Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Cách chăm sóc trẻ sơ sinh...

Tài liệu Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

.PDF
4
288
97

Mô tả:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi sinh lý thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Đó chính là giai đoạn sơ sinh, việc chăm sóc và nuôi dưỡng giai đoạn này rất cần sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng, thận trọng và đảm bảo vệ sinh. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây VnDoc sẽ chia sẻ bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh cho bạn tham khảo. Bố mẹ cần biết cách chăm sóc bé trong giai đoạn sơ sinh 1. Phòng trẻ nằm Phải thoáng, yên tĩnh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Mùa hè phải mát, mùa đông phải ấm, tránh gió lùa. Mẹ nằm cùng con để tiện việc cho con bú và chăm sóc trẻ. 2. Nhiệt độ phòng Trẻ đủ tháng bình thường cân nặng từ 2.500g trở lên thì nhiệt độ phòng tối thiểu 25 26oC sẽ giúp trẻ hồi phục thân nhiệt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường vì trẻ thường bị hạ thân nhiệt sau sinh do tiếp xúc với môi trường ngoài tử cung. 3. Chăm sóc rốn Khi trẻ ra đời, phổi bắt đầu hoạt động thì các mạch máu rốn sẽ xẹp và xơ hóa. Quá trình xơ hóa này hoàn thiện trung bình 6 - 8 tuần. Đoạn rốn còn lại sẽ khô và rụng. Bình thường rốn rụng ở ngày thứ 5 - 7 sau sinh. Trước khi rụng, chân rốn chưa khô, chưa thành sẹo nên phải chăm sóc cẩn thận, phải thay băng rốn hàng ngày để tránh vi trùng xâm nhập cơ thể. Quá trình lành vết thương rốn của bé sơ sinh Thao tác thay băng rốn cũng như thay băng vết thương: Trước hết, rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó sát trùng lại bằng cồn. Gỡ bỏ gạc cũ. Dùng còn 70 - 90 độ lau sạch chân rốn, đoạn rốn còn lại và lau xung quanh rốn một vùng đường kính 4 - 5cm. Lau khô cồn bằng bông hấp tiệt trùng rồi dùng gạc vô trùng bọc kín đoạn rốn còn lại và dùng băng vô trùng băng lại. Thay băng hàng ngày đến khi rốn rụng và khô thành sẹo, phải giữ rốn luôn khô, sạch. 4. Chăm sóc mắt Khi đẻ thường, thai nhi lọt qua âm đạo của mẹ, mắt trẻ tiếp xúc với chất bẩn, nhất là người mẹ bị viêm nhiễm âm đạo có thể bị nhiễm khuẩn ngay sau sinh. Mắt trẻ cần được rửa bằng bông hoặc gạc thấm nước sạch, nước muối NaCl 0,9%, lau mỗi mắt 1 miếng gạc từ phía mũi ra ngoài rồi nhỏ thuốc mắt vào từng bên cho trẻ. Hiện nay, hay dùng gentamycin 0,3%. 5. Chăm sóc da và niêm mạc Trẻ sơ sinh da mỏng và mềm. Tổ chức mỡ liên kết lỏng lẻo, do đó, da trẻ dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Lúc mới sinh, trên da trẻ em thường bao phủ một lớp gây trắng, không cần tắm ngay sau sinh, chỉ cần lau khô da, tóc của bé rồi mặc áo quấn tã ngay để giữ ấm cho trẻ. Ngày hôm sau, tắm bằng nước ấm sẽ làm sạch lớp gây, không nên giữ lâu lớp gây trên da trẻ. Sau mỗi lần trẻ đái, ỉa, nên rửa sạch bằng nước ấm và lau khô. Mỗi lần thay tã cho trẻ phải rửa sạch bộ phận sinh dục và hậu môn bằng nước sạch, từ trước ra sau. Chú ý không để vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo bé gái, còn với bé trai, tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau khi lau khô, thoa kem dưỡng da đề phòng hăm loét rồi quấn tã sạch cho trẻ. 6. Tắm cho trẻ Vào mùa hè nóng bức, có thể tắm hàng ngày. Vào mùa đông, có thể tắm 2 - 3 lần/tuần vào lúc thời tiết ấm, thay vào đó là lau mặt, cổ, nách, bẹn... thường xuyên vì những chỗ này hay tích tụ mồ hôi dễ gây hăm loét da. Khi rốn chưa rụng, lúc tắm, tránh làm ướt rốn. Sau tắm, lau khô toàn thân, nhất là những vùng nếp gấp da rồi mặc áo, quấn tã cho trẻ. Cần chú ý khi tắm cho trẻ 7. Theo dõi phân, nước tiểu Trong 24 giờ đầu sau đẻ, trẻ đã đi ngoài phân xu. Thời gian đi ngoài phân xu 2 - 4 ngày, phân xu có màu đen hoặc xanh thẫm, không có mùi. Nếu phân xu loãng, có mùi thối, bụng trướng, nề thành bụng, nôn nhiều thì phải nghĩ đến nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột hoại tử, phải đưa đến bệnh viện khám và điều trị. Sau 24 giờ chưa đi ngoài phân xu, bụng trướng, nôn trớ thì có thể do phân xu quánh hoặc tắc ruột do teo hoặc không có lỗ hậu môn, phải cấp cứu ngoại khoa. Theo dõi phân trong 24 giờ sau sinh rất quan trọng, giúp phát hiện những bất thường ở trẻ. Hết phân xu sẽ chuyển sang phân vàng nhuyễn hay hoa cà hoa cải. Đi ngoài trung bình 8 - 9 lần/ngày, về sau giảm dần theo thời gian. Đi tiểu trung bình từ 15 - 20 lần/ngày, nước tiểu trong, không có mùi vì chức năng thận còn yếu, chưa cô đặc nước tiểu. Nếu trẻ đái ít, nước tiểu nặng mùi, màu sẫm, nên nghĩ đến việc trẻ bú không đủ sữa vì sữa mẹ rất nhiều nước, cần cho bú theo nhu cầu. Theo Sức khỏe đời sống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng