MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Đóng góp mới về khoa học.............................................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ......................................................... 7
7. Kết cấu luận án ................................................................................................ 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 9
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về động lực làm việc và các yếu tố ảnh
hƣởng đến động lực làm việc................................................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu về động lực và các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực
theo cách tiếp cận nội dung. .............................................................................. 10
1.1.2. Các nghiên cứu về động lực và các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực
theo cách tiếp cận quá trình. .............................................................................. 18
1.2. Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc
của nhân viên các NHTM ...................................................................................... 29
1.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài. .................................................................... 29
1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc...................................................................... 32
1.3. Khái quát những thành quả nghiên cứu đã có, những khoảng trống
chƣa nghiên cứu và những vấn đề đƣợc ƣu tiên nghiên cứu trong luận án ..... 35
1.3.1. Những thành tựu nghiên cứu về động lực và các yếu tố ảnh hƣởng
đến động lực đã đạt đƣợc................................................................................... 35
1.3.2. Những khoảng trống chƣa nghiên cứu. ................................................... 37
1.3.3. Những vấn đề ƣu tiên nghiên cứu trong luận án. .................................... 38
1.3.4. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề trong luận án........ 39
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 45
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN
VIÊN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN..................................... 46
2.1. Khái quát về NHTMCP và nhân viên trong các NHTMCP ....................... 46
2.1.1. Khái quát về NHTMCP ........................................................................... 46
2.1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của nhân viên tại các NHTMCP ....... 49
2.2. Động lực làm việc và các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của
nhân viên tại các NHTMCP .................................................................................. 54
2.2.1. Khái niệm động lực làm việc của nhân viên ........................................... 54
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên NHTMCP ....... 58
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh
hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên NHTMCP Việt Nam.................... 66
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. ..................................................... 66
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 69
2.3.3. Xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu ................... 70
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 80
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 81
3.1. Khái quát về các NHTMCP Việt Nam và đội ngũ nhân viên ..................... 81
3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. .................................................................. 82
3.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................ 83
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua Cronbach Alpha. ................... 83
3.3.2. Kiểm định thang đo thông qua phân tích EFA. ....................................... 87
3.3.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA ........ 92
3.3.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh ...................... 94
3.3.5. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh bằng SEM ..... 97
3.3.6. Kiểm định sự khác biệt về vị trí với mô hình và giả thuyết nghiên
cứu điều chỉnh bằng SEM ............................................................................... 102
3.3.7. Giá trị trung bình động lực và kết quả thực hiện công việc. ................. 105
3.4. Thảo luận kết quả.......................................................................................... 106
3.4.1. Thực trạng động lực và kết quả làm việc của nhân viên các
NHTMCP Việt Nam. ....................................................................................... 106
3.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên các
NHTMCP Việt Nam ........................................................................................ 107
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 127
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM ........................................................................................................... 128
4.1. Dự báo các thay đổi ảnh hưởng đến NHTMCP Việt Nam và nhân viên ........ 128
4.1.1. Dự báo các thay đổi ảnh hƣởng đến hoạt động NHTMCP Việt Nam. .. 128
4.1.2. Dự báo các thay đổi ảnh hƣởng đến nhân viên làm việc tại các
NHTMCP......................................................................................................... 130
4.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên các
NHTMCP Việt Nam. ............................................................................................ 132
4.2.1. Đồng bộ, duy trì và đảm bảo tính công bằng khi thực hiện các giải
pháp tạo động lực cho nhân viên. .................................................................... 132
4.2.2. Đa dạng các giải pháp tạo động lực cho các đối tƣợng nhân viên
khác nhau. ........................................................................................................ 135
4.2.3. Củng cố niềm tin của nhân viên về việc nếu nỗ lực họ sẽ hoàn thành
tốt công việc bằng việc thiết kế và phân tích công việc hiệu quả. .................. 137
4.2.4. Củng cố niềm tin nếu hoàn thành tốt công việc sẽ nhận đƣợc các
phần thƣởng. .................................................................................................... 139
4.2.5. Tổ chức các chƣơng trình đào tạo và phát triển nhân viên.................... 141
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 145
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 149
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CA
Cronch batch Alpha: Hệ số tin cậy
CFA
Confirmatory Factor Analysis/ Phân tích nhân tố khẳng định
CV
Công việc
DN
Doanh nghiệp
EFA
Exploratory Factor Analysis/ Phân tích nhân tố khám phá
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
NVKD
Nhân viên kinh doanh
TMCP
Thƣơng mại cổ phần
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SEM
Structure Equation Modeling/ Phân tích cấu trúc tuyến tính
THCV
Thực hiện công việc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tổng hợp các yếu tố trong các nghiên cứu về động lực và các yếu tố
ảnh hƣởng đến động lực áp dụng các học thuyết nội dung.......................... 17
Bảng 1.2. Tổng hợp các yếu tố trong các nghiên cứu về động lực và các yếu tố
ảnh hƣởng đến động lực áp dụng các học thuyết quá trình. ........................ 28
Bảng 1.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân
viên NHTM trong các nghiên cứu tổng quan. ............................................. 34
Bảng 2.1. Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “Kỳ vọng”. ............................. 71
Bảng 2.2.Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “Phƣơng tiện1- phần
thƣởng bên trong” ........................................................................................ 72
Bảng 2.3.Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “Phƣơng tiện 2- phần
thƣởng bên ngoài” ........................................................................................ 73
Bảng 2.4. Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “ Lƣợng giá trị 1” và “
Lƣợng giá trị 2” ............................................................................................ 74
Bảng 2.5.Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “đặc điểm công việc” .............. 75
Bảng 2.6.Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “đặc điểm cá nhân” ................. 76
Bảng 2.7.Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “Công bằng” ........................... 77
Bảng 2.8. Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “động lực làm việc” ............... 78
Bảng 2.9. Thang đo dự kiến và nguồn gốc thang đo “Kết quả thực hiện công việc” ..... 79
Bảng 3.1. Danh sách các NHTMCP ở Việt Nam (tính đến 12/2019) ....................... 81
Bảng 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. ............................................................. 82
Bảng 3.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ..................................................... 84
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy và tính hiệu lực của các thang đo trong
mô hình nghiên cứu...................................................................................... 90
Bảng 3.5. Kết quả ƣớc lƣợng và kiểm định giả thuyết bằng SEM ........................... 99
Bảng 3.6. Hệ số R2 -xác định mức độ tác động của các biến độc lập lên biến
phụ thuộc của mô hình ............................................................................... 100
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................... 101
Bảng 3.8. Kết quả ƣớc lƣợng và kiểm định giả thuyết bằng SEM cho nhóm
NVKD (front) ............................................................................................. 103
Bảng 3.9. Kết quả ƣớc lƣợng và kiểm định giả thuyết bằng SEM cho nhóm
nhân viên vận hành và hỗ trợ (Back) ......................................................... 103
Bảng 3.10. Giá trị trung bình động lực và kết quả thực hiện công việc. ................ 105
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân một số NHTMCP năm 2018 ................................ 113
Bảng 3.12. So sánh sự tác động của các yếu tố trong mô hình giữa nhóm
NVKD (front) và nhân viên nhóm nhân viên vận hành và hỗ trợ (back) .. 122
Bảng 4.1. Gợi ý một số gói phúc lợi cho nhân viên ................................................ 136
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình cơ bản của học thuyết kỳ vọng ................................................... 20
Hình 1.2. Mô hình tổng thể trong tạo động lực đƣợc đƣa ra bởi Lyman
W.Porter và Edward E. Lawler .................................................................... 21
Hình 1.3. Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham ............................ 24
Hình 1.4. Quy trình nghiên cứu. ............................................................................... 39
Hình 2.1. Mô hình tạo động lực cơ bản .................................................................... 56
Hình 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu. .................................................................... 67
Hình 3.1. Kết quả phân tích CFA .............................................................................. 92
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 94
Hình 3.3. Kết quả phân tích SEM ............................................................................. 98
Hình 3.4. Kiểm định giả thuyết bằng SEM cho nhóm NVKD (front) .................... 102
Hình 3.5. Kiểm định giả thuyết bằng SEM cho nhóm nhóm nhân viên vận
hành và hỗ trợ............................................................................................. 104
Hình 3.6. Năng suất lao động trung bình một số ngân hàng giai đoạn 2018-2019....... 107
Hình 3.7. So sánh thu nhập giai đoạn 2010-2019 của một số NHTMCP Việt Nam .... 113
Hình 3.8. Thu nhập bình quân 9 tháng đầu năm 2019 tại một số NHTMCP ......... 114
Hình 3.9. Thu nhập bình quân riêng lẻ và hợp nhất của một số ngân hàng quý
I/2020 ......................................................................................................... 114
Hình 3.10. Hình ảnh một số trƣờng đào tạo của các NHTMCP ............................. 117
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1: Ý kiến của chuyên gia về mối quan hệ với lãnh đạo ảnh hƣởng tới
động lực làm việc của nhân viên ................................................................ 111
Hộp 3.2. Ý kiến của chuyên gia về tác động của lƣơng đến động lực làm việc
của nhân viên NHTMCP Việt Nam ........................................................... 115
Hộp 3.3. Ý kiến của chuyên gia về tác động của phần thƣởng bên trong đến
động lực làm việc của nhân viên NHTMCP .............................................. 116
Hộp 3.4. Ý kiến của chị Đặng Thanh Hải (chuyên viên quản trị rủi ro ngân
hàng Viettinbank) ....................................................................................... 123
Hộp 3.5. Ý kiến của chuyên gia về đề xuất của nhân viên trong công việc tại
NHTMCP ................................................................................................... 124
Hộp 3.6. Ý kiến của chuyên gia về sự khác biệt giữa hai khối nhân viên trong
NHTMCP ................................................................................................... 125
Hộp 4.1. Ý kiến của chuyên gia về nhu cầu nhân sự trong giai đoạn tới................ 131
Hộp 4.1. Văn hóa học tập cải thiện năng suất làm việc- AMWAY ........................ 143
Hộp 4.2. Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên của Techcombank ............... 144
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con ngƣời, có năng lực và thái độ lao động tích cực, luôn là nguồn lực quan
trọng nhất của tăng trƣởng, phát triển, không chỉ ở quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, mà còn ở quy mô từng đơn vị kinh doanh. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức,
khi lao động trí óc và sự sáng tạo chiếm hàm lƣợng lớn trong sản phẩm, thì yếu tố
con ngƣời càng có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Chính vì thế, tạo
điều kiện để con ngƣời phát huy hết năng lực lao động sáng tạo của mình, nâng cao
kết quả thực hiện công việc (THCV) trong các doanh nghiệp (DN) là mấu chốt để
DN thành công. Muốn vậy, DN phải tạo đƣợc động lực làm việc cho ngƣời lao động
trong DN.
Động lực là nguồn lực thôi thúc cá nhân thực hiện hành vi (Steer & Porter,
1983). Tạo động lực trong lao động đƣợc hiểu là tổng hợp các biện pháp thúc đẩy cá
nhân tự nguyện thực hiện công việc để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Vì tầm quan
trọng của động lực lao động đối với hiệu suất hoạt động của đơn vị nên các nhà
khoa học và các nhà thực hành quản lý đều quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này.
Thành quả nghiên cứu và ứng dụng thực tế đã góp phần không chỉ phát triển hệ
thống lý thuyết về động lực lao động trong nửa cuối thế kỷ XX, mà còn góp phần to
lớn vào thành công của nhiều DN và tổ chức trên thế giới.
Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền
đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán. Nền
kinh tế thị trƣờng càng phát triển, NHTM càng có vai trò quan trọng. Mọi công dân
đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một ngƣời vay hay đơn
giản là một ngƣời đang làm việc cho một DN có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân
hàng. Tại Việt Nam, NHTM cổ phần (NHTMCP) là NHTM đƣợc thành lập, tổ chức
dƣới hình thức công ty cổ phần. Các NHTMCP Việt Nam hiện nay đƣợc chia thành 2
nhóm, một nhóm nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối gọi là NHTMCP khối nhà nƣớc và
nhóm còn lại gọi là NHTMCP tƣ nhân. Tính đến 12/2019, ở Việt Nam NHTMCP có
tổng tài sản là 10.196 nghìn tỷ, chiếm 84.45 % tổng tài sản toàn hệ thống tín dụng
(12.072 nghìn tỷ), tốc độ tăng trƣởng 16% cao hơn tốc độ tăng trƣởng 9.12 % của toàn
hệ thống (sbv,12/2019) góp phần và có vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu quả hoạt
động của toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
1
Ngành ngân hàng trong giai đoạn 15 năm trở lại đây đã có nhiều cải cách tác
động rất lớn đến sự thay đổi hoạt động toàn diện của ngân hàng. Đó là: Sự phát
triển của các định chế tài chính ngầm (shadow bank) với nhiều chức năng hoạt động
tƣơng tự ngân hàng cạnh tranh mãnh liệt với các NHTM về thị phần nhƣng lại
không phải chịu sự quản lý về chức năng của NHNN về các chỉ số an toàn, báo cáo
tình hình kinh doanh. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã có những
tác động mạnh mẽ đến hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam dẫn tới việc
phải tái cơ cấu lại hệ thống NHTM, do đó số lƣợng NHTMCP đã giảm từ 52 xuống
còn 31. Việc NHNN cấp phép dịch vụ Mobile money, giúp các nhà mạng viễn
thông có thể hoạt động nhƣ một ngân hàng trừ các chức năng cho vay và huy động
vốn bắt đầu cạnh tranh về dịch vụ với NHTM. Sự ra đời của hàng loạt công ty trung
gian thanh toán điện tử, các ứng dụng thanh toán online nhƣ Airpay, Zalo pay,
Moca pay…, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu
sản phẩm, cách thức vận hành, quản lý cũng nhƣ cơ chế hoạt động của các
NHTMCP trên các mặt: các ứng dụng đa kênh, đa nền tảng trên mobile, app,
destktop (khách hàng có thể mở tài khoản, rút tiền, nạp tiền, thanh toán tại các
Kiosk tự động khiến các nghiệp vụ sử dụng lao động trực tiếp giảm xuống); các
phƣơng pháp định danh: khuôn mặt, vân tay, QR code, OTP, token, thẻ… Tất cả
những thay đổi đó buộc các NHTM nói chung, NHTMCP nói riêng phải nỗ lực đổi
mới hoạt động hơn nữa, trong đó yếu tố quyết định đổi mới thành công là con
ngƣời. Xu hƣớng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào ngân hàng càng khiến
nhu cầu nhân sự trực tiếp của ngân hàng giảm đi. Vì thế, để bảo toàn số lƣợng nhân
viên hiện tại, các NHTMCP sẽ phải nâng cao hiệu suất thực hiện công việc trên một
nhân viên. Nâng cao động lực làm việc cho nhân viên là một yếu tố then chốt giúp
các NHTMCP giải quyết các vấn đề này.
Để có thể tồn tại và phát triển, các NHTMCP Việt Nam đã đặt ra các yêu
cầu nâng cao, đổi mới, phát triển chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm, đòi hỏi ngƣời lao
động phải nâng cao kỹ năng, trình độ, nâng cao hiệu suất thực hiện công việc cũng
nhƣ đƣa ra những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn với đội ngũ lao động ngân hàng.
Áp lực công việc ngày một cao (áp lực về thời gian, kiến thức công nghệ, sản phẩm,
dịch vụ mới, chỉ tiêu doanh số, nhận diện khách hàng...) đã làm “ngân hàng” không
2
còn là một nghề hấp dẫn đối với nhiều ngƣời nhƣ những giai đoạn trƣớc, đặc biệt là
đối với ngƣời lao động ở cấp độ nhân viên, khi thu nhập của họ ở mức độ trung
bình trong xã hội, bản thân chịu áp lực công việc lớn, thƣờng xuyên phải làm thêm
giờ, chịu trách nhiệm trực tiếp với các kết quả kinh doanh. Đã xuất hiện một dòng
chuyển dịch nhân sự từ các NHTMCP sang các tổ chức kinh tế khác. Với bề dày
kinh nghiệm, lợi thế về một môi trƣờng làm việc mang tính chuyên nghiệp cao,
năng động, sáng tạo, chính sách đãi ngộ tốt hay cơ hội đƣợc làm việc, tích lũy kinh
nghiệm ở nhiều thị trƣờng… các ngân hàng nƣớc ngoài cũng thu hút một lƣợng
không nhỏ nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các NHTMCP Việt Nam. Tỷ lệ luân
chuyển ngƣời lao động do khác biệt về tiền lƣơng và điều kiện làm việc giữa các
NHTMCP cũng rất lớn. Năm 2019, kết quả khảo sát của McKinsey đánh giá
Techcombank nằm trong top 25% ngân hàng đứng đầu về mặt sức khỏe tổ chức, nơi
làm việc tốt nhất châu Á năm 2020 do Tạp chí nhân sự hàng đầu HR Asia Magazine
bình chọn (Doãn Phong, 2020), nhƣng theo số liệu báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông
Techcombank 2020, chỉ số thâm niên trung bình của nhân viên tại đây cũng chỉ đạt
mức 4,5 năm.
Để giải quyết vấn đề này, các NHTMCP đã áp dụng một số các biện pháp tạo
động lực cho ngƣời lao động, tuy nhiên, các biện pháp này chƣa đƣợc thực hiện một
cách đồng bộ, nhất quán, hiệu quả chƣa cao, do chƣa nghiên cứu đầy đủ và có hệ
thống về lý thuyết động lực làm việc cho nhân viên, đặc biệt là các yếu tố ảnh
hƣởng đến động lực lao động của nhân viên ngân hàng. Năm 2018, kết quả khảo sát
của Navigos cho thấy 56% nhân viên đƣợc khảo sát cho rằng ngân hàng cần đa
dạng và mở rộng các chính sách nhân sự, 22% cho rằng các chính sách hiện có chƣa
đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân viên (Navigos, 2018). Bên cạnh đó các nghiên
cứu về yếu tố ảnh hƣởng đến động lực của nhân viên chủ yếu tập trung vào việc
phân tích các yếu tố theo cách nhìn của các học thuyết tiếp cận theo nội dung: nhấn
mạnh đến bản chất nhu cầu và các yếu tố tạo động lực để thỏa mãn nhu cầu trong đó
nhu cầu đƣợc định nghĩa là trạng thái tâm lý đánh thức hành vi, đến lƣợt mình, nhu
cầu mạnh hay yếu là do các yếu tố môi trƣờng quyết định, vì vậy mức độ nhu cầu
có sự khác biệt theo thời gian và không gian, bối cảnh. Các tiếp cận này với ƣu
điểm dễ nghiên cứu, tổng hợp và đƣa ra các giải pháp tạo động lực lại gặp phải chỉ
trích về tính hiệu quả trong việc tạo động lực thực sự, vì bản thân động lực là một
3
quá trình tâm lý để tạo ra nguồn lực thôi thúc cá nhân thực hiện hành vi. Các học
thuyết tạo động lực theo cách tiếp cận quá trình nhƣ học thuyết kỳ vọng, học thuyết
đặc điểm công việc cố gắng định nghĩa mối quan hệ giữa các biến tạo nên động lực
và các hành động đòi hỏi để ảnh hƣởng tới hành vi và cách cƣ xử của các cá nhân.
Cách tiếp cận này cung cấp những đóng góp xa hơn về nghiên cứu các yếu tổ ảnh
hƣởng đến bản chất của quá trình tạo động lực. Việc vận dụng học thuyết kỳ vọng,
(trong đó phân loại phần thƣởng nhận đƣợc theo học thuyết hai nhân tố của
Heizberg) để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực dƣới góc nhìn về niềm
tin của ngƣời lao động cho rằng, nếu họ nỗ lực làm việc sẽ dẫn đến kết quả thực
hiện công việc tốt; kết quả thực hiện công việc tốt sẽ dẫn đến kết quả mà ngƣời lao
động mong đợi; kết quả mong đợi, sau khi so sánh mức độ công bằng nhận đƣợc
với ngƣời khác, sẽ mang lại lƣợng giá trị mong đợi của nhân viên, cùng với yếu tố
đặc điểm công việc sẽ giúp các NHTMCP hiểu rõ hơn về quá trình tác động vào
động lực của nhân viên từ đó đƣa ra các giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho
ngƣời lao động, nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên.
Với tất cả các lý do nêu trên, đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm
việc của nhân viên tại các NHTMCP Việt Nam” dƣới góc nhìn của học thuyết kỳ
vọng và đặc điểm công việc với đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời lao động ở vị trí
nhân viên đã đƣợc lựa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu trong luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân
viên tại các NHTMCP Việt Nam trên cơ sở áp dụng học thuyết kỳ vọng (Vroom,
Lawer và Porter) và thuyết đặc điểm công việc (Hackman và Oldham), từ đó đề xuất
các giải pháp để nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại các ngân hàng này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến động
lực và các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các NHTMCP.
- Nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng và xây dựng mô hình phân tích định lƣợng
tác động của các yếu tố đó đến động lực làm việc của nhân viên tại các NHTMCP
Việt Nam.
4
- Điều tra thu thập dữ liệu và xử lý theo mô hình phân tích định lƣợng đã lựa
chọn nhằm làm rõ mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến động lực làm việc của
nhân viên tại các NHTMCP Việt Nam cũng nhƣ sự tác động của động lực làm việc
đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên các NHTMCP tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp tác động vào các yếu tố có ảnh hƣởng đến động
lực làm việc của nhân viên nhằm nâng cao động lực làm việc - góp phần nâng cao
kết quả thực hiện công việc của nhân viên các NHTMCP tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của
từng yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên nhằm nâng cao kết quả THCV
dƣới góc nhìn của thuyết kỳ vọng kết hợp với đặc điểm công việc và nhu cầu của
nhân viên.
Khách thể nghiên cứu là các nhân viên làm việc tại các NHTMCP Việt Nam
ở cấp độ nhân viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên
với tƣ cách nguồn lực tác động đến kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động;
nâng cao động lực làm việc để nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên
ngân hàng. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có sự phân biệt các các yếu tố ảnh
hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên khác nhau. Trong luận án này, cách tiếp
cận chủ đạo để xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân
viên tại các NHTMCP Việt Nam là cách tiếp cận của lý thuyết kỳ vọng, trong đó
yếu tố sự kỳ vọng, niềm tin của nhân viên về những giá trị mà họ nhận đƣợc khi nỗ
lực cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến niềm tin này (đặc điểm cá nhân, cảm nhận
công bằng trong phần thƣởng nhận đƣợc) đƣợc coi là nhu cầu chủ đạo tạo nên
động lực làm việc. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên
tại các NHTMCP đƣợc xác định, sàng lọc và đƣa vào mô hình dựa trên mối quan
hệ với nhu cầu này. Các hành động của NHTMCP nhằm tạo dựng và duy trì
động lực làm việc cho nhân viên cũng dựa trên cơ sở tác động vào các yếu tố ảnh
hƣởng để tạo cơ sở và củng cố kỳ vọng, niềm tin đó. Yếu tố đặc điểm công việc
đƣợc coi là yếu tố bổ trợ tác động đến động lực làm việc.
5
- Phạm vi về không gian: Đối tƣợng khảo sát là các nhân viên làm việc tại
các NHTMCP Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do không thể khảo sát tất
cả các NHTMCP nên nghiên cứu sinh lựa chọn mẫu nghiên cứu theo phƣơng pháp
ngẫu nhiên phân tầng: Có hai tầng là các NHTMCP nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối
và các NHTMCP do tƣ nhân chi phối. Khối NHTMCP do Nhà nƣớc chi phối chỉ có
3 nên đƣợc chọn hết, đó là: NHTMCP Ngoại thƣơng, NHTMCP Công thƣơng;
NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Trong 28 NHTMCP tƣ nhân, chọn ngẫu
nhiên 12 có số vốn điều lệ và quy mô nhân viên khác nhau.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian điều tra thực tế diễn ra trong khoảng từ
cuối năm 2018 đến cuối năm 2019. Các kiến nghị dự kiến cho giai đoạn 2021-2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, NCS sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp - so sánh: đƣợc sử dụng trong quá trình
tổng quan các thành quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố ảnh hƣởng
đến động lực làm việc của ngƣời lao động nói chung, nhân viên NHTMCP Việt
Nam nói riêng, đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ.
- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu: tham khảo ý kiến của các chuyên gia
về các yếu tố trong các NHTMCP Việt Nam có ảnh hƣởng đến kỳ vọng của nhân
viên dƣới góc độ kỳ vọng là nhu cầu tạo nên động cơ làm việc của nhân viên cũng
nhƣ xác định các giá trị làm thang đo kỳ vọng của họ và lấy ý kiến chuyên gia về
kết quả nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: với đối tƣợng là nhân viên làm việc
trong các NHTMCP Việt Nam; sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng. Số phiếu phát ra là 949, số phiếu thu về 758 đại diện cho 15 NHTMCP tham
gia khảo sát. Phƣơng thức điều tra: hỏi trực tiếp gặp các nhân viên ngân hàng kết
hợp khảo sát online.
- Công cụ phân tích số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 22 và AMOS 22.
Chi tiết quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở phần 1.3.4
của luận án.
6
5. Đóng góp mới về khoa học
- Xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên các
NHTMCP Việt Nam theo học thuyết kỳ vọng (học thuyết kỳ vọng của Vroom, học
thuyết kỳ vọng mở rộng của Lyman W.Porter và Edward E. Lawler) kết hợp với các
yếu tố của học thuyết đặc điểm công việc. Khi áp dụng học thuyết kỳ vọng, nghiên
cứu phân loại phần thƣởng nhận đƣợc theo học thuyết hai nhân tố của Heizberg, đặc
điểm cá nhân theo mô hình năm tính cách lớn của Lewis Golberg; và cảm nhận sự
công bằng của phần thƣởng nhận đƣợc theo thuyết công bằng của J.Stacy.
- Xây dựng và kiểm định đƣợc thang đo phƣơng tiện 1- niềm tin thực hiện tốt
công việc sẽ nhận đƣợc phần thƣởng bên trong đến từ bản chất công việc và phƣơng
tiện 2- niềm tin thực hiện tốt công việc sẽ nhận đƣợc phần thƣởng bên ngoài đến từ
môi trƣờng làm việc; lƣợng giá trị 1- và lƣợng giá trị 2- tƣơng ứng với mức độ thoả
mãn khi nhận đƣợc phần thƣởng từ phƣơng tiện 1 và phƣơng tiện 2; Kỳ vọng- niềm
tin nỗ lực sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc, đặc điểm công việc, đặc điểm cá
nhân, cảm nhận về sự công bằng trong phần thƣởng nhận đƣợc; động lực làm việc
và kết quả thực hiện công việc của nhân viên các NHTMCP Việt Nam.
- Định lƣợng đƣợc mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố trên tới
động lực làm việc của nhân viên các NHTMCP Việt Nam cũng nhƣ mức độ tác
động của động lực tới kết quả thực hiện công việc thông qua dữ liệu điều tra xã hội
bằng bảng hỏi.
- Tìm ra sự khác biệt của hai nhóm nhân viên: những nhân viên làm việc ở vị
trí kinh doanh (front) và những nhân viên làm việc ở vị trí vận hành và hỗ trợ (back)
trong sự ảnh hƣởng của các yếu tố nói trên tới động lực làm việc, mối quan hệ của
động lực làm việc và kết quả THCV.
- Đề xuất một số giải pháp về phía ban quản trị NHTMCP Việt Nam để nâng
cao động lực làm việc nhằm nâng cao kết quả THCV cho nhân viên dƣới góc nhìn
kỳ vọng, niềm tin cá nhân và đặc điểm công việc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về mặt lý luận:
Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên các
NHTMCP Việt Nam theo học thuyết kỳ vọng và học thuyết đặc điểm công việc; định
lƣợng đƣợc mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố trên tới động lực làm việc
7
của nhân viên các NHTMCP Việt Nam cũng nhƣ mức độ tác động của động lực tới kết
quả thực hiện công việc thông qua dữ liệu điều tra xã hội bằng bảng hỏi.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận án cung cấp cho các nhà quản trị NHTMCP Việt Nam thực trạng động
lực làm việc hiện nay của nhân viên; các yếu tố và mức độ ảnh hƣởng của các yếu
tố đến động lực làm việc của nhân viên theo cách tiếp cận quá trình (kết hợp học
thuyết kỳ vọng với học thuyết đặc điểm công việc); sự khác biệt trong các yếu tố
ảnh hƣởng đến động lực làm việc của hai nhóm nhân viên: những nhân viên làm
việc ở vị trí kinh doanh (front) và những nhân viên làm việc ở vị trí vận hành và hỗ
trợ (back) và đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao động lực làm việc
cho nhân viên giúp tổ chức nâng cao kết quả THCV.
7. Kết cấu luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến
động lực làm việc của nhân viên các NHTMCP.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chƣơng 4. Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại
các NHTMCP Việt Nam.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về động lực làm việc và các yếu tố ảnh hƣởng
đến động lực làm việc
Các nghiên cứu về động lực và các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực sẽ đƣợc tổng
quan theo thời gian xuất hiện các học thuyết lớn cũng nhƣ sự áp dụng các học
thuyết đó vào các nghiên cứu của những tác giả khác.
Các nghiên cứu đầu tiên về động lực lao động đã đƣợc thực hiện từ những
năm 50 của thế kỷ trƣớc và không ngừng đƣợc bổ sung và phát triển bởi các học giả trên
toàn thế giới. Có thể nêu ra các công trình tiêu biểu nhƣ: Thuyết tháp nhu cầu của
Maslow (1943); thuyết Hai nhân tố của Heizberg (1958); thuyết thúc đẩy của
Mc.Clelland (1961); thuyết công bằng của Adam J. Stacy (1963); thuyết Thiết lập mục
tiêu của Edwin Locke; Thuyết Kỳ vọng của Vroom (1964), đƣợc phát triển bởi nhiều
học giả về sau nhƣ Porter và Lawler (1968); thuyết Tự quyết đƣợc phát triển từ thuyết
đánh giá nhận thức (CET) của Deci (1975), thuyết đặc điểm công việc của Hackman and
Oldman (1976)… Với các cách tiếp cận khác nhau, các định nghĩa về động lực và mô
hình tạo động lực cũng khác nhau, nhƣng có bổ sung cho nhau để không ngừng hoàn
thiện lý thuyết về động lực phù hợp với các bối cảnh, tình huống khác nhau.
Nhìn chung, các nghiên cứu về động lực đều thừa nhận rằng: động lực lao động
là sự tự nguyện nỗ lực ở mức cao để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức, ràng buộc bởi khả
năng nỗ lực để thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân nào đó và nhân viên có động lực làm
việc tốt sẽ có tinh thần thái độ làm việc tích cực và nâng cao năng suất lao động.
Các nghiên cứu về tạo động lực cũng có sự khác biệt khá lớn. Cách tiếp cận
thông thƣờng để nghiên cứu về tạo động lực là thông qua việc hiểu về quá trình nhận
thức - các cá nhân cảm nhận gì và nghĩ nhƣ thế nào, để tìm các phƣơng pháp thúc đẩy.
Dựa trên sự hiểu biết về điều gì khiến ngƣời lao động nỗ lực làm việc, các nhà quản lý
tiên đoán về các hành vi của nhân viên trong các tình huống cụ thể và tìm cách khuyến
khích các hành vi cùng hƣớng với mục tiêu của tổ chức, đồng thời hạn chế hành vi
ngƣợc chiều. Các nghiên cứu về tạo động lực chia làm 2 trƣờng phái đối lập: nghiên
cứu tiếp cận theo nội dung và nghiên cứu tiếp cận theo quá trình.
9
1.1.1. Các nghiên cứu về động lực và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
theo cách tiếp cận nội dung.
Những học thuyết nghiên cứu tiếp cận theo nội dung thƣờng cố gắng giải
thích những yếu tố đặc biệt tạo động lực cho các cá nhân trong công việc. Những
học thuyết này quan tâm đến việc định nghĩa nhu cầu cá nhân và sức mạnh tƣơng
ứng của nó cũng nhƣ mục tiêu mà ngƣời lao động cố gắng đạt đƣợc để thỏa mãn
những nhu cầu của họ. Các học thuyết tiếp cận theo nội dung nhấn mạnh đến bản
chất của nhu cầu và các yếu tố tạo động lực để thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu được
định nghĩa là trạng thái tâm lý đánh thức hành vi. Đến lƣợt mình, một nhu cầu là
mạnh hay yếu là do các yếu tố môi trƣờng quyết định. Vì vậy mức độ nhu cầu có sự
khác biệt theo thời gian và không gian, bối cảnh.
1.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nhà tâm lý học ngƣời Hoa Kỳ - Abraham Maslow, trong tác phẩm “Học
thuyết về động lực của con ngƣời (Abraham Maslow, 1943) cho rằng, con ngƣời có
những cấp độ khác nhau về nhu cầu. Khi những nhu cầu ở cấp độ thấp đƣợc thỏa
mãn, một nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ trở thành động lực thúc đẩy. Sau khi một nhu
cầu đƣợc đáp ứng, một nhu cầu khác sẽ xuất hiện. Kết quả là con ngƣời luôn luôn
có những nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng và những nhu cầu này thúc đẩy con ngƣời
thực hiện những công việc nào đó để thỏa mãn chúng. Năm cấp bậc nhu cầu do
Maslow đề xƣớng là: nhu cầu tồn tại hay nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn hay nhu
cầu đƣợc bảo vệ, nhu cầu tình cảm hay nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc kính trọng hay
đƣợc công nhận, nhu cầu đƣợc thể hiện/tự hoàn thiện. Mặc dù học thuyết nhu cầu
của Maslow đƣợc nhiều ngƣời đón nhận hồ hởi, nhƣng việc áp dụng vào thực tế gặp
khó khăn do con ngƣời có thể có nhiều nhu cầu cùng một lúc, trong một số trƣờng
hợp, hoặc đối với một số ngƣời, có thể hy sinh nhu cầu ở cấp độ thấp để đạt đƣợc
nhu cầu ở cấp độ cao. Hiện nay, về mặt lý thuyết, học thuyết này vẫn có nhiều giá
trị trong việc giải thích một số yếu tố tạo động lực cho ngƣời lao động. Trong ứng
dụng nghiên cứu, một số nhà khoa học đã vận dụng học thuyết này để kiểm định
thực tế khá thành công, điển hình nhƣ Trƣơng Minh Đức (2011); Hoàng Thị Lộc và
Nguyễn Quốc Nghi (2014); Nguyễn Khắc Hoàn (2010) ...
Federic Heirzberg trong tác phẩm “Động lực trong lao động” (Federic
Heirzberg, 1958) đã đƣa ra Học thuyết hai nhân tố, trong đó có một số nhân tố liên
10
quan tới sự thỏa mãn đối với công tác – còn đƣợc gọi là các nhân tố tạo động lực –
và các nhân tố này là khác biệt với các nhân tố liên quan tới sự bất mãn – còn đƣợc
gọi là các nhân tố duy trì. Các nhân tố tạo động lực gồm: sự hấp dẫn, mức độ thú vị
của công việc; thành tựu, cơ hội thăng tiến, sự ghi nhận nỗ lực; trách nhiệm trong
thực hiện công việc. Những nhân tố này, nếu đƣợc giải quyết tốt, sẽ tạo ra sự thỏa
mãn và từ đó sẽ động viên ngƣời lao động làm việc chăm chỉ hơn, nhƣng nếu giải
quyết không tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chƣa chắc đã bất mãn. Các
nhân tố duy trì gồm: lƣơng và các khoản phúc lợi; sự giám sát, điều kiện làm việc,
chính sách quản trị công ty; các mối quan hệ trong công việc. Các nhân tố này, nếu
giải quyết không tốt, sẽ tạo ra sự bất mãn, còn nếu giải quyết tốt, thì tạo ra tình
trạng không bất mãn chứ chƣa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. Heizberg đề xuất
hoạt động thiết kế lại công việc để tăng tính thách thức và hấp dẫn của công việc
nhằm nâng cao tránh nhiệm, tạo cơ hội cho việc đạt đƣợc thành tựu, sự phát triển
bản thân cũng nhƣ sự ghi nhận. Theo một số nhà quản lý, học thuyết hai nhân tố của
Heizberg tiềm ẩn một số điều chƣa hợp lý. Trong thực tế, một số nhân viên không
thích công việc nhiều thử thách, và sự vui thích trong công việc cũng không phải là
một yếu tố tạo động lực cho họ. Bên cạnh đó học thuyết cũng bị chỉ trích bởi
phƣơng pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu chƣa tin cậy. Mặc dù bị chỉ trích nhƣ
vậy, vẫn luôn có các bằng chứng ủng hộ cho sự liên quan của học thuyết tới hành
động thực tế của con ngƣời và vì thế học thuyết hai nhân tố vẫn đƣợc vận dụng
trong một số công trình nghiên cứu nhƣ công trình nghiên cứu của Lê Thu Hạnh
(2010), Lƣu Thị Bích Ngọc và các cộng sự (2013), Trần Văn Huynh (2016), David
Cornad (2015); Hyun.S (2009), Hur Yongbeom (2018), Beygatt. Jeffrey (2018).
Hyun. S (2009) đã kiểm tra thực nghiệm lý thuyết động lực hai nhân tố của
Herzberg bằng cách sử dụng dữ liệu thu đƣợc từ các binh sĩ dịch vụ ăn uống và sĩ
quan hậu cần phục vụ trong Quân đội Hàn Quốc bằng một mô hình hồi quy bội (bao
gồm 15 yếu tố động lực khác nhau đã đƣợc sử dụng để đánh giá tầm quan trọng
tƣơng đối của 15 yếu tố động lực). Đối với binh sĩ dịch vụ thực phẩm, yếu tố giám
sát và độc lập của con ngƣời lần lƣợt đƣợc xếp hạng nhất và thứ hai. Trong khi đó,
yếu tố thành tích và điều kiện làm việc đƣợc xác định là yếu tố động lực quan trọng
nhất để các nhân viên hậu cần nâng cao sự hài lòng trong công việc nói chung
(Hyun. S , 2009).
11
Hur Yongbeom (2018) đã kiểm định sự phù hợp của học thuyết hai nhân tố
trong việc tạo động lực cho lãnh đạo trong khu vực công dù đặc thù khu vực công có
những hạn chế trong việc cung cấp phần thƣởng bằng tiền. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố duy trì không có tác dụng đến sự thoả mãn của lãnh đạo khu vực công
nhƣ kết quả của các nghiên cứu trƣớc. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhƣng không giải thích
các động cơ thúc đẩy nhƣ cơ hội thăng tiến, đào tạo và phát triển nghề nghiệp và trách
nhiệm nâng cao không tạo động lực cho các nhà quản lý này (Hur Yongbeom, 2018).
Các thang đo áp dụng trong nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở bảng 1.1.
David Cornad và các cộng sự (2015) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các
yếu tố duy trì và tạo động lực với sự thoả mãn trong công việc của nhân viên các
công ty có kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên (Employee
stock ownership plan) - khi nhân viên có vai trò là cổ đông ra quyết định với công
ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy học thuyết hai nhân tố hoàn toàn phù hợp và phân
tích đƣợc sự tác động đến mức độ thoả mãn trong công việc. Các yếu tố sự phát
triển, điều kiện thực hiện công việc và mối quan hệ cá nhân là các yếu tố tác động
nhiều nhất đến sự thoả mãn trong công việc (David Cornad, 2015).
McClelland trong cuốn sách “thành tựu xã hội” (McClelland, 1961), đã chỉ
ra mỗi ngƣời có ba nhu cầu căn bản: nhu cầu thành đạt (là sự khát khao của cá nhân
để đạt đƣợc hay vƣợt qua những mục tiêu của cá nhân đã đƣợc xác định, hay vƣơn
tới các thành tựu và giành đƣợc thắng lợi mới trong công việc và cuộc sống); nhu
cầu liên kết (là mong muốn thiết lập quan hệ xã hội một cách thân thiện và hài hòa
với ngƣời khác); nhu cầu quyền lực (là mong muốn có thể tác động và kiểm soát
ngƣời khác, trội hơn đồng nghiệp, tác động đến hoàn cảnh và làm thay đổi hoàn
cảnh). Theo McClelland các nhu cầu này tiềm ẩn trong mỗi cá nhân và đƣợc nâng
cao hơn khi kinh nghiệm làm việc tăng lên. McClelland đã chỉ ra rằng, mức độ phát
triển kinh tế của một quốc gia có ảnh hƣởng tích cực tới động lực để đạt đƣợc thành
tựu nói chung. Học thuyết của MCCelland đã bổ xung mối quan hệ giữa sự phát
triển của xã hội và các nhu cầu cơ bản của cá nhân, nên đi xa hơn học thuyết của
Heizberg và Maslow. Một số ứng dụng của học thuyết này tỏ ra hiệu quả, nhất là
trong việc nghiên cứu nhu cầu, động lực của ngƣời lao động ứng với những bối
cảnh xã hội khác nhau. Tuy nhiên, cũng nhƣ các học thuyết nội dung khác, học
12