Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên đại học công lập và tư thụ...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên đại học công lập và tư thục tại thành phố hồ chí minh

.PDF
94
886
123

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN KHẮC HƢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ TƢ THỤC TẠI TPHCM Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ MẠNH LỢI HÀ NỘI, Năm2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấy kỳ công trình nào khác. LỜI CÁM ƠN Luận văn Thạc sĩ Xã hội học với đề tài: Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên các Trường công lập và tư thục tại TPHCM được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2016, đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến kết quả học tập địa bàn thực hiện đề tài tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học FPT cơ sở TPHCM. Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều tổ chức và cá nhân trong suốt quá trình nghiên cứu. Qua đây tôi xin chân thành cám ơn: PGS, TS Vũ Mạnh Lợi người trực tiếp hướng dẫn luận văn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, … hỗ trợ kịp thời trong suốt quá trình thực hiện đề tài qua đó tôi mới có thể hoàn thành được đề tài của mình. Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: o Ban lãnh đạo hai trường Đại học FPT và Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện để tôi được thực hiện khảo sát thông tin phục vụ đề tài. Sinh viên hai trường Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học FPT đã hỗ trợ tôi trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát. o Đồng nghiệp, đồng môn đã góp ý, chia sẻ thông tin hữu ích và kịp thời giúp đề tài của tôi đạt hiệu quả cao nhất. o Gia đình và người thân đã tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh tế và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM MẪU.........................................................................................................................20 1.1. Khái quát trường hợp nghiên cứu......................................................................20 1.2. Đặc điểm mẫu....................................................................................................22 CHƢƠNG 2. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG..........................................................27 2.1. Yếu tố nhận thức hệ thống giáo dục VN............................................................27 2.2. Thái độ đối với học tập của sinh viên................................................................36 CHƢƠNG 3. YẾU TỐ TỪ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP...........................................................................................................................44 3.1. Yếu tố trường học..............................................................................................44 3.2. Các hoạt động hỗ trợ của trường đối với học tập...............................................46 3.3. Giải pháp xử lý khó khăn khi gặp phải trong học tập của sinh viên..................47 3.4. Mối liên hệ trong việc lựa chọn đối tượng chia sẻ khó khăn trong học tập.......49 3.5. Dự định thực hiện hoạt động trong quá trình học..............................................50 CHƢƠNG 4. CÁC YẾU TỐ TRUNG GIAN........................................................54 4.1. Tác động của INTERNET..................................................................................54 4.2. Hoạt động bên ngoài..........................................................................................58 4.3. Mức độ làm thêm...............................................................................................63 4.4. Yếu tố gia đình...................................................................................................66 KẾT LUẬN..............................................................................................................69 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ SV Sinh viên TĐT Tôn Đức Thắng TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh GDVN Giáo dục Việt Nam KQHT Kết quả học tập DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. 1: Tên trường lựa chọn tham gia khảo sát (đơn vị: %, N = 371) ................ 22 Biểu đồ 1. 2: Tỷ lệ giới tính (đơn vị: %, N = 371) ......................................................... 23 Biểu đồ 1. 3: Phân loại quê quán (đơn vị: %, N = 371) ................................................ 23 Biểu đồ 1. 4: Thứ tự con cái trong gia đình (đơn vị: %, N = 371) ................................. 24 Biểu đồ 1. 5: Thời gian học tập của sinh viên (đơn vị: %,, N = 370) ........................... 25 Biểu đồ 1. 6: Kết quả học tập của sinh viên phân loại theo Trường (đơn vị: %, N = 370)................................................................................................................................. 25 Biểu đồ 2. 1: Nhận định khả năng có việc làm theo kết quả học tập (Đơn vị %, N = 370)................................................................................................................................ 33 Biểu đồ 2. 2: Mô tả dự định nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp (tỷ lệ %, N = 364) ......................................................................................................................... 34 Biểu đồ 2. 3: Mức lương tự nhận định sau 5 năm tốt nghiệp (đơn vị %, N = 371) ....... 35 Biểu đồ 2. 4: Mô tả nhận định của sinh viên về kết quả học tập không như ý (tỷ lệ %, N = 365) .................................................................................................................... 41 Biểu đồ 3. 1: Mô tả sự tự hào về Trường theo học (đơn vị: %, N = 371) ..................... 45 Biểu đồ 3. 2: Mô tả phương án lựa chọn cách giải quyết khó khăn học tập (đơn vị %, N = 371) .................................................................................................................... 48 Biểu đồ 3. 3: Mô tả người được tin tưởng và chia sẻ trong cuộc sống (đơn vị %, N = 347)................................................................................................................................. 49 Biểu đồ 3. 4: Mô tả nhận định thực hiện hoạt động khác với việc học của sinh viên (đơn vị %, N = 421) ....................................................................................................... 50 Biểu đồ 3. 5: Mô tả dự định thực hiện hoạt động khác của sinh viên theo trường học (đơn vị %, N = 368) ....................................................................................................... 51 Biểu đồ 4. 1: Mô tả thời gian sử dụng Internet (phút) theo tương ứng kết quả học tập (đơn vị %, N = 367)................................................................................................. 54 Biểu đồ 4. 2: Mô tả thời gian sử dung Internet theo Trường (đơn vị %, N = 367) ....... 55 Biểu đồ 4. 3: Mô tả thời gian sử dụng Internet cho việc học (đơn vị %, N = 367) ....... 56 Biểu đồ 4. 4: Mô tả thời gian sử dụng internet vào việc học theo trường học (đơn vị %, N = 367) .................................................................................................................... 57 Biểu đồ 4. 5: Mô tả hoạt động sinh viên tham dự ngoài việc học (đơn vị %, N – 371) 58 Biểu đồ 4. 6: Mô tả hoạt động ngoài việc học theo kết quả học tập của sinh viên (đơn vị %, N = 371) ....................................................................................................... 59 Biểu đồ 4. 7: Mục tiêu của việc tham gia các hoạt động ngoài việc học của sinh viên . 60 Biểu đồ 4. 8: Mô tả hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngoài giờ học ........................ 61 Biểu đồ 4. 9: Mô tả hoạt độngngoại khóa theo trường (tỷ lệ %, N = 1537) .................. 62 Biểu đồ 4. 10: Mô tả hoạt động làm thêm đối với kết quả học tập (đơn vị %) .............. 64 Biểu đồ 4. 11: Mô tả nghề nghiệp gia đình sinh viên theo Trường học (đơn vị %, N = 364) ............................................................................................................................. 66 Biểu đồ 4. 12: Mô tả kết quả học tập với nghề nghiệp gia đình của sinh viên (đơn vị %, N = 364) .................................................................................................................... 67 Biểu đồ 4. 13: Mô tả mức độ liên hệ với gia đình của sinh viên (đơn vị %, N = 371) .. 68 DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Nhận định của sinh viên về Giáo dục Việt Nam .......................................... 28 Bảng 2. 2: Mức độ nhận định của sinh viên về Giáo dục Việt Nam theo Trường ........ 30 Bảng 2. 3: Kiểm định Anova về niềm tin vào giáo dục Việt Nam qua sự tự hào về Trường theo học ............................................................................................................. 31 Bảng 2. 4: Mối quan hệ giữa hoạt động học tập và nhận định có việc làm sau tốt nghiệp ............................................................................................................................. 36 Bảng 2. 5: Mức độ thực hiện các hoạt động của sinh viên ............................................ 37 Bảng 2. 6 Mối tương quan giữa mức độ thực hiện hoạt động của sinh viên và tìm hiểu ngành học ............................................................................................................... 38 Bảng 2. 7: Mô tả mối quan hệ giữa hoạt động theo kết quả học tập của sinh viên ....... 40 Bảng 3. 1: Mô tả mục tiêu chọn trường học theo xếp loại học tập (đơn vị: %, N = 371)................................................................................................................................ 44 Bảng 3. 2: Mô tả mức độ ảnh hưởng đến học tập của một số yếu tố theo Trường học (đơn vị %, N = 308) ....................................................................................................... 52 Bảng 4. 1: Mô tả mức độ sử dụng Internet cho việc học .............................................. 57 Bảng 4. 2: Mô tả mức độ sử dụng Internet vào việc học của sinh viên Tôn Đức Thắng và FPT ................................................................................................................. 58 Bảng 4. 3: Mô tả mức độ đi làm thêm (đơn vị %, N = 369) .......................................... 63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Albert Einstein từng nói: “Giá trị của giáo dục đại học không phải ở việc học nhiều sự kiện, mà là luyện cho trí óc suy nghĩ”. Thật vây, mục tiêu đó, giá trị đó bất kỳ ai cũng mong muốn đạt được và giá trị giáo dục được biểu hiện ở nhiều phương diện trên từng cá nhân khác nhau. Việt Nam là Quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 về dân số trên toàn thế giới. Nền giáo dục Việt Nam đa dạng và hoàn thiện ở các cấp học từ mẫu giáo đến tiến sĩ. Theo số liệu thống kê tại Đại hội đại biểu Hội sinh viên toàn quốc lần thứ XI (2013), tổng số sinh viên cả nước hiện nay có khoảng 2.204.000 (tăng 143% so với năm 2008), đạt tỷ lệ khoảng 250 sinh viên/1 vạn dân. Trong đó: sinh viên đại học chiếm 66%, sinh viên cao đẳng chiếm 34%; nữ sinh chiếm 49,6 ; số sinh viên học tập tại các trường công lập chiếm 85 , các trường ngoài công lập chiếm khoảng 15 tổng số sinh viên; sinh viên hệ chính quy là 1.962.000. Ngoài ra, có khoảng 80.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Như vậy với số liệu trên ta nhận thấy có đến trên 1.450.000 sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, đây là lực lượng tri thức giá trị cho công cuộc phát triển đất nước trong tương lai. Tuy nhiên hàng năm, hầu hết các Trường đại học trên cả nước đều đối mặt với tình trạng sinh viên nghỉ học, bảo lưu hoặc rớt môn, có những trường đã buộc phải ban hành Quyết định cho thôi học một số lượng lớn sinh viên không theo kịp chương trình hoặc vì nhiều lý do khác. 1Theo khảo sát của Phóng viên Tiền Phong ở một số trường đại học, trung bình mỗi năm, một trường đại học có từ vài chục đến vài trăm sinh viên bị buộc thôi học, cùng hàng trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ. Đỉnh điểm mới đây nhất, hơn 1.000 sinh viên của Trường Đại học Tây Nguyên đã và đang đứng trước nguy cơ bị buộc thôi học (chiến 1/15 số sinh viên toàn trường). Trong số hơn 1.000 sinh viên này, có 415 trường hợp đã bị thôi học, số còn lại đang đứng trước nguy cơ “báo động đỏ”. Tại Trường Đại học Công nghiệp Thực 1 http://www.tienphong.vn/giao-duc/bao-dong-sinh-vien-bi-buoc-thoi-hoc-927797.tpo 1 phẩm TPHCM, ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo trường cho biết, trung bình mỗi năm học, nhà trường có hơn 2.000 sinh viên bị cảnh cáo học vụ và buộc thôi học. Trong đó, có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học (gồm hơn 100 sinh viên thuộc hệ đại học, còn lại là sinh viên ở các hệ cao đẳng khác). Ông Lê Quang Thành, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM cho biết, sau mỗi học kỳ, nhà trường đuổi học khoảng 100 sinh viên cùng với vài trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ rải đều ở các ngành học. Ngoài ra, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, mỗi năm cũng có cả trăm sinh viên bị buộc thôi học. “Cụ thể, số lượng sinh viên bị buộc thôi học của trường này qua các năm như sau: Năm 2012 có 275 sinh viên, năm 2014 có 249 sinh viên, năm 2015 có 100 sinh viên, trong đó, đỉnh điểm năm 2013, nhà trường buộc thôi học đến hơn 500 sinh viên”, ông Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này cho biết. Tương tự, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM kết thúc học kỳ 1 vừa qua, trường này buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 sinh viên; Trường Đại học Nông Lâm TPHCM buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác. Như vậy, ngoài số lượng sinh viên bị cho thôi học, số sinh viên đang theo học cũng được phân thành nhiều loại khác nhau. Điều này có thể thấy rõ khi nhìn vào bảng điểm hàng kỳ sinh viên tích lũy qua tỷ lệ sinh viên đạt điểm giỏi, khá, trung bình, rớt môn, hoặc tiếp tục rớt môn. Mở rộng hơn, bằng số liệu đã công bố ngày 20/7/2015 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2015. Bản tin ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên đến 726.0002. Việt Nam hiện nay đang bước vào quá trình hội nhập quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, chính vì vậy yêu cầu về nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, điều này là 2 http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/gan-178-000-cu-nhan-thac-si-that-nghiep-3251443.html 2 yếu tố quyết định sự thành bại của một quốc gia. Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục. Doanh nghiệp luôn thiếu nhân sự, trong khi hàng loạt sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp, phải chăng kiến thức chuyên môn không đáp ứng nhu cầu hay là nhu cầu doanh nghiệp chưa sử dụng hết, điều gì đã tạo nên sự mâu thuẫn như vậy. Theo lý luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thiết lập điểm sàn đại học nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của sinh viên. Như vậy, thông qua điểm sàn: tất cả sinh viên nhập học đều ở mức độ ngang nhau về xuất phát điểm kiến thức đầu vào. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian học tập tại các trường thì sinh viên có sự phân hóa thành các nhóm khác nhau. Vậy điều gì đã làm phân loại các nhóm sinh viên này? Các yếu tố đó có gì giống và khác nhau giữa sinh viên giữa khối trường công và trường tư tại Việt Nam hiện nay. Đây là vấn đề tối quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ của bản thân các trường, các cơ sở giáo dục mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội như: Gia đình, các nhà làm quản lý giáo dục hay chính sinh viên đang theo học. 2. Tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh sinh viên được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ở nhiều góc cạnh, các vấn đề khác nhau đang tác động đến kết quả học tập của học sinh sinh viên. Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu. Dưới đây là một vài lược khảo sơ bộ các nghiên cứu tiêu biểu. Trong nghiên cứu “The relationship between Family income and schooling attainment: Evidence from a liberal arts college with a full tuition subsidy program” của tác giả Stinebrickner, T.R. and Stinebrickner, R. (2001) tại Đại học Berea đã chỉ ra mối liên hệ giữa kinh tế gia đình với trình độ học vấn ở các cấp học 3 và lý giải tại sao cá nhân đến từ các gia đình thu nhập thấp lại ít đạt được bằng đại học như các nhóm sinh viên khác3. Trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm tra”, tác giả Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh (2008). Tác giả đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở các môn Toán, Đọc và Khoa học ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú trọng tới các ảnh hưởng khác nhau có thể có của các yếu tố chủng tộc, hoàn cảnh gia đình với sự phân phối điểm kiểm tra của sinh viên. Từ đó tác giả đã chỉ ra một số điểm: thứ nhất, khoảng cách chính trong kiểm tra các môn Toán, Đọc và Khoa học giữa các nhóm dân tộc là khác nhau giữa các điểm phân vị có điều kiện của các điểm số được đo lường. Thứ hai, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình như học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha cũng khác nhau giữa các điểm phân vị trong phân phối các điểm số. Trong cuốn “Chất lượng giáo viên và thành quả học tập của học sinh” của tác giả Darling - Hammond (2000) sử dụng số liệu từ một cuộc khảo sát 50 bang về chính sách, nghiên cứu phân tích các trường học, khảo sát nhân sự và đánh giá quốc gia về chương trình giáo dục. Nghiên cứu này xem xét các cách thức giáo viên có liên quan đến thành tích học tập của học sinh trên các tiểu bang. Bằng phân tích định tính và định lượng, tác giả cho thấy đầu tư về chất lượng giáo viên có liên quan đến việc cải thiện thành tích học sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy các chính sách được thông qua bởi quốc gia về đào tạo giáo viên, cấp phép, tuyển dụng…có thể tạo nên sự khác biệt quan trọng trong trình độ và năng lực mà các giáo viên có cho công việc của họ4. Theo (Evans 1999) được trích trong luận văn thạc sĩ cũa Võ Thị Tâm, 2010 thì những yếu tố tác đến kế quả học tập của sinh viên bao gồm 5 nhóm khác nhau: (1)Đặc trưng về nhân khẩu, (2) Đặc trưng về tâm lý, (3) Kết quả học tập trước đây, (4) Yếu tố xã hội, (5) Yếu tố tổ chức. 3 4 Bế Thị Diệp, Luận văn cao học, 2012 Bế Thị Diệp, Luận văn cao học, 2012 4 Sự khác biệt tồn tại trong kết quả học tập của sinh viên tồn tại trong các nhóm sắc tộc, giới tính, nơi cư trú, giữa những nhóm thu nhập ( Stinebrickner & ctg, 2001 được trích trong luận văn thạc sĩ của Võ Thị Tâm, 2010). Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển. Mặc dù vậy với những nước đang phát triển là rất ít. Những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập tập trung vào những vấn đề như sự khác nhau trong giới tính, phong cách dạy học, môi trường lớp học, những yếu tố về kinh tế xã hội và nền tảng giáo dục của gia đình. Kết quả cho thấy rằng kết quả có sự khác biệt về kết quả của các khu vực, sắc tộc cũng như giữa thành thị và nông thôn (Infan Mustag & Shabana Khan, 2012 ) Tác giả sử phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình đề nghị gồm 5 yếu tố và phương pháp phân tích dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Theo sự hiểu biết hiện có của tác giả bài viết này có thể tác giả Võ Thị Tâm cho rằng sinh viên các hệ học khác ngoài hệ chính quy thì hệ thống kiểm tra đáng tin cậy còn các hệ khác thì kết quả học tập đôi khi chưa phản ánh chính xác cho các yếu tố đầu vào. Trong khi đó theo ( Mushtaq, I., & Khan, S. N ,2012) cũng nêu câu hỏi tương tự là những nhân tố quan trọng nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, và mục tiêu của tác giả là khám phá những nhân tố quan trọng mà có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Mushtaq, I., & Khan, S. N cho rằng nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên chủ đề này ở tại Pakistan chỉ có 1 nghiên cứu được thực hiện bởi Abid Hussain năm 2006. Từ đó tác giả đề nghị mô hình gồm 4 nhân tố tác động đến kế quả học tập của sinh viên gồm (1) Sự giao tiếp, (2) Những tiện ích phục vụ cho cho việc học, (3) Sự hướng dẫn kịp thời, (4) Những căng thẳng của gia đình trong đó yếu tố (3) là biến mới được khám và được đưa vào mô hình để kiểm định. Thông qua nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy 3 yếu tố (1), (2), (3) có tác động cùng chiều với kết quả học tập của sinh viên và (4) tác động ngược chiều. 5 Tác giả (Muhamad Daniyal & ctg , 2011) tập trung chủ yếu vào những yếu tố về nhân khẩu học, tác giả đưa ra mô hình gồm 8 yếu tố có tác động đến kết quả học tập của sinh viên gồm: (1) thu nhập gia đình, (2) Trình độ của cha, (3) Trình độ của mẹ, (4) Quy mô gia đình, (5) Những động cơ thúc đẩy của cha và mẹ, (6) Những hoạt động ngoại khóa, (7) Chuẩn mực của giảng viên, (8) Sự thích thú đối với môn học. Kết quả nghiên cứu tình huống tại đại học Islamia tại Pakistan cho thấy hầu hết các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90%, 95%, 99%. Muhamad Daniyal & ctg sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có độ tuổi từ 19- 21, từ 22- 25 và từ 25 tuổi trở lên. Tác giả muốn mẫu nghiên cứu đại diên tốt nhất tổng thể gồm độ tuổi cũng như tất cả các khoa ở trường Islamia. Một tác giả khác cũng nghiên cứu tình huống tại trường Islamia nhưng ở khía cạnh khác là (Ali, S., Haider & at al, 2013). Những nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên gồm 9 nhân tố gồm: (1) Giới tính, (2) Tuổi, (3) Loại hình trường học, (4) Thu nhập, (5) Khu vực thành thị/ nông thôn, (6) Ngôn ngữ dùng trong học tập, (7) Học thêm\ không học thêm, (8) Số giờ học, (9) Nội trú hay không nội trú. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê là tuổi, thu nhập số giờ học là có ý nghĩa thống kê. Một khía cạnh khác mà (Young-Jones & ctg 2012) nghiên cứu về vấn đề tư vấn học đường tác động đến sự thành công học tập của sinh viên như thế nào. Tác giả đề nghị mô hình 6 nhân tố tác động đến gồm: (1)Trách nhiệm người tư vấn, (2) Khả năng người tư vấn, (3) Trách nhiệm của sinh viên, (4) Sự tự tin của sinh viên, (5) Kỹ năng học tập của sinh viên và (6) Sự trợ giúp về nhận thức. Kết quả cho thấy cả 6 nhân tố đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Biến phụ thuộc được đo lường bởi chỉ số GPA.5 Như vậy, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận và các kết luận khác nhau. Tựu chung lại, các nghiên cứu đã chỉ rõ mối liên hệ, mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên ở hầu hết các nhóm yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu, đặc điểm xã hội, đặc điểm kinh tế. 5 http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=5628:nhng-nhan-t-tac-ng-n-ktqun-hc-tp-ca-sinh-vien-s-cn-thit-ca-nghien-cu-kham-pha&catid=170:tin-tc&Itemid=425 6 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010) “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính qui Trường Đại học Nông lâm TP.HCM”, cho thấy mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự học, điểm bình quân giai đoạn đầu, số lần uống rượu, bia trong một tháng, điểm thi tuyển sinh có tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008) về “các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế” cho thấy động cơ học tập của sinh viên tác động mạnh vào kiến thức thu nhận của họ, năng lực giảng viên cũng là yếu tố tác động đến động cơ học tập học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên. Tác giả (Võ Thị Tâm, 2010) đề nghị mô hình gồm 5 yếu tố có tác động đến kết quả học tập của sinh viên như: (1) Kiên định học tập, (2)Động cơ học tập, (3) Canh tranh học tập, (4) Ấn tượng trường học, (5) Phương pháp học tập. Kết quả kiểm định cho thấy yếu tố kiên định học tập không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thùy Trang (2010) “Khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên. Các nghiên cứu trên đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tác giả Mai Thị Quỳnh Lan và Nguyễn Quý Thanh trong nghiên cứu “Tiếp cận lý thuyết về mối quan hệ giữa học vị giảng viên và kết quả học tập của sinh viên” đã chứng minh và đưa ra những kết luận có ý nghĩa khoa học. Theo tác giả, phẩm chất và năng lực của thầy cô có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh. Từ việc phân tích chi tiết các yếu tố từ giảng viên, tác giả khẳng định: khả năng dạy học nói chung và trí thông minh; kiến thức chuyên ngành; kiến thức về dạy và học; kinh nghiệm của giảng viên; bằng cấp; các hành vi và thực hành của giảng viên có 7 mối tương quan cao với kết quả học tập của sinh viên là hướng quan trọng để bổ xung cho đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa các yếu tố với kết quả học tập của sinh viên, còn nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và môi trường xung quanh để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong nghiên cứu “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực” tác giả Nguyễn Quý Thanh (2009) đã tổng quan các nghiên cứu trước đó về tính tích cực học tập của sinh viên, từ đó xây dựng lý thuyết chỉ rõ độ chênh lệch giữa yếu tố nhận thức (cognitive), yếu tố xúc cảm (affective/emotion) và thực hành (practice) và xác định sự tồn tại các ngưỡng tình huống giữa các thành phần đó trong quá trình học tập của sinh viên. Từ việc tiến hành thực nghiệm các nội dung: thực trạng nhận thức - trạng thái xúc cảm - thực hành, bàn về mối tương quan giữa nhận thức, xúc cảm và thực hành, và các yếu tố quy định nhận thức và thực hành của sinh viên đối với phương pháp học tập tích cực, tác giả đưa ra các kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên6. Trần Lan Anh (2010) trong luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học”, nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học theo hai nhóm: nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, nhóm yếu tố liên quan đến môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã nghiên cứu về chủ đề các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở một ngành hay một trường, yếu tố bao quát chưa được chỉ rõ, vì vậy đây vẫn còn là vấn đề cần được nghiên cứu sâu rộng và hệ thống hơn. 6 Bế Thị Diệp, Luận văn cao học, 2012 8 Khái niệm Trước khi đi vào phần nội dung, tôi xin nêu những khái niệm thuật ngữ được sử dụng trong luận văn. Giáo dục7 là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân. Giáo dục (GD) là một hiện tượng xã hội, trong đó một tập hợp xã hội (nhóm) đã tích luỹ được một vốn kinh nghiệm xã hội nhất định truyền đạt lại cho một nhóm xã hội khác nhằm giúp họ tham gia vào đời sống xã hội, giúp họ hiểu biết các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị xã hội để trở thành những nhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích xã hội. Đây chính chính là nét đặc trưng cơ bản của GD với tư cách là một hiện tượng xã hội.Kinh nghiệm xã hội được hiểu là những tri thức về các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động thực tiễn, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hoá, truyền thống … Hoạt động GD chỉ là một bộ phận hợp thành của quá trình xã hội, song nó được coi là bộ phận quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc tạo nên con người xã hội, bởi đặc trưng tự giác có tổ chức, kế hoạch và mục đích trong quá trình vận động của hoạt động GD. Hệ thống GD là một chỉnh thể thống nhất của những tiểu hệ thống bao gồm từ giáo dục mầm non; GD phổ thông; GD chuyên nghiệp- đại học; GD chính quy, GD tại chức; GD bán công và dân lập; GD sau đại học; GD từ xa; GD nhà trường và xã hội v.v... 7 http://www.cuasotinhyeu.vn/kien-thuc/tre-em/su-phat-trien-cua-tre/cac-yeu-anh-huong-den-su-phat-triennhan-cach-cua-tre-33891?page=9 9 Cơ cấu của hệ thống GD trong sự tồn tại của mình là sự liên kết hữu cơ, có hệ thống và đồng bộ các cấp học, bậc học, từ thấp đến cao để hình thành những nhâncách ở các cấp độ. Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách. Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.8 Chƣơng trình, giáo trình giáo dục đại học9 Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác. Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập; bảo đảm có đủ giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập. 8 9 Luật giáo dục nghề nghiệp 74.2014.QH13 Luật giáo dục, 2008 10 Trƣờng Đại học công lập và tƣ thục Theo Wikipedia: Đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng. Trường đại học tư thục hay Đại học dân lập là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như văn bằng công lập. Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin phép thành lập và tự đầu tư. Không giống những trường đại học công lập, đại học tư thục không nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu hướng lớn hơn nhiều so với trường đại học công lập. Hiểu khái niệm về Trường tư thục theo nhiệm vụ và quyền hạn của trường dân lập, trường tư thục10 Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục. Cách hiểu khác (theo Cuốn Xây dựng đội ngũ nhà giáo, Đại học FPT dịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014) cho rằng: Trường tư (Private School) hay còn gọi là trường tư thục là giới hạn học sinh theo các tiêu chuẩn đặc thù do trường đề ra, Những trường này phải đáp ứng yêu cầu hai bên liên quan: 10 Điều 65, Luật Giáo dục nghề nghiệp, 2015 11  Chính phủ chú trọng đến vấn đề thi cử, ba môn cơ bản (3R) và thành tích học tập của học sinh.  Tổ chức thành lập trường theo quy định các lý do trường tồn tại và cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho trường. Có rất nhiều kiểu trường tư khác nhau tồn tại; mỗi trường lại có mục đích, mục tiêu và các nhiệm vụ cần đạt riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chung của nghiên cứu này là xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên dưới góc độ cá nhân sinh viên (bên trong), yếu tố bên ngoài và yếu tố trung gian. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đối với sinh viên tại các trường Công lập và Tư thục. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 1.1.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố: các đặc điểm bên trong, sự nhận thức, thái độ, chủ động trong tìm hiểu ngành nghề, những hỗ trợ từ bên ngoài: nhà trường, gia đình, và các yếu tố trung gian như: internet, đi làm thêm, … Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ đại học chính quy của hai trường: Đại học FPT cơ sở tại TPHCM và Đại học Tôn Đức Thắng. 1.1.2. Mẫu nghiên cứu Mẫu được lựa chọn là 300 sinh viên được chia đều cho 2 trường hợp nghiên cứu. 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu Yếu tố bên trong: sinh viên có sự am hiểu ngành nghề, có sự chủ động và thái độ thì sẽ có kết quả học tập khá giỏi? Các yếu tố bên ngoài: Sinh viên được hỗ trợ điều kiện tốt (kinh tế, môi trường học, trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ … từ (Nhà trường, gia đình, mối quan hệ xã hội)thì sẽ có kết quả học tập khá giỏi? Yếu tố trung gian: Sinh viên càng tiếp cận ít với yếu tố trung gian (internet, đi làm thêm, …) thì sẽ có kết quả học tập khá giỏi? Giả thuyết nghiên cứu 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan