Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành dược phẩm...

Tài liệu Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành dược phẩm

.DOCX
50
74
90

Mô tả:

I. Giới thiệu chung Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Tên viết tắt: DHG PHARMA Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074 Fax: 0710.3895209 Email: [email protected] Website: www.dhgpharma.com.vn Mã số thuế: 1800156801 Logo công ty VỊ THẾ CỦA DHG PHARMA Thị phần: DHG đứng thứ 5 trong các Công ty Dược dẫn đầu và đứng thứ 4 trong các nhà sản xuất Dược Phẩm tại Việt Nam (Theo IMS 2010) Hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước từ Lạng Sơn đến Mũi Cà mau Doanh thu bán hàng của DHG liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam 8 công ty con phân phối, 31 đại lý/chi nhánh, 2 Hiệu thuốc và 61 quầy lẻ tại các bệnh viện trên cả nước 25 chi nhánh, Công ty con được công nhận đạt chuẩn GDP (Thực hành phân phối thuốc tốt 30 nhà thuốc, quầy lẻ trực thuộc đạt tiêu chuẩn GPP (Thực hành nhà thuốc tốt). Trên 1.000 nhân viên bán hàng giao dịch trực tiếp với hơn 20.000 khách hàng là các nhà thuốc, đại lý, Công ty dược…trong đó có 8.649 khách hàng đạt tiêu chuẩn là thành viên câu lạc bộ khách hàng thân thiết của DHG Pharma. Trên 100 bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm của DHG.  Xuất khẩu: 85 sản phẩm có số đăng ký ở các nước như: Moldova, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigeria, Philipine… Doanh thu xuất khẩu tăng qua từng năm  Hệ thống chất lượng Nhà máy, kho và Phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn WHO GMP/GLP/GSP. Hệ thống quản lý chất lượng của Dược Hậu Giang là công cụ cung cấp những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; giúp cho cán bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lượng và công việc một cách nhất quán. Việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức quốc tế Anh chứng nhận cùng với dây chuyền công nghệ tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân vận hành có kinh nghiệm đã mang đến cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt.  Nghiên cứu và phát triển Đầu tư và xây dựng Phòng Nghiên cứu phát triển (gọi tắt là R&D) và Trung tâm nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học, công nghệ để phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn của công ty luôn được coi là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu của DHG. Khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có, phát triển các tiềm lực mới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho công ty và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tiên phong trong chiến lược đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu hoạt chất mới, tìm kiếm công nghệ đặc biệt, tạo nên các dòng sản phẩm độc đáo, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm Haginat, Klamentin, Hapacol, Eyelight, Unikids...hay nhóm sản phẩm có thành phần hoạt chất từ thiên nhiên như Eugica, Naturenz, Spivital....đã và đang được quan tâm trên thị trường là những sản phẩm tiêu biểu cho thành công của DHG trong thời gian qua.  Marketing Đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động, có trình độ chuyên môn và bản lĩnh thương trường Một đội ngũ marketing lành nghề, luôn đưa ra những ý tưởng lớn để xây dựng những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Một đội ngũ nhân viên sôi nổi, vui vẻ, nhiệt huyết luôn thể hiện niềm đam mê và sẵn sáng cống hiến cho công việc marketing của công ty. Hết mình trong công việc, chăm sóc và mang lại những giá trị cộng thêm cho khách hàng, đối tác; đồng thời mang lại những giá trị cao cho công ty và cho xã hội.  Sản xuất Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên... Trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc và được chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi họng – hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiểu đường; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xương khớp; Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất Nhiều sản phẩm được sản xuất lô lớn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí và nguồn vốn kinh doanh tài trợ cho hoạt động sản xuất. Quy mô sản xuất lớn, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao và thường xuyên thay đổi. Do đó, các phong chức năng đã chủ động nhập khẩu tồn trữ nguyên liệu ở thời điểm giá rẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.  Tài chính – Kế toán Đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Hiệu quả từ hoạt động tài chính được khai thác dựa trên những lợi thế sẵn có. Khai thác tốt mối quan hệ với các Ngân hàng. Hoàn thiện các quy chế quản lý tài chính. Kiện toàn bộ máy và công tác tổ chức kế toán. Tuân thủ các quy định của pháp luật 1. TẦM NHÌN “Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn” 2. SỨ MẠNG “Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn” 3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI Lấy chất lượng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào công ty Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động 4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Ngày thành lập: Tiền thân của Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cổ phần hóa: Ngày 02/9/2004 vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng Niêm yết: Ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE. 6.XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: a) Sản xuất kinh doanh dược phẩm; b) Xuất khẩu : dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế; c) Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế; d) Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến; e) In bao bì; f) Dịch vụ nhập và chi trả ngoại tệ; g) Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện , điện lạnh; h) Nhập khẩu trực tiếp trang thiết bị y tế; i) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại DHG PHARMA; j) Dịch vụ du lịch và lữ hành nội địa; k) Đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản; l) Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chức năng và mỹ phẩm; m) Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm và thủy hải sản; mô hình khung 3 chiều của F.Abel Ai sẽ được thỏa mãn ( khách hàng): Khách hàng của công ty là bất cứ ai có nhu cầu về dược phẩm,thuốc thú y, thức ăn gia súc gia cầm, thực phẩm chức năng, thực phẩm chế biến hay mỹ phẩm. những người có nhu cầu trao đổi mua bán ngoại tệ, sử dung các thiết bị đồ điện, điện lạnh,khách du lịch trong nước và trên thế giới. Nhu cầu: Khách hàng của công ty có nhu cầu gì về sản phẩm mà họ cần sử dụng? Cái mà khách hàng quan tâm trên hết đó là chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Một sản phẩm mà đạt được độ hiệu quả như khách hàng mong đợi hoặc hơn thì dù giá sản phẩm có đắt đến mấy thì khách hàng vẫn tìm mọi cách để được sử dụng sản phẩm. Vì vậy, điều mà công ty đặt lên hàng đầu, đó chính là chất lượng và sự an toàn của sản phẩm và dich vụ. Và thỏa mãn nhu cầu đó như thế nào? Không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao công nghệ sản xuất, áp dụng những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vào sản xuất. Đội ngũ nhân viên trong công ty luôn luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu và làm việc bằng trách nhiệm và lòng nhiệt huyết nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm dich vụ. Nhờ đó mà PHARMA đã lấy được niềm tin và sự tin tưởng ở 1 số lượng lớn khách hàng. Doanh số bán hàng của công ty ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt. ⇒MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC: DHG PHARMA được thành lập nhằm huy động và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn trong việc phát triển bền vững các ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông , tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường vĩ mô:. a) Môi trường kinh tế Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất.kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuẩn lợi cho các ngành kinh tế phất triển.Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nanm, đặt biệt là các ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, bất động sản.Lạm phát tăng cao, làm cho người dân thận trọng hơn trong đầu tư và tiêu dùng. Điều này khiến hc các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. So với các ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhất, vì đây là một mặt hàng thiết yếu đối với người dân. b) môi trường công nghệ Trình độ ký thuật, công nghệ sản xuất còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp.Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển chưa được coi trọng . Nguồn nhân lực trình độ cao còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu.Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghệ bào chế đơn giản, nàm lượng kỹ thuật chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt… chính vì vậy, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 40% hu cầu thi trường. Năm 2008 các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nâng cấp dây chuyền sản xuất thì sẽ phải thu hẹp phạm vi sản xuất và chỉ được phép gia công các sản phẩm cho những doanh nghiệp có tiêu chuẩn GMP. Trong số 174 cơ sở sản xuất tân dược, mới chỉ có 59 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP ( thực hành tốt sản xuất thuốc) với tổng doanh thu 5.369 tỷ đồng, 115 cơ sở chưa đạt GMP có doanh thu 874 tỷ đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang nâng cấp các dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, vì chỉ có tập trung đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp dây chuyền sản xuất thì các doanh nghiệp Việt nam mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. c) Môi trường chính trị Ngành dược là một trong những ngành chịu sự tác đọng mạnh bởi sự tác động quản lý của nhà nước. Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuocs, cơ sở kiểm nghiệm thuốc… Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ- BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp snar xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới( GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinhd oanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngưng sản xuất và ngưng xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn các quy định khác như GLP “ thực hành tốt về phân phân phối thuốc” GPP “ thực hành tốt về quản lý nhà thuốc”. Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn trên mới mong đưa sản phẩm của mình ra ngoài thị trường.Nó sẽ tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theo chiều sâu để có thể cạnh trạnh với các công ty đa quốc gia. d) Môi trường văn hóa- xã hội Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành dược.Phần lớn người dân Việt Nam sống ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuoc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phất triển ngành dược Việt Nam. e) Môi trường tự nhiên Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi cho thực vật phất triển đa dạng về chủng loại. Theo thống kê năm 2010 Việt Nam khoảng 394825 loài thực vật và nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi dào cho ngành Dược trong tương lai. Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự phất triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, hằng năm riêng ĐBSCL đã thải ra môi trường một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.000 tấn/ năm, nước thải sinh hoạt khoảng 102 triệu m3/ năm, chất thải nước rắn công nghiệp gần 47,2 triệu tấn/ năm, rác thải y tế gần 4.000 tấn/ năm. Ngoài ra, theo số liệu quan trắc của trạm không khí tự động đặt tại Đại học xây dựng Hà Nội năm 2002: nồng độ bụi PM10 trung bình năm ở Việt Nam cao 2, 5 đến 3,5 lần tiêu chuẩn quốc tế. Những hiện trạng trên cùng với tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới trong tương lại sẽ trở thành hiểm họa đối với đời sống và sức khỏe của con người và gây nên nhiều bênh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… và ngày càng trầm trọng hơn.Điều đó là cơ sở để phát triển ngành Dược trong tương lại. 2. Môi trường ngành kinh doanh đốối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhà cung câốp cạnh tranh nội bộ ngành sản phẩm thay thiố khác h nhà p phố a. Khách hàng Nhóm khách hàng gián tiếp Nhóm khách hàng này bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước. Được phân loại thành 2 nhóm chính: Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài và nhóm khách hàng gián tiếp trong nước.  Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài Nhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang Nhật, Đông Âu. Nhưng theo dự đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp Dược ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2009 - 2012 sẽ đạt 12%-15%, trong khi mức tăng trưởng của thế giới chỉ đạt 6 - 8% 1 và nhu cầu dược phẩm ở các nước châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh…vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì dân số đông, thu thập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện, vì vậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng. Trong tương lai quy mô của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài (các nước châu Âu): - Yêu cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm. - Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm.  Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vì vậy cho thấy nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. 1 Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước - Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luôn mang tâm lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt. - Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, nên có nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ2. - Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm) 3. - Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn nên vấn đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy người dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như uy tín thương hiệu. Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước không gây sức ép cho ngành vì dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu không có sản phẩm thay thế và không có sự mặc cả về giá. Khách hàng trực tiếp Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành dược. Nhu cầu mua thuốc phụ thuộc vào lượng mua của nhóm khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếp cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ: - Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp. 2 3 - Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc (như các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, các điểm bán lẻ...) Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp4: - Bởi vì dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng nên họ đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và uy tín. - Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao. - Họ yêu cầu khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết. Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành bởi vì: - Họ mua với số lượng sản phẩm lớn, chiếm doanh số cao trong tổng các doanh số của ngành Dược. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải thông qua các kênh phân phối của họ. - Họ có nhiều sự lựa chọn về người bán. - Họ có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả, đặc điểm của người tiêu dùng. b. Đối thủ cạnh tranh: Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành  Mức độ cạnh tranh trong ngành dược hiện nay khá cao vì: Đây là một ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh (tính đến tháng 7 năm 2010, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu ngoài ra còn có 5 doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế)5. 4 5 Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh có thể khẳng định đến thời điểm hiện nay thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này có nghĩa các nguyên tắc và quy luật của cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng ngày càng có vai trò chi phối trên thị trường này. Ngày nay các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn quốc tế và đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tính đến tháng 7/2009 có 53 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt chuẩn GMPWHO chiếm 57% và 24 doanh nghiệp đạt GMP-ASEAN. Theo cam kết gia nhập WTO đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp Dược Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO nếu không sẽ phải ngừng sản xuất 6. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các tiêu chuẩn này và để góp phần tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp Dược trong nước hiện nay chỉ có thể bào chế các loại thuốc thông thường, cạnh tranh nhau trong thị trường nội địa nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn và theo lộ trình cam kết của Việt Nam gia nhập WTO thì kể từ năm 2009 thị trường dược nội địa chỉ được bảo hộ ở mức rất thấp (chỉ còn lĩnh vực phân phối là chưa mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài). Và đến khi hết thời hạn bảo hộ thì ngành Dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Lúc đó các doanh nghiệp Dược trong nước sẽ phải đối đầu với các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ hiện đại, năng suất cao. Sau khi tìm hiểu về mức độ cạnh tranh trong ngành ta sẽ phân tích một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của DHG để đánh giá năng lực cạnh tranh của họ. Nội dung phân tích đối thủ cạnh tranh  6 Xác định đối thủ cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu là phục vụ cho thị trường nội địa nên việc xác định đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào thị phần của các công ty trong ngành Dược Việt nam. Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam và đứng thứ 6 trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu đứng đầu ngành dược ( 5 doanh nghiệp đứng đầu thuộc các doanh nghiệp nước ngoài ) Đối thủ cạnh tranh của DHG trong ngành công nghiệp dược Việt Nam là tất cả các công ty đang hoạt động trong ngành như: Domesco, Imexpharm, Trapaco, dược Viễn Đông và OPC…Trong đó Domesco đứng thứ 2 với thị phần tiêu thụ nội địa là 4,67% và Imexpharm đứng thứ 3 với thị phần 3,72% (tính đến hết quý I/2010)7 . Đây là 2 đối thủ quan trọng của DHG. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của Dược Hậu Giang còn là các công ty dược nước ngoài như: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp).... Bài phân tích sẽ chọn phân tích đối thủ Sanofi –Aventis vì tại Việt Nam Sanofi- Aventis giữ vị trí số một trên thị trường, dẫn đầu trong các doanh mục dược phẩm kê toa, không kê toa và Vacxin.  Tổng quan về các đối thủ: Công ty Sanofi- Aventis Việt Nam: Tại Việt Nam Sanofi – Aventis Việt nam là công ty giữ vị trí số 1 trên thị trường dược phẩm với danh mục sản phẩm phong phú, dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng cũng như những đóng góp trong việc phát triển ngành Dược Việt Nam. Sanofi – Aventis Việt Nam có hơn 150 sản phẩm các loại bao gồm các sản phẩm kê toa, không kê toa và vacxin. Trong đó có những sản phẩm hàng đầu trong 7 lĩnh vực điều trị tim mạch, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, nội khoa và vacxin. Sanofi – Aventis Việt nam đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ khách hàng với việc mở trung tâm dịch vụ khách hàng (2002) để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Hiện tại Sanofi đang thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ đối tác, đặc biệt là trong công nghệ sinh học và trị liệu sinh học, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trên toàn thế giới để cải tiến sản phẩm và phát triển thêm các sản phẩm mới. Mục tiêu Sanofi trong tương lai trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dự định tăng tỷ lệ sản phẩm bắt nguồn từ công nghệ sinh học từ 14% (2008) đến 25% (2012) 8. Công ty Domesco: Năm 2009, DOMESCO chiếm 4,67% thị phần trên thị trường thuốc tiêu thụ tại Việt Nam, với công nghệ hiện đại Công ty đã nghiên cứu thành công và được phép sản xuất hơn 406 mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu9. Nguyên vật liệu sản xuất thuốc của Domesco chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nguyên vật liệu dược nổi tiếng trên thế giới tại châu Âu và Mỹ, chất lượng của các loại nguyên liệu đạt độ ổn định cao và có chứng nhận DMF. Riêng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, Domesco tổ chức thu mua tại các vùng cung cấp lớn trong nước10. Mục tiêu của Domesco là đến năm 2015 phát triển thành một Tập đoàn về Dược - Thực phẩm chức năng, có đủ sức chiếm thị phần lớn trong cả nước, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Công ty đang thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm, tích hợp dọc về phía sau như duy trì và phát 8 9 10 triển hệ thống chất lượng toàn diện (TQM), tích hợp bộ tiêu chuẩn ISO nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao. DMC đã khánh thành cụm công nghiệp Dược giai đoạn 1 với nhiều hạng mục cơ bản của dự án đã hoàn tất, đưa các hạng mục này vào khai thác sẽ giúp DMC đa dạng hóa các mặt hàng dược phẩm. Đồng thời Domesco cũng đang khẩn trương xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Dược kỹ thuật cao Domseco, diện tích 111.320m 2, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2010 11. Công ty Imexpharm: Trong năm 2009, công ty chiếm 3.72% thị phần các thị trường thuốc tiêu thụ tại Việt Nam. Imexpharm đặt ra mục tiêu trong tương lai là tổng doanh thu thuần 760 tỷ đồng tăng 7,55% so với năm 2009 và trở thành Công ty Dược phẩm hàng đầu trong nước, tạo thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục chiến lược ổn định, bền vững và hiệu quả12. Điều này cho thấy công ty chú trọng việc phát triển ổn định và bền vững. Với những năng lực hiện tại: có đội ngũ nhân viên có trình độ cao luôn tâm huyết với công ty và đội ngũ bán hàng, tiếp thị, phân phối năng động nhiệt tình tạo cho công ty có đủ năng lực và phương tiện phân phối sản phẩm 64/64 tỉnh thành cả nước Việt Nam 13. Hệ thống phân phối sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO: 9001:2000 và 22000, GMP-WHO, GSP, GLP công ty luôn hướng tới việc cho mình một hướng đi riêng chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà định hướng vào khách hàng 14. So với DHG va Domesco có hệ thống phân phối của Imexpharm đang còn yếu thế hơn. Imexpharm mới chỉ có 3 đại lý trong khi số đại lý của DHG là 20 và Domesco là 75. 11 12 13 14 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu của ngành hàng Dược phẩm mà nhóm thảo luận và khả năng đối phó của doanh nghiệp đối với các yếu tố này: Trọng số được cho theo mức độ quan trọng của các nhân tố thành công trong ngành. Điểm đánh giá khả năng cạnh tranh của các công ty được cho theo mức độ từ 1 đến 4: rất yếu = 1, khá yếu = 2, khá tốt = 3, rất tốt = 4. Bảng : Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược phẩm công ty CP DHG thành công ng số Khả năng kiểm 1 soát nguồn dược Điể m O RM SANOFI Điể m 4 trọn 0,4 Điể m Điểm T DHG IMEXPHA Điểm Trọ Điểm Các nhân tố Điểm T DOMESC Điểm trọng 0,1 4 trọn 0,4 3 trọn 0,3 3 số 0,3 0,17 3 0,51 4 0,68 3 0,51 3 0,51 0,18 4 0,72 2 0,36 3 0,54 2 0,36 0,15 3 0,45 4 0,6 3 0,45 3 0,45 liệu ổn định 2 3 Sản phẩm chất lượng, an toàn Kênh phân phối sản phẩm Năng lực nghiên 4 cứu, phát triển thuốc mới 5 Marketing tốt 0,13 3 0,39 4 0,52 3 0,39 3 0,39 6 Năng lực sản 0,15 4 0,6 4 0,6 4 0,6 2 0,3 xuất Năng lực tài 7 chính Tổng 0,12 4 1 0,48 3,55 4 0,48 3,64 3 0,36 3,15 2 0,24 2,55 Bảng trên cho thấy công ty Sanofi (3,64) đang dẫn đầu ngành; Công ty DHG (3,45) cũng khá mạnh đang đứng vị trí số 2; Domesco đứng thứ 3 (3,15); Imexpharm yếu hơn các công ty trên (2,67). Điểm mạnh then chốt của Sanofi là khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu, năng lực nghiên cứu phát triển và dịch vụ khách hàng. So với các đối thủ điểm mạnh của DHG là khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu, tổ chức hệ thống phân phối tốt và nguồn tài chính tốt và năng lực sản xuất tốt. C, Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối với ngành Dược nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao. Vì rào cản xâm nhập ngành hiện nay còn cao do ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lí của nhà nước và các tổ chức thế giới: Theo quyết định số 27/2007/QĐBYT của bộ y tế và yêu cầu của tổ chức Y Tế Thế Giới thì các doanh nghiệp muốn sản xuất thuốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: GMP theo khuyến cáo của WHO (GMP - WHO); Hệ thống kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP; Thực hành tốt phòng thí nghiệm về vacxin và sinh phẩm (GLP); Thực hành tốt về phân phối thuốc(GDP); Thực hành tốt về quản lí nhà thuốc (GPP). Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn trên của thì mới có thể tồn tại và phát triển được 15. Vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao. 15 D, Nhà cung cấp Nhà cung cấp cho ngành Dược phẩm bao gồm: Nhà cung cấp về nguyên vật liệu chế biến thuốc, nhà cung cấp về nguồn lao động. - Trong ngành Dược lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng, vì ngành đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ cao và có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, trong thực trạng ngày nay thì nguồn nhân lực có trình độ cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. “Theo báo cáo ngành dược năm 2010 thì tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân”16. - Về nguồn nguyên vật liệu cho ngành Dược: Hiện nay sức mạnh của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành còn cao vì vậy sức ép từ phía các nhà cung cấp này lên ngành là cao. Tuy hiện nay có một số doanh nghiệp Dược đã xây dựng được nguồn nguyên liệu riêng do vậy đã chủ động được một phần nguồn nguyên liệu để sản xuất nhưng tỷ lệ này là rất thấp. Đa số nguồn nguyên liệu dùng cho việc sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Châu Á như : Áo, Ý, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc....Trong đó 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam với tỷ trọng tương ứng là 25% và 21% (năm 2008)17. Với hơn 90% nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc nhập khẩu từ nước ngoài, thì sự lệ thuộc về nguyên liệu của các công ty sản xuất thuốc trong nước là rất lớn và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp này tăng giá bán. E, Sản phẩm thay thế 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất