Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Cách hướng dẫn sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả ở trường tiểu học thị trấn thư...

Tài liệu Cách hướng dẫn sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả ở trường tiểu học thị trấn thường xuân

.DOC
11
142
65

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết hoạt động Đội - Sao có vai trò r ất quan trọng trong các nhà trường bậc Tiểu học hiện nay nó góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện. Bậc tiểu học là cấp bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự phát tri ển ấy. Do v ậy tri thức và nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó. Về mặt tâm lí, ở bậc tiểu học trẻ bắt đầu tiếp xúc với hoạt động mới, hoạt động của các em học sinh được chuyển từ vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn các em bắt đầu ti ếp xúc v ới công việc mới mẻ và có thể nói cấp tiểu học sẽ vẽ những nét đ ầu tiên trên nền nhân cách của trẻ. Ngoài các môn học ở tiểu học vi ệc hình thành nhân cách trẻ còn phụ thuộc rất lớn vào các ho ạt đ ộng mà trong đó hoạt động sao nhi đồng là một trong những hình thức sinh hoạt tạo nên nhân cách tự nhiên và có hiệu quả nhất. Để hoạt động của Sao nhi đồng ở Trường Tiểu học đạt kết quả tốt thì phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ phụ trách Sao. Có thể nói phụ trách Sao là linh hồn của Sao. Thực tế cho thấy ph ụ trách sao giỏi, nhiệt tình, hiểu tâm lí nhi đồng, có nghi ệp vụ công tác và biết hát, múa, chơi, kể chuyện một cách hấp dẫn thì ở đó ch ất lượng hoạt động của nhi đồng sẽ rất cao. Ngược lại nếu phụ trách Sao năng lực kém hoặc nơi đó không có phụ trách Sao thì ho ạt động của nhi đồng rất tẻ nhạt. Do phụ trách sao là các em vừa qua lứa tuổi nhi đồng nên d ễ cảm thông và hoà đồng với nhi đồng. Mặt khác các ph ụ trách Sao lại là những đội viên được chi đội TNTP chọn cử làm phụ trách nhi đồng. Sự gương mẫu, nhiệt tình và phương pháp tổ chức hướng dẫn của phụ trách sao có tác dụng giáo d ục sâu s ắc và nâng cao chất lượng hoạt động của Sao nhi đồng. Như vậy muốn duy trì được Sao nhi đồng, muốn các Sao nhi đồng hoạt động có chất lượng, hiệu quả phải có phương pháp chọn cử và cách hướng dẫn bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả. Như vậy muốn duy trì được Sao nhi đồng, muốn các Sao nhi đồng hoạt động có chất lượng, hiệu quả thì phải có phương pháp chọn cử và hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả cao. Là một giáo viên làm tổng phụ trách Đội đã nhiều năm tại trường Tiểu học Thị Trấn, là một trường có nhi ều thành tích tốt trong công tác Đội - Sao và phong trào thi ếu nhi vì vậy tôi rất tâm đắc với công tác này. Tôi mạnh d ạn đ ưa ra một s ố kinh nghiệm trong việc hướng dẫn Sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả tại Trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Về mặt tâm lí học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí đ ược nghiên c ứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát tri ển. Ví dụ vui ch ơi, học tập, lao động,… Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không gi ống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đ ề không phải là ở chỗ trẻ không làm được những gì, chưa nắm đ ược những gì… mà vấn đề cơ bản là ở chỗ phải hiểu được đứa trẻ hi ện có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đ ổi nh ư th ế nào và sẽ có được những gì trong quá trình sống và ho ạt động theo l ứa tuổi… Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngo ại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là đội viên TNTP H ồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ trách Sao, v ừa là cây văn nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các bu ổi sinh ho ạt lớp, sinh hoạt Sao nhi đồng… Các em quen d ần v ới vi ệc tôn trọng tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, vi ệc làm đó đ ược t ập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công vi ệc, phải có s ự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước tập thể. Về mặt xây dựng đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tu ệ, ph ẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua ho ạt động thực tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là s ự nghiệp đào t ạo một lớp người mới cho xã hội. - Để góp phần nâng cao chất lượng trong trường ti ểu học, hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng nói riêng là một vi ệc làm cần thiết. Muốn có thêm nhiều sao nhi đồng hoạt động tốt, làm cho các em tham gia vào các hoạt động sinh hoạt vui chơi có đ ịnh hướng theo một quy trình sư phạm kết hợp với sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của nhà trường, sinh hoạt Sao nhi đồng cần phải có một đ ội ngũ phụ trách Sao là các em đội viên giỏi, nhiệt tình, bi ết làm vi ệc, yêu quý em nhỏ. - Các em nhi đồng còn rất nhỏ nên chưa tự quản lí nhau được, chưa tự tổ chức các hoạt động được, vì vậy tập thể các em thường xuyên sinh hoạt là Sao nhi đồng. Mỗi l ớp nhi đ ồng có một chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là GVCN. - Bên cạnh đó các em chưa mạnh dạn hòa mình vào buổi sinh hoạt, đội ngũ phụ trách Sao còn rụt rè chưa tự mình mở rộng nội dung sinh hoạt, các em nhi đồng còn lúng túng gò bó bản thân. - Tổ chức bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng ở cơ sở là một việc làm vừa dễ mà cũng thật khó. Chính vì vậy, công tác b ồi d ưỡng phụ trách Sao, làm thế nào để có chất lượng tốt là câu hỏi luôn trăn trở của người tổng phụ trách. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Như chúng ta đã biết, Đội là lực lượng dự bị của Đoàn, vừa thể hiện tính phát triển của tổ chức Đội và đội viên, vừa giúp đ ội viên phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghi ệp của Đoàn- Đội, được khẳng định là lực lượng giáo d ục trong giáo d ục và tự giáo dục thông qua các tập thể do Đội tổ chức. Phương thức và biện pháp giáo dục của Đội mang bản sắc riêng thể hi ện là một lực lượng giáo dục của tổ chức trẻ em kết hợp với sự hướng dẫn của anh chị phụ trách. Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhằm giúp các em hiểu được tâm lí, sở thích của các em nhỏ, gần các em và yêu quý các em hơn. Giúp phụ trách sao biết cách làm việc, tiến hành m ột bu ổi sinh hoạt sao theo các bước cũng như tiến hành một trò ch ơi hay hoạt động múa hát cụ thể đối với các em nhỏ. Giúp cho các em trở thành những người đội viên toàn diện như: Biết tôn trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể l ớp mình, học tập tốt hơn, tư cách đạo đức lịch sự, thanh l ịch xứng đáng là người đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, BGH nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt Sao nhi đồng, qua đó tạo đi ều ki ện thu ận l ợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách Sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến thức lẫn kĩ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng và một số kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình. Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng về công tác giáo d ục và đào tạo công tác bồi dưỡng Đội - Sao trong trường học. Vậy để hoạt động Đội được phát triển và đạt hiệu quả cao ta phải chú ý đến hoạt động Sao nhi đồng. Sao nhi đ ồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em trở thành con ngoan, trò gi ỏi, b ạn t ốt, mong muốn trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi Sao nhi đ ồng gồm từ 5 đến 10 em, có 1 đội viên TNTP làm phụ trách sao, giúp đ ỡ nhi đồng vui chơi, sinh hoạt. Mỗi lớp nhi đồng có 1 chi đ ội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên (cô giáo chủ nhiệm ). 1. Thuận lợi: Thị trấn Thường Xuân là trung tâm văn hóa của huyện,Trình độ dân trí phát triển đa dạng và mang nhiều bản sắc dân tộc. Công tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa xã h ội đ ược đ ảm b ảo.Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Sự chủi đạo sát sao của PGD&ĐT, Sụ đầu tư chăm lo của đ ịa ph ương và hội cha mẹ học sinh về cơ sở vật chất cho giáo dục.Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết ngày càng được trẻ hóa và năng cao trình độ. học sinh chăm ngoan và có nhiều cố g ắng trong học t ập. Vì vậy chất lượng dạy học của nhà trường liên tục đẫn đầu khối bạc học trong huyện. - Cơ sở vật chất: Với diện tích khuôn viên nhà tr ường là: 6337 m² trong đó + Sân chơi, bãi tập 1500m² . - Đội ngũ phụ trách : Hoàn thành tốt công vi ệc của mình. + Giáo viên chủ nhiệm: Trẻ khoẻ, nhiệt tình và tâm huyết với công tác Đội - Sao của nhà trường. + Phụ trách Sao: Năng nổ, nhiệt tình là những Đội viên ưu tú, chăm học. + Tổng phụ trách: Nhiệt tình ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh hoạt để nâng cao hoạt động Đội - Sao trong tr ường học. 2. Khó khăn : - Toàn trường có 18 phòng học, không có nhà đa năng cho ĐoànĐội luyện tập riêng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội - Sao chưa được đầy đủ. - Đội ngũ phụ trách còn rụt rè, chưa mạnh dạn. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trư ờng Tiểu học Thị trấn với yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất l ượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng với sự phát triển của xã hội. V ấn đ ề đ ặt ra cho Liên Đội là phát triển nghiên cứu để hoàn chỉnh các gi ải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo Sao nhi đồng cụ thể là: - Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội. - Phối hợp với các anh chị phụ trách lớp( GV chủ nhiệm) bồi dưỡng các phụ trách Sao hằng ngày. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao. - Tập huấn nghiệp vụ cho phụ trách Sao. - Tổ chức thi đua khen th ưởng giữa các Sao, các lớp nhi đồng. - Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng. IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt sao nhi đồng: - Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng có hiệu quả Tổng phụ trách tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em; nội dung tổ chức các sân chơi phải phong phú mềm dẻo có tính mới l ạ, thi ết th ực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi theo ch ủ điểm hàng tháng. - Đội ngũ phụ trách Sao phải nắm được: + Yêu cầu của một buổi sinh hoạt Sao. + Tiến trình các bước sinh hoạt Sao. + Phương pháp tiến hành buổi sinh hoạt Sao. + Hiểu ý nghĩa chủ điểm của từng tháng; ý nghĩa các ngày l ễ lớn trong tháng. + Luôn thay đổi hình thức tổ chức buổi sinh hoạt sao. 2. Nâng cao về hoạt động nhận thức nhi đồng: Công tác Đội và công tác giáo dục trong nhà trường là hai lĩnh vực có cùng mục tiêu giáo dục. Quan tâm đầu tư cho công tác Đội là đầu tư cho công tác giáo dục. Trên các mô hình hoạt động không chỉ là mang ý nghĩa vui chơi mà thông qua đó đ ể phát tri ển nhân cách cho các em. Qua các buổi sinh hoạt Sao nhi đ ồng các em bi ết được, hiểu được để các em phát triển vững vàng hơn. Bác Hồ đã nói “Thiếu nhi là hạnh phúc của mỗi gia đình, là ng ười chủ tương lai của nước nhà... chăm sóc thiếu nhi cũng chính là động viên, cổ vũ toàn dân những người ông, bà, người làm cha làm mẹ đoàn kết hăng hái thi đua lao động”. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu cắp sách tới trường song song với việc học văn hoá là giáo dục các em trên phương diện hoạt động vui chơi thông qua các mô hình sinh ho ạt Sao. - Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, ph ụ huynh, học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt đ ộng Sao nhi đồng. 3. Phối hợp với giáo viên để chọn đội ngũ phụ trách Sao: + Học lực từ khá trở lên. + Đạo đức tốt. + Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng. + Khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt. + Có uy tín trước các em nhi đồng. + Nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc gần gũi yêu mến các em. Mỗi lớp chon 3- 4 em sau đó tổ chức thi để chọn đội ngũ phụ trach Sao đủ các tiêu chuẩn. 4. Tập huấn nghiệp vụ cho các em phụ trách Sao. Lựa chọn phụ trách Sao không phải là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em vì có những phẩm chất, năng l ực chỉ có thể có đ ược trong quá trình rèn luyện. Điều quan trọng hơn là cần ph ải rút ng ắn khoảng cách giữa cái hiện có và cái cần có. Do v ậy, l ựa ch ọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng. Ngay từ đầu năm học tổng phụ trách phải tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ năng nghiệp vụ đội ngũ huynh trưởng và các em phụ trách sao nhi đồng trong toàn liên đội. - Bồi dưỡng phương pháp công tác của đội ngũ phụ trách Sao. - Cách triển khai buổi sinh hoạt Sao. - Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng. - Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ. - Ngoài những buổi tập huấn do Tổng phụ trách điều hành, phải bồi dưỡng các em hàng ngày thông qua giờ lên lớp hoặc ở nhà của các em. Điều này muốn thực hiện được cần phải huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng. 5. Kiểm tra đánh giá của các em qua các buổi sinh hoạt Sao. Đề ra mà không kiểm tra đánh giá coi nh ư không thực hiện. Kiểm tra đánh giá là một khâu hết sức quan trọng. Vì vậy đ ể ki ểm tra đánh giá rút kinh nghiệm cho các phụ trách Sao thì Tổng ph ụ trách phối hợp với huynh trưởng tiến hành làm như sau: - Theo dõi sát sao việc thực hiện các buổi sinh hoạt Sao. - Tiến hành dự buổi sinh hoạt để đúc kết kinh nghiệm kịp thời. - Tổ chức các đợt kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu các em qua các buổi sinh hoạt. 6. Công tác thi đua khen thưởng : Công tác thi đua, khen thưởng là đòn thúc đẩy chất lượng qua các buổi sinh hoạt Sao. Vì một trong những thứ bậc của con người thể hiện bản thân và coi trọng danh dự. Do vậy muốn duy trì tốt phong trào Đội - Sao nhi đồng trong trường học thì Tổng phụ trách phải chú ý đến việc thi đua khen thưởng, khen chê phải đúng mức, chủ yếu là khen những nội dung làm tốt để đ ộng viên khích l ệ các em, nhắc nhở khéo léo để không làm mất lòng tin của các em. - Tổ chức các đợt thi đua “Phụ trách Sao giỏi” trong các ngày lễ lớn giữa các khối lớp. - Đề ra các mức thưởng cho các huynh trưởng, thưởng cho phụ trách Sao xuất sắc. - Thưởng cho các Sao sinh hoạt sôi nổi, thực hiện, tham m ưu với lãnh đạo nhà trường cho các em đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, tham gia học hỏi các mô hình sinh ho ạt Sao trong và ngoài huyện. IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN: Mặc dù kết quả của đề tài đạt được khá cao, các em phụ trách Sao hoạt động nhiệt tình và đồng đều, giáo viên chủ nhi ệm các lớp tham gia và hưởng ứng rất nhiệt tình. Cùng vi ệc s ử d ụng nhiều hình thức tổ chức phong phú thu hút hầu hết các em nhi đồng tham gia góp phần nâng cao chất l ượng giáo d ục trong nhà trường tiểu học, chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến thức lẫn kĩ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng và một số kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình.- Giúp cho các em trở thành những người đội viên toàn diện như: Biết tôn trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt t ập th ể lớp mình, học tập tốt hơn, tư cách đạo đức l ịch s ự, thanh l ịch xứng đáng là người đội viên TNTP Hồ Chí Minh, phụ trách Sao bi ết cách làm việc, tiến hành một buổi sinh hoạt sao theo các bước cũng nh ư tiến hành một trò chơi hay hoạt động múa hát cụ thể đ ối với các em nhỏ, mới chỉ là bước đầu nhưng đã được ban giám hi ệu, t ập thể giáo viên nhà trường và hội phụ huynh đánh giá cao. Với kết quả đó tôi tin rằng cùng với sự ti ếp tục đổi mới cả về phương pháp tổ chức thì kết quả của đề tài còn cao hơn nữa trong các năm học tới. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những thiếu sót nhưng với những gì đã đạt được trong công tác nhi đồng nói chung và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng nói riêng năm học 2014-2015 tôi cũng mong rằng các cấp hội đồng Đội sẽ có s ự đánh giá rút kinh nghiệm hay trong công tác Đội nói chung, công tác b ồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng núi riêng, góp phần cho thành công của nền giáo dục huyện nhà. PHẦN KẾT LUẬN A. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bước đầu làm quen với việc triển khai đề tài mà lại là đề tài “ Cách hướng dẫn Sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả ở Trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân” bản thân tôi rút ra được một s ố bài học kinh nghiệm sau: - Trong công tác Đội nói chung và công tác Sao nhi đ ồng nói riêng đòi hỏi người tổng phụ trách phải không ngừng học hỏi tự bồi dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn và phải thực sự là người bạn, người chị, người anh của trẻ, thực sự yêu trẻ, hoạt động với trẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và mong mu ốn của trẻ. - Kế hoạch của một đề tài phải được tổng phụ trách nghiên cứu căn cứ vào tình hình thực tế phù hợp với tình hình của Liên Đội. Kế hoạch phải lên từ đầu năm học và đặt ra những chỉ tiêu hoàn thành hay chương trình kiểm tra đánh giá một cách đ ầy đ ủ, rõ ràng và cụ thể. - Việc lập kế hoạch và tham mưu cho ban giám hi ệu nhà trường là vô cùng quan trọng, để từ đó tranh thủ sự chỉ đ ạo và s ự giúp đỡ của các lực lượng trong nhà trường, chủ đ ộng khắc ph ục và giải quyết những khó khăn trong công việc cũng như những n ảy sinh trong quá trình triển khai đề tài. - Phải tranh thủ sự giúp đỡ của các lực l ượng trong và ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, Công đoàn nhà trường, và đặc biệt là kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lâu năm cũng như đ ội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, sáng tạo hăng hái và yêu trẻ, cùng với đó là sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh, sự quan tâm ch ỉ đ ạo c ủa hội đồng Đội các cấp, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên đ ịa bàn… - Để thành công một đề tài thì ngoài những yếu tố trên còn cần đến một yếu tố không nhỏ để thành công là phải có m ột đ ội ngũ ban chỉ huy liên đội và đội ngũ phụ trách Sao nhi ệt tình, yêu công tác Đội, có khả năng nhận thức tốt các kiến thức về công tác Đội núi chung, công tác sinh hoạt Sao nhi đồng nói riêng, có kĩ năng về tổ chức hoạt động Đội và sinh hoạt Sao nhi đồng. Muốn vậy tổng phụ trách phải thường xuyên quan tâm đến các em, lắng nghe những mong muốn, những suy nghĩ, những yêu cầu đề đạt và cả những sáng kiến của các em một cách sát sao g ần gũi để từ đó có sự rút kinh nghiệm trong việc tri ển khai hoạt đ ộng cũng như tổ chức cho các em sinh hoạt ở các chủ điểm sau một cách tốt hơn và giải quyết các yêu cầu một cách cụ th ể, nhanh chóng và linh hoạt. Qua công tác Sao nhi đồng nói chung và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nói riêng, tôi rút ra kết luận sau: - Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ ph ụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghi ệp vụ thường xuyên. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chu ẩn đối v ới những đội viên tham gia công tác này. - Bồi dưỡng phụ trách Sao là một công tác khoa học, vấn đề sư phạm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới đ ể phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao là linh hồn của Sao nhi đồng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm. - Giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường, chi đoàn giáo viên nhận thức tốt về vai trò của phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thu ận lợi cho nhi đ ồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhi ệm, luôn động viên uốn nắn kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả của công tác sẽ tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nề nếp nhà trường. B. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. 1. Đối với giáo viên: - Phải luôn tự học hỏi không ngừng nâng cao trình đ ộ chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội, sưu tầm những hình thức sinh hoạt mới nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, từ đó nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. - Quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ trách Sao, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong công tác phụ trách Sao của các em nhằm giúp các em thực hi ện nhi ệm vụ được tốt hơn. - Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải luôn quan tâm đến công tác Đội nói chung, công tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình thức sinh hoạt sao làm cho công tác này có chất lượng hơn. 2. Đối với công tác quản lý, chỉ đạo: - Đề ra kế hoạch và nội dung sinh hoạt kịp thời, thường xuyờn bổ sung những nội dung và hình thức sinh hoạt mới đ ể đ ề ra đường lối cho cơ sở thực hiện. - Mở lớp tập huấn về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho đội ngũ tổng phụ trách nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn. Trên đây sáng kiến kinh nghiệm cách hướng đẫn sinh hoạt Sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả trong Trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng