Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam ...

Tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam

.PDF
104
184
123

Mô tả:

BỘ G IÁ O D ỤC V À Đ À O TẠ O - BỘ T ư PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ■ ■ ■ ■ CÁC TỘI X Ã M PHẠM SỎ HỮU T R O N G L U Ậ T • I I Ì M I s ự• V I Ệ• T N A M CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH s ụ M Ã SÔ : 5.05.14 *ềể LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PTS TRAN văn độ trường €'H l.i.À' HANv THƯVÍÊN G!ẬO VIÊN ị so LK LẢ ĩ 9 Hà Nội -1997 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH S ự 1.1. Quy định của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu trước khi ban hành BLHS 1.1.1. Hệ thống các tội xâm phạm sở hữu được quy định 1.1.2. Phân loại các tội xâm phạm sở hữu 1.1.3. Dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm các nhóm tôi 1.2. Đường lối xử lý 1.2.1. Về hình phạt chính 1.2.2. Vể hình phat phu CHƯƠNG 2 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU THEO BỘ LUẬT HÌNH s ự HIỆN HÀNH 2.1. Các dấu hiệu đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu 2.1.1. Khách thể 2.1.2. Mặt khách quan 2.1.3. Mặt chủ quan 2.1.4. Chủ thể 2.2. Đường lối xử lý 2.2.1. Hình phạt chính 2.2.2. Hình phạt bổ sung 2.3. Những vướng mắc trong nhận thức và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm sở hữu 2.3.1. Về định tội 2.3.2. Về quyết định hình phạt CHƯƠNG 3 VẤN ĐỂ HOÀN THIỆN PH Á P LUẬT HÌNH s ự VỂ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 3.1. Các cơ sở xã hội, pháp lý và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật vê các tội xâm phạm sở hữu 3.2. Các nội dung cụ thể của việc hoàn thiện 3.2.1. Cơ cấu của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu 3.2.2. Một số vấn đề khác liên quan đến việc quy định các tội xâm hữu 3.3. Đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu 3.3.1. Về hình phạt chính 3.3.2. Về hình phạt bổ sung PHẦN KẾT LUẬN D A N H M U C C Á C T À I LIÊU T H A M KHẢO PHAN MỞ DAU 1. TÍNH cfi> THlếĩ củn Đế TÒI: Với ý nghĩa íà một yếu tố hạ tầng quy định các yếu tố thượng tầng kiến trúc xã hội, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc bảo vệ chế độ sở hữu luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước. Trong số các biện pháp bảo vệ chế độ sở hữu được Nhà nước áp dụng, biện pháp pháp lý hình sự đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các tội xâm phạm sở hữu là một trong những nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự nước ta. Từ những ngày đầu thành lập nước đến nay, các Tòa án nước ta đã xét xử nghiêm khắc các hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa loại tội phạm này. Mặc dù vậy, các tội xâm phạm sở hữu vẫn là loại tội xảy ra phổ biến trong tình hình tội phạm ở nước ta, nó gây ra hậu quả rất nặng nề cho xã hội. Trong BLHS hiện hành của nước ta, đã quy định tương đối đầy đủ và cụ thể về các tội xâm phạm sở hữu. Các quy định trên là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xét xử các hành vi xâm phạm sở hữu. Để việc xử lý luôn đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, các quy định về các tội xâm phạm sở hữu đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung và từng bước được hoàn thiện, tiiy nhiên thực tiễn xét xử cũng cho thấv, tuy đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, các quy định của BLHS vẫn còn nhiều điều bất cập, còn gây khó khăn cho việc áp dụng. Điều đó càng cấp bách hơn khi đất nước ta tiến hành đổi mới toàn diện mọi mặt đời sốns, xã hội, trong đó đổi mới kinh tế được tiến hành nhanh chóng nhất. Một số quy định của BLHS đã trở nên không còn phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu toàn diện, đồng bộ, có hệ thống về các tội xâm phạm sở hữu để từ đó có những đề xuất hoàn thiện BLHS là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Về tình hình nghiên cứu: Trong khoa học luật hình sự đã có một số công trình nghiên cửu về các tội xâm phạm sở hữu. Thế nhưng ngoài Luận án phố tiến sỹ luật học của tác giả Trịnh Hồng Dương được công bố từ đầu những năm 1980 (trước khi ban hành BLHS) thì chưa có công trình chuyên khảo nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống về loại tội này. Các tội xâm phạm sở hữu cũng được đề cập, nghiên cứu trong các giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học chuyên ngành (trường Đại học Luật, Đại học An ninh...)- Đề cập trong cuốn Các tội xâm phạm sở hữu - Trường Đại học Luật Hà nội - 1991, cuốn Mô hình Luật Hình sự Việt Nam - Nhà xuất bản Công an nhân dân - 1995 của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa. Chúng còn là đối tượng nghiên cứu cũa việc bình luận khoa học (cuốn Bình luận khoa học BLHS của Viện Khoa học Pháp lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 1993), là đối tượng của việc hướng dẫn áp dụng pháp luật (các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, các kết luận của Chánh án TAND Tối cao tại hội nghị tổng kết ngành Tòa án .V.V.). Ngoài ra, các tội xâm phạm sở hữu còn được nghiên cứu và đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí TAND, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật... của một số tác giả như Trần Văn Độ, Nguyễn Ngọc Hòa, Đinh Văn Quế, Mai Bộ, Trần Phàn, Đặng Quang Phương.v.v. Tình hình trên cho thấy: mặc dù đã có khá nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu nhưng các công trình đó chủ yếu đề cập đến các vấn đề chung về tội phạm các hành vi xâm phạm sở hữu hoặc đến các tội phạm cụ thể trong loại tội này. Một số bài viết tuy đã nêu một số kiến nghị để xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào phản ánh những vấn đề mang tính cục bộ. Cho đến nay vẫn chưa cố một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về các tội xâm phạm sở hữu trong điều kiện kinh tế - xã hội mới. Toàn bộ tình hình lý luận, pháp luật và thực tiễn trên lý giải cho tính cấp thiết của đề tài luận án Cao học Luật "Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt nam" mà chúng tôi chọn thực hiện. 2. mục ĐÍCH,• NHléM vu, • • • " p n •m VI NGHIỈN cứu : Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở các quy định của BLHS hiện hành, thực tiễn áp dụng các quy định đó, tham khảo pháp luật của một số nước cũng như các quan điểm lý luận khác nhau, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về các tội xâm phạm sở hữu. Qua nghiên cứu đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Hình sự về các tội xâm phạm sở hữu. Để đạt được mục đích trên , nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: - Nghiên cứu các tội xâm phạm sở hữu trước khi ban hành BLHS. - Phân tích các quy định của BLHS hiện hành về các tội xâm phạm sở hữu, các giới hạn khách quan và chủ quan của loại tội này. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS hiện hành trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm sở hữu. - Nghiên cứu các quan niệm về chế độ sở hữu ở nước ta hiện nay và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự phù hợp với các quan niệm đố. 3 Phạm vi nghiên cứu: Do phạm vi đề tài rộng, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu tổng quát về các tội xâm phạm sở hữu, nghiên cứu các yếu tố đặc trưng của loại tội phạm này mà không đi sâu phân tích từng yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể. Đối với từng tội phạm cụ thể, tác giả chỉ đề cập đến những vấn đề còn tranh luận hoặc vướng mắc trong thực tiễn để có những giải pháp hoàn thiện luật phù hợp. 3. PHƯƠNG PHỔP NGHlễN CỨU: Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là Chủ nghĩa MácLê nin, tư tưởng Hổ Chí Minh và các Văn kiện của Đảng cộng sản Việt nam về Nhà nước và pháp quyền. Phương pháp nghiên cửu cụ thể là phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh.v.v. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta. Đồng thời cũng xem xét đến những dự báo về tình hình tội phạm trong thời gian tới. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu một số vụ án cụ thể về đề tài, tham khảo ý kiến của một số cán bộ làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn và tham khảo pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. 4. Đlể/vt MỚI Và V NGHĨA củn D Í TÒI: Có thể nói đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp. về các tội xâm phạm sở hữu sau khi BLHS được ban hành. Trên cơ sở của pháp luật hiện hành, thực tiễn xét xử và các điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, iác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu. Với những kết quả rất khiêm tốn thu được trong quá trình nghiên cửu đề tài, tác giả mong rằng luận án có thể là tài liệu cho quá trình học tập , giảng dạy, nghiên círu môn Luật Hình sự. Giúp ích phần nào cho những cán bộ làm công tác thực tiễn trong việc tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật về việc xử lý các tội xâm phạm sở hữu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được cân nhắc trong quá trình xây dựng BLHS sửa đổi hiện nay. 5. Cơ Cấu củn luAn án : Luận án được cơ cấu gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận. Phần mở đầu: Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu và điểm mới cũng như ý nghĩa của luận án. Chương 1. CÁC TỘI XÂM PHẠM sở Hữu TRƯỚC KHI BAN HÀNH BLHS. Trong chương này phân tíchcác quy định của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu, đường lối xử lý loại tội phạm trên trước khi có BLHS. Nội dung phân tích chủ yếu căn cứ vào quy định của hai Pháp lệnh ngày 21.10.1970: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân. Chương 2 : CÁC TỘI XÂM PHẠM sở Hữu THEO BLHS HIỆN HÀNH. Chương này trình bày giới hạn khách quan và chủ quan của các quy định của BLHS về các tội xâm phạm sở hữu, phân tích đường lối xử lý loại tội phạm trên, đồng thời xem xét các vướng mắc trong thực tiễn xét xử đối với một số các tội xâm phạm sở hữu. Chương 3 : VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH sự v ẽ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU. Chương này phân tích các cơ sở xã hội, pháp lý và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu. Nội dung cụdddd thể của việc hoàn thiện tập trung vào 3 vấn đề lớn: Cơ cấu của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu, một số vấn đề liên quan và đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu. Phần kết luận : Hệ thống lại các kết quả nghiên cứu đạt được, các kiến nghị được rút ra trong quá trình nghiên cứu đề tài. Nội dung nghiên cứu của luận án là một vấn đề khá phức tạp và rộng lớn. Giữa lý luận và thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và toàn diện mà phạm vi của đề tài này chưa có điều kiện để giải quyết triệt để. Vì vậy, nội dung của luận án chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành cám ơn và mong được đón nhận những ý kiến đóng góp, xây dựng quý báu của tất cả những ai quan tâm đến nội dung của luận án này. 6 CHƯƠNG 1 CÁC TỘI XÂM PIIẠM s ở HỮU TRƯÓC KHI BAN HÀNH BỘ ■ LUẬT ■ HÌNH sự■ 1.1. QUV ĐỈNH củn PHIÍP LUẬT v ể CÁC TỘI XÕM PHỌM SỞ HỬU TRƯỚC KHI BON • • • • hanh íiLHS. 1.1.1. HỆ THỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỎ HỮU Được QUY ĐỊNH : Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước ta đã ban hành nhiểu văn bản pháp luật hình sự để bảo vệ thành quả cách mạng. Một trong những nội dung được đặc biệt coi trọng là chế độ sở hữu- nền tảng kinh tế xã hội của đất nước. Các quy định của pháp luật đã phản ánh tương đối rõ nét các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cũng như kỹ thuật lập pháp của nước ta trong môt giai đoạn lịch sử, đặc biệt thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các hành vi xâm phạm sở hữu. Một trong những văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định các tội xâm phạm sở hữu là sắc lệnh số 26-SL ngày 25.2.1946 (1) . sắc lênh này quy định các hành vi phá hoại công sản. Tài sản được coi là công sản như cầu cống, đê điều, đường xe lửa, nhà máy, dây điện thoại điện tín... Các hành vi xâm hại đến các tài sản trên bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm hoặc bị xử tử hình. Sắc lệnh này được ban hành nhằm bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ hệ thống giao thông, bưu điện ... phục vụ cho công cuộc kiến quốc và đời sống nhân dân. (1) Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự. TAND Tối cao, Hà Nội, 1975, Tr. 201 7 Để bảo vệ tài sản Nhà nước, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đổng thời nghiêm trị các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của công, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 223-SL ngày 17.11.1946 quy định về tội biển thủ tiền công.(2) Một văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và khôi phục, phái triển kinh tế văn hóa, cải tạo XHCN và xây dựng CNXH là sắc lệnh số 267-SL ngay 15.6.1956 (3) quy định việc trừng trị các âm mưu, hành động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước về xây dựng kinh tế và văn hóa. sắc lệnh này nghiêm trị kẻ phạm tội vì mục đích phá hoại mà trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã và nhân dân hoặc vì mục đích phá hoại mà luôn cản trở đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hóa của Nhà nước bằng bất cứ cách nào . Đối với một số tài sản Nhà nước có ỷ nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật riêng để bảo vệ như sắc lệnh số 12-SL ngày 12.3.1949 về tội trộm cắp tài sản quốc phòng trong thời chiến, sắc lênh số 68-SL ngày 18.6.1949 về việc bảo vệ các công trình thủy nông (4) .v.v. Song song với việc bảo vệ sở hữu XHCN, Nhà nước ta cũng quan lũm đến việc bảo vệ sở hữu của công dân. Ngoài sắc lệnh số 267- SL ngày 15.6.1956 còn có một số văn bản khác như Thông tư 442-TTg ngày 19.1.1955 (5) của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn trừng trị một số tội phạm như trộm cắp, cướp của, ỉừa gạt, bội tín ... (2 ), ( 3 ), (4 ), ( 5 ) . tra n g 39,260, 2 0 1 ,2 5 8 ,3 5 6 . Năm 1959, sau khi nước ta cơ bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN thì việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Bởi vậy việc bảo vệ sở hữu Nhà nước, sở hữu Tập thể là vấn đề cấp bách, được đặc biệt coi trọng. Điều 40 Hiến pháp 1959 đã ghi nhận : " Tài sản công cộng của nước Việt nam dân chủ cộng hòa là thiêng liêng không thể xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng Nghị quyết của Bộ chính trị năm 1963 đã đề ra cuộc vận động "Ba xây, ba chống", với mục đích tăng cường và cải tiến kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Cùng với việc vận động, Nghị quyết cũng để ra chính sách xử lý chung với quan điểm lấy giáo dục làm chính, khi xử phạt cần thận trọng, cân nhắc, khoan hồng với những người thật thà sửa chữa ; nghiêm trị những phần tử xấu. Như vậy, từ trước những năm 1960, tuy các văn bản pháp luật có quy định về các tội xâm phạm sở hữu được ban hành rải rác ở nhiều cấp đô khác nhau nhưng cơ bản cũng đã thế hiên được chính sách hình sự đối với loại tội này của Nhà nước ta: quy định được một số tội phạm cụ thể, đưa ra được đường lối xử lý đối với loại tội xâm phạm sở hữu. Tinh thần của các văn kiện trên đã được TAND Tối cao cụ thể hóa và vận dụng vào thực tiễn thông qua các văn bản của mình như Thông tư, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết... Qua việc hướng dẫn và thực tiễn áp dụng, TAND Tối cao đã vạch ra được những thiếu sót trong việc xét xử. Xác định lại khái niệm về một số tôi phạm cho phù hợp, thống nhất đường lối xử lý đối với những tội phạm mới xuất hiện. Thông qua thực tiễn xét xử đã khái quát được môt số tội phạm cụ thể như tham ô, cố ý làm sai công tác phụ trách gây hậu quả nghiêm trọng... ngoài ra còn tách tội tham ô, trộm cắp tem phiếu thảnh một tội danh riêng biệt nhằm trừng trị những kẻ vi phạm chính sách phân phối lương thực , thực phẩm thông qua việc tham ô, trộm cắp tem phiếu. Những khái quát đó của thực tiễn xét xử đã có tác dụng tích cực trong việc xử lý chính xác và kịp thời các hành vi xâm hại đến sở hữu XHCN và sở hữu công dân. Đặc biệt, những khái quát đó đã đặt cơ sở cho việc xây dựng một số văn bản pháp luật hình sự sau này. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, trước tình hình phát triển của đất nước, cùng những biến đổi to lớn về mọi mặt kinh tế xã hội và thực trạng tội phạm đã đặt ra một yêu cầu khách quan của công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu. Với khối lượng tài sản ngày càng to lớn đòi hỏi Nhà nước phải đề ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ. Mặt khác, các hành vi xãm phạm sở hữu ngày càng gia tăng với nhiều hình thức đa dạng hơn. Những văn bản pháp luật trước đó quy định về loại tôi phạm này đã tỏ ra kốm hiệu quả do không còn phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới. Vì vậy, ngày 21.10.1970 Nhà nước ta đã thông qua hai văn bản pháp luật mới là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sẳn XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. Nội dung của hai Pháp lệnh đã thể hiện đầy đủ và toàn diện chính sách hình sự cuả Đảng và Nhà nước ta đối với các tội phạm về sở hữu, thể hiện sự nhạy bén của Nhà nước trước diễn biến của tình hình tội phạm . Một mặt, hai Pháp lệnh đã khẳng định nguyên tắc cơ bản của Nhà nước là kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, coi tài sản XHCN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đồng thời quán triệt nguyên tắc Nhà nước bảo hô tài sản riêng của công dân, chống mọi hành vi xâm hại. Bất kỳ ai xâm phạm đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiôm minh. Mặt khác, hai Pháp lệnh cũng đã quy định các biên pháp xử lý cụ thể tùy theo tính chất của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra. Tuy nhiên, do tài sản XHCN được đặc biệt coi trọng, Nhà nước ta đã quy định chính sách xử lý 10 các tội xâm phạm tài sản XHCN nghiêm khắc hơn so với các tội xâm phạm tài sản riêng công dân. Theo chúng tôi, cần phải khẩng định rằng Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tàisản riêng công dân đã kế thừa và phát triển toàn diện lịch sử lập pháp trước đó của Nhà nước ta, thể hiện đầy đủ chính sách hình sự của Nhà nước ta vể hai loại tội phạm trên. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu cần được thực hiện trên cơ sở phân tích hai Pháp lệnh đố. Ngoài hai Pháp lệnh trên, sau ngày thống nhất đất nước còn có một văn bản pháp luật quy định các tôi xâm phạm sở hữu. Đó là sắc luật số 03-SL ngày 15.3.1976 của Chính phủ lâm thời miền Nam Việl Nam quy định tội phạm và hình phạt, trong đó có sở hữu XHCN. sắc luật không quy định chi tiết từng tội mà quy định chung các tội vào một điều luật (6) . Song song với hai Pháp lệnh ngày 21.10.1970 , sắc luật 03 trở thành văn bản Pháp luật được áp dụng chung trong cả nước để đấu tranh phòng chống các tội phạm về sở hữu. 1.1.2. PHẢN LOẠI CÁC TỘI XÂM PHẠM sỏ HỮU : Pháp lệnh trừng trị các tôi xâm phạm tài sản XHCN có 2 chương 25 điều, quy định 16 tội phạm. Trong đố có 4 tội lần đầu tiên được quy định trong pháp luật hình sự. Đó là tội cố ý làm trái nguyên lắc, chính sách, thể lệ gây thiệt hại đến tài sản XHCN, tội vi phạm chế đô tem phiếu dùng vào việc phân phối tài sản XHCN, tội sử dụng của công vào mục đích tư lợi, tội bao che cho kẻ xâm phạm tài sản XHCN. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân có 3 chương 21 điểu, quy định 13 tội phạm. Hai Pháp lệnh trên đều sắp xếp các tội danh theo nguyên tắc tội nghiêm Irọng được quy định ^ Hệ thống hỏa luật lệ về hình sự - tập 2.TAND Tối cao, HN 1978, trang 224. 11 trước, tội ít nghiêm trọng được quy định sau, và cũng có sự kết hợp sắp xếp theo nhóm tội . Theo quy định của Plìáp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN có 16 tội phạm. Trong đó, có 5 tội không được quy định tương ứng trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân là tội tham ô, tội sử dụng của công vì mục đích tư lợi, tôi cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, thể lệ gây thiệt hại đến tài sản XHCN, tội vi phạm chế độ tem phiếu và tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN. Ngược lại, trong Pháp lệnh này không có 2 tội phạm được quy định trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân là tội lạm dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản và tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng. Nhìn chung, các tội cố tên tội danh giống nhau trong hai Pháp lệnh đều có cấu thành tội phạm giống nhau. Vì vậy có thể thực hiện việc phãn loại chung cho cả hai loại tội và có cân nhắc đặc điểm của từng loại tội. Việc phân loại có thể được tiến hành theo các căn cứ khác nhau. Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tôi có thể chia các tội xâm phạm sở hữu nói chung thành hai nhóm. Đó là nhóm các tội có mục đích tư lợi và nhóm các tội không cố mục đích tư lợi. Nhóm các tội có mục đích tư lợi chiếm đa số các tội. Đây là loại tội phạm có mục đích thu về những lợi vật chất cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Gồm các tội cướp ... , cướp g i ậ t t r ộ m cắp dụng tín nhiệm cưỡng đ o ạ t l ừ a đảo lạm chiếm giữ trái phép tài sản..., chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản bị chiếm đoạt. Ngoài ra còn 4 tội có mục đích tư lợi chỉ có trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN là tội tham ô, tội sử dụng của công vì mục đích tư lợi, tội cố làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính gây thiệt hại đến tài sản XHCN, tội vi phạm chế độ tem phiếu dùng 12 vào việc phân phối tài sản XHCN. Hai tội khác chỉ có trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân là tội lạm dụng chức quyền để chiếm đoạt và tội gian lận để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Căn cứ vào mặt khách quan của tôi phạm có thể chia các tội có mục đích tư lợi trên thành hai nhóm : Các tội tư lợi có chiếm đoạt và các tội tư lợi không chiếm đoạt. Nhóm tôi không chiếm đoạt bao gồm tôi chiếm giữ trái phép, tội sử dụng của công vì mục đích tư lợi, tội vi phạm chế đô tem phiếu dùng vào việc phân phối, tội cố ý làm trái nguyên tắc... Các tội có mục đích tư lợi còn lại thuộc các tội chiếm đoạt. Nhóm các tội không có mục đích tư lợi bao gồm tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản..., tội vô ý gây thiệt hại đến tài sản tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN. Ngoài ra, có thể coi tội bao che cho kẻ xâm phạm tài sản ... thuộc vào nhóm tội không có mục đích tư lợi. Những người phạm tôi này có động cơ và mục đích khác nhau. 1.1.3. DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM CÁC NHÓM TỘI : 1.1.3.1. Vê khách thể : - Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu là quan hộ sở hữu XHCN và quan hệ sở hĩm của công dân được luật Hình bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu trên là những hành vi xâm phạm đến các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản XHCN (hoặc tài sản của công dân). Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu trên có đối tượng tác động là tài sản. Nội dung 2 Pháp lệnh đã có sự phân biệt rõ ràng các loại tài sản trong từng loại tội phạm và cố phân biệt trong việc quy định tội phạm cũng như đường lối xử lý người phạm tội. 13 Tài sản XHCN được hiểu theo tinh thần của điều 12 và 13 Hiến pháp 1959. Hai nội dung chính của tài sản XHCN là tài sản của Nhà nước ( thuộc sở hữu toàn dân ) và tài sản của các Hợp tác xã và các tổ chức hợp pháp khấc của nhân dân ( thuộc sở hữu tập th ể ) . Tài sản XHCN gồm cả những công trình và di sản văn hóa. Những tài sản chính như các tài nguyên thiên nhiên( rừng, hầm mỏ, sông ngòi, đất hoang... ). Tài sản của các cơ quan Nhà nước, của các xí nghiệp quốc doanh, của các công, nông, lâm trường; những tư liệu sản xuất của các Hợp tác xã (như ruộng đất, trâu bò, máy mốc...), tài sản của các công tư hợp doanh, tài sản của tư nhân giao cho cơ quan .Nhà nước quản lý ( như tiền, đổ vật gửi qua Bưu điện; tiền tiết kiệm, tang vật bị bắt giữ ...) .v.v. Đặc biột, tài sán của quân đội như quân trang, quân dụng, vũ khí, chất nổ... cũng được coi là tài sản XHCN, các hành vi xâm hại đều được xử lý theo các điểu luật tương ứng. Rừng và đất rừng được coi là tài sản XHCN đặc biệt thuộc quyển sở hĩai của Nhà nước nhưng do tính chất đặc biệt nên được bảo vệ bằng văn bản pháp luật khác (Pháp lệnh ngày 16.9.1972 của ủ y ban thường vụ Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng) (7) . Tương tự như vậy, công trình thủy nông cũng được bảo vệ đặc biệt theo Sắc lệnh số 68-SL ngày 18.6.1949 (trừ hành vi làm hư hỏng mà không phải do cố ý hủy hoại hoặc do vô ý hay do thiếu tinh thần trách nhiệm). Đối với tài sản của các tổ chức hợp pháp của nhân dân (tổ chức được Nhà nước cho phép thành lập và trực tiếp phục vụ công cuộc xây dựng CNXH như các đoàn thể trong và ngoài Mặt trận Tổ quốc) thì căn cứ vào điều lệ của (7} Hệ thống hóa luật lệ về hình sự. TANDTC, Hà Nội 1975, trang 252. 14 tổ chức đó mà xác định. Chỉ những tài sản nào là tài sản chung, do tập thể quản lý mới được coi là tài sản XHCN . Về tài sản của người nước ngoài như tài sản của các Sứ quán, Lãnh sự quán và đại diện nước ngoài, tài sản trên các tàu biển nước ngoài đang đậu trên hải phận nước ta cũng được coi là tài sản XHCN trong trường hợp bị các hành vi phạm tội xâm phạm. Về tài sản nối chung còn được hiểu là tiền ; tài sản có thể ở hình thức hiện vật hay hình thức giấy tờ, nếu với giấy tờ này có thể lĩnh được hiện vật hoặc tiền nong. Tài sản riêng của công dân nhìn chung rất hạn hẹp, chủ yếu là tư liệu sinh hoạt do sức lao động làm ra. Ngoài ra còn có những thu nhập khác được pháp luật công nhận như của thừa kế, của cải cho tặng nhau một cách chính đáng, tiền trúng số tiết kiệm... Đối với tài sản khác như ruộng đất ở nông thôn, nhà cửa ở thành phố, tư liệu sản xuất của tư nhân như máy móc sửa chữa, chế biến... có chính sách và luật lệ riêng quy định. Trường hợp các tài sản này bị xâm hại cũng có thể bị xử lý về hành vi xâm phạm tài sản riêng của công dân. Cũng có thể coi là tài sản của công dân đối với các tài sản của các tổ chức không phải tổ chức XHCN như nhà thờ, nhà chùa, tổ chức tự phục vụ của cán bộ, học sinh... Đối với tài sản của người nước ngoài cư trú hoặc công tác ở nước ta nếu bị xâm phạm cũng coi là tài sản riêng của công dân . 1.1.3.2. Về mặt khách quan: Mặt khách quan là các dấu hiệu của tội phạm được biểu hiện ra bên ngoài. Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu tuy được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đều gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước hoặc cá nhân công dân. 15 Các hình thức thể hiện của các tôi xâm phạm sở hữu có thể tựu trung lại qua 4 hành vi khách quan sau : - Hành vi chiếm đ o ạt; - Hành vi chiếm giữ trái phép ; - Hành vi sử dụng trái phép ; - Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản. Các hành vi trên có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. * Hành vi chiếm đoạt : theo tinh thần của Thông tư liên bộngày 16.3.1973 của Liên bộ TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công anhướng dẫn nhận thức về hai Pháp lệnh được hiểu là hành vi cố ý chuyển một cách phi pháp quyền sở hữu ( XHCN hoặc công dân ) về tài sản, từ một chủ thể này sang một chủ thể khác vì mục đích tư lợi, làm cho Nhà nước hay một tập thể (hoặc cá nhân) nào đó bị hao hụt hay mất một phần nhất định về tài sản .(8) Hành vi chiếm đoạt biểu hiện bằng các tôi phạm cụ thể như cướp, cướp giật, trộm cắp, cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm .v.v. Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện một cách trắng trợn, lộ liễu, dùng bạo lực ( như cướp ... ) hoặc có thể được thực hiện một cách lén lút, giấu diếm ( như trộm cắp ...) hoặc có hành vi gian lận, lợi dụng tín nhiệm hoặc chức quyền... * Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản :là trường hợp do hoàn cảnh khách quan tạo nên như vô tình được giao nhầm, ngẫu nhiên bắt được, đào được tài sản hoặc do có ý thức tìm kiếm... mà có được tài sản nhưng đã không trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp mà cố tình giữ lấy ( chiếm đ o ạt). Tài sản trên đang nằm trong thiên nhiên hoặc đã thoát khỏi sự quản lý và bảo quản của chủ sở (8) Hệ thống hóa luật lệ về hình sự. TANDTCyỉỉà Nội 1975, trang 216 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan