Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các tội phạm về môi trường ở việt nam tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ...

Tài liệu Các tội phạm về môi trường ở việt nam tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
163
50
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU HÒA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU HÒA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 938 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Phạm Văn Lợi 2.TS. Phạm Minh Tuyên HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................................. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .............................................................. 17 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.............................................................. 21 Chương 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................................... 26 2.1. Khái quát các tội phạm về môi trường và lý luận tình hình tội phạm về môi trường ............................................................................................................ 26 2.2. Phần hiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay ............. 38 2.3. Phần ẩn của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay................. 54 Chương 3 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................ 64 3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ............................................................................................................ 64 3.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam ... 69 Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ..................... 100 4.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam ........ 100 4.2. Dự báo tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới ....... 103 4.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam ......................................................................................................... 108 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 148 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm về môi trường .................................................................................................... 39 Bảng 2.2. Bảng diễn biến của tình hình tội phạm về môi trường về số vụ, số bị cáo................................................................................................. 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu số vụ phạm tội môi trường trong tổng số VAHS nói chung ..................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội môi trường trong tổng số bị cáo phạm các tội trong các VAHS nói chung ............................................. 40 Biểu đồ 2.3. Diễn biến số vụ phạm tội về môi trường ở Việt Nam ................ 41 Biểu đồ 2.4. Diễn biến số bị cáo phạm tội về môi trường ở Việt Nam .......... 42 Biểu đồ 2.5. Số vụ và số người phạm tội bị xét xử về tội phạm môi trường ở Việt Nam ............................................................................................ 43 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu theo tội danh ................................................................... 45 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu theo số bị cáo phạm tội cụ thể về các tội phạm môi trường. ................................................................................................... 46 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu theo chế tài hình sự ........................................................ 47 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam phải đối diện với những vấn đề an ninh môi trường. Nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của người dân khiến việc sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng cao. Việc chạy theo lợi nhuận vẫn là mục đích tối cao của không ít nhà kinh doanh, sản xuất. Do đó, các hành vi phạm tội về môi trường diễn ra ngày càng nhiều, phức tạp và việc đấu tranh, phòng, chống là không dễ dàng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về môi trường rất đáng báo động. Chúng ta chưa có được một chương trình, kế hoạch hoàn chỉnh, rõ ràng về việc kiểm soát phát thải khí nhà kính. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tình trạng suy giảm đa dạng sinh học chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả, một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Sản xuất vẫn phát triển theo chiều rộng với các kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu. Ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cũng như của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo chưa cao. Điều này khiến cho TPMT đang có nguy cơ phát triển và diễn biến phức tạp. Đấu tranh phòng, chống TPMT đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Theo báo cáo tổng kết của Cục Cảnh sát Môi trường, thì trong giai đoạn 10 năm từ năm 2008 đến năm 2018, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trên cả nước đã phát hiện và xử lý 124.226 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; trong đó chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý hình sự được 2.847 vụ với 4.839 đối tượng, chiếm tỷ lệ 2,29% [14]. Số liệu thống kê trên cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật môi trường nói chung và tội phạm về môi trường nói riêng trên thực tế đang diễn ra rất phức tạp, với số lượng phát hiện rất lớn nhưng số vụ án chuyển cho các Cơ quan chức năng để điều tra khởi tố, truy tố, xét xử lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Hầu hết các vụ việc mới chỉ dừng lại ở các biện pháp xử lý vi phạm hành chính nên thiếu tính răn 1 đe, nghiêm khắc, dẫn đến có nhiều vụ việc, hành vi vi phạm được tái diễn nhiều lần và trong thời gian dài, chủ thể vi phạm sẵn sàng nộp phạt hành chính và sau đó tiếp tục vi phạm. Công tác phòng ngừa tội phạm về môi trường bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Song nhìn chung vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả còn thấp so với tính chất phức tạp của tình hình thực tiễn đặt ra. Hơn nữa, từ năm 2008 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi cả nước, do vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề tội phạm về môi trường ở Việt Nam dưới góc độ tội phạm học là cần thiết nhằm tìm ra hệ thống các giải pháp khả thi để kìm chế sự gia tăng và làm giảm tội phạm nói chung cũng như tội phạm về môi trường nói riêng. Vì lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và nghiên cứu đề tài: "Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" làm luận án tiến sĩ Luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận án là xây dưng một hệ thống các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường tại thời điểm hiện nay và những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm về môi trường, đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên cứu của những công trình này nhằm xác định những nội dung được kế thừa và xác định những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Phân tích cơ sở lý luận về tội phạm môi trường ở Việt Nam; 2 - Nghiên cứu chuyên sâu tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018. Từ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm về môi trường, làm rõ các thông số: Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đánh giá tình hình tội phạm ẩn của nhóm tội phạm này. - Xác định những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường. Từ đó, phân tích, làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về môi trường và cơ chế tác động của các yếu tố là nguyên nhân, điều kiện trong việc làm phát sinh các tội phạm về môi trường ở Việt Nam; - Đưa ra những dự báo đối với các tội phạm về môi trường trong những năm tới; - Đề xuất hệ thống các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về môi trường để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình, nguyên nhân, điều kiện và giải pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về môi trường ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. - Về thời gian: Luận án tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2018 và nghiên cứu một số bản án hình sự sơ thẩm về tội phạm môi trường trong những năm gần đây. - Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu trên phạm vi địa bàn toàn quốc. 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và các tội phạm về môi trường nói riêng trong từng thời kỳ. Trên cơ sở quan điểm đổi mới của Đảng ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì vấn đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, vì chỉ khi đảm bảo được môi trường trong lành thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững mới đạt được. Nghiên cứu một số vấn đề chung vềtội phạm môi trường, tình hình, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm về môi trường... Tức là nghiên cứu vấn đề dưới góc độ tội phạm học, xem xét chúng ở trạng thái vận động phát triển để tìm ra quy luật khách quan. Khi giải quyết các vấn đề về tội phạm môi trường cần tuân theo trình tự: Nhận diện tội phạm môi trường, xác định tình hình, nguyên nhân của các tội phạm về môi trường, trên cơ sở phân tích đánh giá chúng để nắm bắt được đặc điểm, cơ cấu, diễn biến, mức độ, tính chất của loại tội phạm này, dự báo tình hình tội phạm môi trường trong thời gian tới, từ đó đưa ra các kiến nghị cần thiết. Trong việc nghiên cứu, ngoài việc đưa ra các quan điểm chính thống, luận án còn phân tích những quan điểm khác nhau đối với các vấn đề có liên quan đến đề tài, đồng thời phân tích một số vụ án để làm rõ các quan điểm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận án là phương pháp biện chứng, ngoài ra luận án còn sử dụng các phương pháp đặc trưng tội phạm học. Cụ thể, đó là phương pháp quy nạp, diễn dịch; mô tả; 4 so sánh; phân tích, tổng hợp, thống kê hình sự; lịch sử; hệ thống; nghiên cứu hồ sơ và phương pháp chuyên gia. Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, luận án kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong suốt quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung luận án. Tùy thuộc vào khách thể và đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận án, tác giả sẽ chú trọng, vận dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp. - Phương pháp hệ thống, khảo sát, phân tích, bình luận, suy luận logic, so sánh, tổng hợp…: Sử dụng phương pháp này nghiên cứu sinh dùng để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án ở Chương 1 nhằm rút ra được những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, cũng như xác định được các vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, nghiên cứu tài liệu... được sử dụng trong Chương 2 của luận án nhằm làm rõ những nét khái quát về tội phạm môi trường cũng như phân tích làm rõ các thông số của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp hội thảo, tọa đàm qua chuyên gia: Sử dụng phương pháp này, nghiên cứu sinh trực tiếp dự các hội thảo khoa học có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của Luận án; tìm hiểu, trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường để đánh giá phần ẩn của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong Chương 2, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường trong Chương 3, dự báo tình hình tội phạm về môi trường và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian ở Chương 4 của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án cung cấp những thông số mới nhất của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2008 đến 5 năm 2018, đặc biệt là những đánh giá về phần ẩn của tình hình tội phạm về môi trường. Thứ hai, phân tích và làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua theo các lĩnh vực riêng biệt như : Kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý, tổ chức, quản lý… Thứ ba, dự báo tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới bằng cách đánh giá có tính thời sự những tác động về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Đồng thời, đưa ra những dự báo cụ thể về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của nhóm tội phạm này trong thời gian tới. Thứ tư, đưa ra giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới trên nhiều phương diện, đa ngành, đa lĩnh vực. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện các tội phạm về môi trường ở Việt Nam dưới góc độ tội phạm học nhằm đưa ra các luận cứ khoa học và những phương hướng, giải pháp về lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các tôi phạm môi trường, kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa nhóm tội phạm này, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình các tội phạm về môi trường ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là công trình khoa học có thể được sử dụng để tham khảo trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường ở Việt Nam. Đồng thời luận án cũng có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn luật hình sự và tội phạm học. 6 7. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm có 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về tội phạm môi trường Qua khảo sát, chúng tôi thấy đã có một số công trình nghiên cứu phân tích, làm rõ đặc điểm, dấu hiệu pháp lý các tội phạm về môi trường như giáo trình Luật hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội [94]; giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của GS.TS Võ Khánh Vinh [114] ; giáo trình Luật hình sự (phần các tội phạm) của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh [98]; giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) do TS. Lê Cảm chủ biên [15]. Bên cạnh các giáo trình Luật hình sự nghiên cứu về tội phạm môi trường, còn có các công trình khoa học là các sách chuyên khảo, đề tài khoa học. Điển hình như: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm của Thạc sỹ Đinh Văn Quế (2005), Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh [61]; - Sách “Tội phạm về môi trường- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Phạm Văn Lợi, năm 2004. Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích những luận cứ khoa học và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường; đặc điểm, đặc trưng của các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời, cuốn sách cũng đề cập thực trạng tội phạm môi trường và công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra các dự báo khoa học và kiến giải các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự và các luật chuyên ngành có liên quan, cũng như các biện pháp khác nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. - Sách “Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam- Thực trạng và định hướng hoàn thiện” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2015. Cuốn sách đã phân tích rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc 8 tế đối với các tội phạm về môi trường, cuốn sách đã cung cấp bức tranh toàn cảnh, chi tiết về thực trạng pháp luật (bất cập, vướng mắc) và đưa ra các khuyến nghị định hướng cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1999. - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường” của TS. Phạm Văn Lợi, làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003. Đề tài đi sâu phân tích những vấn đề lý luận, các đặc trưng pháp lý cơ bản của các tội phạm môi trường và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành có hiệu quả trong thực tế. - Hội thảo khoa học “Tội phạm môi trường- Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng pháp luật và đề xuất hoàn thiện trong Bộ luật hình sự (sửa đổi)” do Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối vợp với Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chương trình phát triển liên hợp quốc tổ chức tháng 10 năm 2015 vừa qua tại Hà Nội. Hội thảo đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực trạng quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam và một số nước trên thế giới đối với các tội phạm về môi trường; Các ý kiến đóng góp trong hội thảo cũng đã nêu rõ thực trạng và các nguyên nhân dẫn tới tình trạng phát sinh tội phạm về môi trường. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự (sửa đổi) đối với các tội phạm về môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, còn rất nhiều các bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như tạp chí luật học, tạp chí kiểm sát, tạp chí Tòa án nhân dân… đã hệ thống lại các cấu thành tội phạm của tội phạm môi trường; nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý đối với các tội phạm về môi trường trong thời gian qua. Có thể điểm danh một số bài báo tiêu biểu như sau: bài “Quy định mới trong chương XVII- Bộ luật hình sự 1999 - Các tội 9 phạm về môi trường” của Nguyễn Long Vân đăng trên Tạp chí kiểm sát số 6 năm 2001; bài “Một số vấn đề về tội phạm về môi trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10 năm 2010; bài “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng chống tội phạm về môi trường trong tình hình mới” của Trần Minh Hưởng đăng trên Tạp chí kiểm sát số 19 năm 2010; “Những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các tội phạm về môi trường” của Nguyễn Mạnh Hiến đăng Tạp chí kiểm sát số chuyên đề năm 2009; “Bàn về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường” của Nguyễn Huy Tài đăng trên Tạp chí kiểm sát số 6 tháng 3/2011; bài: “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ - Thực tiễn xét xử ở Việt Nam và một số kiến nghị” của TS. Phạm Minh Tuyên; bài “Toàn cầu hóa và việc hoàn thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành liên quan đến các tội phạm về môi trường” của tác giả Lê Văn Cảm, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 11 năm 2009. Các bài viết đã phản ánh một cách khái quát về thực trạng tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề khoa học, thực tiễn, các bài viết mới dừng lại ở mức kiến nghị định hướng, chưa đề xuất những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các công trình khoa học, bài viết trên sẽ được chúng tôi kế thừa làm cơ sở để làm rõ đặc điểm tình hình tội phạm về môi trường dưới góc độ tội phạm học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài được xem xét ở các góc độ khác nhau, bao gồm nhóm công trình nghiên cứu xây dựng lý thuyết cơ bản về tội phạm học, nhóm công trình lý thuyết chuyên sâu và những công trình nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hay một nhóm tội phạm hoặc là tình 10 hình một loại tội phạm cụ thể, có tính ứng dụng phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Về phương diện lý luận tội phạm học, ở nước ta hiện nay có nhiều sách, giáo trình, công trình nghiên cứu sâu sắc, góp phần hình thành nên một môn khoa học có ý nghĩa trong nhận thức, lý luận và thực tiễn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Cơ sở lý luận căn bản về tội phạm học được các nhà khoa học ở Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và pháp luật, Khoa luật -Đại học Quốc gia, Học viện Cảnh sát nhân dân truyền tải trong nhiều giáo trình và sách chuyên sâu về tội phạm học…về cơ bản đều thống nhất, tội phạm học là một ngành khoa học nghiên cứu về bản chất của hiện tượng xã hội tiêu cực, nghiên cứu về quy luật làm phát sinh, tồn tại và phát triển của hiện tượng tiêu cực, nhằm tìm ra nguyên nhân và điều kiện của nó, để đưa ra các giải pháp và kiến nghị mang tính tổng thể, có hệ thống và chủ động, tích cực, hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Có thể kể đến các công trình và tài liệu tiêu biểu như sau: - Giáo trình Tội phạm học của GS - TS Võ Khánh Vinh, tái bản năm 2013, đây là cuốn cẩm nang về lý luận tội phạm học. Theo đó, xác định tội phạm học là ngành khoa học pháp lý- xã hội nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, các hình thức biểu hiện và các loại tình hình tội phạm, các quy luật xuất hiện, tồn tại và thay đổi của tình hình tội phạm; các nguyên nhân, điều kiện và cơ chế tác động của các nguyên nhân và điều kiện đó đến tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội; các biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình hình tội phạm xảy ra trong xã hội và những vấn đề khác có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm. Như vậy, có thể hiểu tội phạm học nghiên cứu các nhóm hiện tượng xã hội như: tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, phòng ngừa tình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm. 11 Hiện nay ở Việt Nam còn có nhiều khái niệm khác nhau về tội phạm học của các nhà khoa học. Tuy nhiên, Luận án tiếp cận và sử dụng khái niệm và quan điểm trên đây làm cơ sở để nghiên cứu. - Giáo trình Tội phạm học của Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2006. Công trình này nhóm tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học như lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân người phạm tội cũng như lý luận về phòng ngừa tội phạm. - Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, do Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2000. Công trình này có nội dung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của TPH Việt Nam; về đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam; về phương pháp nghiên cứu tội phạm học và những vấn đề phòng ngừa tội phạm. Khi phân tích mối quan hệ giữa tội phạm và THTP, tác giả đã đề cập đến cặp phạm trù “cái chung” và “cái riêng”. Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa tội phạm và THTP là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”, THTP với tính cách là hiện tượng xã hội giữ vai trò là cái chung nên chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua các tội phạm với tính cách là các hành vi của từng cá nhân riêng biệt giữ vai trò là “cái riêng”. Về nội dung dự báo THTP không chỉ là hướng nghiên cứu của tội phạm học mà còn là nhu cầu cấp bách của thực tế đấu tranh phòng và chống tội phạm. - Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, của GS-TS Nguyễn Xuân Yêm, do Nxb Công an nhân dân ấn hành năm 2001. Công trình đã đề cập đến cả tội phạm học đại cương, cả tội phạm học chuyên ngành, tức là đề cập đến việc phòng ngừa một số loại THTP cụ thể. Tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm TPH của tội phạm nghiên cứu, qua đó chỉ ra một số nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm đó và đưa ra giải pháp phòng ngừa. - Sách “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS- TS Phạm Văn Tỉnh, năm 2007. Cuốn sách nêu rõ những khái niệm cơ 12 bản và đặc điểm của tình hình tội phạm, giúp cho các nhà nghiên cứu nhận diện các đặc điểm của tình hình tội phạm một cách có hệ thống và đầy đủ trong từng đơn vị thời gian nhất định; cung cấp những nội dung cơ bản cho công tác nghiên cứu về tình hình tội phạm ở nước ta, đồng thời phát triển lý luận về tình hình tội phạm ở mức chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu tội phạm học. Đồng thời là cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự, đặc biệt là về tội phạm. Đây là cuốn sách mang tính chuyên sâu, cung cấp những kiến thức và phương pháp nghiên cứu hết sức quan trọng về tội phạm học, giúp cho nghiên cứu sinh hệ thống các khái niệm và định hình được phương hướng nghiên cứu tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam. - “Nạn nhân của tội phạm”, Trần Hữu Tráng, Nxb giáo dục Việt Nam, năm 2011. Công trình này tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nạn nhân trong tội phạm học, nghiên cứu các dấu hiệu của nạn nhân trong tội phạm học, như thế nào được coi là nạn nhân, đồng thời đưa ra những yếu tố, những tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm, một trong những nguyên nhân của tội phạm một phần cũng do nạn nhân. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa đối với nhóm tội phạm nói chung và nhóm tội phạm về môi trường nói riêng - Luận án tiến sĩ “Các tội xâm phạm an ninh Quốc gia ở Việt Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thùy, năm 2017. Luận án đã xây dựng, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa cáctội xâm phạm an ninh quốc gia; làm rõ và sắp xếp những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam trong thời gian qua theo từng lĩnh vực riêng biệt; tác giả đã đưa ra các dự báo khoa học và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam trong thời gian tới. 13 - Luận án tiến sĩ “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”của tác giả Huỳnh Văn Em, năm 2015. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng chống các tội phạm ma túy nói riêng. Qua đó nghiên cứu thực trạng nhóm tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm này, từ đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế, tiến tới ngăn chặn tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Luận án tiến sĩ “Hoạt động phòng ngừa tội phạm về môi trường theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng, chống tộiphạm về môi trường trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”của tác giả Đinh Tiến Quân năm 2013. Đây là một luận án có giá trị về mặt thực tiễn rất cao, luận án đi sâu nghiên cứu phân tích toàn diện, hệ thống những nhận thức chung về phòng ngừa các tội phạm về môi trường nói chung và của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nói riêng. Tác giả đã khảo sát toàn diện và mô tả bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm và VPPL về môi trường nước ta trong thời gian qua và thực trạng hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường. Đặc biệt, luận án đã nêu ra được một số dự báo tình hình tội phạm về môi trường ở nước ta trong thời gian tới và đưa ra được một hệ thống giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường trong thời gian tới. - Luận án tiến sĩ “Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng, chống tộiphạm về môi trường”của tác giả Đặng Thu Hiền, năm 2013. Luận án đã xây dựng những lý luận cơ bản về hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm 14 và vi phạm pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác. - Luận án tiến sĩ “Phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng, chống tộiphạm về môi trường”của tác giả Nguyễn Văn Minh năm 2014. Đây cũng là một luận án có giá trị về mặt thực tiễn rất cao, luận án đã xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm và VPPL về môi trường. Tác giả đã khảo sát, đánh giá toàn diện tình hình tội phạm và VPPL về môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường từ năm 2008 đến năm 2013. Đặc biệt, luận án đã nêu ra được một số dự báo tình hình tội phạm và VPPL về môi trường trong khu vực Đồng bằng sông Hồng thời gian tới và đưa ra được một số giải phápgóp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm và VPPL về môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường. - Luận án tiến sĩ “Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Quốc Tỏ, năm 2013 tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Tác giả đã xây dựng những lý luận cơ bản về hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Luận án cũng đã đánh giá được thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. - Luận án tiến sĩ “Hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường trong phòng ngừa tội phạm gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”của tác giả Nguyễn Đình Chiến, năm 2014. Luận án đã xây dựng, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tội phạm gây ô nhiễm nguồn nước; Đánh giá được thực trạng phòng ngừa tội phạm gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan