Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Các tình huống bảo hiểm và cách xử lý

.DOC
5
432
58

Mô tả:

Tình huống 1: Ông Trần Anh mua bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chiếc xe gắn máy của mình tại DNBH Hoàng Thành, ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/06/2010, thời hạn hợp đồng là 1 năm. Số tiền bảo hiểm được xác định như sau: - Đối với người là 50tr/người/vụ. - Đối với tài sản là 30tr/vụ. Ngày 20/07/2010, khi ông Anh đang điều khiển xe trên đường Trần Phú thì tông phải ông Nguyễn Thành Nhân gây thiệt hại cho ông Nhân như sau: - Tiền chữa bệnh do tai nạn là 20 triệu đồng. - Chi phí sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng là 12triệu đồng. Đồng thời, ông Anh cũng phải sữa chữa xe của ông Anh với chi phí là 8 triệu đồng. Yêu cầu: - Số tiền mà DNBH Hoàng Thành phải chi trả cho trường hợp trên là bao nhiêu? Vì sao? 20 triệu và 12 triệu (8 triệu là thuộc bảo hiểm tài sản) - Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên? => Ông Anh nhận - Hợp đồng bảo hiểm trên còn phát sinh hiệu lực không? Vì sao?=> Thời hạn còn, xe còn vận hành được nên vẫn còn phát sinh trách nhiệm dân sự (đối tượng còn) nên còn hiệu lực. Tình huống mở rộng: - Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà ông Anh cho cháu của mình là Trần Thành Đạt mượn (biết rằng Đạt mới chỉ 15 tuổi) thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao?=> Không. Vì cháu ông Anh chưa đủ tuổi tham gia giao thông. Nếu đủ tuổi thì vẫn được vì vẫn là chủ xe cơ giới, tuy nhiên phải đủ điều kiện lái xe - Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà Tuấn, người hàng xóm đã lấy trộm và gây tai nạn thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao?=> - Gỉa sử chi phí chữa bệnh của ông Nhân là 50 triệu và chiếc xe bị hư hỏng toàn bộ với giá trị là 35triệu thì số tiền mà DNBH phải chi trả là bao nhiêu? Vì sao?=> Trả 50 triệu chi phí chữa bệnh, 30 triệu trên xe vì vượt mức giới hạn. - Gỉa sử Anh vừa tông phải ông Nhân làm cho ông Nhân tông phải Hoàng, Hoàng lại đang chở thêm Trọng dẫn đến Hoàng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 25 triệu và Trọng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 20 triệu, xe bị hư hỏng phải sữa chữa 25tr, còn thiệt hại của ông Nhân như trên thì DNBH phải chi trả bảo hiểm như thế nào? Giải thích?=> Người tính trên người trên vụ nên trả hết Nhân 20, Trọng 20, Hoàng 25 triệu. (Ông Anh nhận) Tài sản trả tối đa 30 triệu cho ông Anh (ông Anh có trách nhiệm chi trả toàn bộ cho những ng kia) Tình huống 2: Ông Ân mua bảo hiểm cháy cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Việt. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/07/2010, thời hạn hợp đồng là 2 năm, giá trị căn nhà tại thời điểm mua bảo hiểm là 2 tỷ VND. Ông Ân mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị căn nhà. Ngày 05/09/2011, Ân có va chạm với ông Oán là hàng xóm của Ân. Nhân đêm tối, ngày 06/09/2011, ông Ân sang đốt nhà ông Oán làm cháy phòng bếp nhà ông Oán. Trong lúc tức giận, Oán sai con là Tân (14 tuổi) sang đốt nhà của ông Ân. Tuy nhiên vì phát hiện kịp thời nên căn nhà chỉ bị thiệt hại 45% giá trị. Ngay sau khi thiệt hại xảy ra, ông Ân đã hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi đến DNBH Rồng Việt để yêu cầu bồi thường. - - - - Hỏi: DNBH Rồng Việt từ chối chi trả cho ông Ân vì lý do ông Ân đã có lỗi trong qúa trình làm cháy nhà của mình (vì ông đã đốt nhà ông Oán trước). Lý do Rồng Việt nêu để từ chối bảo hiểm là đúng hay sai? Vì sao?=> Sai. Vì nằm ngoài ý muốn của ông Ân, xảy ra trong thời hạn bảo hiểm, không nằm trong trường hợp loại trừ và đã làm hồ sơ đầy đủ. Nên cty bh phải chi trả Số tiền mà DNBH phải bồi thường (nếu ông Ân được bồi thường) là bao nhiêu? Vì sao?=> 45% giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Điều 45 46 Luật kdbh Hợp đồng bảo hiểm trên vẫn tiếp tục có hiệu lực pháp lý hay kết thúc hiệu lực pháp lý? Vì sao?=> còn vì còn đối tượng bh và còn thời hạn bảo hiểm Tình huống mở rộng: Cũng trường hợp trên nhưng căn nhà bị tổn thất toàn bộ thì số tiền bồi thường là bao nhiêu? Vì sao? => 100%, nếu vượt quá cũng 100% Sau khi DNBH đã bồi thường toàn bộ giá trị căn nhà thì HĐBH còn hiệu lực pháp lý không? Vì sao? => k vì đối tượng bảo hiểm k còn nữa. Điều 23 Luật - - Giả sử cùng khoản thời gian trên, ông Ân cũng đã mua bảo hiểm trị giá 1 tỷ cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Thép. Hỏi: việc chi trả bảo hiểm cho ông Ân trong trường hợp này thế nào? => Bh trùng, Điều 44 Luật kdbh Câu hỏi gợi ý: Theo anh chị, giá trị tài sản khi thỏa thuận giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý gì? Vì sao? Xác định số tiền BH? Căn cứ để chấm dứt hợp đồng BH? Căn cứ để chi trả BH? Căn cứ để DNBH bồi thường là giá của căn nhà tại thời điểm giao kết HĐBH hay giá tại thời điểm bồi thường? Tại sao? Sau khi bồi thường, DNBH có được quyền đòi lại số tiền mà mình đã bồi thường từ người gây ra thiệt hại là Tân hay Oán? Vì sao? Tình huống 3: Bà Hậu mua bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại DNBH Nhân Ái. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 15/04/2007, thời hạn hợp đồng là 10 năm, số tiền bảo hiểm là 2 tỷ VND. Trong hợp đồng, bà Hậu đã xác định tên người thụ hưởng là Hoài, con trai của bà Hậu. Sau khi giao kết hợp đồng tại DNBH Nhân Ái, bà Hậu còn ký tiếp hai HĐBH nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại 2 DNBH Nhân Thành và Bất Tử với giá trị mỗi hợp đồng là 800 triệu đồng, với thời hạn giống như trên. Ngày 25/08/2010 trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Hậu đang đi trên trong công viên thì bị một người nhóm thanh niên đua xe tông và qua đời. Câu hỏi: - Theo anh chị, trường hợp bà Hậu chết như trên có phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của DNBH Nhân Ái trong trường hợp trên hay không? Vì sao?=> có. Vì nằm ngoài ý muốn, xảy ra trong thời hạn bh, không nằm trong trường hợp loại trừ. - Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên? Vì sao?=> Người thụ hưởng, khoản 14 Điều 3 - Nếu phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại tiếp tục bồi thường cho mình hay không? Vì sao=> bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, còn bồi thường bảo hiểm là bồi thường trong hợp đồng Điều 37. Câu hỏi mở rộng: - Giả sử, bà Hậu đi tập thể dục cùng Hoài và cả 2 người cùng bị tông chết. DNBH chi trả cho ai? Tại sao? => người thừa kế. - Nếu tình huống trên thuộc trường hợp bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được nhận tiếp hai khoản tiền bảo hiểm từ hai hợp đồng ký sau hay không? Vì sao?=> được vì bh con người k có giới hạn về bh trùng, thuộc dạng bh khoán nên muốn mua bao nhiêu thuộc khả năng của ng ta. K giống như Bh tài sản là đền bù ngang giá. - Giả sử, bà Hậu băng ngang đường cao tốc và bị gây tai nạn chết người. DNBH có nghĩa vụ phải chi trả bảo hiểm không? Tại sao? => có lỗi với cái chết của mình nên k đc bảo hiểm Tình huống 4: Ngày 25/10/2007, Công ty Bình Minh đã ký một hợp đồng bảo hiểm tàu biển với Công ty Cổ phần bảo hiểm X. Mức phí bảo hiểm là hơn 22,4 triệu/12 tháng, phạm vi bảo hiểm là thân tàu, trong điều kiện hoạt động đúng vùng tuyến quy định. Nếu bị tổn thất toàn bộ thì được bảo hiểm 3 tỷ đồng (trong đó có cả phí trục vớt). Thời hạn bảo hiểm là 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Đầu tháng 1/2008, tàu BN 0425 của Công ty Bình Minh nhận hợp đồng chở 770 tấn quặng sắt của Công ty Hoàng Tiến từ Bến Vát (Hiệp Hòa - Bắc Giang) đến cảng Phòng Thành (Quảng Tây Trung Quốc). Ngày 14/1/2008, tàu BN 0425 neo đậu tại cảng Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh. Khoảng 7h sáng 15/1/2008, sau khi làm xong các thủ tục và có giấy phép xuất bến, tàu BN 0425 xuất bến trong tình trạng tàu vận chuyển không quá tải, thuyền trưởng, máy trưởng đều đáp ứng các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên 1 trong số 6 thủy thủ không có tên trong danh sách thuyền viên đã đăng ký. Đến khoảng 14h cùng ngày thì tàu BN 0425 bị nạn do điều kiện bất khả kháng của thời tiết bất thường, lốc lớn làm tàu bị đắm. Công ty Bình Minh làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm nhưng bị công ty bảo hiểm X từ chối bồi thường với lý do công ty Bình Minh vi phạm qui định về thành phần thủy thủ trên tàu. Anh Chị hãy cho biết: a) Thế nào là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm? b) Việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm X là đúng hay sai? Vì sao? c) Giả sử, thủy thủ vẫn đúng như danh sách thuyền viên đăng ký nhưng tàu hư hỏng vì lý do bị rò rỉ từ một mối hàn trên thân tàu. Vậy công ty bảo hiểm có quyền từ chối bảo hiểm vì lý do này không? d) Giả sử, khi tàu bị rò rỉ, thuyền trưởng đã thông báo cho công ty X và được yêu cầu nhanh chóng tìm biện pháp khác phục. Thuyền trưởng đã yêu cầu thủy thủ dùng 2 lô hàng trị giá 100 triệu để chặn lại lổ hỏng trên tàu. Vậy công ty X có bồi thường cho 2 lô hàng này hay không? Tại sao? e) Giả sử trước khi khởi hành, thuyền trưởng phát hiện tàu BN 0425 đã có dấu hiệu xuống cấp như thân tàu bị rỉ sét nhiều chỗ nhưng tàu vẫn đủ điều kiện lưu hành. Hỏi thuyền trưởng có trách nhiệm gì khi phát hiện các hiện tượng trên? Vì sao? f) Giả sử, tàu BN 0425 bị chìm là do tàu CN 0235 đâm phải. Biết rằng tàu CN 0235 của công ty Hoàng Hôn và Hoàng hôn đã mua bảo hiểm của công ty BH Y về trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba với số tiền bảo hiểm là 2 tỷ. Vậy trong trường hợp này, thiệt hại của công ty Bình Minh do ai chi trả? Tại sao? Giải quyết các mối liên hệ liên quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan