Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp tỉnh bắc ninh (1997 2017)...

Tài liệu Các tổ chức xã hội nghề nghiệp tỉnh bắc ninh (1997 2017)

.PDF
123
64
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ LAN ANH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC NINH (1997 - 2017) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ LAN ANH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC NINH (1997 - 2017) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thị Hải Yến THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Thị Lan Anh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn thạc sĩ, trước tiên, tôi xin được gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nghiêm Thị Hải Yến - người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh Bắc Ninh: Hội Đông y; Hội Khuyến học; Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội Sinh vật cảnh; Hội Văn học - nghệ thuật; Hội Nhà báo Bắc Ninh… đã cung cấp thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập. Luận văn là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học của tôi, nên không khỏi có những hạn chế do đó, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH .................................................... iv DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 5 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6 5. Những đóng góp của đề tài .............................................................................. 7 6. Kết cấu của Luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1997 ........................................... 8 1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 8 1.1.2. Vài nét về kinh tế tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 10 1.1.3. Tình hình xã hội tỉnh Bắc Ninh ............................................................... 12 1.2. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997 .................................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm về tổ chức XH - NN ............................................................... 15 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp ....................................................................................................... 18 1.2.3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997 .................................................................................................. 18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 22 iii Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC NINH (1997 - 2017) .................................................... 23 2.1. Hoạt động của các tổ chức XH - NN trong lĩnh vực kinh tế - khoa học công nghệ ........................................................................................................... 23 2.1.1. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 23 2.1.2. Hội làm vườn ........................................................................................... 30 2.1.3. Hội Sinh vật cảnh .................................................................................... 36 2.2. Hoạt động của các tổ chức XH - NN trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế ................................................................................................................. 42 2.2.1. Hội văn học - nghệ thuật.......................................................................... 42 2.2.2. Hội nhà báo .............................................................................................. 52 2.2.3. Hội Luật gia ............................................................................................. 57 2.2.4. Hội khuyến học ........................................................................................ 61 2.2.5. Hội cựu giáo chức .................................................................................... 66 2.2.6. Hội Đông Y ............................................................................................. 72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 78 Chương 3: NHẬN XÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH (1997 - 2017) ................................................ 79 3.1. Đóng góp của các tổ chức XH - NN đối với phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới ................................................................. 79 3.1.1. Các tổ chức XH - NN thể hiện rõ vai trò tư vấn, đề xuất về chính sách, pháp luật phù hợp với lĩnh vực chuyên môn nhằm hoàn thiện hơn nữa về văn bản dành cho doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường........... 79 3.1.2. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức XH - NN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của nhân dân, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các đối tác trong và ngoài nước ......................... 80 3.1.3. Các tổ chức XH -NN tỉnh Bắc Ninh góp phần xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục văn minh, hiện đại ................................................................ 85 iv 3.2.Thực trạng quản lí và hoạt động của các tổ chức của các tổ chức XH NN ở tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................... 89 3.2.1. Quản lí và tổ chức của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh ............... 89 3.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................................... 92 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 97 KẾT LUẬN....................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101 PHỤ LỤC v BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH iv DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTĐ : Chữ thập đỏ CGC : Cựu giáo chức DNN&V : Doanh nghiệp nhỏ và vừa KT - XH : Kinh tế - xã hội UBND : Uỷ ban nhân dân VHNT : Văn học - nghệ thuật XH - NN : Xã hội - nghề nghiệp iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế Bắc Ninh (1997 - 2017) ..................................................... 10 Bảng 1.2: Cơ cấu dân số Bắc Ninh theo ngành kinh tế .............................................. 13 Bảng 2.1: Quỹ từ thiện của Hiệp hội DNN&V tỉnh Bắc Ninh ................................... 29 Bảng 2.2: Số hội viên Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017) .......................... 31 Bảng 2.3: Số lượng hội viên Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017) ................... 52 Bảng 2.4: Số lượng học bổng trao hàng năm của Hội Khuyến học Bắc Ninh ........... 63 Bảng 2.5: Số lượng học bổng, quà của Hội Khuyến học Tỉnh trao tặng (2011 2017) .......................................................................................................... 63 Bảng 2.6: Số lượng hội viên Hội CGC được chúc thọ ............................................... 67 Bảng 2.7: Số lượng bệnh nhân chữa bệnh bằng thuốc đông y ................................... 73 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam ở trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta thực hiện đổi mới: Cải cách về chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Với điều kiện phát triển mới, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (XH- NN) phát triển mạnh mẽ cả về số lượng,quy mô và tổ chức. Các tổ chức này ngày càng thể hiện rõ vai trò và hoạt động có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tỉnh Bắc Ninh được tái thành lập năm 1997, đây là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện nhiệm vụ chung trong công cuộc đổi mới đất nước, phát huy những thế mạnh của địa phương, Bắc Ninh có những bước phát triển đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Bắc Ninh được mệnh danh là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc và của cả nước. Trong giai đoạn hiện nay, Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, “phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào những năm 20 của thế kỷ XXI theo hướng văn minh, hiện đại” [77, tr.24]. Để đạt được mục tiêu đó có sự góp sức không nhỏ của các tổ chức XH- NN trong hoạt động kinh tế -xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Vậy, các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh hoạt động như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển? ở Bắc Ninh, quy mô và tổ chức XH - NN có điểm gì khác so với các tỉnh lân cận không?... Đây là vấn đề cho đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm tìm hiểu sâu sắc của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn trên, làm sáng rõ về quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức XH -NN tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2017 là một việc làm cần thiết nhằm góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho lịch sử kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, tác giả muốn khẳng định vai trò của các tổ chức XH NN trong sinh hoạt chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, nhằm xây dựng Bắc Ninh đạt chuẩn tỉnh văn minh, hiện đại. 1 Với những lý do, tác giả quyết định chọn hướng nghiên cứu: “Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017)” để thực hiện luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra,trước hết tôi tiến hành khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố liên quan trực tiếp đến nội dung và hướng nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở tìm hiểu nguồn tài liệu, tôi đã tiếp cận với các công trình sau: Năm 1987, nhà xuất bản Sự Thật đã in ấn và phát hành cuốn sách do đồng chí Trường Chinh chủ biên với tiêu đề: Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại. Nội dung cuốn sách cung cấp cho người đọc những tư duy về đổi mới đặc biệt là đổi mới kinh tế (xây dựng kinh tế nhiều thành phần) và sự xuất hiện của các hình thức tổ chức xã hội mới trong nền kinh tế thị trường. Cũng trong năm 1987, nhà xuất bản Nông nghiệp đã giới thiệu với bạn đọc cuốn sách: Những vấn đề cơ bản của thời kì quá độ của tác giả Đoàn Trọng Tuyến. Với trên 200 trang in người đọc được cung cấp những nhận thức cơ bản về kinh tế, xã hội của thời kì quá độ ở Việt Nam trong giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội; Tác giả đã tổng kết về thành quả kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm đầu thực hiện đổi mới. Với sự phân tích của nhà kinh tế học, người đọc vững tin về sự đổi mới của Việt Nam. Sau năm 1987, có khá nhiều công trình viết về kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, những công trình viết riêng về các tổ chức XH- NN không có. Đề cập đến hoạt động và vai trò của các tổ chức XH-NN nói chung chủ yếu được trình bày qua nội dung của một số bài báo được đăng tải trên các tạp chí. Ví như,tạp chí Xây dựng pháp luật điện tử năm 2008 đăng bài Vai trò tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức XH - NN của tác giả Nguyễn Phước Thọ; Tạp chí Kinh tế và phát triển số 208 ra tháng 10/2014 có đăng bài “Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới…nội dung các bài báo đã phân tích và đánh giá về vai trò hỗ trợ của các tổ chức XH -NN trong các lĩnh vực chuyên môn như tư vấn pháp luật, thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội…Nhìn chung đăng tải dưới hình thức bài báo, một số vấn đề các tác giả đưa ra bàn luận, 2 nhận xét thể hiện dưới lăng kính cá nhân, chưa thực sự toàn diện vì trên thực tế các tổ XH-NN vận động, phát triển khác nhau trong từng hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn tương ứng. Điểm báo Bắc Ninh từ năm 1997 đến 2017, số bài báo phản ánh về hoạt động của các tổ chức XH -NN có thể kể đến như: Bài viết “Hoạt động của Hội Làm vườn đôi điều ghi nhận” của tác giả Đào Văn Hoàng, đăng trên báo Bắc Ninh hàng ngày số 258 (ngày 18/08/1997), đã phân tích một số thành tựu của Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh. Tác giả Nguyễn Bá Sinh đề cập đến “Báo Bắc Ninh sự ra đời, quá trình trưởng thành và phát triển”, đăng trên báo Bắc Ninh hàng ngày số 93, ngày 04/03/2000. Bài viết đã trình bày sự ra đời, hình thành, phát triển của Hội Nhà báo Bắc Ninh, đồng thời nêu nên vai trò của Hội Nhà báo Bắc Ninh. “Chăn nuôi Bắc Ninh thực trạng và giải pháp” của nhà báo Đăng Tuấn đăng trên báo Bắc Ninh hàng ngày, số 180 (ngày 01/06/2015). Tác giả đã phân tích tình hình phát triển của ngành chăn nuôi Bắc Ninh, đồng thời phân tích những khó khăn mà ngành chăn nuôi đang gặp phải, từ đó nêu một số biện pháp để khắc phục những khó khăn đó. “Mấy vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế trang trại” của tác giả Thái Uyên, đã đề cập đến một số giải pháp để phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Ninh.Bài viết được dăng tải trên báo Bắc Ninh hàng ngày số 196 (ngày 13/06/2016) “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” là nhan đề bài viết của tác giả Hải Yến, được báo Bắc Ninh đăng tải số ra tháng 4/2017. Bài viết bước đầu phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động của Hội Khuyến học Bắc Ninh. Tác giả Trung Nguyên viết về sự “Phát triển trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Nội dung bài báo phân tích tính hiệu quả của kinh tế trang trại đạt hiệu suất cao nhờ ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất của trang trại. Những độc giả quan tâm tìm đọc trên báo Bắc Ninh số tháng 6/2017. “Nghề báo trong tôi” - bài viết của tác giả Khánh Linh đăng tải trên báo Bắc Ninh số tháng 8 /2017.Nội dung bài viết là sự chia sẻ của chính nhà báo với bạn đọc về những thuận lợi và khó khăn trong nghề. Qua đó, người đọc cũng thấy rõ tinh thần 3 hỗ trợ, giúp đỡ của Hội nhà báo Bắc Ninh trong công việc, cuộc sống đối với hội viên. Sự đồng cảm và luôn sát cánh bên các hội viên đã phản ánh đúng chức năng và nhiệm vụ của Hội nhà báo tỉnh Bắc Ninh. Cũng trong năm 2017, bài báo “Điểm sáng trong công tác khuyến học” của tác giả Hoài Phương, khẳng định về hoạt động và vai trò của công tác khuyến học đối với xã hội của Hội khuyến học tỉnh Bắc Ninh. Để phục vụ cho công tác tuyên truyền ngay từ năm 2016, Hội khuyến học tỉnh Bắc Ninh đã thường xuyên tổ chức Hội thảo khoa học và đã in kỷ yếu về hoạt động của Hội từ năm 2000 đến năm 2016. Hoạt động này vẫn được duy trì hàng năm . Ngoài việc khai thác nguồn dữ liệu trên báo, những thông tin chung về thực trạng hoạt động của các tổ chức XH-NN ở tỉnh Bắc Ninh, tôi tham khảo những tài liệu đã được Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xuất bản như : “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2008)”; “Lịch sử Báo Bắc Ninh sơ thảo (1962 - 2005)”; “VHNT Bắc Ninh 20 năm xây dựng và phát triển 1997 -2018”…. Hoạt động của các tổ chức XH- NN trong phát triển nền kinh tế đất nước không phải là hiện tượng mới, song đối tượng này không có nhiều ấn phẩm của các nhà nghiên cứu. Dừng ở mức độ chung mang tính khái quát về lí luận và có đề cập ít nhiều đến thực tiễn là một phần nội dung của đề tài cấp Bộ: Các tổ chức XH - NN và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam do tác giả Võ Đình Toàn công tác tại Bộ tư pháp viện khoa học chủ biên năm 2007. Nghiên cứu về “Các tổ chức XH - NN ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016” là chủ đề luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Chung,trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Tác giả đã chọn nghiên cứu về các tổ chức XH - NN trên địa bàn thành phố thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Trên cơ sở khai thác tài liệu địa phương, tác giả đã bước đầu tái hiện hoạt động của các tổ chức XN- NN ở Thành phố Thái Nguyên, tác giả đã nhận xét về vai trò của các tổ chức này trong bối cảnh hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố. Hạn chế của tác giả mà tôi nhận thấy là tài liệu điền dã địa phương ít; Không làm rõ được thực trạng hoạt động của các tổ chức XH - NN; Đánh giá vai trò của các tổ chức XH - NN của thành phố Thái Nguyên vẫn còn phiến diện mang ý nghĩ chủ quan của tác giả. 4 Nhìn chung, trên cơ sở tìm hiểu về các công trình khoa học, các ấn phẩm đã được công bố có nội dung liên quan đến vấn đề luận văn lựa chọn nghiên cứu, tôi thấy rằng: Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về quá trình hình thành, hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thứ hai, số tài liệu tham khảo đã được in ấn, xuất bản không nhiều, nội dung tản mạn vì thế để hoàn thành luận văn, tác giả xác định khai chủ yếu tài liệu lưu trữ tại tỉnh Bắc Ninh và tài liệu điền dã do tác giả trực tiếp thực hiện. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh Bắc Ninh1 giai đoạn (1997 - 2017). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Do Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất nước nên đề tài nghiên cứu về các tổ chức XH - NN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Tỉnh Bắc Ninh gồm có: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong). - Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2017 (Năm 1997 là mốc thời gian tái lập tỉnh Bắc Ninh). 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Phân tích thực trạng hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (1997 - 2017). - Đánh giá kết quả, vai trò và những vấn đề đặt ra trong hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh. - Đưa ra một số gợi ý góp phần cải thiện, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Trong văn bản nhà nước có ghi: Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Sự khác biệt chỉ nhấn mạnh về tính đặc thù nghề nghiệp, về cơ chế hoạt động giống nhau. Do vậy, trong luận văn chúng tôi đề cập chung là tổ chức xã hội – nghề nghiệp. 1 5 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Nguồn tài liệu thành văn: Các công trình khoa học như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án… đã được công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. - Nguồn tài liệu lưu trữ: Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI; Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về KT - XH. Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong thời kì 1997 - 2017 được lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy; Các báo cáo của các tổ chức XH - NN tỉnh Bắc Ninh được lưu trữ tại văn phòng của các tổ chức XH - NN. - Tài liệu điền dã: Kết quả thực địa và phỏng vấn nhân chứng thuộc một số tổ chức XH - NN tỉnh Bắc Ninh của tác giả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đề tài: Phương pháp lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu về các tổ chức XH - NN của tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử nhằm phân tích, đánh giá về các tổ chức XH - NN của tỉnh Bắc Ninh theo logic thời gian. Phương pháp logic: Tác giả nghiên cứu tổng quát về hoạt động các tổ chức XH - NN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2017, để khẳng định nguyên nhân ra đời, quy luật vận động, phát triển khách quan của các tổ chức XH - NN của tỉnh Bắc Ninh trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường XHCN. Trên cơ sở phân tích thực tiễn dựa trên nguồn tài liệu khoa học, tác giả khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và đề xuất những bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng và phát triển các tổ chức XH -NN. Phương pháp điền dã: - Tác giả đã lập phiếu điều tra, lấy ý kiến của các thành viên thuộc các tổ chức XH- NN ở tỉnh Bắc Ninh nhằm thu thập các thông tin về hoạt động, về hiệu quả các kế hoạch đã triển khai ở các tổ chức XH - NN…. - Thực hiện phỏng vấn nhân chứng. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả còn kết hợp các phương pháp khác như: Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu thống kê, phương pháp phân 6 tích để thấy được quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức XH - NN; Mối liên hệ giữa các tổ chức XH - NN với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 5. Những đóng góp của đề tài - Luận văn làm rõ được thực tế hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (1997 - 2017). - Luận văn làm rõ được vai trò, đóng góp cũng như chỉ ra các vấn đề đặt ra đối với hoạt động của các tổ chức XH - NN ở Bắc Ninh. - Luận văn đề xuất các biện pháp cải thiện, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục theo trường quy, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trước năm 1997. Chương 2. Hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017). Chương 3. Nhận xét về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017). 7 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1997 1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Bắc Ninh là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. So với các tỉnh thành trong cả nước, Bắc Ninh có diện tích nhỏ 823 km2. Nhìn trên bản đồ, phạm vi của tỉnh Bắc Ninh thuộc tọa độ từ 200 58’B đến 210 16’ vĩ độ bắc và từ 1050 54’Đ đến 106o19’Đ kinh độ đông. Các tỉnh giáp gianh với Bắc Ninh gồm có: phía Bắc là tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương, phía Nam liền kề với tỉnh Hưng Yên, phía Tây nối liền với thành phố Hà Nội. Hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài). Khí hậu của tỉnh Bắc Ninh thuộc dạng cận nhiệt đới ẩm. Một năm có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh nên hiện tượng mưa kéo dài diễn ra hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm [45]. Là một tỉnh thuộc đồng bằng nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, “các đỉnh núi cao phổ biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao khoảng 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao khoảng hơn 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao khoảng 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao khoảng 71m”[45]. 8 Chảy qua vùng đất Bắc Ninh có các con sông lớn như sông Đuống, sông Cầu sông Thái Bình. Dòng chảy cùng với các nhánh chi lưu của nó đã tạo thuận lợi cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp.Hàng năm, sau mùa mưa lũ đồng bằng được bồi đắp bởi lượng lớn đất phù sa màu mỡ. Như vậy, với địa hình và khí hậu nóng ẩm nên từ rất sớm ở Bắc Ninh có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp. Bắc Ninh không phải là tỉnh có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản. Ở tỉnh chỉ khai thác và sản xuất một số nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp. Có thể kể đến việc khai thác đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du; đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh; đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn [45]. Bắc Ninh ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước. Chính vì vậy, Bắc Ninh rất thuận lợi trong giao lưu và phát triển nội thương cũng như khả năng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới. Với những nhân tố thuận lợi trên, Bắc Ninh trở thành thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây, vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh cũng chú trọng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng 9 chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa. 1.1.2. Vài nét về kinh tế tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh - miền đất trù phú tiềm ẩn nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ở Bắc Ninh, trước năm 1997 tỉ lệ kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt chú trọng tăng cường đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là mục tiêu toàn tỉnh hướng tới. Dựa trên nguồn tài liệu Niên giám thống kê lưu trữ của tỉnh Bắc Ninh, tôi đã lập bảng thống kê sau: Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế Bắc Ninh (1997 - 2017) Năm Công nghiệp - xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ 1997 23,8% 45,1% 31,1% 2010 64,8% 11% 24,2% 2017 75,2% 3% 21,8% [Nguồn: 45] So sánh các số liệu thống kê trong bảng 1.1.về cơ cấu kinh tế Bắc Ninh, chúng ta nhận thấy trong 20 năm tỉ trọng % giữa các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp và kinh tế dịch vụ có sự thay đổi rõ rệt. Rõ ràng, Bắc Ninh bước đầu thành công trong quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bắc Ninh được tái lập năm 1997, nhưng Bắc Ninh đã đạt được những bước tiến khả quan trên. Trước hết, là do Tỉnh ủy Bắc Ninh đã vận dụng linh hoạt chỉ đạo phát triển kinh tế của Chính phủ, triển khai sáng tạo, thích ứng với điều kiện thực tiễn của Bắc Ninh. Để phát triển công nghiệp, Bắc Ninh lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn FDI theo định hướng sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai; Đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ; Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, xử lí rác thải; Chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông…. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Bắc 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất