Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại c...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

.PDF
90
387
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HIẾU CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các nội dung, số liệu trong bài là trung thực, chính xác và được thu thập có nguồn gốc rõ ràng, những phần tham khảo đã ghi nguồn trích dẫn và ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP HCM, ngày tháng năm 2017. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiếu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HIẾU CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1 Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 4 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......... 6 2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng .......... 6 2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................... 6 2.1.2 Dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ................................ 7 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về dự phòng rủi ro tín dụng ................. 10 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng ....................................... 12 2.3.1 Dự phòng rủi ro với độ trễ một năm ......................................................... 12 2.3.2 Thu nhập trước thuế và dự phòng EBTP .................................................. 13 2.3.3 Hệ số rủi ro tín dụng GL ........................................................................... 14 2.3.4 Tăng trưởng tín dụng LG .......................................................................... 14 2.3.5 Nợ xấu IL .................................................................................................. 15 2.3.6 Tăng trưởng GDP ..................................................................................... 17 2.3.7 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAP ............................................. 18 2.3.8 Quy mô ngân hàng SIZE .......................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ........ 21 3.1 Tổng quan về hoạt động ngành ngân hàng tại Việt Nam ................................ 21 3.2 Thực trạng trích lập dự phòng rủi của các NHTMCP ở Việt Nam ................. 24 3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam .................................................................................................. 26 3.3.1 Hệ số rủi ro tín dụng GL ........................................................................... 27 3.3.2 Tăng trưởng tín dụng LG .......................................................................... 28 3.3.3 Tỷ lệ nợ xấu IL ......................................................................................... 30 3.3.4 Quy mô ngân hàng SIZE .......................................................................... 33 3.3.5 Tăng trưởng GDP ..................................................................................... 35 3.3.6 Thu nhập trước thuế và dự phòng EBTP .................................................. 36 3.3.7 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAP ............................................. 37 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ................................................................... 40 4.1 Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 40 4.1.1 Biến phụ thuộc .......................................................................................... 40 4.1.2 Biến độc lập .............................................................................................. 40 4.1.2.1 Dự phòng rủi ro với độ trễ theo thời gian.............................................. 40 4.1.2.2 Thu nhập trước thuế và dự phòng EBTP............................................... 41 4.1.2.3 Hệ số rủi ro tín dụng GL ....................................................................... 41 4.1.2.4 Tăng trưởng tín dụng LG ...................................................................... 42 4.1.2.5 Nợ xấu IL............................................................................................... 43 4.1.2.6 Tăng trưởng GDP .................................................................................. 43 4.1.2.7 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAP ......................................... 44 4.1.2.8 Quy mô ngân hàng SIZE ....................................................................... 44 4.2 Mô hình và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 45 4.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 45 4.2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 46 4.3 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 50 4.3.1 Thống kê mô tả ......................................................................................... 50 4.3.2 Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 51 4.3.3 Kiểm đinh đa cộng tuyến .......................................................................... 52 4.4 Kiểm định các giả thuyết hồi quy .................................................................... 53 4.5 Thảo luận kết quả ............................................................................................ 54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 60 5.1 Kết luận............................................................................................................ 60 5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 61 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................................... 61 5.2.2 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần ................................................... 62 5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 64 5.3.1 Hạn chế ..................................................................................................... 64 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 65 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu BIDV: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam CAP : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CTG : Ngân hàng TMCP Công thương EBTP : Thu nhập trước thuế và dự phòng GDP : Gross Domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) GL : Hệ số rủi ro tín dụng GLS : Generalized Least Square (Phương pháp ước lượng bình phương tổng quát) GMM : Generalized Method of Moments (Phương pháp Moment tổng quát) IL : Imparied Loan (Nợ xấu) LG : Tăng trưởng tín dụng LLR : Loan Loss Reserve (Dự phòng rủi ro tín dụng) NHNN: Ngân hàng Nhà Nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần OECD : Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) SIZE : Tổng tài sản TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TCTD : Tổ chức tín dụng VAMC: Vietnam Asset Management Company (Công ty quản lý tài sản Việt Nam) VCB : NHTMCP Ngoại thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Dự phòng rủi ro tín dụng bình quân của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015....................................................................................................................... 25 Bảng 3.2 Hệ số rủi ro tín dụng bình quân của 18 NHTMCP giai đoạn 2007-2015 ....... 27 Bảng 3.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản 18 NHTMCP giai đoạn 2007-2015 ................ 30 Bảng 4.1 Bảng tóm tắt mô tả các biến ........................................................................... 45 Bảng 4.2 Danh sách 18 NHTMCP tại Việt Nam ........................................................... 49 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 50 Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ............................................ 52 Bảng 4.5 Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................ 53 Bảng 4.6 Kết quả ước tính các yếu tố tác động theo GMM........................................... 53 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2015 .............................................................................................................. 22 Hình 3.2 Dự phòng rủi ro tín dụng bình quân của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015....................................................................................................................... 25 Hình 3.3 Biểu diễn mối tương quan giữa hệ số rủi ro tín dụng với dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015 .......................................... 27 Hình 3.4 Biểu diễn mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015. ............................................... 28 Hình 3.5 Biểu diễn mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ......................................................... 31 Hình 3.6 Biểu diễn mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ................................................ 34 Hình 3.7 Biểu diễn mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ................................................ 35 Hình 3.8 Biểu diễn mối tương quan giữa thu nhập trước thuế và dự phòng và dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015...................... 36 Hình 3.9 Biểu diễn mối tương quan giữa tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015...................... 37 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do thực hiện đề tài Với vai trò phân bổ nguồn lực tài chính trong nền kinh tế thì rõ ràng rằng sức khỏe của hệ thống ngân hàng là cực kỳ quan trọng đối với một quốc gia. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Điều này có thể được nhìn thấy từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008, một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ việc quản lý rủi ro tín dụng chưa hợp lý (Deliz, 2000). Về bản chất, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay và đi vay nên không thể tránh khỏi việc phát sinh những khoản nợ xấu, càng đặc biệt hơn nữa khi chúng chuyển thành những khoản rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu khi đối tượng mất khả năng thanh toán, điều này gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của ngân hàng và ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy đã có rất nhiều công cụ được thiết kế để giúp các ngân hàng quản lý rủi ro và một trong những công cụ này là dự phòng rủi ro tín dụng. Nếu như ngân hàng có chính sách quản lý dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý thì nó sẽ góp phần vào ổn định hệ thống tài chính và thay đổi lợi nhuận ngân hàng (Beatty và Liao, 2009). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dự phòng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau: tăng trưởng GDP, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, quy mô ngân hàng, hệ số rủi ro tín dụng, thu nhập trước thuế và dự phòng... (Laeven và Majnoni, 2003; Bouvatiervà Lepetit, 2008; Floro, 2010; Caporale và cộng sự, 2015; Abdullah và cộng sự, 2015….). Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về dự phòng rủi ro tín dụng như nghiên cứu của tác giả Phạm Đình Tuấn và Nguyễn Thị Thu Hiền về các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam năm 2014 … 2 Vì các khoản dự phòng rủi ro tín dụng được ghi nhận vào chi phí nên sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm, điều này làm cho việc ghi nhận dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng còn nhiều điểm không phù hợp với thực tế phát sinh, dẫn đến trường hợp khi nợ xấu thật sự phát sinh thì ngân hàng sẽ không có khoản dự phòng rủi ro để đảm bảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng và của cả nền kinh tế. Thêm nữa công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng hiện nay chưa thật sự hiệu quả, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Xuất phát từ thực tế trên và nhận thấy được tầm quan trọng của dự phòng rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” giai đoạn từ năm 2007 đến 2015. 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Viêt Nam? Và mức độ ảnh hưởng của chúng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam.  Mục tiêu nghiên cứu:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Viêt Nam.  Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.  Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý ở các ngân hàng và điều hành chính sách của Ngân hàng nhà nước. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2015. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và tổng cục thống kê Việt Nam trong thời gian từ năm 20072015. Tuy nhiên do hạn chế về thông tin dữ liệu và thời gian thu thập, luận văn sử dụng số liệu 18 NHTMCP tại Việt Nam. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận văn sử dụng các nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc xác định các yếu tố các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng. Dữ liệu được thu thập từ năm 2007- 2015 của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Các số liệu về dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập trước thuế và dự phòng, nợ xấu, quy mô ngân hàng, hệ số rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng, vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng. Số liệu tăng trưởng GDP được lấy từ website Tổng cục thống kê Việt Nam. - Quy trình chọn mẫu: Thu thập dữ liệu của 18 NHTMCP Việt Nam công bố đầy đủ các báo cáo tài chính qua 9 năm, từ năm 2007 đến 2015. - Phương pháp thu thập: 5  Về mặt khoa học Kết quả nghiên cứu bổ sung cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam.  Về mặt thực tiễn Thông qua mô hình, nghiên cứu xác định ảnh hưởng của dự phòng rủi ro tín dụng năm trước, tỷ lệ nợ xấu trên tài sản, quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam. Qua đó giúp cho việc quản trị ngân hàng thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.  Đối với người nghiên cứu Nghiên cứu hoàn thành sẽ giúp cho người nghiên cứu hoàn thiện khả năng nghiên cứu khoa học cùng với nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong việc nghiên cứu rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam. 4 Thu thập đầy đủ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ngân hàng trong thời gian 9 năm, bắt đầu từ năm 2007 đến năm 2015 thông qua website của các ngân hàng và các website liên quan. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và chạy mô hình hồi quy GMM để xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến mức trích lập dự phòng rủi ro tại các NHTMCP Việt Nam. 1.5 Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại. Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và các biến độc lập: dự phòng rủi ro tín dụng năm trước, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, hệ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, thu nhập trước thuế và dự phòng, tăng trưởng GDP tại 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2015. 7 2.1.2 Dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng tín dụng, thu nhập của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chính sách trích lập dự phòng là rất quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định hệ thống tài chính, trong đó nó đóng góp quan trọng vào sự biến động lợi nhuận của các ngân hàng và nó có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế (Beatty và Liao, 2009). Về cơ bản khoản dự phòng rủi ro phản ánh sự tự tin của các nhà quản lý ngân hàng về chất lượng danh mục đầu tư của họ, điều đó có nghĩa là các khoản dự phòng nên lường trước được các khoản thua lỗ tín dụng dự kiến, trong trường hợp họ thực sự tin rằng khoản dự phòng rủi ro tín dụng là chỉ số tốt nhất về rủi ro tín dụng thực sự (Dugan, 2009). Theo Bouvatier và Lepetit (2008), các ngân hàng có thể thực hiện không nghiêm ngặt các phương pháp thống kê để tính tổng dự phòng, điều này phụ thuộc một phần vào tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng và có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của các nhà quản lý ngân hàng. Theo IAS 39, yêu cầu mỗi đơn vị vào cuối mỗi kỳ kế toán phải đánh giá xem liệu có bất kỳ bằng chứng khách quan nào thể hiện một tài sản tài chính hoặc một nhóm tài sản tài chính bị tổn thất. Khi bằng chứng khách quan được thành lập, tổ chức phải ước tính tổn thất một cách đáng tin cậy. Sau đó, giá trị ghi sổ có thể được giảm một cách trực tiếp hoặc thông qua tài khoản dự phòng. Đây là khoản dự phòng dành cho sự suy giảm về tài sản của ngân hàng khi phát sinh các rủi ro và ước tính tổn thất đáng tin cậy. Theo Adzis và cộng sự (2015) thì dự phòng rủi ro tín dụng được định nghĩa là ước tính cho khả năng tổn thất khi cho vay, số tiền này sẽ được tính vào kết quả kinh doanh như một khoản chi phí. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng do các thông tin nhạy cảm mà nó truyền đạt và có thể phản ánh chất lượng danh mục đầu tư tín dụng của các ngân hàng (Curcio và Hasan, 2013). 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng 2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Theo Thomas P. Fitch (1997) thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Còn theo Greuning và Bratanovic (2003) thì rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc vốn gốc theo đúng thời gian như đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng còn được hiểu là một khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng tiến hành cho vay, điều đó có nghĩa là luồng thu nhập dự tính từ khoản cho vay đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cả về số lượng và thời gian (Saunder và cộng sự, 2000). Foos, Norden và Weber (2010) nhấn mạnh rằng các khoản cho vay là nguồn chính tạo ra rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là sự mất mát tài chính tiềm năng phát sinh từ sự thất bại của khách hàng hoặc đối tác để giải quyết nghĩa vụ tài chính trong hợp đồng, vì vậy NHNN nên giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay vì những khoản cho vay xấu có thể dẫn đến thất bại ngân hàng. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. 8 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là quá trình nhận biết những tổn thất của khoản vay. Khi cho vay, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ người vay không trả dư nợ gốc, tiền lãi. Khi nhận ra số tiền vay không thể thu hồi, ngân hàng phải tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho những tổn thất tín dụng. Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của khoản tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Còn trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận, vốn chủ sở hửu của ngân hàng. Theo Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 quy định như sau: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động. Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động NHNN quy định sau khi thống nhất với Bộ tài chính. Như vậy, việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro là điều bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN thì dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài. Theo Floro (2010), tại hầu hết các nước dự phòng rủi ro được chia thành dự phòng cụ thể và dự phòng chung: + Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ này được trích lập bao nhiêu là phụ thuộc vào khoản nợ đó được phân loại nợ vào nhóm nào. + Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. 9 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với từng nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương ứng là: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Công thức tính toán số tiền trích lập dự phòng được quy định cụ thể như sau: R= max {0, (A-C)} x r Trong đó, R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích A là giá trị khoản nợ C là giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỷ lệ phần trăm do quyết định 493 quy định đối với từng loại tài sản đảm bảo) r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không những phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nếu giá trị tài sản đảm bảo sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ thì số tiền dự phòng cũng bằng không, điều đó có nghĩa là tổ chức tín dụng không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó. (Giá trị tài sản đảm bảo được nêu cụ thể trong phần phụ lục 1). Việc trích lập dự phòng rủi ro có thể gây ra tổn thất cho vay trong ngân hàng vì khi trích lập dự phòng là giá trị của khoản cho vay khách hàng trên bảng cân đối kế toán bị giảm xuống. Và việc tăng hay giảm trích lập dự phòng rủi ro cho vay là do chi phí dự phòng rủi ro phát sinh trong kỳ kế toán được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu sau khi ngân hàng tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mà số tiền trích lập trong kỳ lớn hơn số tiền trích lập kỳ trước thì ngân hàng sẽ ghi tăng chi phí dự phòng rủi ro và sự gia tăng chi phí dự phòng rủi ro sẽ làm cho mức dự phòng cho vay tăng lên và làm tài sản ngân hàng giảm xuống. Và ngược lại, nếu số tiền trích lập trong kỳ nhỏ hơn số tiền trích lập kỳ trước thì ngân hàng sẽ thực hiện hoàn nhập dự phòng và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng