Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ng...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi

.PDF
98
281
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN NGỌC TUẤN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN NGỌC TUẤN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017 Ngày bảo vệ: 13/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THÀNH THÁI Th.S TRƯƠNG NGỌC PHONG Chủ tịch Hội Đồng: TS. LÊ CHÍ CÔNG Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ, sự thấu hiểu và sự giúp đỡ to lớn từ quý Thầy Cô giáo, Gia đình và b n mạn bè của tôi. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Thành Thái, Thầy Trương Ngọc Phong người tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu. Nếu không có những lời nhận xét, góp ý quý giá để xây dựng đề cương luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của các Thầy trong suốt quá trình nghiên cứu thì luận văn này đã không hoàn thành. Tôi cũng học được rất nhiều từ các Thầy về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kinh tế nói riêng và quý Thầy, Cô ở trường Đại học Nha Trang nói chung nơi tôi học tập và nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này. Vì có những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giúp luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.........................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3 1.6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................5 2.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................5 2.1.1. Khái niệm về Khu kinh tế (KKT)..........................................................................5 2.1.2. Khái niệm về Khu Công nghiệp (KCN) ................................................................5 2.1.3. Khái niệm về Công nghiệp ....................................................................................6 2.1.4. Khái niệm về Đầu tư..............................................................................................6 2.1.5. Khái niệm về thu hút đầu tư ..................................................................................7 2.2. Lý thuyết về một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút Đầu tư ......................................8 v 2.2.1. Khả năng thu hút đầu tư ........................................................................................8 2.2.2. Lý thuyết về một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút Đầu tư ...................8 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................11 2.3.1. Các nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài .........................................................11 2.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu .................................16 2.4.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết .............................................................................16 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2. ...............................................................................................23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24 3.1. Các bước thực hiện đề tài .......................................................................................24 3.2. Qui mô mẫu ............................................................................................................24 3.3. Phương pháp thu thập, chọn mẫu ...........................................................................25 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................25 3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo................................................................25 3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................26 3.4.3. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................................27 3.5. Xây dựng thang đo .................................................................................................28 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................32 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........33 4.1. Giới thiệu tổng quan về Khu kinh tế Dung Quất....................................................33 4.1.1. Quá trình hình thành KKT Dung Quất ................................................................33 4.1.2. Quá trình phát triển KKT Dung Quất..................................................................34 4.1.3. Những thành tựu đạt được ...................................................................................34 4.2. Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu .............................37 4.3. Thống kê cơ bản về các thang đo trong mẫu nghiên cứu .......................................39 4.4. Đánh giá sơ bộ các thang đo...................................................................................43 vi 4.4.1. Đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cây Cronbach alpha.............................................43 4.4.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá EFA...................................46 4.5. Phân tích tương quan Pearson ................................................................................48 4.6. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất ...............................................................................................................................49 4.6.1. Kết quả hồi qui và các kiểm định cơ bản ............................................................49 4.6.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả..................................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................56 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...........................57 5.1. Kết luận...................................................................................................................57 5.2. Khuyến nghị chính sách .........................................................................................57 5.2.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Khu kinh tế ............................................57 5.2.3. Một số chính sách khác .......................................................................................59 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi KKT: Khu kinh tế KCN: Khu công nghiệp NĐT: Nhà đầu tư DN: Doanh nghiệp NQ: Nghị quyết. TW: Trung ương. UBND: Ủy ban nhân dân. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các lý thuyết tham khảo...................................................................14 Bảng 2.2: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................17 Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư....................................28 Bảng 4.1: Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp tham gia cứu ..................................38 Bảng 4.2: Thống kê cơ bản về các thang đo trong mẫu nghiên cứu .............................39 Bảng 4.3: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha lần 1 ...............................................43 Bảng 4.4: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha lần 2 ...............................................45 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập...........................47 Bảng 4.6: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ..........................................48 Bảng 4.7: Phân tích tương quan ....................................................................................48 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi qui ..............................................................................49 Bảng 4.9: Hệ số Hệ số Centered VIF ............................................................................50 Bảng 4.10: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất.....55 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư...........................16 Hình 4.1: Kiểm định phương sai thay đổi .....................................................................51 Hình 4.2: Phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên .........................................................51 Hình 4.3: Biểu đồ P- Plot phần dư chuẩn hóa ...............................................................52 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn này tiến hành một đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách và các vấn đề cần tập trung đầu tư, tạo cơ hội thu hút đầu tư tốt hơn vào Khu kinh tế Dung Quất Nghiên cứu này dùng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là dữ liệu thu thập, tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi (như: BQL Khu kinh tế Dung Quất; các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Cục thống kê tỉnh) từ giai đoạn năm 2011 đến năm 2015; Dữ liệu sơ cấp được điều tra bằng cách gửi câu hỏi phóng vấn đến 270 doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện đang đầu tư và đã hoạt động tại khu kinh tế Dung Quất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất trong giai đoạn 2011 đến 2016. Qua đó, kết quả đánh giá cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đó là: Cơ sở hạ tầng đầu tư (CSHT); Chế độ chính sách đầu tư (CĐCS); Lợi thế ngành đầu tư (LTĐT); Môi trường làm việc (MTS); Chất lượng dịch vụ công (DVC); Chế độ chính sách đầu tư (CĐCS); Chi phí đầu vào cạnh tranh (CPCT); Nguồn nhân lực (NNL) Từ những kết quả nghiên cứu đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, chính sách phù hợp để cải thiện tình hình thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi chung, nhằm nâng cao vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế miền Trung - Tây nguyên ngày một tăng trưởng. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, Thu hút đầu tư, chất lượng dịch vụ, Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày 09/11/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 658/QĐ-TTg chọn Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đến ngày 11/4/1996 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung Khu công nghiệp Dung Quất (KCN Dung Quất), tỉnh Quảng Ngãi - đánh dấu một cột mốc quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn phát triển kinh tế nước ta. Mãi đến ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Dung Quất (KKT Dung Quất), tỉnh Quảng Ngãi. Những năm đầu xây dựng và hoạt động, Khu công nghiệp Dung Quất (KCN Dung Quất) vẫn còn gặp nhiều khó khăn chậm phát triển, chậm việc thu hút đầu tư, việc chuyển đổi mô hình từ KCN Dung Quất thành KKT Dung Quất đã kêu gọi được một số dự án từ nguồn vốn nước ngoài (vốn FDI) có quy mô lớn như: Năm 2006 dự án công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel Việt Nam (556 triệu USD), năm 2007 có 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8 triệu USD,… (Tổng cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2008) đã tạo động lực mới, như một đòn bảy trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển của KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Sau một thời gian chuyển đổi mô hình từ KCN Dung Quất thành KKT Dung Quất Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và Chính phủ Việt Nam nhận thấy vẫn chưa đủ sức thu hút được các nhà đầu tư lớn đến với KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tại Quyết định 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008, trong đó xác định KKT Dung Quất là một trong những KKT nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhằm thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, khu vực duyên hải Miền Trung nói chung. Tuy nhiên, sau bao nhiều lần tập trung các nguồn lực của tỉnh để đầu tư xây dựng hạ tầng; Ban hành, điều chỉnh nhiều chính sách để thu hút đầu tư phát triển, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa kêu gọi được các nhà đầu tư lớn để đầu tư vào KKT Dung Quất như mong muốn. Do đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BQL KKT Dung Quất nhận thấy sự cần thiết phải rà soát, đánh giá, lại những hạn chế trong việc thu hút 1 đầu tư, cũng như cần xác định các yếu tố chính ảnh hưởng thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất và sự ảnh hưởng của các yếu tố đó lên khả năng thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất. Từ đó đưa ra những chính sách, phương pháp tác động trực tiếp lên các yếu tố thu hút đầu tư tại khu vực này, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của KTT Dung Quất là điều rất cần thiết hiện nay Đối với vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đã có nhiều nhà nghiên cứu đi trước với một số đề tài nghiên cứu như: Đinh Phi Hổ (2011) trong nghiên cứu “Yếu tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp” mục đích của nghiên cứu là xác định sự ảnh hưởng của 8 yếu tố được tác giả chọn lọc, qua đó đánh giá tác động của chúng lên vấn đề thu hút đầu tư ở Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore; Nguyễn Đình Thọ (2005) nghiên cứu về tác động của dịch vụ công lên thu hút đầu tư Lý thuyết tiếp thị địa phương; Lê Văn Huy và Trần Thị Hân (2010) nghiên cứu 7 nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Huỳnh Thế Du và cộng sự (2015) trong nghiên cứu “Từ Khu kinh tế đến phát triển và liên kết vùng tạo đột phá thể chế” đặt vấn đề về tính khả thi của việc sử dụng mô hình Khu kinh tế để thay đổi thể chế và những thách thức, điều kiện trong quá trình đó. Tuy nhiên có thể thấy các nghiên cứu trước mang tính quy mô cả nước và của một số tỉnh khác (không phải tại địa phương Quảng Ngãi). Và hiện nay chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Mà mỗi khu vực kinh tế khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ chịu tác động của những yếu tố khác nhau. Do đó không thể áp dụng một cách rập khôn những kết quả nghiên cứu của các tác giả tại các khu vực kinh tế khác cho công tác thu hút vốn đầu tư tại KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Tóm lại, để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi thì nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi” là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách thu hút đầu tư tốt hơn vào KKT Dung Quất trong thời gian tới. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Xem xét tác động của các yếu tố đó đến việc thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi: - Đâu là các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi? - Các yếu tố đó tác động như thế nào đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi? - Những hàm ý, chính sách, giải pháp nào để thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất. - Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện trong phạm vi KKT Dung Quất. Tập trung khảo sát đánh giá các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã đầu tư, đang hoạt động, kinh doanh và chuẩn bị đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất - Thời gian khảo sát: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017 gồm: + Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 + Số liệu sơ cấp được điều tra bằng cách gửi câu hỏi phóng vấn đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện đang đầu tư, hoạt động tại KKT Dung Quất. 1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu - Về mặt lý luận: Dựa trên các số liệu thực tế, đưa ra các bằng chứng thực tiễn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất nói riêng và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung. 3 - Về mặt thực tiễn: Cung cấp số liệu thực tế, khoa học gợi ý các chính sách, các giải pháp thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, có thể giúp chính quyền địa phương đưa ra được những chính sách phù hợp, tìm hướng giải quyết phù hợp với thực tiễn, nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. 1.6. Nội dung nghiên cứu Ngoài các phần danh mục bảng, danh mục biểu đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt thì nội dung luận văn gồm 5 chương. Chương 1 trình bày khái quát về sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết, trình bày tối tượng nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa nghiên cứu. Chương 2 của Luận văn trình bày tổng quan về lý thuyết nghiên cứu, các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó hình thành khung phân tích và mô hình nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, gồm quy trình thực hiện nghiên cứu, các phương pháp phân tích, công cụ phân tích, xác định cỡ mẫu và phương pháp thu thập mẫu. Chương 4 trình bày kết quả phân tích và thảo luận, trong đó, các phân tích trọng tâm gồm phân tích thống kê mô tả các biến số trong mẫu khảo sát, phân tích hồi qui, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên thu hút đầu tư tại KKT Dung Quất. Chương 5 trình bày tóm tắt các kết quả chính trong nghiên cứu, đồng thời đề xuất các chính sách cũng được thể hiện trong chương này. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm về Khu kinh tế (KKT) Khu kinh tế (KKT) đã được thể hiện qua Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, “Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh”. Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt (bao gồm các khu chức năng Công nghiệp nông nghiệp, dịch vụ - thương mại, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng) với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định. Huỳnh Thế Du (2015) cho rằng, Khu kinh tế là khu vực độc lập hay có ranh giới địa lý xác định; Chỉ chịu ảnh hưởng bởi một cơ quan quản lý duy nhất; Các thủ tục, chính sách cho doanh nghiệp trong Khu kinh tế có cơ chế riêng, độc lập và có sự đột phá theo hướng thủ tục ngày càng gọn nhẹ và đặc biệt có những chính sách ưu đãi nhất định nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư. Như vậy, có thể hiểu Khu kinh tế như một tổ hợp gồm: khu dân cư, đô thị; khu dịch vụ, vui chơi giải trí; khu Công nghiệp; khu thương mại…Với mục tiêu thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế, các thành phần này được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: giảm, miễn thuế, tinh gọn thủ tục, hạ tầng được đầu tư sẵn, nguồn nhân lực được hỗ trợ.... Các khu vực này được xác lập mối quan hệ, tác động qua lại, hỗ trợ nhau, là động lực, nền tảng cho nhau cùng phát triển, qua đó đẩy nhanh tốc độ phát triển của Khu kinh tế. 2.1.2. Khái niệm về Khu Công nghiệp (KCN) Theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.” Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Tập 2, Hà Nội, 2002. Thì "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do chính phủ thành lập hay cho phép thành lập" 5 Đinh Phi Hổ (2011), KCN là mô hình kinh tế được hình thành và phát triển, đồng hành cùng với giai đoạn đổi mới đất từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI và dần phát triển mạnh vào giai đoạn đầu của thập niên cuối thế kỷ XX, mà đi đầu chính là sự ra đời của Khu chế xuất Tân Thuận vào năm 1991. KCN khẳng định vai trò quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn Việt Nam trên con đường hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Như vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy được qua các định nghĩa trên và cả qua kinh nghiệm thực tế, KCN chính là một khu vực đặc thù do chính phủ lập nên nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Chính do mục đích phục vụ sản xuất công nghiệp nên khu công nghiệp không bao gồm khu dân cư sinh sống. 2.1.3. Khái niệm về Công nghiệp Công nghiệp là một thành phần của nền kinh tế. Trong nền công nghiệp, sản phẩm được sản xuất, chế tạo trên quy mô lớn, hàng loạt, bằng cách áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất nhằm cung cấp thành phẩm trong thời gian ngắn và cung ứng đủ lượng cầu lớn của thị trường, là giải pháp vượt trột cho những những tiêu chí mà sản xuất thủ công không thể hoàn thiện. Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hoá ". Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế: công nghiệp giải trí, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp thời trang.v.v.. Ngày nay, nền công nghiệp như là một thước đó cho mức độ phát triển của một quốc gia mà ở đó, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật đóng một vai trò thiết yếu: Đất nước Anh quốc đã từng đi đầu trong 2 cuộc cách mạng công nghiệp và từ đó, thế giới đã mang diện mạo mới, không ngừng phát triển; Nga đã từng phóng thành công tàu vũ trụ đầu tiên lên mặt trăng; hiện tại Mỹ được xem là kẻ dẫn đầu trong tốc độ phát triển công nghiệp khi mà nền công nghiệp vũ trụ đang đạt được nhiều bước tiến và nền công nghiệp quân sự là một thế lực mạnh nhất trên toàn thế giới. 2.1.4. Khái niệm về Đầu tư Thuật ngữ “Đầu tư” từ lâu hẳn cũng không còn xa lạ. Kể từ thời điểm nền kinh tế mở cửa, chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã không ngừng cố gắng tạo ra một môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. 6 Các nguồn đầu tư từ nước ngoài (FDI, ODA, …) đã liên tục vào Việt Nam từ thời điểm đó, đóng vai trò rất quan trọng trong thời điểm nền kinh tế còn đang phát triển, tuy nhiên mặt khác làm tăng chỉ số nợ công trên mỗi công dân ngày càng cao, tăng tính phụ thuộc của nước ta vào các nước khác. Đầu tư và các hoạt động liên quan đến đầu tư tại Việt Nam cũng dần được quy định trong các văn bản pháp lý. Đầu tư, theo cách nhìn tổng quát chính là một hoạt động mà tại thời điểm ban đầu, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra tài sản, thời gian, trí tuệ, công sức… Với kỳ vọng thu được kết quả xứng đáng với những chi phí mà họ đã bỏ ra. Kết quả kỳ vọng có thể là sự gia tăng về tài sản vật chất, hữu hình, vô hình hoặc trí tuệ, v.v… Đối với nền kinh tế, đầu tư được xem là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế tổ chức, cá nhân nhà đầu tư. Đầu tư trong nước là hoạt động bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: là hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, gọi tắt là đầu tư nước ngoài, là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào vốn bằng tiền theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam. Đầu tư ra nước ngoài: là hoạt động đầu tư của một tổ chức hoặc cá nhân ra các nước khác ngoài nước mình. 2.1.5. Khái niệm về thu hút đầu tư Thu hút đầu tư là tổng thể các hoạt động về huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển kinh tế trong phạm vi không gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Đó là quá trình tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, công nghiệp.v.v…; do cộng đồng các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia các dự án theo cơ cấu hợp lý và quy hoạch thống nhất. Hình thành và phát triển Khu kinh tế là quá trình tập hợp nhiều dự án đầu tư được thực hiện liên tục trong một thời gian dài, từ khi chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đến khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình hạ tầng đó, từ việc xác 7 định thu hút các dự án đầu tư sản xuất lấp đầy toàn bộ khu vực được quy hoạch của khu khi tế sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội như dự kiến. 2.2. Lý thuyết về một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút Đầu tư 2.2.1. Khả năng thu hút đầu tư Thu hút vốn đầu tư: Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu là hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết. Theo nghĩa rộng hơn, các hoạt động thu hút vốn đầu tư nhằm huy động một nguồn vốn cho nền kinh tế. Các hoạt động này được thể hiện qua động thái ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi… nhằm thu hút đầu tư nguồn vốn, công nghệ… để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế trong một không gian, thời gian nhất định. Khả năng thu hút vốn đầu tư được thể hiện qua môi trường kinh tế xã hội sau khi đã thực hiện các hoạt động thu hút vốn. Chính sách, cơ chế ưu đãi, thủ tục tinh gọn… sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó cho thấy nền kinh tế có khả năng thu hút đầu tư cao; trong trường hợp ngược lại, dù môi trường kinh tế thuận lợi, tài nguyên phong phú nhưng thủ tục rườm rà, thuế suất cao, tham nhũng, quan liêu sẽ làm nền kinh tế trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. 2.2.2. Lý thuyết về một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút Đầu tư Nghiên cứu về thu hút đầu tư đã được khai phá từ những năm đầu của thập niên 60. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư trên thế giới đã được đề cập đến trong các nghiên cứu của Dunning (1977); Romer (1986); Lucas (1988). Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2011), USAID & VCCI (2013) đã đặt nền móng quan trọng cho các nghiên cứu về thu hút đầu tư vào các khu kinh tế. Dunning (1977) cho rằng một doanh nghiệp chỉ thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) khi hội tụ ba yếu tố: (1) Sở hữu: doanh nghiệp phải sở hữu một số lợi thế so với doanh nghiệp khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của doanh nghiệp; (2) Nội vi hoa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh nghiệp khác thuê; (3) địa điểm: Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại, chính 8 sách khuyến kích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó. Các doanh nghiệp có xu hướng xác định vị trí sản xuất của mình ở những nơi “trung tâm” đông đúc dân cư và vốn, vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Lý thuyết về hành vi đầu tư của tác giả Romer (1986) cho thấy: hành vi của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi: (i) sự thay đổi trong nhu cầu; (ii) lãi suất; (iii) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (iv) đầu tư công; (v) nguồn nhân lực; (vi) các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (vii) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (viii) mức độ ổn định của môi trường đầu tư; (ix) các quy định về thủ tục và (x) mức độ đầy đủ về thông tin. Lý thuyết tiếp thị địa phương đã chỉ ra rằng: sự hài lòng của doanh nghiệp nói lên mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào một địa phư ng chịu tác động bởi 03 yếu tố: (i) nhóm thuộc tính về c sở hạ tầng; (ii) nhóm thuộc tính về chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh; (iii) nhóm thuộc tính về môi trường sống và làm việc (Thọ và Trang, 2009; Hổ, 2011). Theo Đinh Phi Hổ (2011) ở Việt Nam các KKT, KCN thường được xây dựng trên vùng đất trống và bằng, các nhà máy được quy hoạch khoa học, dễ di chuyển, thuận tiện cho việc chất dỡ hàng hóa, nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi đầu tư vào KKT, KCN sẽ giảm được nhiều chi phí do điều kiện cơ sở hạ tầng đã được đáp ứng sẵn (đường dây tải điện, đường giao thông vào nhà máy, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn). Đây cũng là một trong những điểm thu hút đầu tư lớn, đa phần các doanh nghiệp sản xuất tập trung tại KKT, KCN sẽ tận dụng được lợi thế theo quy mô, tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và môi trường, đồng thời cung cấp các dịch vụ thuận lợi. Dựa trên nghiên cứu của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID & VCCI) (2013) các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại một địa phương có thể bao gồm các yếu tố tiêu biểu sau: Thứ nhất, chi phí gia nhập thị trường bao gồm các tiêu chí: thời hạn đăng ký kinh doanh, thời hạn cho phép đăng ký kinh doanh bổ sung, phần trăm doanh nghiệp 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất