Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng tại lâm đồng ...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng tại lâm đồng

.PDF
108
64
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------- LÊ HÙNG PHƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG TẠI LÂM ĐỒNG Chuyên ngành : Quản trị Kinh Doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -ĐHQG –HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Thị Kim Loan Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thiên Phú Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG - HCM ngày 06 tháng 02 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: PGS.TS. Phạm Ngọc Thúy 2 Thư ký: TS. Trương Minh Chương 3 Phản biện 1: TS. Trần Thị Kim Loan 4 Phản biện 2: TS. Nguyễn Thiên Phú 5 Ủy viên: TS. Nguyễn Mạnh Tuân Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Hùng Phương MSHV: 7141101 Ngày, tháng, năm sinh: 29/03/1978 Nơi sinh: Đà Lạt Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MS: 60340102 1- TÊN ĐỀ TÀI Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng tại Lâm Đồng. 2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG  Xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế công trình xây dựng.  Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng công tác thiết kế xây dựng. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 17/8/2015 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/01/2016 5- CÁC BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan Tp. HCM, ngày 01 tháng 01 năm 2016 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA (Họ tên và chữ ký) I LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý Công Nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt khoá học. Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2016 Người thực hiện Lê Hùng Phương II TÓM TẮT Chất lượng công tác thiết kế ảnh hưởng lớn đến hiệu suất tổng thể và hiệu quả thực hiện của các dự án xây dựng. Trong luận văn này nghiên cứu và thảo luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng tại Lâm Đồng. Mục đích của nghiên cứu để hỗ trợ tất cả các bên liên quan trong ngành xây dựng lên kế hoạch trước khi thực hiện một dự án xây dựng công trình, nhận ra tầm quan trọng từ giai đoạn thiết kế xây dựng nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế. Cũng dựa trên cơ sở này các nhà quản trị của công ty thiết kế nhận ra các vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác thiết kế tại công ty mình, từ đó có giải pháp khắc phục, cải thiện để tăng chất lượng công tác thiết kế. Trong luận văn đề cập đến 25 biến quan sát khác nhau của 6 nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế được tham khảo từ nghiên cứu trước và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và sau đó được phân tích kiểm tra độ tin cậy, tương quan và hồi quy tuyến tính để kết luận và đưa ra 4 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế theo thứ tự cao đến thấp như sau: Quản lý thiết kế (Beta = 0,361); Chi phí thiết kế (Beta = 0,270); Thời gian thiết kế (Beta = 0,221); Phối hợp thiết kế (Beta = 0,117). Đề tài đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng công tác thiết kế trong ngành xây dựng. Nghiên cứu cũng có những hạn chế do việc thu thập dữ liệu khảo sát chỉ giới hạn trong 6 nhân tố, có thể còn có những yếu tố khác có ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế mà đề tài chưa cập nhật. Phương pháp khảo sát, lấy dữ liệu cũng cần được cải tiến để dữ liệu thu thập được có thể phản ánh đầy đủ nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu được chính xác hơn. III ABSTRACT Quality of design greatly impact on the overall performance and effectiveness in the implementation of the construction project. This study research the key factors affecting the quality of the construction design in Lam Dong province. The study aimed to assist stakeholders in the construction industry to realize the importance of making plan of building design stage before proceeding, to minimize the risk on the quality . Besides the administrators can use results of this study as reference to recognize the problems affecting the quality of design and offer the solution, make a right decision to improve the design work quality in the construction industry. This research study 25 variations of 6 major factor affecting the quality of design, they were quoted from previous studies and modified from experts. Testing scale are included: inspection reliability, correlation and linear regression. The result shows that there are 4 key factors affecting the quality of the design work: Management of design (Beta = 0.361); Design costs (Beta = 0.270); Time Design (Beta = 0.221); Coordination design (Beta = 0.117). The study also has limit due to research only 6 factors and other factors maybe exist but not revealed. Collection of data is random sampling so the data is not high believable IV LỜI CAM ĐOAN Tôi khẳng định tất cả các nội dung trong Luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng tại Lâm Đồng” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của riêng tôi và luận văn chưa được nộp bất cứ cơ sở nào khác ngoài trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ này do chính tôi viết, tất cả nguồn thôngtin sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Trân trọng. Tác giả luận văn Lê Hùng Phương V MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I  TÓM TẮT .................................................................................................................. II  ABSTRACT ..............................................................................................................III  LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... IV  DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. VIII  DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. IX  DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ X  CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1  1.1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 1  1.2. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.......................................................................... 1  1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 3  1.4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3  1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3  1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ................................................................................................. 4  CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 5  2.1. THIẾT KẾ XÂY DỰNG ..................................................................................... 5  2.1.1.  Khái niệm về thiết kế ....................................................................................... 5  2.1.1. Khái niệm công tác thiết kế............................................................................... 7  2.2. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ ........................................................... 8  2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾU CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ .......................................................................................................... 9  2.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................................................... 14  2.5. CÁC GIẢ THUYẾT .......................................................................................... 15  2.5.1. Thời gian thiết kế ............................................................................................ 15  2.5.2. Chi phí thiết kế ................................................................................................ 16  2.5.3. Phối hợp trong thiết kế .................................................................................... 16  VI 2.5.4. Quản lý thiết kế ............................................................................................... 17  2.5.5. Khách hàng...................................................................................................... 18  2.5.6. Chuyên môn nhà thiết kế................................................................................. 19  2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 19  2.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 20  CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 22  3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 22  3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 22  3.3. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ...................................................................................... 23  3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ......................................................................... 27  3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 27  3.4.2. Phương thức lấy mẫu ...................................................................................... 28  3.4.3. Cỡ mẫu ............................................................................................................ 28  3.4.4. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................... 28  3.4.5. Đánh giá thang đo ........................................................................................... 29  3.4.6. Độ tin cậy ........................................................................................................ 29  3.4.7. Độ giá trị ......................................................................................................... 29  3.4.8. Phân tích nhân tố - EFA .................................................................................. 30  3.4.9. Kiểm định mô hình và các giả thuyết ............................................................. 32  3.4.10. Phân tích tương quan..................................................................................... 32  3.4.11. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................. 32  3.4.12. Kiểm định sự vi phạm các giả định của hồi quy tuyến tính .......................... 33  3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 34  CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 35  4.1. MÔ TẢ MẪU ..................................................................................................... 35  4.1.1. Phương thức thu thập dữ liệu .......................................................................... 35  4.1.2. Tỷ lệ hồi đáp.................................................................................................... 35  4.1.3. Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................... 35  4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ................................................................................. 38  VII 4.2.1. Độ tin cậy của các biến độc lập và phụ thuộc ................................................. 38  4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) VÀ ĐỘ GIÁ TRỊ ..................... 38  4.3.1. Phân tích nhân tố các biến độc lập .................................................................. 38  4.3.2. Đặt tên và giải thích nhân tố độc lập ............................................................... 41  4.3.3. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc .................................................................... 42  4.3.4. Thang đo sử dụng cho nghiên cứu .................................................................. 43  4.4. Kiểm nghiệm phân phối chuẩn của các biến...................................................... 44  4.5. Phân tích tương quan.......................................................................................... 45  4.6. PHÂN TÍCH HỒI QUY ..................................................................................... 46  4.7. KIỂM NGHIỆM SỰ VI PHẠM CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG HỒI QUY TUYẾN TÍNH ......................................................................................................................... 49  4.8. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT .................................................. 51  4.9. THẢO LUẬN KẾT QUẢ .................................................................................. 55  4.10. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................... 58  CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 59  5.1. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 59  5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................................................................... 60  5.3. ĐÓNG GÓP ....................................................................................................... 65  5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............. 66    VIII DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng từ các nghiên cứu trước....................................................................................11  Bảng 2.2: Tổng hợp các biến quan sát trong nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế từ các nghiên cứu trước .........................................................................12  Bảng 3.1:Thang đosau nghiên cứu định tính ............................................................26  Bảng 4.1: Bảng tổng hợp thống kê mô tả..................................................................37  Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các khái niệm .......................38  Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố và độ tin cậy các biến độc lậplần 1 ................39  Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố và độ tin cậy các biến độc lậplần cuối............40  Bảng 4.5:Thang đo các khái niệm và mã hóa lại ......................................................43  Bảng 4.6: Thông số Skewness và Kurtosis của các biến ..........................................45  Bảng 4.7: Phân tích tương quan các biến độc lập và biến phụ thuộc .......................45  Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ...........................................47  Bảng 4.9: Phân tích phương sai ANOVA với biến phụ thuộc ..................................47  Bảng 4.10: Hệ số hồi quy ..........................................................................................47  Bảng 4.11:Tóm tắt mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ..........................................48  Bảng 4.12: Phân tích phương sai ANOVA với biến phụ thuộc ................................48  Bảng 4.13: Hệ số hồi quy ..........................................................................................48  Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết...............................................54  Bảng 5.1: Giá trị trung bình (mean) các biến trong nhân tố Quản lý thiết kế...........60  Bảng 5.2: Giá trị trung bình (mean) của các biến trong nhân tố Chi phí thiết kế .....62  Bảng 5.3:Giá trị trung bình (mean) của các biến trong nhân tố Thời gian thiết kế ..63  Bảng 5.4: Giá trị trung bình (mean) các biến trong nhân tố Phối hợp thiết kế .........64  IX DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Yếu tố ảnh hưởng đến Chất lượng công tác thiết kế.................................15  Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu được đề xuất ............................................................20  Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................23  X DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ Lục 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH....................................71  Phụ Lục 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN SƠ BỘ .....74  Phụ Lục 3: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ...............................75  Phụ Lục 4: THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU .............................................................79  Phụ Lục 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ....................................................81  Phụ Lục 6: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ..................................85  Phụ Lục 7: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC ......................................89  Phụ Lục 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ....................90  1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. TỔNG QUAN Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các đồ án thiết kế đã đạt được những thành quả tốt đẹp, tiến một bước tiến dài trong quá trình tự chủ và cơ bản tạo được những diện mạo công trình xây dựng đẹp về thẩm mỹ, bền vững về kết cấu và có quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thời gian qua công tác thiết kế công trình xây dựng mà sản phẩm là các đồ án thiết kế công trình còn tồn tại một số nhược điểm làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng công trình, gây chậm trễ, gián đoạn và chi phí cho tất cả các bên liên quan trong quá trình xây dựng. Có thể nói trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, giai đoạn thiết kế tiêu hao lượng chi phí là rất nhỏ so với lượng vốn đầu tư xây dựng nhưng lại là giai đoạn tập trung hàm lượng chất xám lớn trong sản phẩm thiết kế. Mức độ ảnh hưởng của giai đoạn thiết kế đến toàn bộ hoạt động xây dựng là rất lớn và kéo dài đến suốt tuổi thọ công trình. Thiết kế là một khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và chi phí xây dựng công trình. Giải pháp thiết kế về cơ bản đã phác họa công trình xây dựng sẽ được hình thành và phương án, biện pháp thi công sẽ được sử dụng trong quá trình thi công xây lắp. Thiết kế cung cấp bản vẽ chi tiết cho phép các nhà thầu xây dựng và thương mại chuyển đổi các khái niệm và ý tưởng thành hiện thực vật lý. Làm thế nào có hiệu quả và hiệu quả chuyển đổi này xảy ra phụ thuộc phần lớn vào chất lượng công tác thiết kế và tài liệu cung cấp. Thiết kế tốt cần phải có "hiệu quả" và đảm bảo sự phù hợp cho mục đích, nó được truyền đạt thông qua các tài liệu hướng dẫn (tức là bản vẽ, thông số kỹ thuật, vv). 1.2. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, xây dựng cơ bản càng được chú trọng và đầu tư. Trong sự hoàn thiện xây dựng các công trình có sự đóng góp không 2 nhỏ của công tác thiết kế xây dựng. Công tác này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho mỗi dự án, công trình. Theo (Minh, 2015)giai đoạnthực hiện thiết kế xây dựng chỉ chiếm khoảng 5 10% chi phí trong gói thầu xây dựng, nhưng lại ảnh hưởng tới hơn 70% chất lượng và hiệu quả công trình. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế xảy ra khá thường xuyên tại các công trình xây dựng. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 của Bộ Xây dựng, trong năm 2014, qua thực hiện thẩm tra 15.341 công trình, tỷ lệ hồ sơ thiết kế phải sửa đổi, bổ sung chiếm khoảng 43,8% tổng số hồ sơ được thẩm tra, tổng giá trị dự toán trước thẩm tra khoảng 108.240 tỷ đồng, giá trị cắt giảm sau khi thẩm tra là 5.833 tỷ đồng (tương đương 5,39%). Cho thấy thiết kế công tác thiết kế xây dựng chưa đảm bảo theo quy định làm tăng tổng mức đầu tư công trình xây dựng. Theo báo cáo Phòng quản lý đô thị TP.Đà Lạt trong năm 2014 có 57 công trình nghiên lún tăng 11% so với năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Lâm Đồng các sự cố công trình như: sập kè và tường chịu lực để chắn đất của khách sạn T18 và khu biệt thự đồi An sơn, sập sàn bê tông tầng 3 văn phòng điều hành dự án huyện Đam Rông.... Qua kiểm tra của Trung tâm kiểm định xây dựng – Sở Xây dựng đã kết luận các sự cố của các công trình trên địa bàn có nguyên nhân của công tác thiết kế thiếu chất lượng dẫn đến hồ sơ kém chất lượng nên chất lượng công trình xây dựng không đạt yêu cầu. Chính vì vậy việc phân tích, nhận dạng “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế xây dựng tại Lâm Đồng” là rất cần thiết, để hỗ trợ các bên liên quan, xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả trước khi bắt đầu giai đoạn thiết kế công trình xây dựng,nhằm giảm thiểu các công trình thiếu chất lượng mà nó trực tiếp dẫn đến việc an toàn trong khai thác và sử dụng với chi phí thời gian hiệu quả. 3 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế công trình xây dựng.  Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng công tác thiết kế xây dựng. 1.4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Những lợi ích sẽ có nhiều dự án,công trình xây dựng được hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi dự toán ngân sách và đảm bảo chất lượng. Lợi ích của các bên tham gia trong xây dựng, nhận ra tình hình và xác định nguyên nhân của chất lượng thiết kế kém trong giai đoạn đầu của dự án (giai đoạn thiết kế). Điều này giúp có những biện pháp phòng ngừa cần thiết, để kiểm soát các nguyên nhân này trước khi tiếp tục qua giai đoạn xây dựng. Nghiên cứu này hỗ trợ các bên liên quan để lên kế hoạch trước khi bắt đầu một dự án xây dựng công trình từ giai đoạn thiết kế,nhằm giảm thiểu các vấn đề và loại bỏ chi phí phụ phát sinh, thực hiện các điều chỉnh cần thiếtnhằm khắc phục, sửa đổi thiết kế bị lỗi. Kết quảnghiên cứu để các bên (chủ đầu tư, các nhà thiết kế, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước) có thể dùng làm tài liệu tham khảo và phát huy năng lực. Đặc biệt các công ty tư vấn thiết kế trên địa bàn tỉnh nhận định các vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác thiết kế và đưa ra các biện pháp khắc phục, cũng như nhà đầu tư lựa chọn công ty tư vấn thiết kế xây dựng phù hợp và tốt hơn. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi của nghiên cứu của đề tàitrong địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đối tượng nghiên cứu: Những người công tác tại công ty tư vấn thiết kế xây dựngtrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4 1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Chương 1: Mở đầu.Chương này giới thiệu các nội dung: Tổng quan, lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, bố cục đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết.Chương này trình bàycác khái niệm, cơ sở lý thuyết về thiết kế, công tác thiết kế thiếu chất lượng, nguyên nhân công tác thiết kế thiếu chất lượng. Từ đó đề tài đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.Chương này giới thiệuphương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức,mẫu, xử lý và phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày kết quả phân tích thông kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định giả thuyết, thảo luận kết quả phân tích hối quy. Chương 5: Kết luận, kiến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, hàm ý quản trị, đóng góp, hạn chế và nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương này sẽ trình bày các khái niệm, lý thuyết về:Khái niệm Thiết kế; Công tác thiết kế; Công tác thiết kế thiếu chất lượng; Nguyên nhân công tác thiết kế thiếu chất lượng; Phương phápđo lường chất lượng công tác thiết kế.Qua đó đề xuất mô hình nghiên cứucác yếu tố tác động đến chất lượng công tác thiết kế. 2.1. THIẾT KẾ XÂY DỰNG 2.1.1. Khái niệm về thiết kế Theo điều 3, chương 1 của Luật Xây dựng 2014 giải thích từ ngữ: Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình Thiết kế hay gọi đầy đủ là đồ án thiết kế là một hệ thống các bản vẽ và các chỉ tiêu tính toán để thuyết minh cho sự hợp lý về mặt dây chuyền công nghệ, mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế xã hội của công trình được xây dựng, nhằm thực hiện 6 chủ trương đầu tư đề ra với hiệu quả và chất lượng tốt nhất, thoả mãn nhu cầu của con người về vật chất cũng như tinh thần. Đồ án thiết kế xây dựng theo nghĩa hẹp là một hệ thống các bản vẽ được lập trên cơ sở tính toán có căn cứ khoa học cho việc xây dựng công trình như: các sơ đồ tính toán, công năng, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Thiết kế xây dựng thuộc về giai đoạn thực hiện dự án đầu tư của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như: Lập, trình và duyệt các phương án thiết kế công trình; Tổ chức quản lý công tác thiết kế; Giám sát tác giả … Quá trình thiết kế bao gồm giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả thi), giai đoạn thiết kế chính thức và giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên công trường xây dựng để điều chỉnh và bổ sung thiết kế khi cần thiết). Luật pháp quy định mọi công trình trước khi xây dựng phải: + Có đồ án thiết kế; + Thiết kế phải do tổ chức hoặc cá nhân có giấy phép hành nghề lập, phải tuân theo quy định của Quy chuẩn xây dựng và Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng; + Khi thiết kế công trình phải căn cứ vào tài liệu khảo sát xây dựng phù hợp với đối tượng và yêu cầu của các giai đoạn thiết kế. Bản thiết kế phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Tài liệu khảo sát phục vụ thiết kế phải do pháp nhân hành nghề khảo sát xây dựng cung cấp. Pháp nhân hành nghề khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, tài liệu do mình cung cấp. Theo điều 80, mục 2 của Luật Xây dựng 2014: Thiết kế xây dựng công trình bao gồm: Phương án công nghệ; Công năng sử dụng; Phương án kiến trúc; Tuổi thọ công trình; Phương án kết cấu, kỹ thuật; Phương án phòng chống cháy nổ; Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; Giải pháp bảo vệ môi trường; Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng. 7 2.1.1. Khái niệm công tác thiết kế Công tác thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như: Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình. Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v.. Quá trình thiết kế bao gồm: Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả thi); Giai đoạn thiết kế chính thức; Giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên thực địa để điều chỉnh và bổ sung thiết kế) Ý nghĩa công tác thiết kế: Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn này không tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế sau bởi các giai đoạn thiết kế sau đểu được phát triển trên cơ sở các thiết kế trước đó. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay không tốt, an toàn hay không an toàn, tiết kiệm hay lãng phí, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi công nhanh hay chậm… Giai đoạn này công tác thiết kế được coi có vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn của quá trình đầu tư. Trong giai đoạn khai thác dự án, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn; chất lượng công trình tốt hay xấu; giá thành công trình cao hay thấp; tuổi thọ công trình có đảm bảo yêu cầu đề ra trone dự án không. Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nó có vai trò chú yếu quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư. Đồng thời thiết kế xây dựng góp phần tạo ra môi trường mới, một không gian thiên nhiên mới thoả mãn yêu cầu sán xuất, sinh hoạt và đời sống của con người cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan