Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khoẻ trường hợp n...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khoẻ trường hợp nghiên cứu các hộ gia đình tại thành phố hồ chí minh

.PDF
187
81
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- LÊ HOÀNG TỐ NHƯ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN THỰC PHẨM CÓ LỢI CHO SỨC KHOẺ : TRƯỜNG HỢP ..NGHIÊN CỨU CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ.. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- LÊ HOÀNG TỐ NHƯ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN THỰC PHẨM CÓ LỢI CHO SỨC KHOẺ : TRƯỜNG HỢP ..NGHIÊN CỨU CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ.. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số : 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG LÂM TỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Hoàng Tố Như, học viên cao học khóa 26 ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Trường hợp nghiên cứu các hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lâm Tịnh. Tất cả các số liệu khảo sát và phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 03 năm 2020 Lê Hoàng Tố Như MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ...........................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3 1.3.2 Đối tượng khảo sát ....................................................................................3 1.4 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 1.6 Tính mới của nghiên cứu ................................................................................4 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................................4 1.7.1 Ý nghĩa lý luận ...........................................................................................4 1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................5 1.8 Cấu trúc của luận văn .....................................................................................5 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................7 2.1 Các khái niệm cơ sở .........................................................................................7 2.1.1 Thực phẩm có lợi cho sức khỏe ................................................................7 2.1.2 Tại sao nên chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe gia đình ..............7 2.1.3 Đặc điểm chính của gia đình ....................................................................7 2.2 Lý Thuyết về hành vi tiêu dùng ......................................................................8 2.2.1 Mô hình niềm tin sức khoẻ .......................................................................8 2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và thuyết hành vi được lập kế hoạch (TPB) ........................................................................................................9 2.2.3 Lý thuyết nhận thức xã hội, học tập xã hội ...........................................10 2.2.4 Mô hình quan điểm hành vi (BPM) .......................................................11 2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .....................................12 2.3.1 Khái quát các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ở trong nước ............12 2.3.1.1 Mô hình của Lê Thùy Hương (2014) ..................................................12 2.3.1.2 Mô hình của Huỳnh Thị Kim Quyên (2006) ......................................13 2.3.1.3 Những nghiên cứu khác .......................................................................13 2.3.2 Khái quát các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ở nước ngoài ............14 2.3.2.1 Mô hình của Shepherd (1999) .............................................................14 2.3.2.2 Mô hình của Trương T. Thiên và Matthew H.T.Yap (2010) ...........14 2.3.2.3 Nghiên cứu của Joongho Ahn và cộng sự (2001) ...............................15 2.3.2.4 Nghiên cứu của Al Kurdi và cộng sự năm 2016 ................................16 2.3.2.5 Bảng câu hỏi lựa chọn thực phẩm (FCQ) của Steptoe và cộng sự (1995) .................................................................................................................16 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................17 Kết luận chương 2 ................................................................................................20 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................21 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................21 3.1.1 Phương pháp ............................................................................................21 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ..............................................................................21 3.2 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................23 3.2.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................23 3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ..................................................................32 3.2.3 Phát triển, bổ sung và điều chỉnh thang đo ..........................................39 3.2.3.1 Thang đo yếu tố môi trường vật lý (VL) ............................................39 3.2.3.2 Thang đo yếu tố nhóm tham khảo (XH) ............................................40 3.2.3.3 Thang đo yếu tố thời gian (TG)...........................................................41 3.2.3.4 Thang đo yếu tố nhận thức về chất lượng (QD) ................................42 3.2.3.5 Thang đo Lịch sử học tập (HT) ...........................................................43 3.2.3.6 Thang đo nhận thức về sức khỏe (UR) ...............................................44 3.2.3.7 Thang đo chất lượng cảm nhận (IR) ..................................................44 3.2.3.8 Thang đo nhận thức sự hữu ích (UP) .................................................45 3.2.3.9 Thang đo rủi ro cảm nhận (IP) ...........................................................45 3.2.3.10 Thang đo biến phụ thuộc sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe (PT) ...........................................................................................................46 3.2.4 Đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu .............................47 3.2.4.1 Đánh giá thang đo Cronbach’s alpha .................................................47 3.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................50 3.2.4.3 Mô hình nghiên cứu chính thức ..........................................................53 3.3 Nghiên cứu chính thức ..................................................................................55 3.3.1 Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................55 3.3.2 Đánh giá và điều chỉnh thang đo............................................................59 3.3.2.1 Thang đo cảm xúc, lối sống (LS) .........................................................59 3.3.2.2 Thang đo nhận thức về chất lượng (CL) ............................................60 3.3.2.3 Thang đo nhận thức về sức khỏe (SK) ...............................................60 3.3.2.4 Thang đo tiện ích, không gian (TI) .....................................................61 3.3.2.5 Thang đo nhóm tham khảo (TK) ........................................................62 3.3.2.6 Thang đo mùi hương, vị giác (MV).....................................................62 3.3.2.7 Thang đo lịch sử học tập (HT) ............................................................63 3.3.2.8 Thang đo quy định y tế (YT) ...............................................................63 3.3.2.9 Thang đo sự thuận tiện (TT) ...............................................................63 3.3.2.10 Thang đo biến phụ thuộc sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe (PT) ...........................................................................................................64 Kết luận chương 3 ................................................................................................64 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................65 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................................65 4.2 Đo lường hành vi mua của gia đình .............................................................66 4.3 Đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu .............................................67 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha .........................67 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................69 4.4 Phân tích tương quan ....................................................................................72 4.5 Phân tích hồi quy ...........................................................................................73 Kết luận chương 4 ................................................................................................79 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN .....................................................................................80 5.1 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................80 5.1.1 Kết quả tổng quát ....................................................................................80 5.1.2 Ý nghĩa......................................................................................................81 5.2 Hàm ý quản trị ...............................................................................................81 5.2.1 Định hướng kinh doanh bằng nhận thức về sức khỏe .........................81 5.2.2 Định hướng kinh doanh bằng nhận thức về chất lượng ......................83 5.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.............................84 5.2.4 Hiểu biết về nhóm tham khảo trong định hướng tiếp thị ....................85 5.3 Tính mới của đề tài ........................................................................................86 5.4 Hạn chế của đề tài ..........................................................................................88 5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................88 Kết luận chung .....................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm BPM Behavioural Perspective Model Mô hình quan điểm hành vi EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá FCQ Food Choice Questionnaire Bảng câu hỏi lựa chọn thực phẩm HBM Health Belief Model Mô hình niềm tin sức khỏe KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số KMO PCA Principal Component Analsyis Phân tích thành phần chính SCT Social cognitive theory Lý thuyết nhận thức xã hội TRA Theory of Resoned Action Lý thuyết hành động hợp lý TPB Theory of planned Behavior Lý thuyết hành vi dự định TP. HCM Viet GAP Thành phố Hồ Chí Minh Vietnamese Practices Good Agricultural Quy trình thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả phỏng vấn 20 ý kiến .................................................... 23 Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thảo luận tay đôi .......................................................... 25 Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm ............................................................ 28 Bảng 3.4 Bảng câu hỏi khảo sát định lượng sơ bộ ................................................... 33 Bảng 3.5 Thang đo yếu tố môi trường vật lý (VL) .................................................. 39 Bảng 3.6 Thang đo yếu tố nhóm tham khảo (XH) ................................................... 40 Bảng 3.7 Thang đo yếu tố thời gian (TG) ................................................................ 41 Bảng 3.8 Thang đo yếu tố nhận thức về chất lượng (QD) ....................................... 42 Bảng 3.9 Thang đo yếu tố lịch sử học tập (HT) ....................................................... 43 Bảng 3.10Thang đo yếu tố nhận thức về sức khỏe (UR) ......................................... 44 Bảng 3.11 Thang đo yếu tố chất lượng cảm nhận (IR) ............................................ 44 Bảng 3.12 Thang đo yếu tố nhận thức sự hữu ích (UP) ........................................... 45 Bảng 3.13 Thang đo yếu tố rủi ro cảm nhận (IP) ..................................................... 46 Bảng 3.14 Thang đo biến phụ thuộc (PT) ................................................................ 46 Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha sơ bộ .................. 47 Bảng 3.16 Kết quả quá trình phân tích EFA sơ bộ .................................................. 50 Bảng 3.17 Bảng kết quả EFA lần 10 cho các biến độc lập ...................................... 51 Bảng 3.18 Bảng câu hỏi khảo sát định lượng chính thức ........................................ 56 Bảng 3.19 Thang đo yếu tố cảm xúc, lối sống (LS)................................................. 59 Bảng 3.20 Thang đo yếu tố nhận thức về chất lượng (CL) ...................................... 60 Bảng 3.21 Thang đo yếu tố nhận thức về sức khỏe (SK) ........................................ 61 Bảng 3.22 Thang đo yếu tố tiện ích, không gian (TI) .............................................. 61 Bảng 3.23 Thang đo yếu tố nhóm tham khảo (TK) ................................................. 62 Bảng 3.24 Thang đo yếu tố mùi hương, vị giác (MV) ............................................. 62 Bảng 3.25 Thang đo yếu tố lịch sử học tập (HT) ..................................................... 63 Bảng 3.26 Thang đo yếu tố quy định y tế (YT) ....................................................... 63 Bảng 3.27 Thang đo yếu tố sự thuận tiện (TT) ........................................................ 64 Bảng 3.28 Thang đo biến phụ thuộc (PT) ................................................................ 64 Bảng 4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha .............................. 67 Bảng 4.2 Kết quả quá trình phân tích EFA chính thức ............................................ 69 Bảng 4.3 Bảng kết quả EFA lần 12 cho các biến độc lập ........................................ 70 Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan ................................................................... 73 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy lần 1 của mô hình nghiên cứu ........................................ 74 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy lần 2 của mô hình nghiên cứu ........................................ 75 Bảng 5.1 Gía trị trung bình nhận thức về sức khỏe ................................................. 82 Bảng 5.2 Gía trị trung bình nhận thức về chất lượng ............................................... 83 Bảng 5.3 Gía trị trung bình tiện ích, thuận tiện, không gian.................................... 84 Bảng 5.4 Gía trị trung bình nhóm tham khảo .......................................................... 85 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý TRA ................................................................. 9 Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ........................................ 10 Hình 2.3 Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) ............................................. 10 Hình 2.4 Mô hình quan điểm hành vi BPM (Behavioural Perspective Model) ..... 11 Hình 2.5 Các yếu tố thành phần của thiết lập hành vi ........................................... 11 Hình 2.6 Nghiên cứu của Lê Thùy Hương (2014) ................................................. 12 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Quyên (2006) ....................... 13 Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Shepherd (1999) ............................................. 14 Hình 2.9 Mô hình của Trương T. Thiên và Matthew H.T.Yap (2012) .................. 15 Hình 2.10 Mô hình của Joongho Ahn và cộng sự (2001) ...................................... 15 Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 20 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 22 Hình 3.2 Mô tả phân loại phiếu trong thảo luận nhóm .......................................... 28 Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................. 54 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau phân tích EFA.................................................. 72 Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu biểu diễn tương quan sau phân tích hồi quy ......... 77 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT a) Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Trường hợp nghiên cứu các hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh b) Tóm tắt: + Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Tác giả chọn nghiên cứu đề tài này vì thực phẩm giúp cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, là nhu cầu cơ bản của con người. Trong nhiều năm gần đây, việc tiêu thụ thức ăn nhanh đã gia tăng một cách nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như thừa cân, béo phì, tiểu đường, ung thư hay gây ra những bệnh lý về tim mạch. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, nhu cầu sử dụng thực phẩm hằng ngày của người dân ở đây là cực kỳ lớn chủ yếu được cung cấp từ các chợ, siêu thị. Nguồn thực phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên công tác quản lý thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn tại các chợ, cơ sở sản xuất trên địa bàn khá phức tạp và còn rất nhiều bất cập. Vì vậy nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của gia đình là một nghiên cứu mới và cần thiết. Tác giả tập trung vào đối tượng các hộ gia đình, xem xét sâu hơn đặc điểm của gia đình, và quan điểm của cha mẹ đối với những quyết định lựa chọn thực phẩm. + Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của gia đình đồng thời xác định những rào cản tác động tới các quyết định này. + Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả tham khảo các học thuyết, mô hình về hành vi tiêu dùng và sự lựa chọn thực phẩm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức). Nguồn dữ liệu sơ cấp là thông tin được cung cấp bởi các cá nhân sử dụng thực phẩm trong gia đình. Nguồn dữ liệu này thích hợp với thực tiễn nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp là khái quát những công trình, lý luận, luận án và tài liệu khoa học được sử dụng làm nền tảng của nghiên cứu. + Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã kết luận có 4 yếu tố gồm Nhận thức về sức khỏe (SK), Tiện ích thuận tiện không gian (TI), Nhận thức về chất lượng (CL), Nhóm tham khảo (TK) có ý nghĩa tại Việt Nam. Tất cả các yếu tố có tác động thuận chiều đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong đó yếu tố Nhận thức về sức khỏe (SK) là có tác động mạnh nhất. + Kết luận: Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Tác giả đã kế thừa thang đo gốc của nhiều nghiên cứu để hình thành mô hình nghiên cứu tổng quát, sau đó tiến hành các bước nghiên cứu định lượng sơ bộ, định lượng chính thức, đánh giá, kiểm định thang đo, kết quả cho thấy tất cả thang đo đều đạt giá trị và độ tin cậy cần thiết. c) Từ khóa: Thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hành vi tiêu dùng, hộ gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh, sự lựa chọn thực phẩm. ABSTRACT a) Title: Factors affecting healthy food choices: An exploratory study of families in Ho Chi Minh city. b) Abstract: + Reasons for choosing the research topic: The author chose this research topic because food helps provide nutrition and energy to the body, which is a basic need of man. Father and mother provide a food environment for their children from their earliest youth on. In recent years, the consumption of fast food has increased rapidly in many countries around the world including Vietnam. That has negatively affected health such as being overweight, obesity, diabetes, cancer, or causing cardiovascular diseases. Ho Chi Minh City is one of the two largest cities in Vietnam, the daily demand for food here is extremely large, mainly supplied from markets and supermarkets. This food source directly affects the health of users. However, the management of clean and safe food at markets and production facilities in the area is quite complicated and has many shortcomings. Therefore, researching the factors that influence the family's health food choices is new and necessary research. In this thesis, the author focuses on households, takes a closer look at the characteristics of the family, and especially from the parents' perspective on healthy food choices. + Research objectives: This topic researched the main factors influencing the family's decision to make healthy food choices while identifying the barriers that may affect these decisions. + Methods of research: In order to solve the research problem, the author consulted theories, research models on consumer behavior and food choices. The research uses qualitative research methods and quantitative research methods (preliminary quantitative research and official quantitative research). The primary data source is the information provided by individuals using food in the family. This data source is suitable for research practice. The secondary data source is the overview of research works, theories, theses, and scientific documents used as the basis of the research. + Research results: The theme has found and identified 4 factors including: Health Awareness (SK), Quality Awareness (CL), Convenience, Space (TI), Reference Group (TK) in Vietnam. All factors have a positive effect on healthy food choices. Among them, the family's Health Awareness (SK) element having the strongest impact. + Conclusions: The research results are theoretical and practical significance. The author has inherited the original scale of many previous studies, thereby forming a general research model, after which the author conducted preliminary quantitative research, official quantitative research, evaluation, and testing. The test results of theoretical models in the study showed that all scales achieved the required values and reliability. c) Keywords: Healthy food, consumer behaviors, families in Ho Chi Minh City, food choice. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, là nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống của con người. Để có được một sức khỏe tốt thì con người cần một nguồn dinh dưỡng tốt bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong nhiều năm gần đây, việc tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ uống lạnh, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt đã gia tăng một cách nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe con người, là nguyên nhân của các bệnh như thừa cân, béo phì, tiểu đường, hay bệnh lý về tim mạch (Bhaskar, 2012). Mặt khác, theo báo cáo của Quốc Hội về tình hình thực thi chính sách quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016, ở Việt Nam có hơn 5.000 người mắc bệnh với 27 người chết do ngộ độc thực phẩm một năm, 70.000 người chết vì bệnh ung thư, trong đó có kể đến nguyên nhân từ tiêu dùng thực phẩm không an toàn (Bộ Y Tế, 2017). Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, là tỉnh thành có số dân đông nhất với hơn 8,9 triệu người (Tổng cục Thống kê TP. HCM, 2019). Như vậy, nhu cầu sử dụng thực phẩm hằng ngày của người dân TP.HCM là cực kỳ lớn chủ yếu được cung cấp từ các chợ, siêu thị trên khắp các quận huyện. Nguồn thực phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng nhưng công tác quản lý thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn tại các chợ, cơ sở sản xuất khá phức tạp và còn rất nhiều bất cập. Hiệu quả quản lý, truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm trên địa bàn bị hạn chế do quy mô sản xuất của cơ sở nhỏ lẻ, hệ thống phân phối lạc hậu, còn rất nhiều chợ trôi nổi, tự phát. Tình trạng sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chất phụ gia trong sản xuất, chế biến, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, là những vấn nạn đặt ra cho các nhà quản lý chức năng phải giải quyết. Đứng trước bối cảnh đó, đề tài này tác giả tập trung khảo sát đối tượng các hộ gia đình, xem xét sâu hơn về đặc điểm của gia đình và quan điểm của cha mẹ đối với quyết định chọn mua thực phẩm có lợi cho sức khỏe vì theo Birch và Davison (2001) 2 cha mẹ cung cấp môi trường thực phẩm cho con cái từ những giai đoạn sớm nhất của đời sống. Tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về ý định chọn mua thực phẩm (Ngô Thái Hưng, 2013); ý định lựa chọn thực phẩm an toàn (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016; Nguyễn Ngọc Diệu Linh, 2017); ý định chọn món ăn có lợi cho sức khỏe tại nhà hàng (Phan Đặng Minh Hiền, 2018). Tiếp nối những nghiên cứu đã có, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của gia đình là một nghiên cứu mới và cần thiết để nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu góp phần khái quát lý thuyết đã được các học giả nghiên cứu trước đây, xem xét những nhân tố mới có tác động đến hành vi lựa chọn thực phẩm trong điều kiện Việt Nam. Từ những lý luận và thực tiễn đã nêu, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Trường hợp nghiên cứu các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn và tiêu dùng thực phẩm có lợi cho sức khỏe của gia đình và những rào cản tác động tới các quyết định này. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau : - Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe. - Xác định mức độ tác động của yếu tố nhận thức về sức khỏe, nhóm tham khảo, sự thuận tiện, nhận thức về chất lượng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. - Xem xét mối tương quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học của gia đình và hành vi chọn mua thực phẩm và đặc biệt chú ý đến quan điểm của cha mẹ. - Đề xuất những hàm ý quản trị. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe gia đình và các yếu tố tác động tới hành vi đó. 1.3.2 Đối tượng khảo sát Đề tài tập trung khảo sát các hộ gia đình, các bậc cha mẹ, các cá nhân đang sinh sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh độ tuổi từ 20 đến 70 tuổi. Số mẫu khảo sát 235 mẫu. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn dân cư, các hộ gia đình, chung cư ở thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu này được thực hiện khảo sát từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức). Nguồn dữ liệu sơ cấp là thông tin được cung cấp bởi các cá nhân tiêu dùng thực phẩm trong gia đình, giúp cho nghiên cứu có tính thực tiễn. Nguồn dữ liệu thứ cấp là việc khái quát các công trình nghiên cứu, các lý luận, tài liệu khoa học và các luận án được sử dụng trong phần tổng kết các cơ sở lý thuyết làm nền tảng của nghiên cứu. Sau khi tổng kết lý thuyết, tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích khám phá ra các yếu tố, các biến quan sát mới thông qua phương pháp phỏng vấn hai mươi ý kiến, thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ với thang đo Likert với 5 mức độ đồng ý được quy ước từ 1(Hoàn toàn không đồng ý) đến 5(Hoàn 4 toàn đồng ý). Trong quá trình khảo sát tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Nguyễn Đình Thọ, 2014) bằng hai cách tiếp cận là khảo sát trực tiếp qua bảng câu hỏi và khảo sát gián tiếp qua biểu mẫu trực tuyến. Số mẫu sơ bộ thu được là 152 mẫu và nghiên cứu chính thức là 235 mẫu. Nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) bằng phần mềm SPSS 20.0.0 Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm tập hợp dữ liệu để kiểm định các lý thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua các bước kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 1.6 Tính mới của nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Trường hợp nghiên cứu các hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm làm rõ những nhận định từ thực tiễn về quyết định lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày của gia đình. Nghiên cứu giới thiệu những nhân tố mới như nhận thức về chất lượng, nhận thức về sức khỏe, nhóm tham khảo, lịch sử học tập, tiện ích, sự thuận tiện, rủi ro cảm nhận trong quá trình lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe với những thang đo mới được đưa vào khảo sát. 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.7.1 Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu giúp khái quát hóa lý thuyết về hành vi tiêu dùng thực phẩm, xác định mức độ tác động của các yếu tố lên hành vi tiêu dùng thực phẩm trong gia đình tại Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng