Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí ● Nghị luận về một hiện tƣợng đời sống. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội PHẦN III: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: 1. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng trong đời sống xã hội là bàn về một một sự việc, hiện tƣợng có ý nghĩa đối với xã hội. Sự việc, hiện tƣợng đời sống ấy có thể đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ. 2. Điểm giống và khác nhau giữa Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: - Bài Nghị luận về một vấn đề tƣ tƣởng đạo lí có phần giống với bài Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng trong đời sống xã hội ở chỗ: + Sau khi phân tích, bàn luận, ngƣời viết cần rút ra những tƣ tƣởng, đạo lí sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. + Đều là văn nghị luận nên phải tuân thủ yêu cầu chung của bài văn nghị luận, nhất là về lập luận, lí lẽ, dẫn chứng, trình bày và diễn đạt. - Bài Nghị luận về một vấn đề tƣ tƣởng đạo lí khác với bài Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng trong đời sống xã hội ở chỗ: + Bài Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng trong đời sống xã hội xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra nêu ra tƣ tƣởng, bày tỏ thái độ. + Bài Nghị luận về một vấn đề tƣ tƣởng đạo lí sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật đời sống để chứng minh, nhằm trở lại khẳng định hay phủ định một tƣ tƣởng nào đó. + Nghị luận về một vấn đề tƣ tƣởng đạo lí thƣờng dùng khái niệm trừu tƣợng hơn, lí lẽ nhiều hơn, các phép lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp cũng thƣờng đƣợc sử dụng nhiều hơn. 3. Yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Về nội dung: + Phải nêu rõ đƣợc sự việc, hiện tƣợng có vấn đề + Phân tích đƣợc mặt đúng – sai, lợi – hại của sự việc, hiện tƣợng đời sống ấy + Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định của ngƣời viết. - Về hình thức: + Bài viết phải có bố cục mạch lạc + Bài viết phải có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp + Bài viết phải có lời văn chính xác, sống động, trình bày sạch đẹp. 4. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Có sự việc, hiện tƣợng tốt, cần ca ngợi, biểu dƣơng - Có sự việc, hiện tƣợng không tốt, cần ƣu ý, phê phán, nhắc nhở. - Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tƣợng dƣới dạng một truyện kể, một mẩu tin để ngƣời làm bài sử dụng. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội - Có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, ngƣời làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tƣợng đó. - Mệnh lệnh trong đề thƣờng là: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ”, “trình bày suy nghĩ”… 5. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thường có 3 loại nhỏ: - Trình bày suy nghĩ về 1 hiện tƣợng trong đời sống xã hội: nhƣ ý chí, nghị lực hoặc tình yêu thƣơng… - Trình bày suy nghĩ về từ 2 hiện tƣợng trong đời sống xã hội trở lên: nhƣ cho và nhận, thành và bại…Loại này cần xem xét quan hệ giữa 2 hiện tƣợng. - Từ 1 hiện tƣợng thiên nhiên, trình bày suy nghĩ về đời sống xã hội nhƣ: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đóa hoa thật đẹp…Suy nghĩ của anh, chị về hiện tƣợng trên. 6. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống cần thực hiện tốt 4 bƣớc sau đây: a. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết b. Bước 2: Lập dàn ý cho bài viết: - Mở bài: + Giới thiệu sự việc, hiện tƣợng cần bàn luận + Mở ra hƣớng giải quyết vấn đề: Thƣờng là trình bày suy nghĩ - Thân bài: + Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tƣợng đời sống cần bàn luận + Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế của sự việc, hiện tƣợng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dƣơng hay lên án, phê phán. + Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tƣợng ấy, nêu phƣơng hƣớng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tƣợng. + Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động.(Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.) - Kết bài: + Đánh giá chung về sự việc, hiện tƣợng đời sống đã bàn luận + Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề. c. Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lập d. Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết: - Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A. Một số đề văn nghị luận trong chương trình trung học của Mĩ : 1. Sự bất lợi của thực phẩm Mĩ đối với học sinh, sinh viên nƣớc ngoài. 2. Tình trạng nhà tù: Sự trừng phạt hay cải tạo giáo dục? 3. Những hoạt dộng nhà trƣờng sẽ làm tăng óc sáng tạo cho trẻ em trƣớc tuổi đến trƣờng. 4. Chì trong dầu hỏa: một dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm. 5. Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nƣớc: lợi và bất lợi? 6. Gây tổn thƣơng trong bóng đá: có thể ngăn chặn đƣợc không? 7. Sức truyền tin rộng rãi của ti vi? 8. Chất cácbon và sức khỏe con ngƣời. 10. Những khó khăn của ngƣời Nhật khi nói tiếng Anh. (Th.s Phạm Hữu Cường (Cườngvăn) tổng hợp và dịch từ nguyên bản tiếng Anh trong sách Joy M. Reid, The process of composition, Colorado State University, 1982) B. Một số đề văn trung học của Cộng hoà liên bang Đức : 1. "Hãy nhận rõ bản thân anh". Câu cách ngôn ấy có ý nghĩa gì đối với bạn trẻ? 2. Ngƣời già và ngƣời trẻ khác nhau ở chỗ nào, vì sao nhƣ vậy ? 3. Anh-xtanh nói : "Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức" . Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? 4. “Cuộc sống rất buồn tẻ", nhiều bạn thanh niên nói nhƣ vậy, anh (chị) có những lời khuyên nào? (Theo Đới Xuân Yến, Lưu Tĩnh, Chu Chương Tài cung cấp – Dẫn theo G.S Trần Đình Sử, Đổi mới dạy học làm văn ở THPT, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 8 – 2003). C. Đề văn của Ucrai-na do nhà sư phạm nổi tiếng Xu-khôm-lin-xki đề xuất: 1. Thành thực là thế nào ? 2. Vì sao con ngƣời phải sống ở trên đời ? 3. Vì sao chúng ta cần có kiến thức ? 4. Vì sao mà tôi sống ở trên đời ? 5. V. Huy-gô nói : "Con người ta được sáng tạo ra không phải để mang xích xiềng mà để tung cánh bay lượn trên bầu trời". Hãy suy nghĩ về số phận của nhân loại. 6. Rút-xô nói : "Bất cứ công dân nào mà không làm việc đều là giặc.” 7. M. Gor-ki nói : "Cá nhân dù là vĩ đại, rốt cuộc cũng là yếu đuối" . 8. Chúng ta và ngƣời lớn. D. Những đề thi Văn trong kì thi Đại học ở Trung Quốc : 1. Đề thi tỉnh An Huy: Viết một bài với chủ đề “Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ”. 2. Đề thi của Bắc Kinh: Viết một bài viết với tiêu đề “Một nét chấm phá về Bắc Kinh”. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội 3. Đề thi tỉnh Triết Giang: “Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài viết không dưới 800 chữ với chủ đề này, có thể viết về một mặt cũng có thể viết về cả hai mặt. 4. Đề thi của thành phố Thƣợng Hải: Hãy viết một bài viết với chủ đề “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”. 5. Đề thi tỉnh Giang Tô: Lỗ Tấn nói, trước kia thế giới vốn không có đường, người đi nhiều nên đã tạo ra đường. Cũng có người nói, thế giới vốn ngay từ đầu đã có đường, người đi nhiều nên đường bị mất đi. Lấy chủ đề “Con người và con đường” để viết một bài dài khoảng 800 chữ. 6. Đề thi tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa thành hình, dần dần, đầu, vai đã lộ ra, cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên sứ xinh đẹp. Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có giấu thiên sứ? Nhà điêu khắc nói: trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm tríđể tạc. Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài 800 chữ. 7. Đề thi tỉnh Tứ Xuyên: Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người ngại hỏi. Hãy lấy “Hỏi” làm chủ đề và viết một bài không dưới 800 chữ. 8. Đề thi tỉnh Giang Tây: Có con chim yến nọ sau khi ấp trứng trở nên rất béo, không thể bay được cao. Mẹ của chim yến khuyên nó nên tăng cường tập luyện để giảm béo, như thế mới có thể bay được cao. Lấy “Chim yến giảm béo” làm chủ đề, tự đặt tiêu đề và viết một bài 800 chữ. 9. Đề thi tỉnh Sơn Đông: Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người đều thấy sao trời lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em cảm ngộ được điều gì? Lấy đó làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ. 10. Đề thi thành phố Trùng Khánh: (1) Hãy viết một bài viết 200 chữ miêu tả một bến xe. (2) Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nó đã giúp ta có được những suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên, xã hội, lịch sử, nhân sinh. Hãy lấy chủ đề “Bước đi và dừng lại” để viết một bài viết 600 chữ. 11. Đề thi tỉnh Liêu Ninh: Lấy “Đôi vai” làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ. ( Cƣờngvăn tổng hợp và dịch từ http://China Daily.cn) Và dưới đây là một số đề văn của Trung Quốc 1998: 1. Bạn 2. Ngọn đèn. 3. Xin Mẹ hãy yên tâm. 4. Tổ quốc trong lòng tôi. 5. Tác hại của thuốc lá. 6.Vi danh dự của nhà trƣờng. 7. Con ngƣời phải có khí tiết. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội 8. Suy nghĩ từ ngọn lửa. 9. Đọc sách phải hiểu sâu. 10. Thiếu tôi thì chợ vẫn đông sao? (Dẫn theo G.S Trần Đình Sử, Đổi mới dạy học làm văn ở THPT, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 8 – 2003) E. SÁCH CẦN ĐỌC CHO PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: 1. Nhiều tác giả, Văn nghị luận đầu thế kỉ XX, NXB Văn học, HN.2003 2. Nhiều tác giả, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, HN, 2005 3. Đỗ Ngọc Thống, Vai trò của lập luận trong văn nghị luận, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, 1-2005 4. Đỗ Ngọc Thống, Luận điểm của bài văn nghị luận, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, 11-2006 5. Đỗ Ngọc Thống, Làm văn(chƣơng Văn nghị luận), NXB Đại học Sƣ phạm, HN. 2007 6. Danh ngôn thế giới ( hoặc Danh ngôn cổ kim Đông Tây) 7. Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 8. Nhiều tác giả, Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, TP HCM, 2006 9. Nhiều tác giả, Hãy can đảm và tốt bụng, NXB Trẻ, 2004 10. Nhiều tác giả, Sao không dám ước mơ, NXB Trẻ, 2003 11. Nhiều tác giả, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP HCM, 2004 12. Nhiều tác giả, Lòng tốt là một món quà, NXB Trẻ, TP HCM, 2004 13. Tủ sách Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Công an nhân dân. 14. Nhiều tác giả, Những tấm lòng cao cả, NXB Trẻ, TP HCM, 2004 15. Nhiều tác giả, Vượt lên số phận, NXB Trẻ, TP HCM 2006 16. Nhiều tác giả, Điều kì diệu từ cách nhìn cuộc sống, NXB Trẻ, TP HCM 2006 17. Nhiều tác giả, Dám thành công, NXB Trẻ, 2008. 18. Nhiều tác giả, Nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2009. 19. Tủ sách Sống đẹp. 20. Nhiều tác giả, Người Trung quốc xấu xí 21. Nhiều tác giả, Phẩm chất và thói hư tật xấu của người Việt 22. Nhiều tác giả, Truyện cực ngắn 23. Chuyện vui chữ nghĩa, Nxb Văn hóa-Thông tin, HN, 1996 24. Nhiều tác giả, Kho tàng cổ học tinh hoa, NXB Văn hóa thông tin, HN, 2003 25. T.s Moóc-ti-mơ Gi. Ét-lơ, Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, NXB Văn hóa thông tin, HN, 2004 26. Nhiều tác giả, Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, NXB Khoa học kĩ thuật, HN. 2001 27. Nghĩa trang Trường sơn lung linh ánh nến, Vietnamnet, 27-7-2004 28. Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.org.vn Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội 29. Nguoiduongthoi.com.vn G. MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC: 1. Ngôi nhà nhỏ có Tình yêu lớn (Bài viết này đã đăng trên VnExpress.net ngày 24/09/2010. Xem tại: http://bit.ly/9vQuMi. Bài này thầy Phạm Hữu Cường viết cho con gái, nhưng có thể coi như tài liệu tham khảo bổ ích cho đề văn sau: Mỗi gia đình là một tổ ấm yêu thương. Suy nghĩ của anh chị?) Tặng Khánh Chi của ba mẹ và các Con trong Hội Nghé tháng Mười, nhân dịp các Con tròn một tuổi. Chƣa đủ rộng để Con có thể vui đùa, chạy nhảy tung tăng, cũng chẳng đẹp, sang trọng và đầy đủ tiện nghi… nhƣ ngôi nhà của bao bạn bè cùng tuổi với Con, nhƣng đó vẫn là TỔ ẤM YÊU THƢƠNG, là nơi yêu thƣơng, đùm bọc và che chở cho Con. Ở đó, Ba Mẹ đã, đang gắn bó cùng nhau và sẽ cùng vun đắp cho hạnh phúc bình dị của mình; cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn; cùng chung vai gánh vác; cùng nuôi dạy và chăm chút cho Con. Ở đó, nếu đôi lúc Ba Mẹ còn to tiếng với nhau, thì cũng chỉ là do còn bất đồng quan điểm trong việc chăm sóc và dạy dỗ Con, để làm sao Con lớn khôn và vững vàng hơn nữa trong đời. Ở đó, mẹ có thể càu nhàu suốt 8 tiếng đồng hồ vì Ba đã uống một cốc bia 5 nghìn, nhƣng lại sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để mua loại bỉm tốt nhất cho Con. Ở đó, Con sẽ bi bô những tiếng nói đầu tiên, và chập chững những bƣớc đi thứ nhất trong đời. Ở đó, mỗi tiếng cƣời trong trẻo của Con đều có sức mạnh lan truyền thành những niềm vui lớn, đều khơi lên niềm hạnh phúc vô bờ. Và mỗi tiếng khóc hờn tủi của Con đều khiến Ba Mẹ xót xa, lo lắng đến thắt lòng… Ở đó, Con không bao giờ phải nghe những lời có thể làm tổn thƣơng lòng tự trọng và làm đau đớn trái tim bé bỏng của mình. Ở đó, bất cứ lúc nào Con cũng có thể gục đầu lên vai Ba Mẹ để khóc khi buồn bã, ôm cổ Ba Mẹ khi hạnh phúc sƣớng vui, lao vào vòng tay yêu thƣơng của Ba Mẹ để tìm sự bình yên che chở, hay nằm bên Mẹ và thủ thỉ về những rung động đầu đời… Ở đó, mọi cánh cửa của ngôi nhà luôn rộng mở và bao dung nhƣ trái tim của Ba Mẹ, luôn chờ đón Con mỗi lần Con trở về sau những chuyến đi xa… Khi những suy nghĩ này hiện diện trong đầu, Ba vừa viết cho Con, vừa lặng lẽ lau nƣớc mắt – những dòng nƣớc mắt sung sƣớng, cảm động và hạnh phúc. Con đừng cƣời khi thấy Ba yếu đuối và không nén nổi tình cảm của mình. Chỉ những ngƣời mà Ba yêu thƣơng nhất mới có thể làm cho Ba nhỏ lệ. Và chỉ khi Con hiểu đƣợc giá trị của những dòng nƣớc mắt, Con mới biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ những nụ cƣời… Ba vẫn cảm thấy áy náy, thấy mình có lỗi khi chƣa mua đƣợc cho Mẹ và Con một ngôi nhà to đẹp, đủ đầy và sang trọng. Nhƣng Ba vẫn đang cố gắng hết mình và Ba tin rằng một ngày không xa, ƣớc mơ ấy sẽ trở thành hiện thực. Dù thế, Con cũng đừng bao giờ quên cái TỔ ẤM YÊU THƢƠNG nhỏ bé và bình dị bây giờ. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội Con cũng đừng quên rằng, trong khi Con có một TỔ ẤM YÊU THƢƠNG thì nhiều ngƣời bạn nhỏ của Con trên mọi miền đất nƣớc vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi mất mát. Nhiều bạn không đƣợc ở bên Ba Mẹ của mình, không có đƣợc một mái nhà bình dị, không đƣợc che chở yêu thƣơng, không đƣợc đến trƣờng…Càng lớn khôn, Con càng phải biết đồng cảm và san sẻ cùng những bạn nhỏ thiệt thòi, dù chỉ là món quà bình dị hay một lời yêu thƣơng, an ủi, động viên… Càng lớn khôn, Con càng phải biết trân trọng TỔ ẤM YÊU THƢƠNG nhỏ bé mà mình đang có. Con ạ, ngôi nhà nhỏ ấy Ba Mẹ đã dựng lên từ hai bàn tay trắng. Ba đã làm việc miệt mài để có tiền mua nó, còn Mẹ thì tảo tần vun vén, lo toan, sắp xếp, dựng xây… Nhƣng chính ý thức trách nhiệm và tình yêu Ba Mẹ dành cho nhau và cho Con, chính công sức của Mẹ, và nhất là sự xuất hiện của Con đã làm cho nó thực sự trở thành TỔ ẤM, trở thành THẾ GIỚI YÊU THƢƠNG. Con biết không, nếu không có Tình yêu, mọi ngôi nhà sẽ chỉ là nấm mồ lạnh giá. Điều ấy, Ba Mẹ muốn con ghi nhớ, nhƣ Ba đã từng nhắc Mẹ ngay từ những ngày đầu Ba Mẹ gắn bó cùng nhau: “Anh dựng ngôi nhà theo quy luật Tình yêu Chẳng cần đến những lâu đài lạnh giá Chỉ tin nơi nào có Em đến ở Chỉ sống bằng hơi thở của Em thôi” Khi trƣởng thành, Con gái bé bỏng của Ba Mẹ cũng sẽ có một mái nhà riêng. Ba Mẹ tin rằng, Con cũng sẽ làm hết sức mình để mái nhà ấy trở thành TỔ ẤM YÊU THƢƠNG ngập tràn tiếng cƣời hạnh phúc; để hơi ấm của tình yêu và ý thức trách nhiệm, của sự đồng cảm, sẻ chia, thân thiện…sẽ tràn ngập trong mọi ngóc ngách nhỏ bé nhất của ngôi nhà… Ba Mẹ yêu Con và yêu TỔ ẤM của mình. Ba Mẹ của Con Phạm Hữu Cƣờng Nguồn: www.socxinh.net 2. Bước đi đầu đời của Con và bài học từ đôi chân (Bài viết này đã đăng trên VnExpress.net ngày 24/09/2010. Xem tại: Bài này thầy Phạm Hữu Cường viết cho con gái, nhưng có thể coi như tài liệu tham khảo bổ ích cho đề văn sau: Suy nghĩ của anh chị về bước đi và đôi chân của con người? ) Gửi Khánh Chi của ba và các Con trọng Hội Nghé tháng Mười Gần 40 tuổi mới có đƣợc hạnh phúc làm cha, nên ba hồi hộp, sung sƣớng và cảm động đến nghẹn ngào khi Con chập chững bƣớc đi thứ nhất trong đời. Ba hiểu rằng con đã rất nỗ lực, thậm chí phải vƣợt qua rất nhiều vất vả, khó khăn…để đứng vững và bƣớc đi trên đôi chân bé bỏng của mình. Nhƣng những vất vả, khó khăn ấy chẳng là gì phải không Con, bởi để có thể đứng thẳng bằng hai chi sau trên mặt đất, loài ngƣời đã phải trải qua hàng vạn năm tiến hóa, trải qua vô vàn đau đớn, nhọc nhằn… Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội Dù những bƣớc đi đầu tiên của Con chỉ vô cùng nhỏ bé, nhƣng với Ba, lại có ý nghĩa to lớn, thiêng liêng. Con đừng nản lòng và đừng bao giờ coi thƣờng những bƣớc chân nhỏ ấy. Con thấy không, chính nhờ những bƣớc chân bé tí xíu mà đàn kiến đã vƣợt qua nhiều chặng đƣờng dài để kiếm mồi và mang thức ăn về tổ ấm của mình. Và khi rời khoang đổ bộ Eagle của tàu Appollo 11 để trở thành ngƣời đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, bƣớc chân nhỏ bé của nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong ngƣời Mĩ đã trở thành bƣớc đi lịch sử: "Đây chỉ là một bước đi nhỏ của một người, nhưng lại là bước tiến lớn của toàn nhân loại!" Lần đầu tiên lò dò chập chững tập đi, chỉ bƣớc đƣợc vài bƣớc, Con lại ngồi bệt xuống. Giống nhƣ sau khi làm việc ngƣời ta cần đƣợc nghỉ ngơi, đó cũng là điều bình thƣờng Con ạ. Con hãy nhớ rằng, trong khi BƢỚC ĐI, ngƣời ta cũng phải biết DỪNG LẠI, và phải cố gắng DỪNG ĐÚNG LÚC. Con biết không, trên đƣờng đi và đƣờng đời, ai cũng có lúc lầm đƣờng, lạc lối. Nếu có lúc chẳng may Con bị lạc đƣờng, thì điều quan trọng không phải là tăng tốc mà là tìm đƣờng quay trở lại. Những lúc ấy, Con nên bình tĩnh hỏi thăm và tốt nhất là hỏi những ngƣời già. Chắc chắn sẽ có nhiều ngƣời tốt bụng chỉ cho Con một đƣờng đi đúng. Khi đứng trƣớc một ngã ba, ngã tƣ, ngã năm, ngã sáu…trên đƣờng, Con cần bình tĩnh và tỉnh táo tìm đƣờng đi đúng, dù đó có thể chƣa hẳn đã là con đƣờng ngắn nhất và ít trở ngại nhất. Ngƣời ta trong đời, ai cũng từng ít nhất một lần phải đứng trƣớc những lựa chọn khó khăn. Có những lựa chọn sai lầm và đau đớn khiến ta hối hận cả đời, nhƣng cũng có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt mở ra cho con ngƣời những chân trời mới, những ngả đƣờng mới, những niềm hy vọng mới. Con phải dũng cảm lựa chọn cho mình một lối đi riêng, dù đó chỉ là lối nhỏ. Lối nhỏ, nhƣng lại có thể là một lối đi xa Con ạ. Khi bƣớc đi, dù phải dùng đôi mắt của mình để quan sát đƣờng đi trên mặt đất, nhƣng Con cũng đừng quên có lúc phải ngƣớc nhìn trời. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm mây trời, ngƣời ta có thể sẽ mất mạng vì những “ổ gà”, “những cống tử thần lộ thiên” và vô vàn cạm bẫy khác trên mặt đất. Nhƣng nếu chỉ cắm đầu nhìn xuống đất, ngƣời ta sẽ không bao giờ thấy đƣợc những cánh chim đang chao liệng giữa khoảng không bao la và những vì sao lung linh tỏa sáng… Đồng hành cùng đôi chân không chỉ có đôi mắt tinh tƣờng, mà còn cần có một thể lực mạnh mẽ, một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng, một khối óc sáng suốt và một tấm lòng thƣơng yêu Con ạ. Những điều đó sẽ giúp Con vƣợt qua các trở ngại trên đƣờng đời. “Mọi con đường đều dẫn đến Roma”, chỉ cần con bền bỉ và nỗ lực theo đuổi con đƣờng mình đã chọn. Điều quan trọng nhất là con phải vững tin vào sức mình trong việc vƣợt qua mọi khó khăn cách trở để đến đƣợc cái đích cuối cùng:“Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học) Khi bƣớc đi, những ngƣời bình thƣờng và chân chính thƣờng thẳng ngƣời, ngẩng cao đầu và đặt hai bàn chân trên mặt đất. Con có thể quỳ gối để nâng đỡ một em bé vừa vấp ngã, để dìu một ngƣời già cô đơn vừa khuỵu xuống trên đƣờng…, nhƣng Con phải nhớ rằng không bao giờ đƣợc phép hạ mình đi bằng đầu gối, nhất là trƣớc quyền uy, địa vị, tiền tài…“Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đâu. Trước lòng tốt, tôi quỳ gối!” (V.Hugo). Ngƣời ta chỉ nên quỳ gối trƣớc bàn thờ tổ tiên, trƣớc công ơn sinh thành và dƣỡng dục của cha Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội mẹ, trƣớc lòng nhân ái của con ngƣời… Dù khó khăn và gian khổ đến đâu, Con cũng hãy tập để luôn kiêu hãnh đứng thẳng trên đôi chân của chính mình. Sau này, dù Con có xe Bugatti Veyron, Porsche Cayenne hay siêu xe Ferrari, Rolls – Royce đi chăng nữa thì chiếc xe hiện đại, sang trọng và đắt tiền ấy cũng chẳng thể đƣa Con đến tận Chùa Đồng trên non thiêng Yên Tử, hay đến mọi miền đất khác, và càng không thể giúp Con những lúc Hà nội tắc đƣờng. Ngƣời bạn thủy chung, bền bỉ, kiên cƣờng…có thể đƣa Con đến mọi nơi Con muốn, bao giờ cũng là ĐÔI CHÂN CỦA CHÍNH MÌNH, Con ạ. Giống nhƣ mọi đứa trẻ bình thƣờng khác, khi bắt đầu chập chững tập đi, Con cũng thƣờng vấp ngã và điều đó khiến ba lo lắng, xót xa. Cái ngã làm Con đau, vì mặt đất bao giờ cũng thật! Nhƣng có ai biết đi mà không vấp ngã đâu Con? Con đừng sợ, vì nếu sợ ngã, sợ đau, mọi đứa trẻ trên trái đất này sẽ không bao giờ dám bƣớc! Để có thể kiêu hãnh bƣớc đi và chạy nhảy trên mặt đất, ngƣời ta phải biết chấp nhận vấp ngã và phải biết vƣợt lên nỗi đau Con ạ. “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại / Để thêm khôn một chút nữa trong đời” (Tố Hữu). Con cũng đừng trách ba khi thấy Con ngã, Con đau mà ba không bế Con hay nâng Con đứng dậy – dù ba rất thƣơng Con và xót xa lo lắng cho Con. Ba vẫn luôn ở bên Con, dõi theo từng bƣớc đi nhỏ bé của Con, động viên và khích lệ Con. Nhƣng ba muốn rằng khi chẳng may vấp ngã, Con sẽ đủ can đảm vƣợt qua nỗi đau, sẽ dũng cảm tự đứng dậy bằng đôi chân bé bỏng của mình, không buông xuôi ỷ lại… Ba tin rằng nhất định Con sẽ làm đƣợc điều đó và tin rằng câu danh ngôn này sẽ trở thành điều tâm niệm của Con trong mọi cuộc hành trình:“Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã” (Ghenin). Nào, hãy đứng dậy và bƣớc tiếp đi, Con gái bé bỏng của ba. Con hãy nắm tay ba, còn ba thì luôn nắm bàn tay ấm áp, tảo tần của mẹ. Tay trong tay, cả gia đình ta lại tiếp tục lên đƣờng… Ba của Con Phạm Hữu Cƣờng Nguồn: www.socxinh.net 3. VIẾT CHO CON TỪ VÙNG LŨ MIỀN TRUNG (Bài viết này đã đăng trên VnExpress.net ngày 25/10/2010. Xem tại: http://bit.ly/9plK8K. Bài này thầy Phạm Hữu Cường viết cho con gái, nhưng có thể coi như tài liệu tham khảo bổ ích cho đề văn sau: Suy nghĩ của anh chị về tình hình lũ lụt ở miền Trung đầu tháng 10 vừa qua?) Gửi Khánh Chi của ba và các Con trong Hội Nghé tháng Mười Dù đã lội bộ hàng trăm mét trên nhiều đoạn đƣờng ngập đến ngang bụng ở Hà nội năm 2008, đã khổ sở vì triều cƣờng và mƣa lớn ở Sài gòn, đã trải qua lũ quét ở Hà giang…nhƣng chƣa bao giờ ba chứng kiến một thảm cảnh kinh hoàng nhƣ lũ lụt vừa gây ra ở 3 tỉnh miền Trung, Con ạ. Giữa một vùng mênh mông nƣớc lũ, chỉ còn những nóc nhà, những ngọn cây và những đỉnh cột điện cao nhất là có thể nhô lên. Đối diện trƣớc cảnh mƣa lũ hủy hoại bao nhiêu công sức và tài sản, cƣớp đi hơn trăm mạng ngƣời, cuốn trôi xe khách và nhiều gia súc, nhấn chìm những mái ấm gia đình…ngay cả những ngƣời điềm tĩnh và cứng rắn nhất cũng không thể không thƣơng cảm, đau đớn, xót xa. Khi Con là công dân trong một cộng đồng dân Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 11- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội tộc, là ngƣời con của một đất nƣớc, Con không bao giờ đƣợc phép thờ ơ trƣớc số phận của đất nƣớc, của nhân dân, càng không đƣợc phép lãnh đạm, dửng dƣng trƣớc nỗi khổ của đồng bào. Con có thể hiểu đƣợc nỗi nghẹn ngào của Ba khi chứng kiến những gƣơng mặt đàn ông hốc hác tuyệt vọng nhìn dòng nƣớc lũ cƣớp đi tất cả những gì yêu quý nhất mà cả đời mình đã gây dựng chắt chiu, những ngƣời phụ nữ phải dỡ ngói ngồi trên mái nhà mong tìm một cơ hội sống, những ngƣời già và những trẻ thơ run cầm cập vì lạnh và tím tái đi vì đói…Ba cũng không cầm nổi nƣớc mắt khi nhiều đứa trẻ Hà Tĩnh, Quảng Bình thổn thức thốt lên: “Cháu chỉ mong có cơm ăn”. Con ơi, từ ngàn đời nay, những ngƣời dân miền Trung trên dải đất hình tia chớp này bao giờ cũng là những ngƣời phải chịu đựng nhiều vất vả, thiếu thốn, gian nan và thua thiệt nhất. Tận mắt chứng kiến cảnh mƣa tiếp mƣa, lũ chồng lũ ở miền Trung, ba mới thấm thía lời chiêm nghiệm “Nhất thủy nhì hỏa”, “Thủy hỏa đạo tặc” của cha ông. Chẳng hiểu từ đâu mà nƣớc lũ ập về nhanh, nhiều và bất ngờ đến thế. Có nơi chỉ từ 10h đêm đến 2h sáng, nƣớc đã dâng cao 4 mét, có nơi nƣớc ngập sâu 7 mét…Con ơi, không có nƣớc, sự sống không thể tồn tại, nƣớc là nguồn sống nhƣng nƣớc cũng có thể trở thành kẻ thù hủy diệt sự sống của chúng ta. Con thấy không, con ngƣời có thể chinh phục đƣợc nhiều hiện tƣợng thiên nhiên, nhƣng vẫn chƣa thể làm chủ đƣợc thiên nhiên, và trƣớc những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, con ngƣời vẫn chẳng là gì cả. Cuộc chiến đấu của những chàng Sơn Tinh với Thủy Tinh, cuộc đọ sức giữa con ngƣời với thiên nhiên…không phải là chuyện của một thời đã qua, mà còn là chuyện của nhiều đời sau nữa. Nhƣng những cơn thịnh nộ của thiên nhiên cũng đâu phải là không có nguyên do! "Thiệt hại nặng nề ở miền Trung một mặt do mưa lớn, một mặt do các công trình thủy điện, giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên, chậm thoát ra biển", ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên bí thƣ tỉnh ủy Hà Tĩnh đã từng bày tỏ. Để làm ra của cải, để sống và tồn tại, chúng ta đã làm nhiều việc khiến thiên nhiên nổi giận, đã phá hủy nhiều quy luật cân bằng vững chãi của thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là bầu bạn, là môi trƣờng sống của con ngƣời, nhƣng con ngƣời – với những việc làm thiếu suy nghĩ, không thận trọng, không tỉnh táo – đã biến thiên nhiên thành kẻ thù của chính mình Con ạ. Ba chƣa bao giờ tham gia phá rừng, cũng không phải là kẻ tiếp tay cho nạn phá rừng, nhƣng ba vẫn thấy mình có lỗi trƣớc những đau khổ mà đồng bào miền Trung phải oằn mình gánh chịu, bởi vì ba đã thờ ơ, hoặc buông xuôi bất lực khi không làm sao ngăn đƣợc nạn phá rừng. Giữa mênh mang nƣớc lũ miền Trung, ba càng hiểu thêm cái tảo tần tháo vát của những ngƣời dân vô danh, bình dị, vốn bao đời sống trên cát trắng với cái nắng cháy thịt cháy da. Sự tháo vát và bản năng ham sống mãnh liệt sẽ giúp ngƣời ta vƣợt lên và thích nghi với cả những hoàn cảnh khắc nghiệt ngoài ý muốn. Những thân cây chuối tƣởng chừng vứt đi bỗng trở thành bè vƣợt lũ. Con thấy không, trong một hoàn cảnh nào đó, những gì rất đỗi nhỏ bé, bình dị cũng bỗng trở thành quý giá, thiêng liêng. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ở đây, một bánh lƣơng khô, nửa gói mì tôm, một ngụm nƣớc sạch, một tấm chăn đơn, một chiếc áo chiếc quần sờn rách…đều trở thành báu vật, đều quý nhƣ vàng Con ạ. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 12- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội Ba cũng muốn truyền đến Con sự cảm phục và lòng biết ơn vô hạn đối với những chiến sĩ công an và những anh bộ đội cụ Hồ đã xả thân cứu giúp đồng bào trong mƣa lũ. Họ chỉ là những ngƣời lính bình thƣờng Con ạ, nhƣng họ biết sát cánh cùng nhân dân, biết yêu thƣơng, đùm bọc, chia sẻ với dân, nên họ trở thành những anh hùng trong tình thƣơng mến của nhân dân. Và chính công sức lặng thầm của họ - trong lũ bão, trong chiến tranh cũng nhƣ lúc hòa bình – đã làm nên cấp bậc, quân hàm của nhiều vị tƣớng… Cảm động nhất là giữa cái đói, cái lạnh, cái thiếu thốn gian nan của bão lũ vẫn là cái ấm áp và sâu sắc của tình ngƣời. Cùng với những nỗ lực của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, quân đội…mọi ngƣời dân Việt nam và kiều bào ở nƣớc ngoài đều hƣớng về miền Trung, thiết tha chia sẻ và ủng hộ miền Trung bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Sự ủng hộ ấy dù lớn hay nhỏ, đều đầy ý nghĩa và ấm áp tình ngƣời. Ba cứ nghĩ, giá nhƣ số tiền 80 nghìn tỉ mà Vinashin đã làm ăn thua lỗ đƣợc dùng để cứu trợ đồng bào miền Trung thì ý nghĩa biết bao! Giữa mƣa lũ miền Trung, cái thắm thiết của triết lí dân gian “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”, cái thiêng liêng của hai chữ “đồng bào” càng thêm ngời sáng. Giữa mênh mông nƣớc lũ, những ngƣời dân miền Trung nghèo khổ, chân tình vẫn quên mình cứu giúp nhau vƣợt qua cơn hoạn nạn, vẫn đùm bọc yêu thƣơng gắn bó cùng nhau, vẫn chia sẻ cho nhau từng ngụm nƣớc sạch, từng miếng lƣơng khô, từng mẩu mì tôm, vẫn nhƣờng nhau từng chiếc thuyền con, từng tấm ván gỗ, từng chiếc bè chuối đơn sơ…Bài ca về tình yêu thƣơng và đức hi sinh quên mình của những ngƣời dân bình dị miền Trung còn sâu sắc và cảm động hơn nhiều so với bản tình ca mà đôi tình nhân nƣớc Mĩ đã viết trong phim “Titanic” Con ạ… …Dù có viết bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng thể nói hết đƣợc tình yêu thƣơng, sự sẻ chia và niềm cảm phục của ba, của Con, của toàn dân tộc đối với miền Trung. Nƣớc lũ rồi sẽ lui, những đau thƣơng mất mát rồi cũng sẽ dần nguôi, nhƣng làm thế nào để cuộc sống của đồng bào miền Trung trở lại bình thƣờng, để mỗi đứa trẻ nhƣ Con đều có cơm ăn áo mặc, đều đƣợc tới trƣờng, và nhất là để những thảm cảnh mà những cơn thịnh nộ của thiên nhiên gây ra không còn tái diễn…vẫn là điều day dứt không nguôi của ba, của Con, của mọi ngƣời dân trên đất Việt, phải không Con? Ba của Con Phạm Hữu Cƣờng Nguồn: www.socxinh.net 4. Bài báo khiến 1 tỷ người rơi lệ !!! "Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em. "Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!" Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng đƣợc sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng đƣợc chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 13- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cƣ bay ngang trời xa. Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy ngƣời bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác. "Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị" Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là ngƣời thu nhận em về nuôi nấng. Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hƣng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm". Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lƣu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cƣới đƣợc vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi nhƣ con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!". Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhƣng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm nhƣ bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn. Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi đƣợc nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn ngƣời. Và mọi ngƣời đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhƣng trong sự nâng niu xót thƣơng của cha, em cũng lớn lên dần. Những đứa trẻ số phận đau khổ thƣờng khác ngƣời. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không đƣợc nhƣ những đứa trẻ con nhà ngƣời khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào. Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm ngƣời cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chƣa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trƣờng cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tƣờng. Đôi khi em bƣớng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải đƣợc... Mỗi lúc nhìn thấy cha cƣời, em đều vui sƣớng. Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc! Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 14- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội Lần đầu tiên trong đời đƣợc uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền đƣợc quyên góp giúp đỡ. Tháng 5/2005, Xa Diễm thƣờng bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nƣớc rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu đƣợc. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phƣơng, nhƣng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến đƣợc bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông ngƣời cấp cứu, Xa Diễm không lấy đƣợc số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đƣờng máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nƣớc tiểu để hứng máu, chỉ mƣời phút, cái bô đã lƣng nửa. Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia). Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thƣờng điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng. Nhìn con gái nằm trên giƣờng bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con! Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ nhƣ muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chƣa nung của mình. Nhƣng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó. Nhìn gƣơng mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chƣa nói nhƣng nƣớc mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn đƣợc chết..." Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?" "Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa đƣợc, cha cho con ra viện đi..." Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt ngƣời cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm". "Em tự nguyện từ bỏ điều trị!" Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự: "Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chƣa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn đƣợc chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh". Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ ngƣời cô đi cùng đƣa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, ngƣời cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhƣng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 15- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội ngƣời đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đƣa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cƣời, nhƣng cuối cùng cũng không kìm đƣợc để nƣớc mắt chảy ra. Em đã không thể đến trƣờng nữa, em xách cái cặp đứng trên con đƣờng nhỏ đầu làng, mắt ƣơn ƣớt. Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ nhƣ một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió. Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" đƣợc đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới ngƣời Hoa lẫn trên mạng ảo, những ngƣời có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mƣời ngày, con số quyên góp từ toàn thể ngƣời Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại đƣợc thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu ngƣời đều hy vọng thành công. Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trƣờng học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ đƣợc vui sƣớng tiễn em về nhà chồng..." Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại đƣợc đƣa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục đƣợc sống. Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giƣờng truyền dịch, đầu giƣờng đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay ngƣời sang đó nôn. Sự kiên cƣờng cửa đứa bé khiến ngƣời lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, ngƣời điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đƣờng ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhƣng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xƣơng khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nƣớc mắt, đến động đậy cũng không dám". Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có đƣợc một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nƣớc mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giƣờng bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cƣời, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!" Tất cả mọi ngƣời đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm đƣợc trở về với cuộc sống. Rất nhiều ngƣời từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều ngƣời hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 16- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hƣơng thơm. Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua đƣợc chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đƣờng tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã đƣợc khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh. Nhƣng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém. Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi ngƣời quyên góp tiền cho con?" "Bởi vì họ đều có lòng tốt!" "Dì ơi, con cũng làm ngƣời tốt." "Bản thân con đã là một ngƣời tốt. Những ngƣời tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lƣơng." Xa Diễm móc từ dƣới gối ra một cuốn vở bài tập, đƣa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..." Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giƣờng bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chƣa học nên chƣa viết đƣợc hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thƣ này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thƣ, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xƣng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới. "Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trƣờng con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trƣởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những ngƣời mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..." Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nƣớc mắt, khóc không thành tiếng. Con đã từng được sống, con rất ngoan Ngày 22/8, vì đƣờng tiêu hoá xuất huyết, dƣờng nhƣ suốt một tháng trời Xa Diễm không đƣợc ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đƣờng ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em... Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi ngƣời đều muốn gánh đau cho em, nhƣng, không thể làm gì đƣợc. Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 17- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát đƣợc cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành. Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gƣơng mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gƣơng mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cƣời nữa. Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nƣớc mắt, mạng Xinhuanet toàn nƣớc mắt. "Đau lòng đến không thể thở đƣợc" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một ngƣời đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.." Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dƣới một cơn mƣa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những ngƣời dân Thành Đô đi viếng với nƣớc mắt rƣng rƣng. Họ đều là những "ngƣời cha, ngƣời mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chƣa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mƣa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ. Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cƣời mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng đƣợc sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)" Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã đƣợc nhận những ấm áp của con ngƣời. Xin Em yên nghỉ, thiên đƣờng có Em nên thiên đƣờng càng đẹp đẽ." Theo đúng chúc thƣ, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dƣơng Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cƣờng, Lƣu Linh Lộ, Trƣơng Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vƣơng Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết. Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân đƣợc nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cƣời với gƣơng mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng nhƣ nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!" Phạm Hữu Cường dịch từ Xiahua.net (Trung quốc) Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 18- Khóa học Chuyên đề Nghị luận xã hội – Thầy Phạm Hữu Cường Cách làm bài văn Nghị luận xã hội PHẦN V: BÀI TẬP TỰ LUYỆN: Câu 1 (3 điểm): Suy nghĩ của anh, chị về vấn đề: Vào đại học có phải là con đƣờng duy nhất để lập thân, lập nghiệp hay không? Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận ở đời. Câu 3 (3 điểm): Quan niệm của anh chị về tiết kiệm Giáo viên: Phạm Hữu Cường Nguồn: Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 Hocmai.vn - Trang | 19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan