Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân...

Tài liệu Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân

.PDF
58
499
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA: 2007 – 2011 Đề Tài: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THƯƠNG NHÂN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MAI HÂN Nguyễn Thị Hướng MSSV:5075034 Lớp: Luật thương mại 1 – K33 Cần Thơ, 4/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA: 2007 – 2011 Đề Tài: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THƯƠNG NHÂN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MAI HÂN Nguyễn Thị Hướng MSSV:5075034 Lớp: Luật thương mại 1 – K33 Cần Thơ, 4/2011 Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THƯƠNG NHÂN 1.1. Khái quát chung về người tiêu dùng và thương nhân ......................... 5 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng............................................................................. 5 1.1.1.1. Quan điểm của thế giới ............................................................................... 5 1.1.1.2. Quan điểm của Việt Nam ............................................................................ 6 1.1.2. Khái niệm về thương nhân ............................................................................. 7 1.1.2.1. Theo quan niệm các nước ........................................................................... 7 1.1.2.2. Theo quan điểm Việt Nam........................................................................... 8 1.2. Khái quát chung về tranh chấp ...........................................................10 1.2.1. Khái niệm về tranh chấp .............................................................................. 10 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân ........11 1.2.2.1. Thương nhân không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin của mình theo quy định của luật............................................................................................ 12 1.2.2.2. Thương nhân không thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng ................................................................................ 14 1.2.2.3. Thương nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng ....... 16 1.2.2.2. Thương nhân không thực hiện trách nhiệm thu hồi hàng hóa, dịch vụ có khuyết tật do mình cung cấp .................................................................................. 17 1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân ....................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Thương lượng ............................................................................................. 20 2.1.1. Khái niệm về thương lượng ......................................................................... 20 GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân 2.1.2. Các hình thức của thương lượng .................................................................. 21 2.1.3. Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng thương lượng ....................................................................... 21 2.1.3.1. Ưu điểm.................................................................................................... 21 2.1.3.2. Nhược điểm .............................................................................................. 22 2.2. Hòa giải ........................................................................................................ 24 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................ 24 2.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 24 2.2.1.2. Đặc điểm .................................................................................................. 25 2.2.2. Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải......... 26 2.2.2.1. Ưu điểm.................................................................................................... 26 2.2.2.2. Nhược điểm .............................................................................................. 27 2.3 Trọng tài ....................................................................................................... 29 2.3.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................ 30 2.3.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 30 2.3.1.2. Đặc điểm .................................................................................................. 30 2.3.2. Các hình thức trọng tài thương mại .............................................................. 31 2.3.2.1. Trọng tài vụ việc ....................................................................................... 31 2.3.2.2. Trọng tài thường trực ................................................................................ 32 2.4. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.................................31 2.4.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................ 34 2.4.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 34 2.4.1.2. Đặc điểm .................................................................................................. 34 2.4.2. Thẩm quyền xết xử của tòa án...................................................................... 35 2.4.3. Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án. .............. 38 2.4.4. Những quy định mới của luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân thông qua phương thức giải quyết bằng tòa án.............................. 38 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THƯƠNG NHÂN 3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân hiện nay ..................................................................................................... 48 3.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 52 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56 GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN     ................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật bao gồm cả những mảng tối và sáng giữa bức tranh hội nhập toàn cầu. Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang trở thành vấn đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Không phải chỉ ở giai đoạn hiện nay mà ngay trước thời kỳ đổi mới quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bộ máy bảo vệ người tiêu dùng nói riêng đã được quan tâm nhưng chưa thích đáng, kể cả từ góc độ người sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ lẫn nhận thức của toàn xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thời kỳ này đã được tập trung chú trọng. Với việc ban hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 (pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999) cùng các nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh như: Nghị định 69/2001/NĐ-CP và Nghị định 55/2008 NĐ-CP. Điều này đã đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Không chỉ có thế, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng cũng được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật dân sự (2005), Bộ luật hình sự (2000), Luật thương mại (2005), Luật cạnh tranh (2004), Luật bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (2003)… và gần đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 để góp phần hạn chế cũng như nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế thị trường, có rất nhiều vấn đề mới đã nảy sinh. Một kết quả gần đây cho thấy có tới 28% cơ sở kinh doanh sai phạm về đo lường, 17% sai phạm về chất lượng (thông tin từ Bộ khoa học và công nghệ). Bên cạnh đó, một thống kê khác cũng rất đáng lo ngại là từ năm 2005 đến năm 2009 cả nước có 1634 vụ ngộ độc thực phẩm với 23587 người mắc bệnh và 321 người tử vong. Trong năm 2010, có 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng1… Từ đó cho thấy tình trạng vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng đã trở nên trầm 1 Hoài An, Ngong-binh-minh-sang, http://www.tinmoi.vn/Bao-ve-nguoi-tieu-dung-Viet-2010.html GVHD: Nguyễn Mai Hân 1 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân trọng, công tác bảo vệ người tiêu dùng của nước ta nói chung chưa thật sự có hiệu quả cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân nói riêng phần nào có điểm hạn chế dẫn đến tình trạng số lượng các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Luật quy định người tiêu dùng được quyền khiếu nại, khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị xâm phạm nhưng thực tiễn cho thấy trung bình hàng năm số vụ khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng chỉ khoản 1000 vụ. Vậy thì tại sao người tiêu dùng được trao quyền nhưng lại không sử dụng để bảo vệ chính mình, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp này có thật sự phát huy hiệu quả chưa? Đó là lý do người viết chọn đề tài “Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Giúp cho người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn về các quy định của luật từ đó tạo ra sự dễ dàng trong việc chọn lựa phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. - Đi sâu vào phân tích các điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế, thiếu sót của các phương thức giải quyết. Từ đó, đề ra hướng giải quyết cũng như những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định trong luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng luật của các cán bộ tư pháp được thuận lợi hơn và tránh mắc phải những sai lầm. - Trao dồi và củng cố lại kiến thức đã tiếp thu trong suốt quá trình học tập. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ: tháng 1/2010 đến tháng 4/2011 - Nguồn thông tin: Tài liệu chủ yếu được thu thập từ: các văn bản luật, internet, sách, báo, tạp GVHD: Nguyễn Mai Hân 2 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân chí chuyên ngành và trong các giáo trình. - Về nội dung: Chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi những quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp được quy định trong luật. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích truyền thống như: phương pháp phân tích câu chữ, kết hợp với phân tích phát triển và phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó đề ra hướng giải quyết cho những vấn đề đã đặt ra. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu thì đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân. Trong đó nêu lên các khái niệm, bản chất cũng như ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân - Chương 2: Những quy định hiện hành của luật về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân - Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân. Chương này người viết nêu lên những mặt hạn chế của các quy định của pháp luật cũng như những khó khăn trong áp dụng luật để giải quyết tranh chấp trong thực tiễn, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của luật cho phù hợp với thực tiễn. Hoàn thành đề tài nghiên cứu này ngoài những nỗ lực của bản thân còn có sự chỉ dẫn ân cần của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, người thân trong và ngoài trường. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức giúp em mở mang tầm hiểu biết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Mai Hân - người đã trực GVHD: Nguyễn Mai Hân 3 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn Cô đã tận tình truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. GVHD: Nguyễn Mai Hân 4 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THƯƠNG NHÂN 1.1 Khái quát chung về người tiêu dùng và thương nhân 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng 1.1.1.1. Quan điểm của thế giới Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc Theo quan niệm chung trong Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, không có quy định nào nói về khái niệm cũng như là định nghĩa về người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này người tiêu dùng được hưởng 8 quyền sau đây: (1) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại và bồi thường, (7) quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.2 Xem xét tổng thể nội dung của 8 quyền, có thể thấy rằng, đây chỉ có thể là các quyền mà chỉ chủ thể là cá nhân con người mới đầy đủ tư cách để thụ hưởng. Nói cách khác, 8 quyền năng này không thể trao trọn vẹn cho chủ thể là tổ chức. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong quan niệm của Bản hướng dẫn vừa nêu, người tiêu dùng chỉ được hiểu là cá nhân người tiêu dùng. Theo quan điểm của Hoa Kỳ Trong Luật của Hoa Kỳ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng ở Hoa Kỳ nằm cả trong pháp luật của liên bang và pháp luật của các bang. Tuy không có một đạo luật chung thống nhất về bảo vệ người tiêu dùng mà trong đó khái niệm người tiêu dùng được giải thích rõ ràng, nhưng theo các chuyên gia pháp luật của Hoa Kỳ, khái niệm người tiêu dùng chỉ được quan niệm là cá nhân người tiêu dùng. Cụ thể, “Người tiêu dùng là cá nhân tham gia giao dịch với 2 Cục quản lý cạnh tranh, sổ tay công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hà Nội NXB chính trị quốc gia 2006), trang 33 GVHD: Nguyễn Mai Hân 5 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân mục đích chủ yếu vì nhu cầu cá nhân hoặc sinh hoạt hộ gia đình.” 3 Theo quan niệm của Đức Trong Luật của Đức thì khái niệm người tiêu dùng đã được giải thích rõ trong Bộ luật dân sự năm 2002 của Đức tại Điều 13 như sau: người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (cá nhân) nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc nghề nghiệp của người này. Tuy nhiên theo Luật của một số nước thì người tiêu dùng cũng bao gồm cả tổ chức như Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc). Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ năm 1986 có một số quy định như sau (Điều 2(1d) và 2(1m)): Điều 2(1d): “Người tiêu dùng là bất cứ người nào mua … hàng hóa… mà không có mục đích để bán lại hoặc vì mục đích thương mại khác.” Điều 2(1m) giải thích chữ “người” (nhân) ở đây được hiểu bao gồm: hãng (doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức xã hội. 1.1.1.2. Quan điểm của Việt Nam Trước đây tại điều 1 của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 đã quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” Quy định này đã được kế thừa trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam vừa được Quốc Hội ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2010 (có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2011) trên cơ sở kế thừa thì luật mới cũng đã tiếp thu những thành quả của các nước trên thế giới cũng như dựa vào hoàn cảnh, tình hình thực tế của đất nước, tại khoản 1 Điều 3 của Luật đã quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Theo đó thì khái niệm người tiêu dùng bao gồm những đối tượng sau: - Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình. 3 Ths. Nguyễn Văn Cương, quan niệm về người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới, Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp, tr. 2- 5 GVHD: Nguyễn Mai Hân 6 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân - Người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng. - Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng. Như vậy, người tiêu dùng ở đây không chỉ là cá nhân mà còn là tổ chức điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước ta hiện nay. Bởi tổ chức (pháp nhân) có nhiều loại bao gồm cả doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức khác trong xã hội và vì đa phần các doanh nghiệp nước ta là vừa và nhỏ, lại đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Các đối tượng này họ cũng có hoạt động tiêu dùng thông thường, mà trong quan hệ tiêu dùng này họ không phải là những người chuyên nghiệp, họ cũng giống như những cá nhân tiêu dùng thông thường, không có sẵn nguồn lực để đối phó với những hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất. Vì thế, họ cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính vì vậy, người tiêu dùng bao gồm cá nhân và tổ chức là điều phù hợp. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào cũng được coi là hành vi tiêu dùng. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các hành vi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh hay còn gọi là hành vi thương mại (là hành vi của doanh nghiệp, thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa doanh nghiệp, thương nhân với các bên có liên quan) đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 1.1.2. Khái niệm về thương nhân 1.1.2.1. Theo quan niệm các nước Tại điều 1 của Bộ Luật thương mại Pháp năm 1807 định nghĩa: “Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. Như vậy, tính chất của thương nhân theo Luật của Pháp gắn liền với việc thực hiện hành vi thương mại và mang tính nghề nghiệp. Đối với Luật của Đức thì tại khoản 1 Điều 1 Bộ Luật thương mại năm 1897 quy định “thương nhân là những ai thực hiện hành vi thương mại”. Bên cạnh đó, trong quá trình thưc hiện Bộ Luật các thẩm phán của Pháp và Đức đã hoàn thiện định nghĩa thương nhân của Bộ luật khi cho rằng thương nhân là người (cá nhân, pháp nhân) thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, GVHD: Nguyễn Mai Hân 7 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân thường xuyên và lấy đó làm nghề nghiệp chính. 1.1.2.2. Theo quan điểm Việt Nam Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010 tại điểm a khoản 2 Điều 3 quy định: “thương nhân theo quy định của Luật thương mại”. Luật thương mại Việt Nam được ban hành sau cả thế kỷ so với Luật của Pháp và Đức nên đã tiếp thu được những thành quả của khoa học luật thương mại các nước nói trên. Khái niệm thương nhân lần đầu tiên được quy định trong Luật thương mại 1997 và sau đó nó được hoàn thiện trong luật thương mại 2005. Tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, theo định nghĩa trên ta thấy để trở thành một thương nhân thì phải hội đủ các điều kiện: - Thứ nhất, thương nhân phải là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là một tiêu chí không thể thiếu, có thể nói hoạt động thương mại quyết định tính chất của thương nhân. Do đó, pháp luật các nước trong đó có Việt Nam đều định nghĩa thương nhân trong mối quan hệ với hành vi thương mại. Muốn xem một chủ thể nào đó có phải là thương nhân hay không thì trước tiên phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không. - Thứ hai, thương nhân phải là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập. Chủ thể chỉ được gọi là thương nhân nếu chủ thể đó tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập, nó có nghĩa là thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại cho chính mình, dưới danh nghĩa của mình và vì lợi ích của bản thân mình, không phụ thuộc vào một người nào khác, tự mình quyết định nội dung hoạt động và thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động thương mại, thường có nhiều người tham gia vào như: GVHD: Nguyễn Mai Hân 8 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân người làm công ăn lương, các nhân viên quản lý, điều hành. Thương nhân khác với người làm công ăn lương hoặc người quản lý do chủ thuê. Ví dụ, đối với một cửa hàng tạp vụ thì chủ cửa hàng là thương nhân vì họ chịu trách nhiệm trực tiếp cho các hành vi liên quan đến giao dịch kinh doanh trong cửa hàng, còn những người bán thuê không phải là thương nhân. - Thứ ba, thương nhân phải là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp. Như vậy, có nghĩa là thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại trên cơ sở có kế hoạch lâu dài, lấy việc thực hiện hoạt động thương mại làm nghề nghiệp chính của mình. Nếu không lấy việc thực hiện hoạt động thương mại làm nghề nghiệp của mình thì không phải là thương nhân. Ngoài ra, Luật còn quy định thương nhân không chỉ thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên mà còn phải thực hiện hoạt động thương mại một cách liên tục (thực hiện những hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi lặp lại, kế tiếp nhau, liên tục, mang tính nghề nghiệp), nó là một trong những dấu hiệu pháp lý quan trọng để xác định tư cách thương nhân. Một người thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, nhân danh chính mình, vì lợi ích của mình nhưng không thường xuyên, tức là không mang tính nghề nghiệp thì người đó cũng không phải là thương nhân. - Thứ tư, thương nhân phải đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với thương nhân theo quy định của Luật Việt Nam. Các chủ thể muốn trở thành thương nhân thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh4 cho người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người có tên trong giấy đăng ký đó mới trở thành thương nhân và được thực hiện các hoạt động thương mại. Bên cạnh những chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là thương nhân theo quy định của luật thương mại thì “cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh” cũng chịu sự điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và nó được quy định tại điểm b khoản 2 điều 3 của luật. 4 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nay đã được đổi thành giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GVHD: Nguyễn Mai Hân 9 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân Như vậy thì cả thương nhân (điểm a khoản 2 điều 3) và cá nhân (điểm b khoản 2 điều 3) kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì đều phải hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa hai quy định này đó là thương nhân tại điểm a nhất thiết phải đăng ký hoạt động kinh doanh đó là điều kiện bắt buộc, nhưng đối với cá nhân quy định tại điểm b thì không cần phải đáp ứng điều kiện này, đây là một điểm mới của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, nó hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Vì đa phần những chủ thể hoạt động thương mại ở nước ta chủ yếu là cá nhân, hình thức kinh doanh là nhỏ, lẻ mà theo quy định của pháp luật thì họ không bị bắt buộc cần phải đăng ký kinh doanh.5 Nói chung, thì những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu sự điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là những tổ chức, cá nhân (thương nhân tại điểm a và cá nhân tại điểm b khoản 2 điều 3 LBVQLNTD) thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. 1.2. Khái quát chung về tranh chấp 1.2.1. Khái niệm về tranh chấp Đặc trưng cơ bản của xã hội loài người là sinh hoạt cộng đồng. Đây là đặc trưng mang tính quy luật, trình độ phát triển, tiến bộ xã hội càng cao sinh hoạt đời sống của mỗi cá nhân càng trở nên đa dạng, phong phú và phức tạp. Vì thế, trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều mối quan hệ xã hội như: quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, quan hệ mua bán, quan hệ tài sản... giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức. Trong các mối quan hệ ấy luôn luôn tiềm ẩn và không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất hòa giữa họ với nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, bất hòa ấy nhưng nguyên nhân chính yếu là do một trong các bên cho rằng quyền và lợi ích của mình đã bị vi phạm. Và khi đó xung đột giữa các bên chắc chắn sẽ xảy ra hay nói đúng hơn là giữa các bên có tranh chấp. Vậy, tranh chấp chính là những mâu thuẫn, bất hòa giữa các bên, khi một trong các bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm. 5 Nghị định 37/2006 NĐ – CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 GVHD: Nguyễn Mai Hân 10 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân Trên thực tế, thì tranh chấp nó có nhiều loại như: tranh chấp lao động, tranh chấp đất đai, tranh chấp thương mại.... Và ở đây, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân. Tranh chấp giữa một bên là thương nhân với mục đích kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận với một bên là người tiêu dùng mua hàng với mục đích sử dụng. Do đó, tranh chấp này không là tranh chấp thương mại mà nó thuộc loại tranh chấp dân sự. Sau khi bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời thì tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại đều chịu sự điều chỉnh của luật này. Bộ Luật dân sự và cả Bộ Luật tố tụng dân sự đều không định nghĩa thế nào là tranh chấp dân sự, nhưng từ những quy định của luật như: điều 4 của Luật doanh nghiêp giải thích khái niệm về kinh doanh, điều 3 của Luật thương mại giải thích thế nào là hoạt động thương mại, và tại điều 29 (LTTDS 2004) liệt kê những tranh chấp thương mại. Ta có thể suy ra: “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại là tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và phải có mục đích là vì lợi nhuận. Nếu không vì lợi nhuận hoặc phát sinh ngoài mục đích kinh doanh thì dù giao dịch đó là giao dịch giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng chỉ được coi là tranh chấp dân sự”. 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân Từ xưa đến nay, khi nói đến nền kinh tế thị trường thì người ta sẽ liên tưởng ngay đến các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại... và cũng chẳng có gì mới cả nếu chúng ta nói rằng trong nền kinh tế thị trường tất cả những người tham gia hoạt động đều vì muc đích lợi nhuận, họ bỏ tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh là muốn thu được lợi từ hoạt động đó, họ luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình. Lĩnh vực nào thu được lợi nhuận càng nhiều thì thu hút được nhiều người tham gia sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ những người sản xuất, kinh doanh chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp mọi quy định của pháp luật xâm phạm một cách trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Bên cạnh đó, việc quản lý của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, việc xử lý vi phạm còn theo kiểu đối phó khi sự việc đã rồi, càng tạo điều kiện cũng như góp phần làm cho các nhà sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận mà không quan tâm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích của người tiêu dùng, sản xuất ra GVHD: Nguyễn Mai Hân 11 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng. Còn đối với người tiêu dùng, như ta đã biết, trong cuộc sống để tồn tại thì con người nhất thiết phải trao đổi cũng như mua bán các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống, chẳng hạn mua gạo để ăn, áo để mặc, thuốc để uống... Đó là những sản phẩm không thể thiếu, con người phải sử dụng hằng ngày, nên nếu như những sản phẩm đó trực tiếp hay gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, tài sản của họ thì đương nhiên người tiêu dùng họ sẽ lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản, xuất kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ ấy xảy ra là điều tất yếu. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi dẫn đến tranh chấp, nhưng một trong những hành vi mà các tổ chức, cá nhân thường vi phạm đó là không thực hiện đúng trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, không bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện, cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không thu hồi hàng hóa có khuyết tật hay không bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra… Chính những hành vi ấy của các tổ chức, cá nhân đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nên tranh chấp xảy ra là điều đương nhiên. 1.2.2.1. Thương nhân không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin của mình theo quy định của luật Tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân đương nhiên sẽ phát sinh khi thương nhân không thực hiện trách nhiệm, thực hiện không đúng hay thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm đầu tiên được coi là cơ bản và quan trọng nhất của thương nhân đó là trách nhiệm cung cấp thông tin. Nó là một vấn đề rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến việc người tiêu dùng có sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó hay không. Bởi, khi có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng thì người tiêu dùng luôn luôn tìm đến những thông tin được cung cấp trên những sản phẩm, dịch vụ đó, có thể coi nó là kênh thông tin duy nhất và đáng tin cậy nhất của người tiêu dùng. Người tiêu dùng họ luôn xem xét kỹ thông tin trước khi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, vì để mua một sản phẩm, dịch vụ họ phải xem công dụng của sản phẩm, dịch vụ có phù hợp với nhu cầu của họ không, xem xuất xứ cũng như cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của họ, giá cả, GVHD: Nguyễn Mai Hân 12 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân cách hướng dẫn sử dụng... Thêm vào đó, những sản phẩm, dịch vụ ấy họ phải bỏ ra một số tiền nhất định mới có được chứ không phải là nhận không. Vì thế, nếu những nhà sản xuất, kinh doanh không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không đầy đủ hay không chính xác dẫn đến việc người tiêu dùng mua và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ ấy làm cho họ không những bị mất tiền mà còn bị thiệt hại thì tranh chấp xảy ra là điều đương nhiên. Và ở đây, không ai khác chính những người cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải chịu trách nhiệm, vì họ là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ đó, họ lại là người có trình độ, kỹ thuật, chuyên môn nên hơn ai hết họ phải là người hiểu rõ hay đúng hơn là biết chính xác những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình, nhưng họ lại không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, dẫn đến thiệt hại cho người sử dụng thì tranh chấp xảy ra đó là điều tất yếu. Mặc dù tại khoản 1 điều 9 của Luật BVQLNTD năm 2010 quy định “người tiêu dùng có nghĩa vụ phải: kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa dịch vụ.” Quy định này của luật chỉ bảo vệ người tiêu dùng thật sự hay nói đúng hơn là nó chỉ có ý nghĩa khi người tiêu dùng biết chính xác những thông tin ghi trên hàng hóa, dịch vụ do các thương nhân cung cấp là đúng với thực tế. Điều ấy chỉ xảy ra khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tôn trọng quyền của người tiêu dùng cũng như nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của luật. Nếu không thì tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh. Những thông tin mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm phải cung cấp cho người tiêu dùng đã được LBVQLNTD năm 2010 cụ thể hóa tại điều 12, theo đó nó bao gồm: - Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. - Niêm yết công khai giá của hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ. - Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa. - Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa. GVHD: Nguyễn Mai Hân 13 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân - Cung cấp hướng dẫn sử dụng: điều kiện, thời hạn, địa điểm thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành. - Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch. Điểm mới của Luật BVQLNTD là Luật đã quy định thêm trách nhiệm của người thứ ba trong vấn đề cung cấp thông tin tại điều 13 LBVQLNTD năm 2010. Quy định này góp phần làm cho quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo tốt hơn, giúp người tiêu dùng có thể an tâm, vững tin khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp thông tin. 1.2.2.2. Thương nhân không thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng Tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phát sinh là điều không thể tránh trong trường hợp các thương nhân vi phạm trách nhiệm về bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng khi mà thời gian bảo hành chưa hết. Bảo hành hàng hóa, linh liện, phụ kiện đó là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc sửa chữa hay cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự hoặc đổi hàng mới cho người tiêu dùng sử dụng mà người tiêu dùng không phải trả phí cho những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hay là hoạt động thu hồi lại hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền mua hàng cho người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong thời gian bảo hành hàng hóa. Thời gian bảo hành là khoản thời gian được xác định trước trong giấy bảo hành do nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp cho khách hàng. Một hàng hóa, dịch vụ có giá trị là nhờ vào giá trị sử dụng của nó hay nói đúng hơn là nhờ vào công dụng, lợi ích đem đến cho người tiêu dùng. Khi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ gì đó thì trước hết người tiêu dùng sẽ nghĩ đến công dụng của nó, xem nó có đáp ứng được nhu cầu của mình không. Sau đó, thì xem về mặt giá cả, thông thường, các hàng hóa, linh liện, phụ kiện được bảo hành là những hàng hóa được sử dụng nhiều lần và trong một khoản thời gian dài nên nếu mua thì người tiêu dùng phải bỏ ra một khoản tiền lớn. Thêm vào đó, bảo hành là hình thức mà các thương nhân cam kết hay khẳng định với người tiêu dùng rằng hàng hóa, dịch vụ mà họ cung cấp là tốt nếu không thì họ GVHD: Nguyễn Mai Hân 14 SVTH: Nguyễn Thị Hướng Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa, đổi hàng hay trả lại tiền cho người tiêu dùng... Nên người tiêu dùng mới quyết định mua, quyết định này nó dựa trên lời cam kết bảo hành của các nhà sản xuất, kinh doanh. Sẽ chẳng có gì để nói nếu các hàng hóa, dịch vụ đó bền, tốt trong thời gian bảo hành hay nếu có xảy ra trục trặc, hư hỏng thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng những gì đã cam kết trong giấy bảo hành. Vấn đề ở đây đó là khi có trục trặc, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa, dịch vụ thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không chịu thực hiện trách nhiệm bảo hành, họ diện nhiều lý do mà trong đó lỗi thuộc về người tiêu dùng chứ không phải do hàng hóa của họ không có chất lượng hay có vấn đề hoặc là họ chấp nhận bảo hành nhưng lại không thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm như: không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới, tương tự cho người tiêu dùng khi mà họ không sửa chữa được hay không chịu các khoản phí để vận chuyển hàng hóa đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng... Đứng dưới góc độ là người tiêu dùng, phải bỏ một số tiền lớn để mua sản phẩm và quyết định mua đó nó lại dựa vào lời cam kết của bên bán, thì thử hỏi khi cam kết đó không được chính bên cam kết thực hiện hay thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ thì làm sao người tiêu dùng có thể không lên tiếng khi mà lợi ích cũng như quyền của mình bị xâm phạm một cách trực tiếp. Tranh chấp xảy ra là đương nhiên. Căn cứ trên tình hình thực tế thì những trách nhiệm bảo hành của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được cụ thể hóa thành luật nhằm bảo vệ tốt hơn cho người tiêu dùng. Theo đó, tại điều 21 của LBVQLNTD năm 2010 đã quy định: Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm: - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; - Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh GVHD: Nguyễn Mai Hân 15 SVTH: Nguyễn Thị Hướng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng