Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí đựa trên cơ sở hoạ...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí đựa trên cơ sở hoạt động (abc) nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tp. hcm

.PDF
95
45
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG CÁC“NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU Ở CÁC“DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.”” LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM. Chuyên ngành: Kế toán (Hƣớng Nghiên cứu) Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Xuân Thạch TP.HCM, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS TS. Hà Xuân Thạch. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.“Tất cả những tài liệu tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.” Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 “CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)” ............................................................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ............................................................................. 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................. 10 1.2. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu .............................................................. 12 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................ 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 15 2.1. Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC ..................................................................... 15 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC ................................................ 15 2.1.2. Vai trò hệ thống ABC ........................................................................................ 16 2.1.3. Nội dung hệ thống ABC .................................................................................... 17 2.1.4. Qui trình thực hiện hệ thống ABC ..................................................................... 19 2.1.5. Hình thức thể hiện trong ứng dụng hệ thống ABC ............................................ 21 2.2. Lý thuyết nền ảnh hƣởng đến“nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng ABC” ............................................................................................................................... 22 2.2.1. Lý thuyết dự phòng ............................................................................................ 22 2.2.2. Lý thuyết tâm lý ................................................................................................. 22 2.2.3. Lý thuyết hệ thống ............................................................................................. 23 2.3. Những“nhân tố tác động đến vận dụng”hệ thống ABC vào các“doanh nghiệp sản xuất” ................................................................................................................................. 23 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................ 25 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 26 3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.............................................................. 26 3.1.1. Khung nghiên cứu .............................................................................................. 26 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 27 3.1.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết, thang đo“nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng”hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM................................ 27 3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 32 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................................ 32 3.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia ................................................................................ 33 3.3. Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................................. 33 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát........................................................................... 33 3.3.2. Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu ...................................................... 34 3.3.3.“Phƣơng pháp đo lƣờng và tính toán dữ liệu” .................................................... 35 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................ 39 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................... 40 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................................... 40 4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng................................................................................. 40 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả ...................................................................................... 40 4.2.2. Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................... 43 4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính .............................................................................. 47 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 53 4.3.1. Kết quả nghiên cứu tƣơng tự gần nhất ............................................................... 53 4.3.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 53 Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................................ 57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .............................................................................. 58 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 58 5.2. Hàm ý lý thuyết......................................................................................................... 58 5.3. Hàm ý chính sách ...................................................................................................... 59 Kết luận chƣơng 5 ............................................................................................................ 62 KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABC: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động BCTC: Báo cáo tài chính DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa KTQT: Kế toán quản trị TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng Thang đo đề xuất .............................................................................31 Bảng 4.1 Đặc điểm đối tƣợng khảo sát. ....................................................................41 Bảng 4.2 Thống kê đặc điểm doanh nghiệp ..............................................................42 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. ....................................43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA. ........................................45 Bảng 4.5. Nhóm nhân tố các biến độc lập ................................................................47 Bảng 4.6. Kết quả phân tích hệ số. ............................................................................47 Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình........................................................................................48 Bảng 4.8. Bảng thống kê phần dƣ .............................................................................48 Bảng 4.9. Kết quả phân tích ANOVA ......................................................................51 Bảng 4.10. Bảng xếp hạng mức độ tác độ của các biến độc lập ...............................52 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động…………………………… ..18 Sơ đồ 2.1. Mô hình hai chiều của ABC……………………………………………19 Sơ đồ 2.2. Các bƣớc phân bổ chi phi phí theo quan điểm ABC ……….…………19 Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu………………………………………………… ..27 Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………27 Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ mô hình hồi quy…. 48 Hình 4.2. Đồ thị Histogram của phần dƣ - đã chuẩn hóa……………………… ....49 Hình 4.3. Đồ thị P-P plot của phần dƣ - đã chuẩn hóa…………………………....50 TÓM TẮT Trong“bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc tạo nên vị thế cạnh tranh vững chắc là một vấn đề cần thiết và để làm đƣợc điều này thì nhà quản trị cần hiểu rõ về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp của mình. Với những tính năng vƣợt trội mà hệ thống ABC mang lại cho nhà quản trị là cung cấp thông tin kế toán chi phí cần thiết một cách kịp thời và chính xác để hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản trị thì việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cần thiết. Nhận thấy vấn đề này nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM” để thực hiện. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm định tính và định lƣợng với sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu đƣợc thu thập trong năm 2019 tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc vận dụng hệ thống ABC bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố:”(1) sự cạnh tranh, (2) sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao, (3) chất lƣợng của“hệ thống công nghệ thông tin,”(4) công tác huấn luyện và đào tạo, (5)“quy mô doanh”nghiệp và (6) mức độ quan trọng của thông tin chi phí.” Từ khóa: Kế toán quản trị, hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, doanh nghiệp sản xuất. ABSTRACT In“the"context of a fiercely competitive economy today, creating a strong competitive position is a necessary issue and in order to do this, managers need to understand the business situation at his business. With the outstanding features that the ABC system brings to the administrator to provide necessary cost accounting information in a timely and accurate manner to support the making of administrative decisions, the application of the ABC system into the business is a necessary problem. Recognizing this problem, the author decided to choose the topic “The factors affecting the application of Activity-based costing system (ABC) - research in local manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City” to implement. The author uses a mixture of qualitative and quantitative research methods with the support from SPSS software to analyze the data collected in 2019 in manufacturing businesses in the Ho Chi Minh city. The research results show that the application of ABC system is influenced by the following factors: (1) competition, (2) the support and participation of senior management, (3) the quality of Information technology systems, (4) training and education, (5) enterprise size, and (6) the importance of cost accounting information.” Keywords: Activity – Based Costing, Managerment Accounting, Manufacturing enterprises. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu - Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, việc“tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các”đối thủ là một điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nếu doanh nghiệp muốn duy trì vị thế cạnh tranh của mình về thị phần, sản phẩm, chất lƣợng,… thì doanh nghiệp cần phải có một hệ thống quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của mình. Để đảm bảo rằng, các nhà quản lý luôn cập nhật một cách“kịp thời và chính xác”nhất các thông tin biến động về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… để có thể đƣa ra các quyết định chiến lƣợc tốt nhất“thì việc vận dụng một hệ thống kế toán”chi phí hiện đại và chuẩn xác hơn so với“hệ thống kế toán chi phí truyền thống là”một điều vô cùng quan trọng. Do đó, việc vận dụng một hệ thống kế toán chi phí mới – hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC là một việc vô cùng cần thiết. - Hệ thống ABC là“hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động”đã có“quá trình hình thành, phát triển”lâu dài và đã đƣợc vận dụng một cách thành công tại rất nhiều doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển trên toàn thế giới.”Bởi vì những ƣu điểm vƣợt trội hơn hệ thống KTCP thông thƣờng mà hệ thống này mang lại, cụ thể là,“phƣơng pháp này đã cung cấp”một phƣơng pháp chính xác hơn trong việc ghi nhận cũng nhƣ phân bổ các nguồn lực gián tiếp,“các chi phí hỗ trợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh”mà phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý. Theo kế toán“chi phí truyền thống, việc phân bổ các chi phí gián”tiếp đƣợc phân bổ thông qua các đối tƣợng chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Trong khi đó, với phƣơng pháp kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, các chi phí gián tiếp đƣợc ghi nhận và phân bổ dựa theo các hoạt động gây nên chi phí. Với“phƣơng pháp ghi nhận”trực tiếp theo các hoạt động tạo ra chi phí nhƣ vậy“sẽ giúp cho việc ghi nhận”chi phí gián tiếp 2 phát sinh tại doanh nghiệp đƣợc ghi nhận một cách chính xác và rõ ràng hơn. Để từ đó, góp phần làm cho các thông tin liên quan đến việc ra quyết định sẽ đƣợc cung cấp một cách kịp thời và có độ chuẩn xác cao hơn. Vì vậy, hệ thống này đã đƣợc các nhà quản lý sử dụng tại rất nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở việt nam nói chung và ở tại khu vực có nền kinh tế mũi nhọn nhƣ TP.CHM nói riêng thì hệ thống ABC vẫn chƣa thật sự phổ biến ở tại các doanh nghiệp. - Ngoài ra, do“trong quá trình học tập và”nghiên cứu, tác giả đã đƣợc biết và có sự quan tâm đặc biệt với hệ thống ABC, với những đặc điểm nổi bật của hệ thống này mang lại mà“phƣơng pháp kế toán truyền thống không”thể so sánh đƣợc. Mặc dù,việc vận dụng“hệ thống này đã đƣợc tiến hành”nghiên cứu rất nhiều trƣớc đây. Tuy nhiên, ở khu vực TP. HCM thì hệ thống ABC rất ít đƣợc biết đến. Thêm nữa, tác giả còn nhận thấy rằng, hiện nay, nền công nghệ đang không ngừng phát triển, điển hình là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang nổ ra và nó ảnh hƣỏng đến rất nhiều khía cạnh của xã hội mà trong đó không thể không kể đến đó là mặt kinh tế. Sự cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng tăng cao, đòi hỏi các“doanh nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến,”không ngừng phát triển để giữ vững vị thế của mình.“Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt”nhƣ vậy thì việc đƣa ra một quyết định chiến lƣợc chính xác ở tại thời điểm then chốt là điều vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải“áp dụng một hệ thống kế toán chi phí”mới hiệu quả hơn. Chính vì những điều trên mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM.” để thực hiện trong luận văn này. Vì số lƣợng doanh nghiệp doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM là rất lớn và hoạt động với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy, tác giả quyết định chọn thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất để phù hợp với điều kiện cho phép và nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu “Mục tiêu nghiên cứu là đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:” 1. Tìm hiểu,“xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến”việc vận dụng“hệ thống kế toán”dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp. 2.“Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các”nhân tố đã đƣợc xác định đến việc vận dụng“hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động”của“các doanh nghiệp sản xuất”hoạt động“trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.” Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả“đề xuất hàm ý chính sách đến việc”vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của“các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.”” 2.2. Câu hỏi nghiên cứu “Để đạt đƣợc mục tiêu của luận văn đề ra ở trên, nội dung chính của luận văn cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau:” 1. Các“nhân tố nào tác động đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp?” 2. “Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đƣợc xác định đến việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp?” 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu “Đối tƣợng nghiên cứu:”ABC và các nhân tố tác động đến việc vận dụng ACB vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu: a. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu vận dụng vào các công ty sản xuất đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM. b. “Phạm vi về thời gian: Dữ liệu”đƣợc khảo sát và nghiên cứu“trong giai đoạn năm”2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Nghiên cứu này đƣợc“tác giả áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu”hỗn hợp, trong đó, để tăng tính bảo đảm sự đúng đắn,“tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính”làm cơ sở giới thiệu các nhân tố ảnh hƣởng“trong mô hình nghiên cứu”và kiểm định lại các nhân tố trong mô hình nghiên cứu này có cần thiết phải thay đổi hay không tại địa bàn nêu trên. Sau“đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng”nhƣ công cụ chủ yếu, cụ thể: - Thu“thập dữ liệu thông qua”việc khảo sát, phỏng vấn những ngƣời làm công việc quản lý và“kế toán tại các công ty sản xuất trong địa bàn TP.HCM.” - Thực“hiện phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ”việc khảo sát, phỏng vấn tại các công ty bằng phần mềm SPSS. 5. Đóng góp mới của nghiên cứu “Kết quả nghiên cứu”sẽ cho thấy“các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng”hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng. Từ đó,“đề xuất một số kiến nghị góp phần”tăng khả năng áp dụng ABC vào tổ chức KT“chi phí và quản lý chi phí”SXKD tốt hơn,“cung cấp các thông tin kế toán chi phí cho các nhà quản”lý một cách kịp thời và chính xác hơn. Từ đó, có cơ sở đúng đắn để đề ra các chƣơng trình, chiến lƣợc“cũng nhƣ các quyết định kinh doanh”chính xác hơn. 6. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Phần này bao gồm các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan về việc“vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)” “Chƣơng này sẽ tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam”liên quan về việc áp“dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động,”từ đó, đƣa 5 ra đƣợc“những kết quả đạt đƣợc và vấn đề cần tiếp tục nghiên”cứu để có thể đƣa ra đƣợc khe hỏng nghiên cứu cho luận văn. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng này trình bày các khái niệm, thuật ngữ quan trọng và các lý thuyết nền tảng có liên quan,“kết hợp cơ sở lý thuyết”này và tổng quan nghiên cứu ở chƣơng 1, đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng này trình bày các nội dung về quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng này trình bày các phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý Chƣơng này“đƣa ra nhận xét chung và trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị đối“với các đối tƣợng liên quan đến việc”vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hiện nay.” 6 “CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)” “Nội dung chính của chƣơng này, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam”liên quan đến việc vận“dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC, để trên cơ sở đó tác giả tìm ra khe hỏng nghiên cứu đề xuất hƣớng nghiên cứu”cho luận văn, vì vậy, nội dung chƣơng này bao gồm: - Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu; - Khe hỏng nghiên cứu; - Nhận xét. 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến hệ thống ABC ở các góc độ tiếp cận khác nhau và đã đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới nhƣ nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự lựa chọn áp dụng hệ thống ABC hay là nghiên cứu việc triển khai hệ thống ABC tại một tổ chức cụ thể. Do đó, tác giả sẽ tiến hành thống kê một số nghiên cứu đã đƣợc công bố trong những năm gần đây nhằm chỉ ra xu hƣớng nghiên cứu và áp dụng hệ thống ABC trên toàn thế giới, cụ thể nhƣ sau: Nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu của(Ruhanita Maelah, 2007) “Factors influencing activity based costing (ABC) adoption in manufacturing industry”. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu“các doanh nghiệp sản xuất đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán”Kuala Lumpur (KLSE) và các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia đang hoạt động tại Malaysia. Đồng thời, đề ra“mô hình nghiên cứu”với sự tác động của bảy nhân tố đến việc áp dụng ABC, nhƣng“kết quả cho thấy”rằng, chỉ có ba nhân tố có tác động tích cực, bao gồm: (1)“Thông tin kế toán chi phí có ảnh hƣởng đến”việc ra quyết định; (2) Sự hỗ trợ của tổ chức (quản lý doanh nghiệp và các phòng ban); (3)“Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.”Nhóm tác giả còn chỉ ra rằng việc áp dụng ABC tại Malaysia tại thời điểm 7 nghiên cứu là còn rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 36% trong số tổng các doanh nghiệp đƣợc khảo sát và việc triển khai ABC chỉ đang ở giai đoạn ban đầu. Nghiên cứu thứ hai:“Nghiên cứu của (Al-Omiri and Drury, 2007)”“A survey of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations.” Al-Omiri và Drury đã“nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến”lựa chọn hệ thống ABC của các tổ chức ở vƣơng quốc Anh và nghiên cứu này đã đƣợc công bố trên tạp chí Management Accounting Research vào năm 2007. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng trong chín nhân tố đƣợc đƣa ra thì có tới sáu nhân tố“tác động tích cực đến việc lựa chọn”hệ thống ABC của các tổ chức tại Anh. Các nhân tố đƣợc đề cập đến trong bài nghiên cứu này bao gồm: (1)“Tầm quan trọng của thông tin chi phí;”(2) qui“mô doanh nghiệp là có mức tác động”quan trọng; (3) Mức độ cạnh tranh và (4) ngành nghề“kinh doanh là nhân tố ảnh hƣởng đến”việc chấp nhận hoặc không chấp nhận ABC; (5)“Mức độ sử dụng các”kỹ thuật sáng tạo trong kế toán quản trị và (6)“mức độ sử dụng các kỹ thuật”sản xuất tinh gọn thì nhóm tác giả cho rằng nó có sự“ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng ABC”trong các tổ chức. Các biến khác đƣợc đƣa ra trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả là (7) chất lƣợng công nghiệp thông tin; (8)“sự đa dạng của sản phẩm và (9) cấu trúc chi phí thì không có ảnh hƣởng”đáng kể đến việc vận dụng ABC.“Đồng thời, để kiểm tra đƣợc mối quan hệ”của các biến dự đoán, sự tinh vi“của hệ thống kế toán”chi phí và các đặc điểm của hệ thống kế toán giá thành sản phẩm, nhóm tác giả đã đề ra bốn công cụ đo lƣờng khác nhau thay vì chỉ sử dụng việc áp dụng hay không áp dụng hệ thống ABC để làm thƣớc đo nhƣ các nghiên cứu đi trƣớc. Nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu của (Ahmadzadeh, Etemadi et al., 2011) “Exploration of Factors influencing on Choice the Activity Based Costing System in Iranian Organizations”. “Tác giả đã thực hiện nghiên cứu này”vào năm 2009, tại hơn 170 doanh nghiệp“đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán”Tehran. Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy Logistic, mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến và“kiểm định mức độ tin cậy Cronbach’s Alpha.”Trong bày nghiên cứu này,“tác giả 8 đã sử dụng mô hình hồi quy Logistic”với phần mền SPSS. Mô hình này đƣợc áp dụng khi biến phụ thuộc chỉ có hai kết quả và chỉ nhận một giá trị là 0 hoặc 1, trong đó 1 tƣơng ứng với việc có phụ thuộc và 0 tƣơng ứng với việc không phụ thuộc. Trong bài này, tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của năm nhân tố đến ABC là: (1) Ngành nghề hoạt động, (2) Quy mô của tổ chức, (3) Cấu trúc chi phí, (4) Mức độ“quan trọng của thông tin chi phí”và (5)“Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ.” Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp tại Iran chịu ảnh hƣởng tích cực của“nhân tố ba trong số năm nhân tố”đã đề ra trong mô hình nghiên cứu ban đầu là: Cấu trúc chi phí, Mức độ“quan trọng của thông tin chi phí, Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ.” Nghiên cứu thứ tƣ:Nghiên cứu của (Appah, Ebimobowei et al., 2013) “Analysis of factors influencing activity based costing application in the hospatality industry in Yenagoa, Nigeria”. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn tại Yenagoa, Nigeria nhằm xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng chi phí dựa trên hoạt động trong lĩnh vực này. Dữ liệu đƣợc sử dụng trong bài bao gồm cả hai loại dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các sách, báo, tạp chí, các tài liệu nghiên cứu chƣa đƣợc công bố và internet. Dữ liệu sơ cấp bao gồm phỏng vấn và một bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đến 250 ngƣời là những ngƣời làm công việc quản lý và kế toán tại 50 khách sạn ở Yenagoa, Nigeria.“Kết quả đã thu về đƣợc 165 phiếu khảo sát đạt yêu cầu”trên tổng số 250 bảng câu hỏi gửi đi. Trong bài nghiên cứu này, các “tác giả đã đƣa ra năm nhân tố ảnh hƣởng đến”việc áp dụng ABC nhƣ sau: (1) khả năng sai lệch về giá, (2) mức độ“hữu dụng của thông tin kế toán,”(3)“sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao,”(4) quản lý“đo lƣờng hiệu quả hoạt động,”(5) đào tạo và huấn luyện. “Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy cả 5 nhân tố”trên đều ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng. 9 Ngoài ra, kết quả còn cho thấy từ các mẫu khảo sát đƣợc thu thập là hầu hết các khách sạn đều không áp dụng ABC và việc áp dụng ABC vào ngành khách sạn cũng còn ở giai đoạn sơ khai. Các tác giả còn đƣa ra nhận định là cần có việc đầu tƣ vào các quỹ để đào tạo và huấn luyện, phát triển phần mền và phần cứng và sự cam kết thực hiện của các nhân viên trong ngành dịch vụ khách hàng. Ngoài các nghiên cứu gần đây đƣợc thực hiện tổng hợp trình bày nhƣ trên thì“tác giả xin trình bày lƣớt qua những nghiên cứu đã đƣợc”thực hiện trong giai đoạn trƣớc đó nhƣ sau: Một nghiên cứu khác của (Khandwalla, 1972) “The Effect of Different Types of Competition on the Use of Management Controls” đƣợc thực hiện vào năm 1972, dữ liệu khảo sát đƣợc lấy từ 92 doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động ở Mỹ ở thời điểm đó. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng yếu tố cạnh tranh có ảnh hƣởng tích cực đến việc quản lý trong doanh nghiệp, cụ thể các yếu tố“sau: cạnh tranh về giá, cạnh tranh”về sản phẩm, cạnh tranh về marketing và cạnh tranh về phân phối và khuyến mãi. Một nghiên cứu khác của (Cagwin and Bouwman, 2002) đã nghiên cứu về sự cải thiện hiệu suất tài chính có liên quan đến việc sử dụng thông tin chi phí dựa trên hoạt động (ABC),“kết quả nghiên cứu này cho thấy thực sự có mối quan hệ tích cực giữa”ABC và sự cải tiến trong ROI. Trong đó, nghiên cứu cũng đã đề ra nhóm“ba nhân tố tác động đến”việc áp dụng ABC trong các doanh nghiệp là mức độ quan trọng của thông tin chi phí trong việc ra quyết định; giảm giá thành sản phẩm và dự báo cho doanh nghiệp. Thêm nữa, vào năm 1995, nhà nghiên cứu Michael D. Shields đã công bố bài nghiên cứu của mình mang tên “An empirical analysis of firms' implementation experiences with activity-based costing” (Shields, 1995). Dữ liệu khảo sát đƣợc thực hiện tại 143 doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng việc áp dụng ABC“bị ảnh hƣởng bởi các”yếu tố nhƣ hành vi, tổ chức và kỹ thuật tại doanh nghiệp. 10 Nhƣ vậy, trên thế giới cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc vận dụng ABC tại“các doanh nghiệp. Trong”đó, mỗi nghiên cứu thƣờng tập trung vào một hoặc vài nhóm nhân tố có tác động đến việc vận dụng ABC nhƣ: sự cạnh tranh, mức độ“quan trọng của thông tin chi phí,”chất lƣợng“công nghệ thông tin,”công tác đào tạo và huấn luyện,… Hầu hết các“nghiên cứu đã sử dụng mô hình hàm hồi quy Logistic”((Ahmadzadeh, Etemadi et al., 2011), (Ruhanita Maelah, 2007), (Appah, Ebimobowei et al., 2013), (Shields, 1995)) và có nghiên cứu sử dụng cả hai loại dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ((Appah, Ebimobowei et al., 2013)). 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, chủ đề liên quan“đến việc vận dụng ABC vào các doanh nghiệp”cũng đang ngày càng đƣợc quan tâm và thực hiện nghiên cứu, các công trình nghiên cứu này cụ thể nhƣ sau: Nghiên cứu thứ nhất:Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Hải “Rào cản và khó khăn trong áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC)”. (Bùi Thị Minh Hải, 2012) Nội dung bài nghiên cứu đƣợc chia thành 4 nội dung chính:“quá trình chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang kế toán chi phí theo”cơ sở hoạt động, thực tế áp dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động ở các nƣớc trên thế giới, các rào cản và khó khăn cho việc áp dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ nghiên cứu này. Kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu này là tác giả đã tìm ra 3 nhóm nhân tố là rào cản và khó khăn trong việc áp dụng ABC ở Việt Nam, bao gồm: các vấn đề kỹ thuật, các vấn đề hành vi và các vấn đề về hệ thống. Và từ đó, tác giả đã đƣa ra tín hiệu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm và dịch vụ khác, chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng cao, đa dạng kênh phân phối, sự yếu kém của hệ thống kế toán chi phí hiện tại và áp lực“cạnh tranh thị trƣờng ngày càng”cao. Thêm vào đó, tác giả còn đƣa ra thêm một yếu tố cần thiết để áp dụng ABC là một đội ngũ trực tiếp tham gia vận hành ABC.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng