Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin...

Tài liệu Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

.PDF
110
260
134

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011-2015 Đề tài: CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. Phạm Văn Beo Nguyễn Anh Thƣ Bộ môn: Luật Tƣ pháp MSSV: 5117434 Lớp: Luật Tƣ pháp – K37 Cần Thơ, 11/2014 Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, cung cấp lượng kiến thức vô cùng quý báu cho em trong chương trình Đại học. Giúp em nắm vững những vốn lý thuyết cơ bản để có thể tự tin vận dụng vào thực tiễn phục vụ công việc trong tương lai, làm hành trang vững chắc bước vào cuộc sống và có thể góp một phần nhỏ của mình vào việc xây dựng và phát triển nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn của em, thầy Phạm Văn Beo. Em cảm ơn thầy đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian em thực hiện luận văn vừa qua. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ dẫn, sửa chữa, hướng dẫn em để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình như hôm nay. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã nhiệt tình chỉ cho em thấy những điểm chưa đúng, chưa đạt trong luận văn của em. Đồng thời cung cấp thêm những kiến thức mới để em có thể sửa chữa những chỗ còn sai sót, cũng như bổ sung để vốn kiến thức của em được vững vàng hơn. Cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình góp ý giúp em có thể hoàn thiện hơn luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến tất cả các Thầy, Cô. Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………….………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………….………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin BẢNG VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự ATCC,TTCC An toàn công cộng,trật tự công cộng CNTT Công nghệ thông tin XHCN Xã hội chủ nghĩa GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .....................................................................................3 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................................4 5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................4 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................5 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.......................................................................................................................5 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG ..........................................................................................................5 1.1.1. Vài nét về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng .............5 1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ............8 1.1.3. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ............................................................................................................................10 1.1.3.1. Khách thể loại của các tội xâm phạm ATCC, TTCC .................................10 1.1.3.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm ATCC, TTCC ..............................11 1.1.3.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm ATCC, TTCC ..................................11 1.1.3.4. Chủ thể của các tội xâm phạm ATCC, TTCC ............................................12 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .................................................................................................................12 1.2.1. Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ............................12 1.2.2. Đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin .......................14 1.2.3. Nguyên nhân – điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực CNTT ...................18 1.3. PHÂN BIỆT TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO VÀ TỘI PHẠM THÔNG THƢỜNG .......19 1.3.1. Phân biệt khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với khái niệm tội phạm công nghệ cao ..................................................................................19 1.3.2. Phân biệt tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tội phạm thông thƣờng ........................................................................................................................21 1.3.2.1. Khác biệt về phương tiện và hành vi phạm tội .........................................22 1.3.2.2. Khác biệt về chủ thể của tội phạm .............................................................22 1.3.2.3. Khác biệt về hậu quả của tội phạm ...........................................................22 1.3.2.4. Khác biệt về mục đích của tội phạm ..........................................................23 1.4. SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BLHS VIỆT NAM ........................................................................................24 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về tội phạm trong lĩnh vực CNTT trong pháp luật hình sự Việt Nam .......................................................24 1.4.1.1. Giai đoạn trước khi pháp luật Việt Nam được pháp điển hóa và trong BLHS năm 1985 ......................................................................................................24 1.4.1.2. Trong BLHS năm 1999 của nước ta ..........................................................24 GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin 1.4.1.3. Trong BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ..................................25 1.4.1.4. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác ............................................26 1.4.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm trong lĩnh vực CNTT trong BLHS Việt Nam ....................................................................................................................27 1.5. PHÁP LUẬT VỀ PHÕNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI .......28 1.5.1. Về cơ sở pháp lý ..............................................................................................28 1.5.2. Về mặt thực tế .................................................................................................30 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................32 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................32 2.1. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .........32 2.1.1. Tội phát tán vi rút, chƣơng trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224) .............................................................................................................................33 2.1.1.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................33 2.1.1.2. Cấu thành tội phạm ...................................................................................34 2.1.1.3. Trách nhiệm hình sự của tội phạm ............................................................36 2.1.2. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225) ..........................................................37 2.1.2.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................37 2.1.2.2. Cấu thành tội phạm ...................................................................................38 2.1.2.3. Trách nhiệm hình sự của tội phạm ............................................................39 2.1.3. Tội đƣa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226) .............................................................................40 2.1.3.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................40 2.1.3.2. Cấu thành tội phạm ...................................................................................41 2.1.3.3. Trách nhiệm hình sự của tội phạm ............................................................43 2.1.4. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của ngƣời khác (Điều 226a) ...........................................44 2.1.4.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................44 2.1.4.2. Cấu thành tội phạm ...................................................................................45 2.1.4.3. Trách nhiệm hình sự của tội phạm ............................................................46 2.1.5. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b) .............................................47 2.1.5.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................47 2.1.5.2. Cấu thành tội phạm ...................................................................................48 2.1.5.3. Trách nhiệm hình sự của tội phạm ............................................................50 2.2. PHÂN BIỆT CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI NHAU VÀ VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐƢỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ .....................................52 2.2.1. Phân biệt các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với nhau .......52 2.2.1.1. Phân biệt Điều 224, Điều 225, Điều 226a với nhau .................................52 GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin 2.2.1.2. Phân biệt 3 tội quy định tại Điều 224, 225 và 226a với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b) .........................................................................................53 2.2.2. Phân biệt các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tội phạm khác ............................................................................................................................54 2.2.2.1. Phân biệt tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b BLHS) với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) ...............................................................54 2.2.2.2. Phân biệt tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226 BLHS) với tội tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 BLHS) .............................................................................56 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................59 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÕNG CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................................................59 3.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................59 3.1.1. Sơ lƣợc về tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên thế giới ..............................................................................................................................59 3.1.2. Một số ví dụ điển hình thể hiện tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở một số nƣớc trên thế giới .........................................................................................62 3.1.2.1. Tội phạm trong lĩnh vực CNTT xảy ra trên nhiều lĩnh vực .......................62 3.1.2.2. Một số vụ án về tội phạm CNTT trong thế kỷ XXI .....................................65 3.2. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ....................................................................70 3.2.1. Sơ lƣợc về tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong phạm vi cả nƣớc ........................................................................................................70 3.2.2. Một số ví dụ điển hình thể hiện tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở nƣớc ta .......................................................................................................................72 3.2.2.1. Tình hình tội phạm trên một số lĩnh vực ....................................................72 3.2.2.2. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại một số địa phương nhất định ....................................................................................................77 3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................80 3.3.1. Một số bất cập về mặt quy định pháp luật ...................................................81 3.3.2. Một số khó khăn, bất cập từ thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ................................83 3.3.3. Các khó khăn khác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin .........................................................................85 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ........................................................................................................................................89 3.4.1. Giải pháp hoàn thiện quy quy định pháp luật .............................................90 3.4.2. Giải pháp để nâng cao hiểu quả áp dụng pháp luật ....................................91 3.4.3. Một số giải pháp khác ....................................................................................91 KẾT LUẬN .......................................................................................................................97 GVHD: Ts. Phạm Văn Beo SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay chúng ta đang chứng kiến và hưởng thụ những thành tựu to lớn, những đổi thay kì diệu do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới - cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) đem đến. Mặc dù cuộc cách mạng này mới chỉ bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX bắt nguồn từ việc phát minh ra máy tính điện tử (Computer) và thực sự bùng phát khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) được sử dụng rộng rãi, song nó đã thực sự đưa xã hội loài người tiến vào một thời kỳ mới. Thời kỳ mà máy tính và cộng nghệ kỹ thuật số đi kèm đã và đang hiện diện, thay thế các công nghệ trước đây trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với những mục đích sử dụng cũng hết sức đa dạng từ sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho đến mục đích giải trí đơn thuần…khiến cho nhiều ngành kinh tế, xã hội và văn hoá phụ thuộc ngày càng nhiều vào các công nghệ mới của nó, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của máy tính điện tử và internet. Ngoài ra cuộc cách mạng CNTT cũng hình thành một thế hệ mới, khác so với thế hệ cách họ chỉ vài chục năm ở chỗ họ phụ thuộc nhiều vào công nghệ, họ coi máy tính, internet, thư điện tử, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc số... là những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống. Cuộc cách mạng đã phát triển những khái niệm, từ ngữ mới mà trước đây chưa được nhắc đến nhưng nay đã trở nên quen thuộc trong đời sống xã hội như: Thư điện tử (email), mạng thông tin toàn cầu (internet), thông tin di động (mobile phone), thương mại điện tử (e-commercial), công nghệ số (digital technology) công nghệ không dây (wifi, Bluetooth), trò chuyện trên mạng (chatting), trò chơi trên mạng (game online)… Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng hoặc trở thành mục tiêu của giới tội phạm. Các thành tựu do CNTT đem lại cũng không nằm ngoài quy luật đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng CNTT đã hình thành nên khái niệm về một loài tội phạm mới, đó là tội phạm trong lĩnh vực CNTT hay còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: Tội phạm mạng (cyber crimes), tội phạm tin học, tội phạm sử dụng CNTT, tội phạm liên quan đến máy tính (computer crimes) hay tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT…Đây là những khái niệm còn khá mới mẻ không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trên thế giới. Do đó ngay từ việc sử dụng thuật ngữ, đưa ra khái niệm đã có nhiều sự không đồng nhất. Và việc làm sao để xác định GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 1 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin các đặc điểm, những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào thì cần phải tội phạm hóa tội này vẫn còn khá khó khăn, mập mờ. Trong khi các công trình nghiên cứu và các quy đinh pháp luật về vấn đề này còn ít. Tất cả những điều này đặt ra thách thức lớn đối với các nhà xây dựng pháp luật cũng như các cơ quan thực thi pháp luật nước ta. Trong việc làm thế nào để đưa ra những quy định pháp luật phù hợp và các biện pháp khả thi để có thể phòng chống và đấu tranh một cách hiệu quả với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn đời sống xã hội trên thới giới cho thấy loại tội phạm này đã và đang ngày một gia tăng, gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của các nước trên thế giới. Theo báo cáo của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)1 thì tội phạm sử dụng công nghệ cao (mà tội phạm trong lĩnh vực CNTT là lĩnh vực cơ bản của loại tội này) đang trở thành mối nguy hại lớn trên thế giới gây thiệt hại mỗi năm khoảng 400 tỷ USD, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được. Và cứ 14 giây lại có một vụ liên quan đến tấn công mạng, Interpol đánh giá loại tội phạm này nguy hiểm thứ 2 sau tội phạm khủng bố. Còn ở nước ta, một trong những quốc gia có tốc độ phát triển cao nhất thế giới trên lĩnh vực CNTT, với hàng chục triệu người sử dụng thường xuyên đang là một “miếng mồi ngon” cho bọn tội phạm trong lĩnh vực CNTT tấn công. Thời gian gần đây, lực lượng công an Việt Nam đã triệt phá hàng loạt các vụ án do tội phạm trong lĩnh vực CNTT thực hiện, qua các vụ án này cho thấy loại tội phạm này ngày càng công khai, táo tợn và tinh vi hơn. Sự gia tăng cả về số lượng, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này thực sự đang rất đáng báo động. Trong khi đó, các cơ chế xã hội của nước ta chưa thật sự vào cuộc để đấu tranh với loại tội phạm này, thậm chí các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đấu với loại tội phạm nguy hiểm này. Cụ thể là ngoại trừ việc tiến hành tội phạm hóa các hành vi thành chỉ năm quy định liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực CNTT tại các Điều 224, 225, 226, 226a, 226b trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành của nước ta ra. Thì các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn chưa có nhiều động thái chứng tỏ sự tích cực của mình, vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ đấu tranh, các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đấu tranh vẫn còn thiếu, lỗi thời không theo kịp bọn tội phạm… Do đó dù thời gian qua, đã có nhiều hành vi vi phạm được các cơ quan chức năng điều tra, phát hiện nhưng số lượng các vụ án loại này được đưa ra xét xử rất ít. Còn trên lĩnh vực nghiên cứu thì các tài liệu, các công trình nghiên cứu về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT còn ít, 1 Theo Wikipedia thì Interpol là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “International Criminal Police Organization” là tên gọi thường dùng của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 2 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin theo thống kê cho thấy đến trước năm 2005 chưa có cơ quan, đơn vị nào tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề các tội phạm trong lĩnh vực CNTT này. Tất cả những vấn đề trên, đã nêu lên đòi hỏi cấp thiết cần phải tiến hành một đề tài nghiên cứu toàn diện về loại tội phạm mới này cả về mặt pháp luật và thực tiễn, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc đấu tranh phòng chống lại chúng. Đó là lý do người viết lựa chọn đề tài “Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” để thực hiện luật văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề tài “Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” người viết hướng đến việc tìm hiểu, phân tích nhằm làm sáng tỏ khái niệm, các yếu tố cơ bản, cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của các tội phạm trong lĩnh vực CNTT được quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành. Đồng thời tìm ra nguyên nhân tồn tại và phát triển của loại tội phạm này, những khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT của các cơ quan tiến hành tố tụng. Và từ đó, đưa ra những đề xuất, giải pháp hợp lí để góp phần giúp cho công cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này ngày càng đạt được hiệu quả cao. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Do hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu liên quan nên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, người viết xin được phép giới hạn vấn đề nghiên cứu trong một số nội dung cơ bản sau: - Tập trung nghiên cứu những nội cơ bản của các tội phạm trong lĩnh vực CNTT như: Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân – điều kiện, các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản, thủ đoạn, hình phạt và hậu quả mà tội phạm này gây ra này … - Tiến hành phân tích các điều luật trong BLHS hiện hành, các số liệu cụ thể và so sánh các tội có nét tương đồng dễ gây nhằm lẫn với nhau nhằm thấy được những nét chung và những nét đặc thù của loại tội phạm này. - Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra tình hình và những diễn biến của tội phạm này trong thời điểm hiện tại. Những khó khăn phải đối mặt trong cuộc chiến chống lại bọn tội phạm trong lĩnh vực CNTT và giải pháp cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam hiện nay. Tóm lại, đề tài được nghiên cứu tập trung trong phạm vi những quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tội phạm trong lĩnh vực CNTT mà cụ thể là tại các Điều 224, 225, GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 3 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin 226 226a, 226b thuộc chương XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của BLHS hiện hành. Ngoài ra còn tham khảo thêm các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, sách báo tham khảo, sách chuyên khảo có liên quan đến đề tài này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, người viết đã vận dụng một số phương pháp để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích câu chữ trong luật viết nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. - Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê sử dụng các tài liệu từ sách báo, các trang thông tin điện tử đáng tin cậy. - Phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy định của pháp luật về tội phạm. Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích câu chữ giữ vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu của luận văn được trình bài trong 3 chương: - Chƣơng 1: Lý luận chung về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT - Chƣơng 2: Những quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT - Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 4 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Trước khi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực CNTT, người viết sẽ tiến hành tìm hiểu khái quát về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (ATCC, TTCC). Bởi vì các tội phạm trong lĩnh vực CNTT là một nhóm tội nằm trong chương các tội xâm phạm ATCC, TTCC của BLHS nước ta hiện hành. 1.1.1. Vài nét về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đặc biệt trong thời kỳ Đảng và Nhà nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới toàn diện như hiện này thì vấn đề bảo vệ an toàn, trật tự công cộng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn bộ nền kinh tế xã hội ở nước ta trong hiện tại và cả tương lai. Sớm nhận thức được tầm quan trong đó, nên ngay từ những ngày đầu ngay sau khi giành được chính quyền Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ ATCC, TTCC bằng việc ban hành một số văn bản như: Điều lệ tạm thời số 329 -TTg ngày 17/9/1954 của Thủ tướng chính phủ về quản lý các loại vũ khí, Nghị định số 23-CP ngày 24/2/1973 của hội đồng chính phủ về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ, Pháp lệnh ngày 27/9/1961 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy… nhằm góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, ổn định, đảm bảo nền tản vững chắc để phát triển kinh tế xã hội. Tại Điều 46 Hiến pháp nước ta năm 2013 cũng quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Để đảm bảo tốt công tác giữ gìn ATCC, TTCC ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Quá trình gìn giữ và đảm bảo ATCC, TTCC cũng chính là đảm bảo an toàn về tài sản của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và nhiều quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Mặc khác, an toàn, trật tự công cộng là một GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 5 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong những thước đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá được ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân. Tuy nhiên không phải mọi hành vi xâm phạm ATCC, TTCC đều bị xử lý hình sự, việc xử lý phải trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi công dân có ý thức chấp hành, nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý hành chính, chúng ta chỉ xử lý hình sự đối với những trường hợp hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể. Nhưng thực tế cho thấy các tội xâm phạm ATCC, TTCC vẫn đang tồn tại và đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính mạng, sức khỏe của công dân, ảnh hưởng đến trật tự ở những nơi công cộng, đến hoạt động chung của toàn xã hội. Thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng trong đời sống xã hội, Nhà nước ta đã sớm ban hành nhiều quy định trong BLHS qua các thời kỳ nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ATCC, TTCC. Trong BLHS năm 1985 quy định các tội xâm phạm ATCC, TTCC và trật tự quản lý hành chính cùng trong một chương (Chương VIII - Phần các tội phạm), nhưng cấu tạo thành ba mục khác nhau: + Mục A: Các tội xâm phạm an toàn công cộng; + Mục B: Các tội xâm phạm trật tự công cộng; + Mục C: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Đến BLHS năm 1999 ra đời thay thế BLHS năm 1985, quy định một chương riêng gồm 55 điều luật, đó là chương XIX. Đưa các tội xâm phạm ATCC và các tội xâm phạm TTCC về cùng trong một chương này, nhưng không cấu tạo thành các mục A, B như BLHS năm 1985. Các tội xâm phạm ATCC, TTCC quy định tại chương XIX này, trừ các tội vi phạm quy định về an toàn giao thông, thì còn lại hầu hết có sửa đổi, bổ sung. + Một số tội trước đây quy định tại Mục B - Chương một - Phần các tội phạm BLHS năm 1985 nay được quy định tại Chương XIX của BLHS năm 1999 như: Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ; tội điều khiển máy bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; + Một số tội được tách ra từ tội phạm khác để cấu tạo thành tội riêng như: Tội tổ chức đua xe trái phép; tội đua xe trái phép là tội phạm được tách từ tội gây rối TTCC… GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 6 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin + Và quy định thêm một số tội hoàn toàn mới như: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút tin học (Điều 224), tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225), tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện, tội phá thai trái phép, tội hợp pháp hoá tiền… Năm 2009 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999. Các tội xâm phạm ATCC, TTCC vẫn được quy định tại chương XIX trong BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS hiện hành) gồm 59 điều, từ Điều 202 đến Điều 256 được hình thành chủ yếu từ BLHS năm 1999 nhưng được sửa đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp hơn hoặc được tách ra thành các tội độc lập, một số tội mới được xây dựng như: Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a); Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b), tội khủng bố (Điều 230a), tội tài trợ khủng bố (Điều 230b)…So với các chương khác trong BLHS hiện hành thì chương XIX có số lượng quy định về tội phạm nhiều nhất. Căn cứ vào khách thể bị xâm phạm và đặc điểm pháp lý của các tội phạm quy định trong chương XIX, chúng ta có thể chia ra làm hai nhóm sau:2 Nhóm 1: Các tội xâm phạm an toàn công cộng Được quy định từ Điều 202 đến Điều 244. Theo nghĩa hẹp thì an toàn công cộng là an toàn trong các lĩnh vực giao thông vận tải, lao động sản xuất, quản lý vũ khí…Theo nghĩa rộng thì ATCC là an toàn ở những nơi sinh hoạt công cộng, đông người. Những quy định về ATCC rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm những quy định, điều lệ, nội quy…(những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa)..ở những nơi công cộng trên các lĩnh vực như giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không), trong lao động sản xuất, trong quản lý vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc…những quy định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, của tổ chức, an toàn về tính mạng, tài sản của công dân. Nhóm 2: Các tội xâm phạm trật tự công cộng Được quy định từ Điều 245 đến Điều 256. TTCC là trật tự pháp luật được thiết lập để đảm bảo sự hoạt động bình thường ở nơi công cộng. Những quy định về TTCC được 2 Trần Minh Hưởng, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi,bổ sung năm 2009, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2009, tr. 433. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 7 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiểu là những quy định (thành văn hoặc không thành văn) ở những nơi công cộng như nhà ga, bến tàu, đường phố đông người, công viên…những nơi tập trung đông người liên quan đến nếp sống văn minh, nếp sống xã hội chủ nghĩa được mọi người biết đến và thừa nhận, chấp hành. 1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng trong đời sống xã hội, BLHS hiện hành đã quy định chương XIX: “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” để xác định những hành vi bị xem là hành vi vi phạm các tội xâm phạm ATCC, TTCC và những hình phạt được phép áp dụng để xử lý những người có hành vi đó. Tuy nhiên trong BLHS năm 1999 và cả BLHS hiện hành lại không đưa ra khái niệm chung về các tội xâm phạm ATCC, TTCC. Để có thể đi sâu tìm hiểu, phân tích và đưa ra được khái niệm các tội xâm phạm ATCC,TTCC trước tiên ta cần phải hiểu thế nào là “tội phạm”. Tại khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”. Theo quy định này thì một hành vi được cho là tội phạm khi nó hàm chứa các dấu hiệu sau: Thứ nhất: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội Đây là dấu hiệu đầu tiên, dấu hiệu tiền đề để xác định tội phạm. Bởi nếu không có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra thì chúng ta cũng không cần xem xét đến các dấu hiệu khác, nói cách khác là không có tội phạm xảy ra. Theo luật hình sự nước ta thì tội phạm phải là hành vi của con người, nên những gì chỉ mới hình thành trong suy nghĩ, tư tưởng chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa thể gọi là tội phạm. Và tất nhiên hành vi nói đến ở đây phải là hoạt động có sự tham gia của lý trí, ý thức con người chứ không phải các hoạt động được thực hiện trong vô thức. Theo khoa học pháp lý hình sự thì hành vi được hiểu bao gồm cả hành động và không hành động. Còn “nguy hiểm cho xã hội” nghĩa là gây ra hoạt đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 8 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân… Thứ hai: Có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm phạm các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ. Một hành vi nguy hiểm cho xã hội như đã phân tích ở dấu hiệu thứ nhất có thể vẫn chưa phải là tội phạm nếu hành vi đó không có lỗi và chủ thể không đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa là tội phạm phải được thực hiện bởi con người cụ thể và để trở thành chủ thể của tội phạm con người đó phải thỏa mãn các quy định tại Điều 12,13 BLHS hiện hành về độ tuổi và năng lực trách nghiệm hình sự, ngoài ra họ còn cần phải có các dấu hiệu chủ thể đặc biệt khác trong trường hợp luật định. Khi nói đến năng lực trách nhiệm hình sự là nói đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể và điều này được xem xét dựa trên tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lí học. Còn yếu tố lỗi, thì có thể hiểu lỗi là yếu tố tâm lý bên trong của chủ thể, là thái độ của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện, với những hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra. Lỗi được thể hiện dưới hai dạng, lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Thứ 3: Tội phạm phải được quy định trong BLHS Quy định này thống nhất với quy định tại Điều 2 BLHS hiện hành về cơ sở chịu trách nhiệm hình sự là “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy “được quy định trong BLHS” là dấu hiệu luật định. Nên nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội và thỏa đủ các điều kiện khác của tội phạm nhưng chưa được hình sự hóa, tức là trong các chương, điều của BLHS chưa quy định nó là tội phạm thì phải xử lý bằng các biện pháp khác mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi đó không phải là tội phạm. Thứ 4: Tội phạm phải chịu hình phạt. Dù trong khái niệm tội phạm nêu ra tại khoản 1 Điều 8 BLHS không nêu lên tính chịu phạt và thực tế có một số trường hợp phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt do người đó chết, được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt…Nhưng về nguyên tắc chung thì tội phạm phải là hành vi bị xử lý bằng hình phạt. Bởi hình phạt hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong BLHS và trong mỗi quy định cụ thể về tội phạm trong phần các tội phạm BLSH nước ta đều có quy định loại và mức hình phạt cần được áp dụng với mỗi hành vi phạm tội. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 9 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin Từ khái niệm tội phạm đã phân tích ở trên và căn cứ vào các quy định của BLHS, dưới góc độ khoa học luật hình sự ta có thể xây dựng khái niệm các tội xâm phạm ATCC, TTCC như sau: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng gây nên những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm vào hoạt động bình thường, ổn định của xã hội ở những nơi công cộng.3 Có thể hiểu một cách cụ thể đó là những hành vi vi phạm các quy định và các quy tắc về đảm bảo an toàn, trật tự chung của xã hội trong các lĩnh vực, hoạt động mang tính công cộng (có mức độ xã hội hóa cao) như giao thông vận tải, khám chữa bệnh, xây dựng, lao động, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, quản lí một số mặt hàng mà nhà nước cấm hoặc hạn chế kinh doanh…xâm phạm trật tự và an toàn chung của xã hội và gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho con người và tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân.4 1.1.3. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm ATCC, TTCC được biểu hiện qua các yếu tố: Mặt khách thể, mặt chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. 1.1.3.1. Khách thể loại của các tội xâm phạm ATCC, TTCC Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của giai cấp thống trị được Nhà nước (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.5 Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại.6 Cùng với việc xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn, trật tự công cộng, các tội phạm tại chương XIX của BLHS hiện hành còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của Nhà nước và công dân. Song đây không phải là khách thể trực tiếp của loại tội phạm này. Mà tùy theo từng tội khách thể trực tiếp của tội phạm có thể là an toàn công cộng hay trật tự công cộng. 3 Trần Minh Hưởng, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi,bổ sung năm 2009, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2009, tr. 432-433. 4 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, tr. 277 5 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, tr. 100. 6 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, tr. 103. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 10 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin 1.1.3.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm ATCC, TTCC Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài khác (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm… phạm tội).7 Hành vi khách quan của các tội xâm phạm ATCC, TTCC là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Đa số các tội phạm trong chương XIX của BLHS hiện hành được thực hiện bằng các hành động cụ thể như các tội xâm phạm vào các quy định về điều khiển phương tiện giao thông, tội tổ chức đua xe trái phép, tội phát tán các chương trình vi rút tin học…Tuy vậy cũng có một số tội được thực hiện bằng hình thức không hành động như tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết các tội phạm trong chương XIX “Các tội xâm phạm ATCC, TTCC” có cấu thành tội phạm vật chất, tức là cần có dấu hiệu hậu quả tác hại cho xã hội xảy ra, ngoài ra cũng có một số tội do tính chất nguy hiểm cao và yêu cầu phòng ngừa, ngăn chặn sớm không đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả tác hại như Điều 206, 216, 217, 218, 219…Bên cạnh đó cũng có một số tội mà trong cấu thành tội phạm có giả định nếu hành vi đó tuy chưa gây ra hậu quả nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì xử lý về hình sự. 1.1.3.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm ATCC, TTCC Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm. Thể hiện thông qua ba yếu tố: Lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. - Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; - Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó; - Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.8 7 8 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, tr. 108. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, tr. 129,130. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 11 SVTT: Nguyễn Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin Với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng thì đa số các tội phạm có hình thức lỗi vô ý. Do người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Hoặc người phạm tội không thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, mặc dù họ buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hầu hết các tội xâm phạm trật tự công cộng có hình thức lỗi cố ý, người phạm tội hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi nhưng mong muốn hoặc cố ý bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ mục đích phạm tội của các tội phạm được quy định trong chương XIX các tội xâm phạm ATCC, TTCC này rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. 1.1.3.4. Chủ thể của các tội xâm phạm ATCC, TTCC Chủ thể của tội phạm là cá nhân con người cụ thể khi thực hiện tội phạm thỏa dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo quy định của pháp luật. Hầu hết chủ thể của các tội xâm phạm an toàn ATCC, TTCC là chủ thể bình thường (người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy đinh tại Điều 12 và Điều 13 BLHS hiện hành). Ngoài ra có một số tội đòi hỏi người thực hiện tội phạm phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, ví dụ như người điều khiển phương tiện giao thông… 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.2.1. Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin Tội phạm trong lĩnh vực CNTT hay còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: Tội phạm mạng (cyber crimes), tội phạm tin học, tội phạm sử dụng CNTT, tội phạm liên quan đến máy tính (computer crimes) hay tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT…Theo nghĩa chung nhất, trong những quy định pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới thì tội phạm CNTT là hành vi vi phạm pháp luật hình sự được thực hiện trên mạng máy tính hay tội phạm CNTT là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một máy vi tính hoặc một mạng lưới máy tính. Tuy nhiên, hiện nay ở tầm quốc tế chưa có một định nghĩa chuẩn về tội phạm CNTT. Tuỳ thuộc vào nhận thức, thực tiễn mà khái niệm về tội phạm CNTT rất khác nhau ở từng quốc gia, nó có thể rất rộng cũng có thể là rất hẹp. Thế nhưng mỗi một quan điểm lại có những khiếm khuyết nhất định, cho nên hiện nay trên thế giới vẫn chưa đi tới GVHD: Ts. Phạm Văn Beo 12 SVTT: Nguyễn Anh Thư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất