Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số vn30 trong giai đoạn 2006 2017...

Tài liệu Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số vn30 trong giai đoạn 2006 2017

.PDF
82
315
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- HÀ PHÚ ANH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ VN30 TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- HÀ PHÚ ANH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ VN30 TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng) Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số VN30 trong giai đoạn 2006 - 2017” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan. Các số liệu, mô hình tính toán và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TÁC GIẢ Hà Phú Anh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng và hình vẽ Tóm tắt - Abstract Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu .............................................................................. 1 1.1. Lý do chọn nghiên cứu.................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 4 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................. 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu.......................................................................................... 5 1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 6 Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết ....................................................................... 8 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 8 2.1.1. Lý thuyết về giao dịch chứng khoán ............................................................... 8 2.1.2. Cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán .................................................................................................................. 11 2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán ........................................................................................................... 19 Tóm tắt chương 2......................................................................................................... 25 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26 3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 26 3.1.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................... 26 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 29 3.2. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ............................................................. 32 3.2.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................................. 32 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 33 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.................................................................................. 34 Tóm tắt chương 3......................................................................................................... 39 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................ 40 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................................. 40 4.2. Kết quả kiểm định sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán (VN30) .......................................................................................................................... 41 4.2.1. Kiểm định sự tương quan giữa các biến......................................................... 41 4.2.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian ................................................ 42 4.2.3. Phân tích đồng hợp và kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến .......... 44 4.2.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả.................................................................... 47 4.2.5. Xác định mối quan hệ trong dài hạn của các yếu tố vĩ mô với chỉ số chứng khoán ............................................................................................................................ 48 4.2.6. Kiểm định sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán trong ngắn hạn ....................................................................................................................... 49 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................. 51 Tóm tắt chương 4......................................................................................................... 56 Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị...................................................................... 57 5.1. Kết luận.................................................................................................................. 57 5.2. Hàm ý chính sách quản trị .................................................................................. 57 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................ 65 Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 66 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Dữ liệu nghiên cứu Phụ lục 2: Kết quả nghiên cứu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPI Tỷ lệ lạm phát DN Doanh nghiệp EX Tỷ giá hối đoái EPS Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu M2 Cung tiền NĐT Nhà đầu tư GP Giá vàng GOS Tổng cục thống kê Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội HNX Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IIP Chỉ số giá công nghiệp VN30 Chỉ số chứng khoán VN30 VN Việt Nam VNIndex Chỉ số chứng khoán Việt Nam SGDCK TP.HCM Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh SIR Lãi suất liên ngân hàng TTCK Thị trường chứng khoán VECM Mô hình hiệu chỉnh sai số DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 3.1. Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất .............................34 Bảng 3.2. Kỳ vọng tương quan giữa các yếu tố vĩ mô với chỉ số VN30 ................38 Bảng 3.3. Tóm tắt các biến trong mô hình và nguồn thu thập dữ liệu....................39 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả số liệu .......................................................................47 Bảng 4.2: Bảng ma trận tương quan các biến trong mô hình ...................................49 Bảng 4.3: Kết quả kiểm nghiệm đơn vị theo phương pháp có chặn........................50 Bảng 4.4: Xác định độ trễ cho các biến theo các tiêu chuẩn ....................................51 Bảng 4.5: Kiểm định Johansen với phương pháp Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace).....................................................................................................................52 Bảng 4.6: Kiểm định Johansen với phương pháp Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue) ........................................................................................53 Bảng 4.7. Kiểm định hệ nhân quả của các yếu tố tác động đến VN30 .....................54 Bảng 4.8. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM xác định mối quan hệ ngắn hạn..........57 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................35 TÓM TẮT "Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số VN30 trong giai đoạn 2006 - 2017" Hiện nay, giá cả chứng khoán là vấn đề được đầu tư và xã hội quan tâm. Đặc biệt là mối quan hệ của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích xác định mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN30 trong dài hạn và đo lường mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN30 trong ngắn hạn. Nghiên cứu thực hiện cho các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM trong khoảng thời gian từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số, kết hợp với kiểm định nhân quả để phân tích mối quan hệ của các biến kinh tế vĩ mô với chỉ số VN30 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong dài hạn, giá vàng (GP) tác động ngược chiều lên chỉ số VN30, trong khi tỷ giá hối đoái (EX) không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự tác động của các tỷ giá hối đoái đến chỉ số chứng khoán (VN30), các yếu tố tỷ lệ lạm phát (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), Lãi suất (IR), cung tiền (M2) tác động cùng chiều lên chỉ số VN30. Trong ngắn hạn các biến sản lượng công nghiệp (IIP) và cung tiền (M2) tác động cùng chiều đến chỉ số VN30. Trong khi đó, các biến lạm phát (CPI), lãi suất (IR), tỷ giá hối đoái (EX), giá vàng (GP) tác động ngược chiều đến chỉ số VN30. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTCK VN, mà cụ thể hơn là minh bạch hoá hệ thống thông tin trên thị trường. Bên cạnh đó, cần ổn định các yếu tố vĩ mô nhằm phát triển TTCK Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm một số biến vĩ mô, các biến vi mô, biến phi kinh tế và một số yếu tố nội sinh... để có cái nhìn bao quát hơn về các nhân tố tác động đến chỉ số giá của TTCK. Từ khóa: Chỉ số giá chứng khoán (VN30), các yếu tố vĩ mô. ABSTRACT "Macro factors affecting VN30 index in the period of 2006 - 2017" Stock prices are very sensitive indicators in the overall environment of the socio-economic system, indicating, first of all, the safety level of the national finance system (Nguyen Thi My Dung, 2013). Currently, stock prices are an issue concerning not only investors but also society as a whole, especially, the relationship of macroeconomic factors affecting stock price index. The study aims to determine the relationship between macroeconomic factors affecting the stock price index VN30 in the long term and measure the impact level of macro factors on VN30 index in the short term. Research was conducted on companies listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange during the period from January 2006 to December 2017. The study was conducted on quantitative research method with errorcorrecting Vector model, combined with causality tests to analyze the relationship between macroeconomic variables and VN30 index. The results from this study show that in the long term, gold price (GP) and VN30 are negatively correlated while the exchange rate (EX) is not statistically significant in explaining the impact of exchange rates on stock price index. The variables including Consumer Price Index (CPI), Index of Industrial Production (IIP), Interest Rate (IR) and Money Supply (M2) in the long termmove in the same direction with VN30 index. In the short term, Index of Industrial Production (IIP) and Money Supply (M2) are positively correlated with VN30 index. Meanwhile, variables including Consumer Price Index (CPI), Interest rates (IR), exchange rates (EX), gold prices (GP) are negatively correlated with VN30 index. Based on the research results, the author proposes some solutions to develop Vietnam stock market, all of which serve the purpose ofenhancing the transparenceof the market’s information system. Besides, it is necessary to stabilize macro factors to develop Vietnam stock market. Further studies need to expand some macro variables, micro variables, noneconomic variables and some endogenous factors ... to have a broader view o f the factors affecting indexes on stock market Keywords: VN30-Index, Macro factors. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN NGHIÊN CỨU Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới cùng với việc ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương, khu vực đã nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK) đối với sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Thị trường này giúp nhà đầu tư (NĐT) đến gần hơn với doanh nghiệp (DN), tạo điều kiện để DN có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững. Qua thời gian, song song với những biến chuyển của tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, chỉ số giá chứng khoán liên tục sụt giảm sau giai đoạn tăng trưởng nóng thường khiến cho thị trường rơi vào trạng thái mất cân bằng, cộng thêm sự tác động từ khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đẩy nền kinh tế nước nhà đến một diễn biến phức tạp và phải đương đầu với nhiều thách thức mới. Sự suy giảm của thị trường kinh tế chịu tác động không nhỏ từ những thông tin tiêu cực. Có thể nói, giá cả trên TTCK thể hiện tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp và phản ánh hầu hết các vấn đề thuộc về cơ bản của môi trường vĩ mô. Giá cả TTCK biến động phụ thuộc vào tình hình chính trị-xã hội và diễn biến phức tạp của nền kinh tế, khó nắm bắt, dù rằng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã hỗ trợ rất nhiều cho việc tiếp nhận, trao đổi thông tin khá chính xác và nhanh chóng. Giá chứng khoán là một yếu tố có thể nói là nhạy cảm trong hệ thống kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến độ an toàn của nền tài chính quốc gia và là một trong những vấn đề được nhiều nhà đầu tư rất quan tâm. Đặc biệt là mối quan hệ của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Ở những nước phát triển và các quốc gia mới nổi có nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhằm xem xét tác động giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá chứng khoán, tuy nhiên kết quả các nghiên cứu này chưa thống nhất. Điển hình như nghiên cứu của Mohammed Omran và John Pointon (2001) tìm thấy sự tác động tiêu cực của lạm phát đến TTCK của Ai Cập trong ngắn 2 hạn lẫn dài hạn. Adel Al Sharkas và Marwan Alzoybi (2011) đã chỉ ra sự tác động trong dài hạn giữa lạm phát và giá cổ phiếu, trong nghiên cứu “Giá cổ phiếu và lạm phát” thông qua việc sử dụng mô hình VAR. Ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đến sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến TTCK. Nhưng trong mỗi thời gian và diễn biến xã hội khác nhau thì các yếu tố và mức độ tác động đến TTCK sẽ không giống nhau. Hơn thế, các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về chủ đề này có nhiều sự khác biệt giữa các thị trường, thậm chí nhiều kết quả nghiên cứu hoàn toàn trái chiều nhau. Do đó việc làm sáng tỏ vấn đề: "Có thực sự tồn tại mối tương quan giữa TTCK với những yếu tố kinh tế vĩ mô hay không" là vô cùng cần thiết. Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, diễn biến kinh tế ngày càng trở nên phức tạp và bất ổn, những biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa nói riêng và các yếu tố vĩ mô nói chung ngày càng khó dự báo. Các biến động này ngày càng nhiều biến động một cách đa dạng, nhiều chiều. Vấn đề về các yếu tố vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán trên thực tế luôn tồn tại nhiều tranh luận, những vấn đề này đã và đang được nghiên cứu. Thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ lúc đi vào hoạt động đã có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp thì thị trường này vẫn tiềm ẩn khá nhiều những biến động bất thường và khá nhiều rủi ro. Có nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến sự thăng trầm của thị trường chứng khoán mà trong đó tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô là không thể loại trừ. Việc thay đổi trong các chính sách và các yếu tố số vĩ mô thường có những sự tác động đáng kể cả về mặt tiêu cực lẫn tích cực lên tâm lý của các nhà đầu tư và TTCK. Chính vì những tồn tại như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô tới biến động của TTCK Việt Nam là rất quan trọng không chỉ đối với những nhà đầu tư mà còn đối với cả nền kinh tế và xã hội. Về nội dung nghiên cứu, tác giả lựa chọn chỉ số VN30 vì: + VN-Index là chỉ số duy nhất mà TTCK sử dụng trong một thời gian khá dài từ lúc mới thành lập thị trường đến thời điểm tháng 01/2009. Như chúng ta đã biết, phương pháp tính chỉ số VN-Index chỉ đơn thuần dựa 3 trên giá trị vốn hóa thị trường của các cổ phiếu thành phần mà chưa tính đến số lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường. Cũng như chưa hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của những cấu phần có tỷ trọng quá cao trong chỉ số. + Tỷ lệ free-float trong bộ chỉ số VN-Index chỉ lấy trên 5% là được, không giới hạn tỷ trọng vốn hóa dẫn đến chỉ số bị chi phối bởi một số cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn. VD: Trong thị trường 2010 và 2011 hai cổ phiếu của Bảo Việt là BVH và MSN thống trị hoàn toàn sàn HoSE đẩy giá tăng bất thường, mặc dù VNIndex tăng điểm mạnh, song thực tế các cổ phiếu khác hầu hết đều giảm trừ hai trụ cột BVH và MSN. Đây là ví dụ điển hình của việc những cổ phiếu lớn chi phối toàn bộ diễn biến của chỉ số VN-Index. + Chính vì thế VN30 ra đời giúp phản ánh chính xác hơn biến động giá cả chứng khoán và tạo tiền đề cho chiến lược phát triển các sản phẩm phái sinh và các dạng quỹ đầu tư mới trong tương lai. + Con số 30 trong chỉ số VN30 được lấy từ thông lệ quốc tế tại các thị trường lớn như Mỹ (DJ30), Anh, Đức, Pháp, Nhật,.. Đây là 30 mã chứng khoán dẫn đầu TTCK Việt Nam về giá trị vốn hóa cũng như tính thanh khoản, áp dụng hệ số tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng vào công thức tính toán nhằm giúp chỉ số phản ánh chính xác hơn lượng cổ phiếu được tự do giao dịch trên thị trường. + Chỉ số VN30 được tính dựa trên khối lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường, nên có thể loại bỏ những cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng. Bên cạnh đó, VN30 còn hạn chế cả những đối tượng ít có khả năng giao dịch như các cổ đông thuộc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, tổ chức liên quan, cổ đông chiến lược,... + Tính đến giới hạn tỷ trọng vốn hóa không vượt quá 10% là cách hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của những cấu phần có tỷ trọng quá cao trong chỉ số VN30) 4 + Ngoài ra, do tiêu chuẩn chọn vào rổ VN30 là những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất nên giá cả của các cổ phiếu trong rổ VN30 sẽ phản ánh tốt nhất mối quan hệ giữa cung và cầu cổ phiếu, từ đó hạn chế được sự làm giá vốn thường xảy ra đối với những cổ phiếu có thanh khoản kém. Với những vấn đề đang tồn tại ở trên nên tác giả chọn nghiên cứu “Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số VN30 trong giai đoạn 2006 - 2017” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng. Luận văn này này nghiên cứu tổng hợp tác động các yếu tố vĩ mô ở nhiều khía cạnh như lạm phát, tăng trưởng GDP, cung tiền… tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM (Hose). Để giải quyết mục tiêu chung, tác giả cần giải quyết 2 mục tiêu cụ thể đó là: (1) xác định các yếu tố tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM (Hose). (2) Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số giá chứng khoán VN30. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên tác giả cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các nhân tố nào tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM (Hose)? (2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM (Hose) như thế nào? 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5 Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN30. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM (Hose) trong khoảng thời gian từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2017 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp định tính: Trong phương pháp này tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh được áp dụng để thực hiện lược khảo các kiến thức lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây liên quan đến nội dung của nghiên cứu; phân tích và tổng hợp nhằm xem xét sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN30. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng ADF và PP; kiểm định đồng liên kết Johansen; kiểm định nhân quả Granger... Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phân tích biểu đồ, hình ảnh, các chỉ số…) để phân tích sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số VN30. Tác giả áp dụng mô hình hồi qui với chuỗi dữ liệu bằng công cụ là phần mềm Eview 8. 1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Thông qua kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN30 của các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TPHCM trong giai đoạn từ 2006 đến 2017. Từ đó, đề xuất một vài gợi ý về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, đồng thời giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích để hiểu rõ thêm mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự phát triển của thị trường chứng khoán nói 6 chung đồng thời làm rõ thêm một số nghiên cứu chuyên sâu về thị trường chứng khoán, đặt trong mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các biến số trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu này hi vọng có ý nghĩa nhất định đối với cả nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 5 chương, ngoài ra còn có các phần mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục bảng và chữ viết tắt. Chương 1: Chương mở đầu Nội dung chương này trình bày một cách tổng quát nhất về nghiên cứu bao gồm: lí do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, kếu cấu của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết Nội dung chương này sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, chỉ số giá chứng khoán và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Nội dung chương 3 trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mô hình đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô tác động đến chỉ số VN30 bao gồm: Phương pháp nghiên cứu mô hình, dữ liệu nghiên cứu và các kết quả thực nghiệm chứng minh mối quan hệ và tính toán mức độ tác động giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số VN30. Chương 4: Kết quả và thảo luận Nôi dung chương này trình bày tổng quan về mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô với chỉ số giá chứng khoán VN30. Trình bày quy trình nghiên cứu. Các nội dung về phân tích mức độ tác động của các chỉ số kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán được kiểm định dựa trên mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 7 Từ kết quả thực nghiệm, nội dung chương này trình bày những kết quả chính của mô hình, một số kiến nghị cùng với những hạn chế của nghiên cứu này. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về giao dịch chứng khoán 2.1.1.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đạt hiệu quả về mặt thông tin, cụ thể là giá của các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, phản ánh được tất cả những thông tin đã biết trên thị trường. Một thị trường hiệu quả sẽ tạo ra sự công bằng đối với tất cả mọi người, không ai có lợi cũng như không ai chịu thiệt một cách bất hợp lý, đồng thời phản ánh sự kỳ vọng cao của các nhà đầu tư về triển vọng của thị trường. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả thì nhà đầu tư không có cách nào vượt mặt được thị trường bằng cách sử dụng mọi thông tin mà thị trường đã biết (loại trừ yếu tố may mắn), đây là bất kỳ những tin tức nào có thể gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà không thể nào biết được trong hiện tại và chỉ xuất hiện ngẫu nhiên trong tương lai. Chính những thông tin ngẫu nhiên này sẽ làm cho giá cổ phiếu trong tương lai biến động. Theo giả thuyết này, những thị trường trong đó xuất hiện giao dịch nội gián (insider trading) không thể coi là thị trường hiệu quả được. Có 3 dạng thị trường hiệu quả là : - Thị trường hiệu quả dạng yếu : giá hiện hành của cổ phiếu phản ánh đầy đủ những thông tin về giá trong quá khứ, chính vì thế mà giá cổ phiếu đã không thay đổi ngay lập tức khi những biến động tài chính được công bố. Ở thị trường hiệu quả dạng yếu, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ bị vô hiệu hóa. - Thị trường hiệu quả dạng trung bình (Semi-Strong form) : giá cả chứng khoán sẽ chịu tác động một cách nhạy cảm trước bất kỳ một thông tin mang tính chất công khai nào. Những thông tin như năng lực sản xuất của công ty, chất lượng quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính doanh nghiệp,… đều đã được phản ánh trong giá trị của cổ phiếu thể hiện qua hình thức giá cổ phiếu. Một nhà đầu tư bất kỳ 9 có được những thông tin từ nguồn thông tin đại chúng thì hiển nhiên rằng nó đã được phản ánh trong giá chứng khoán. - Thị trường hiệu quả dạng mạnh : cho rằng giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin từ công khai đến nội bộ. Vì thế các thị trường có khả năng phản ứng nhanh nhạy với bất kỳ mọi thông tin, kể cả những nội dung mang tính nội bộ hay cá nhân, làm cho khả năng tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch khó xảy ra. 2.1.1.2. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory – APT) do Stephen Ross đưa ra vào những năm 1970 của thế kỷ XX. Nội dung của mô hình APT là cơ hội kinh doanh chênh lệch giá xuất hiện khi một nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận phi rủi ro mà không cần phải bỏ vốn đầu tư dựa trên sự mất cân bằng giữa hai hoặc nhiều thị trường. Kinh doanh chênh lệch bao gồm việc kinh doanh 2 tài sản và trong đó nhất định phải có tài sản bị định giá sai (giá hiện tại của nó không trùng khớp với mức giá được chỉ ra trước trong mô hình). Dựa trên nguyên tắc mua rẻ bán đắt, các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá bán tài sản đang có giá cao và dùng tiền đó mua tài sản đang rẻ trên thị trường để chờ thời cơ. Khi các nhà đầu tư đã nắm giữ một danh mục được đa dạng hóa tốt thì rủi ro riêng của doanh nghiệp không còn là điều đáng ngại. Trường hợp hai khoản đầu tư như nhau nhưng TSSL kỳ vọng khác nhau, nếu không có các bất hoàn hảo của thị trường cùng với chi phí giao dịch thì nhà đầu tư có thể tìm kiếm nguồn lợi phi rủi ro thông qua việc mua một khoản đầu tư có TSSL kỳ vọng cao hơn và bán khống một khoản đầu tư có TSSL thấp hơn. Những cơ hội kinh doanh chênh lệch chỉ xuất hiện nếu TSSL không thỏa mãn công thức thể hiện mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán với các hệ số beta xác định. APT dựa trên qui luật một giá: nếu hai tài sản là đồng nhất (tương đương) thì chúng phải có cùng một giá. Trong thị trường hiệu quả, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhanh chóng biến mất. Ở mô hình APT, phân tích tỷ suất sinh lợi (TSSL) và phương sai được thay bằng những giả định của quá trình hình thành 10 TSSL. TSSL của một tài sản (cổ phiếu) được quyết định bởi tập hợp những chỉ số (nhân tố). Từ mô hình đa nhân tố, ta có kết quả: Đặt Phương trình của mô hình APT: : TSSL thực của tài sản (cổ phiếu) i : TSSL kì vọng của tài sản (cổ phiếu) i : thay đổi trong TSSL của tài sản (cổ phiếu) i đối với thay đổi của rủi ro của nhân tố j : nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của tất cả tài sản (cổ phiếu) đã điều chỉnh : ảnh hưởng đặc thù lên TSSL của tài sản (cổ phiếu) i. Tuy nhiên ảnh hưởng đặc thù này có thể đa dạng hóa (bằng 0) Quá trình hình thành TSSL: Nếu các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục tốt, rủi ro đặc thù sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất (0) và chỉ còn rủi ro hệ thống ( ) * Ứng dụng mô hình APT Thứ nhất, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của tài sản Thứ hai, hồi quy chuỗi thời gian để tìm Thứ ba, hồi quy dữ liệu chéo hoặc giải hệ phương trình để tìm các hệ số * Hạn chế + Mô hình APT chỉ áp dụng cho danh mục đầu tư được đa dạng hóa hoàn hảo chứ không áp dụng cho từng chứng khoán riêng rẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất