Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trung ...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính tại thành phố hồ chí minh

.PDF
109
75
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÉ DUYÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bé Duyên CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Hướng đào tạo: Nghiên cứu Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Ngô Quang Huân TP Hồ Chí Minh – Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Ngô Quang Huân.Tất cả số liệu là trung thực, và chưa từng được công bố trước đó. Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy hướng dẫn, các anh chị hiện đang công tác trong các trung gian tài chính tại TP HCM đã tham gia thực hiện khảo sát, góp công sức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Bé Duyên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 1 1.1 Mở đầu ............................................................................................................ 1 1.1.1 Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................. 3 1.1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................... 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.3 Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 1.5 Cấu trúc luận văn............................................................................................. 5 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 7 2.1 Một số vấn đề chung về kiểm soát nội bộ ....................................................... 7 2.1.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................................... 7 2.1.2 Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................... 9 2.1.3 Các nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................................9 2.1.4 Các nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................10 2.2 Báo cáo COSO 2013 về các yếu tố ảnh hưởng đến HQ của HT KSNB ....... 11 2.2.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................. 11 2.2.2 Đánh giá rủi ro............................................................................................ 12 2.2.3 Thông tin và truyền thông .......................................................................... 13 2.2.4 Hoạt động kiểm soát ................................................................................... 15 2.2.5 Giám sát...................................................................................................... 16 2.3 Lý thuyết nền ……...…………………………………………………….....17 2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất................................. 17 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 18 2.4.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 18 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 20 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 21 3.1 Phương pháp nghiên cứu và qui trình nghiên cứu ........................................ 21 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21 3.1.2 Qui trình nghiên cứu .................................................................................. 21 3.2 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 22 3.2.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................. 22 3.2.2 Qui trình thực hiện ..................................................................................... 23 3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính ................................................... 22 3.3 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 23 3.3.1 Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lượng ................................................. 23 3.3.2 Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng ........... 23 3.3.3 Thang đo ..................................................................................................... 25 3.3.4 Qui trình phân tích định lượng ................................................................... 37 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 42 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................... 42 4.1 Thống kê mô tả .............................................................................................. 42 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha các yếu tố ảnh hưởng đến HQ của HTKSNB ... 45 4.2.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................. 45 4.2.2 Đánh giá rủi ro............................................................................................ 46 4.2.3 Hoạt động kiểm soát ................................................................................... 46 4.2.4 Thông tin và truyền thông .......................................................................... 47 4.2.5 Giám sát...................................................................................................... 47 4.2.6 Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................... 48 4.3 Kết quả phân tích EFA .................................................................................. 48 4.4 Kiểm định KMO biến phụ thuộc ................................................................... 51 4.5 Phân tích hồi qui ............................................................................................ 52 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 57 4.7.1 Cronbach’s Alpha ....................................................................................... 57 4.7.2 Phân tích hồi quy ........................................................................................ 58 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 60 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 61 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 61 5.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................. 64 5.3 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 64 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ........................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN STT1 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH KHẢO SÁT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ ANOVA Analysis of Variance – Phân tích phương sai BCTC Báo cáo tài chính BHNT Bảo hiểm nhân thọ BH PNT Bảo hiểm phi nhân thọ COSO The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission – Uỷ ban bảo trợ cho các tổ chức của Uỷ ban Treadway Cty Công ty DGRR Đánh giá rủi ro EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá GS Giám sát HDKS Hoạt động kiểm soát HĐQT Hội đồng quản trị HĐ KSNB Hoạt động kiểm soát nội bộ HQ Hiệu quả KMO Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin MTKS Môi trường kiểm soát TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTTT Thông tin truyền thông TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1 Danh sách biến quan sát MTKS .................................................................... 29 Bảng 3. 2 Bảng danh sách biến quan sát DGRR ............................................................ 31 Bảng 3. 3 Danh sách biến quan sát HDKS .................................................................... 35 Bảng 3. 4 Danh sách biến quan sát TTTT ...................................................................... 33 Bảng 3. 5 Danh sách biến quan sát GS .......................................................................... 36 Bảng 4. 1 Kết quả khảo sát............................................................................................. 42 Bảng 4. 2 Kết quả độ tuổi khảo sát ................................................................................ 42 Bảng 4. 3 Kết quả nơi công tác ...................................................................................... 42 Bảng 4. 4 Kết quả thời gian công tác ............................................................................. 43 Bảng 4. 5 Kết quả chức vụ ............................................................................................. 44 Bảng 4. 6 Thống kê mô tả thành phần biến độc lập ....................................................... 44 Bảng 4. 7 Kết quả Cronbach’s Alpha MTKS ................................................................ 45 Bảng 4. 8 Kết quả Cronbach’s Alpha DGRR ................................................................ 46 Bảng 4. 9 Kết quả Cronbach’s Alpha HDKS................................................................. 46 Bảng 4. 10 Kết quả Cronbach’s Alpha TTTT ................................................................ 47 Bảng 4. 11 Kết quả Cronbach’s Alpha GS .................................................................... 47 Bảng 4. 12 Kết quả Cronbach’s Alpha HQ của HT KSNB ........................................... 50 Bảng 4. 13 KMO and Bartlett's Test .............................................................................. 50 Bảng 4. 14 Kết quả tổng phương sai trích...................................................................... 49 Bảng 4. 15 Kết quả phân tích nhân tố với nhóm biến độc lập ....................................... 50 Bảng 4. 16 Kết quả KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc........................................ 51 Bảng 4. 17 Kết quả phân tích thành phân nhân tố HQ................................................... 52 Bảng 4. 18 Kết quả phân tích tổng phương sai trích ...................................................... 52 Bảng 4. 19 Kết quả phân tích hồi qui ............................................................................. 52 Bảng 4. 21 Kết luận các giả thuyết ................................................................................ 56 Bảng 4. 22 Kết quả phân tích Levene ............................................................................ 60 Bảng 4. 25 Bảng tổng kết quả Cronbach's Alpha…………...……...…….………….. 63 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4. 1 Đồ thị Scatter về phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa ............. 54 Đồ thị 4. 2 Đồ thị Histogram giả định phân phối chuẩn của phần dư............................ 55 Đồ thị 4. 3 Biểu đồ Normal P_P Plot Residual: phân phối chuẩn của phần dư ............. 55 DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Khung kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 ................................................................... 17 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3. 1 Qui trình nghiên cứu ..................................................................................... 21 TÓM TẮT Kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, kiểm soát nội bộ đã được được nghiên cứu ở hầu hết các lĩnh vực, nhưng nghiên cứu ở các trung gian tài chính đang còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát tới hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính tại TP HCM. Bản câu hỏi gồm 27 câu được gửi đến 170 người khảo sát. Trong đó có 156 bản hợp lệ để phân tích dữ liệu. Dựa trên khung tích hợp của COSO 2013, sau khi nghiên cứu, tác giả kết luận có sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát tới hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính tại TP HCM. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo của tổ chức nâng cao công tác giám sát hiệu quả trong tổ chức nhằm cải thiện tốt hơn năng lực quản lý và thể hiện tốt trách nhiệm của mình. ABSTRACT Internal control is very important to every organization, espeacially in finance. This object is researching in many countries around the world. In Viet Nam, internal control in almost department has been researched, except financial intermediaries. This study examines the relationships between internal control: control environment, risk assessment, control activities, information and communication, monitoring activities and performance effectiveness of internal control in financial intermediaries in Ho Chi Minh City. A total of 27 questionnaires out of 170 distributed questionnaires were returned. After eliminating the invalid votes, 156 remaining votes were available to analyze. Based on the 2013 COSO internal control - frame work result of the multiple regression analysis, there are significant relationship between control environment, risk assessment, control activities, information and communication, monitoring activities to performance effectiveness of internal control in financial intermediaries in Ho Chi Minh City. The results from the study can help regulators and leaders to effectively monitor these organizations in order to improve the managment and accountability. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Mở đầu Tình hình thị trường tài chính trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang rất sôi động. Hầu hết các nước đều đang tập trung cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp quản trị tài chính hiệu quả vào hoạt động điều hành, kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tại Việt Nam, ngày 28/02/2019, thủ tướng chính phủ đã quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, theo đó, một trong những nhấn mạnh đặt biệt là xây dựng và triển khai đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, giám sát các trung gian tài chính: chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng,… Đồng thời, đề án cũng nêu ra mục tiêu cụ thể cho từng trung gian tài chính, chẳng hạn như mục tiêu đến năm 2020 thì tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ tăng lên 11%, năm 2025 là 15%, đối với thị trường chứng khoán, tăng số lượng công ty niêm yết lên sàn chứng khoán 20% so với năm 2017, đến năm 2025 chất lượng quản trị các công ty niêm yết bình quân đạt chuẩn ASEAN – 6,… Để đạt được những mục tiêu đề ra, tổ chức cần có sự hỗ trợ triển khai, kiểm soát và giám sát chặt chẽ từ nhiều phía. Quá trình vận hành của tổ chức luôn luôn phát sinh nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả đạt mục tiêu, một số hoạt động nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ có thể gây ra hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức thậm chí có thể đến thua lỗ hoặc phá sản. Vì thế, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ (HT KSNB) phải được tổ chức đặc biệt chú trọng. COSO - viết tắt của “The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission” – Uỷ ban bảo trợ cho các tổ chức của Uỷ ban Treadway, tổ 2 chức có uy tín trong việc cung cấp ý tưởng cho các nhà quản trị doanh nghiệp về những khía cạnh quan trọng của quản trị tổ chức, đạo đức kinh doanh, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro doanh nghiệp, sự gian lận và báo cáo tài chính định nghĩa “kiểm soát nội bộ là một quá trình đảm bảo được các mục tiêu của tổ chức trong việc hoạt động có năng suất và hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật, các qui định và chính sách”. Năm 1992, lần đầu tiên COSO xuất bản báo cáo về kiểm soát nội bộ với tựa đề “Kiểm soát nội bộ - Khung tích hợp”, sau đó được tái bản nhỏ năm 1994 và gần nhất là 2013. Từ đó đến nay, trải qua gần 3 thập kỷ, rất nhiều các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ liên tục được thực hiện trên khắp thế giới. Nhờ những nghiên cứu đã được thực hiện, các tổ chức kinh tế có một lượng dữ liệu vô cùng lớn, từ đó có thể đúc kết những kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp riêng để cải thiện hiệu quả hoạt động cho tổ chức của mình. Nhiều nghiên cứu về HT KSNB được công bố trên các tạp chí quốc tế như báo cáo của COSO (2013), công trình nghiên cứu của Philip (2014), Olowolaju (2016), Adebiyi (2017), Umaru (2018), Raj (2019),… Ở Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu như Võ Thu Phụng (2016), Hồ Tuấn Vũ (2016), Trần Trịnh Như Quỳnh (2016), Trần Thị Thu Quỳnh (2017),… Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính tại TP HCM” nhằm mục đích cung cấp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính tại Việt Nam, đồng thời giúp cho các cá nhân, tổ chức đang làm trong các trung gian tài chính có cái nhìn khách quan về lĩnh vực của mình. Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học khi ban hành những chính sách đúng đắn, cải thiện hiệu quả hoạt động của 3 doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn, góp phần chung tay với nhà nước, đem lại phúc lợi tốt hơn cho người dân Việt Nam. 1.1.1 Lý do chọn đề tài Gần như tất cả các nghiên cứu về hiệu quả của HT KSNB đều nghiên cứu tập trung 5 yếu tố chính: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát.Đa số nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đều thực hiện ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu rời rạc, nhỏ lẻ ở các công ty cụ thể hoặc giới hạn ở một số lĩnh vực. Ở các trung gian tài chính, theo tìm hiểu của tác giả, nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng được thực hiện tương đối nhiều, nhưng ngân hàng cũng chỉ là một trong số rất nhiều những trung gian tài chính đang hoạt động trên thị trường, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính khác như chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,… mặc dù thị trường đang rất cần những thông tin trong lĩnh vực này.Đặc biệt, sau sự kiện một số công ty chứng khoán bị thu hồi giấy phép hoạt động hay phá sản Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vào tháng 08/2018, nhiều nhận định cho rằng nguyên nhân từ việc kiểm soát nội bộ không hiệu quả dẫn đến báo cáo tài chính (BCTC) đã không đáng tin cậy và vi phạm pháp luật.Vì vậy, đây chính là khe hổng mà tác giả đã lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. 1.1.2 Ý nghĩa của nghiên cứu  Về mặt lý thuyết 4 Nghiên cứu đóng góp nguồn lý thuyết đáng tin cậy về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trung gian tài chính, cụ thể tại TP HCM. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho các học viên, các nghiên cứu viên sau này.  Về mặt thực tiễn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ giúp các nhà quản trị có cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề, lĩnh vực của mình, để từ đó có những quyết định mang tầm chiến lược, có cơ sở khoa học, giúp tổ chức được vận hành tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, bền vững hơn. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu: Để có được mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, tác giả đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: - Câu hỏi 1: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của HT KSNB trong các trung gian tài chính tại TP HCM? - Câu hỏi 2: Các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của HT KSNB trong các trung gian tài chính tại TP HCM như thế nào?  Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của HT KSNB trong các trung gian tài chính tại TP HCM. - Mục tiêu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả của HT KSNB trong các trung gian tài chính tại TP HCM. 1.3 Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu 5 - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của HT KSNB. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại 170 trung gian tài chính tại TP HCM bao gồm ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/7/2019 – 21/11/2019 tại TP HCM. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: khảo sát, phỏng vấn chuyên gia có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để qui nạp, khẳng định các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu. - Phương pháp định lượng: Phiếu điều tra đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu định tính với đối tượng nghiên cứu rộng hơn là nhà quản trị của các trung gian tài chính. Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, tạp chí, luận án, công trình nghiên cứu đã công bố,… Tổng hợp dữ liệu thô dạng Excel, xử lý sâu, phân tích bằng phần mềm SPSS 20. 1.5 Cấu trúc luận văn Nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và bàn luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. 6 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã sơ lược các nghiên cứu trong nước và quốc tế từ năm 2014 đến nay về hiệu quả của HT KSNB, để từ đó cho thấy hiệu quả của HT KSNB đã và đang là một trong những chủ đề được quan tâm, chú trọng và nghiên cứu nhiều. Đặc biệt, ở Việt Nam đang có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng tại các đơn vị cụ thể như điện lực, ngân hàng, bảo hiểm phi nhân thọ, bệnh viện, trường học,… Cũng từ những lược khảo về các nghiên cứu đó tác giả nhận thấy nghiên cứu trong hệ thống các trung gian tài chính tại TP HCM là một khe hổng cần được thực hiện. Từ khe hổng nghiên cứu, tác giả tìm ra hai mục tiêu cần đạt được trong nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HT KSNB và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả của HT KSNB trong các trung gian tài chính tại TP HCM. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng những bài báo khoa học, tạp chí, nghiên cứu đã thực hiện là nền tảng để thực hiện những chương kế tiếp của luận văn, nhằm hoàn thiện những nghiên cứu trước và rút ra những hàm ý quản trị cho nghiên cứu của mình. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Một số vấn đề chung về kiểm soát nội bộ 2.1.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ Theo từ điển tiếng Việt, “kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó” (Từ điển tiếng Việt, 2000, trang 3). Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 của Việt Nam, “HT KSNB được hiểu là qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”. Năm 1992, tổ chức COSO ban hành báo cáo Kiểm soát nội bộ - Khung tích hợp và được hiệu chỉnh năm 2013. Theo khung này, kiểm soát nội bộ được định nghĩa là “Một quá trình bị ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị của tổ chức, ban điều hành, những cá nhân khác, được thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý liên quan đến việc đạt được các mục tiêu sau: - Tính hiệu quả và năng suất các hoạt động - Độ tin cậy của các báo cáo tài chính - Tuân thủ các luật và qui định được áp dụng (COSO, 2013). Trong các định nghĩa về kiểm soát nội bộ, định nghĩa của COSO là đẩy đủ và mang nghĩa bao hàm rộng hơn so với các định nghĩa còn lại. Hầu hết các định nghĩa đều gói gọn trong phạm vi kế toán, riêng của COSO định nghĩa không chỉ tập trung vào kế toán, kiểm toán, mà tập trung cả hệ thống quản lý, bao gồm hội đồng quản trị, ban điều hành và các cá nhân. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa kiểm soát nội bộ của COSO 2013. 8 2.1.2 Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ - Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái snh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới” (Từ điển tiếng Việt, 2000, trang 2). - Theo COSO (2013), hiệu quả của HT KSNB là khi HĐQT và nhà quản lý đảm bảo đạt được 3 tiêu chí:  Hiểu rõ mục tiêu của tổ chức đạt được ở mức độ nào.  BCTC được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.  Pháp luật và các qui định có liên quan được tuân thủ. - “Các trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng” (Sử Đình Thành, 208, trang 236) 2.1.3 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Trên thế giới đã có hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng như nghiên cứu của Olowolaju (2016), Siyanbola và cộng sự (2016), Adebiyi (2017),Umaru và cộng sự (2018), Raj và cộng sự(2019),… tất cả đều thực hiện nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của HT KSNB của tổ chức. Nghiên cứu của tác giả Olowolaju (2016) có tên “Evaluation of effectiveness of internal control systerm in small business organisations in Ekiti State of Nigeria” thực hiện việc đánh giá HT KSNB ở các doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh Ekiti của Nigeria, kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ ở đây tuân thủ rất tệ việc kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là kiểm soát nội bộ có liên quan chặt chẽ đến chi phí và hao phí của doanh nghiệp. 9 Năm 2016, Siyanbola và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu có tên “Role of effective internal control systems on insurance business perfomance in Nigeria” nghiên cứu trên đối tượng là các công ty bảo hiểm ở bang Adamawa, Nigeria, nghiên cứu nhận định sự bất cẩn của các nhà quản lý có thể tạo cơ hội cho nhân viên gian lận, thực thi chính sách quản lý hiệu quả là một trong các tiêu chí chính trong cam kết của tổ chức trong việc thực hành kiểm soát nội bộ trong kinh doanh bảo hiểm, HT KSNB tốt là bắt buộc đối với các công ty bảo hiểm. Nghiên cứu có tên “Impact of effective internal control in the management of mother and child hospital Akure, Ondo State” của tác giả Adebiyi Ifeoluwa Mary thực hiện năm 2017 kiểm tra hiệu quả của HT KSNB trong công tác quản lý tại bệnh viện sản nhi Akure ở Ondo, Nigeria. Kết quả cho thấy, HT KSNB đóng vai trò vô cùng quan trọng, xem như một điều kiện cần thiết cho sự sống còn của một tổ chức. Hệ thống kiểm soát đầy đủ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tôn trọng các nguồn lực, qui mô và tính chất của doanh nghiệp. Umaru Hussaini và cộng sự (2018) thực hiện nghiên cứu “The effect of internal control on performance of commercial banks in Nigeria” – nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Nigeria, cho biết kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa bốn yếu tố: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro và giám sát đến hiệu quả hoạt động. Yếu tố thông tin và truyền thông không ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu đề xuất mở rộng thêm yếu tố văn hóa rủi ro, quản trị doanh nghiệp cho hướng nghiên cứu kế tiếp. Tác giả Raj (2019) nghiên cứu tại các ngân hàng ở Ả Rập Saudi trong nghiên cứu: “A study on effectiveness of internal control system in selected banks in Saudi Arabia”, nghiên cứu chủ yếu thực hiện kiểm tra tính hiệu quả của HT KSNB thông qua
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng