Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trư...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội tt

.PDF
12
129
73

Mô tả:

1 2 GIỚI THIỆU CHUNG cụ thể. Tại Việt Nam, nghiên cứu về tuân thủ thuế có sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp phương pháp định lượng còn chưa nhiều. 1. Giới thiệu về luận án Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Phương pháp nghiên cứu chính là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định lượng với kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với nghiên cứu trên mẫu lớn kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các giải pháp làm tăng tuân thủ thuế của người nộp thuế. 2. Sự cần thiết của đề tài Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, phân phối lại của cải, thu nhập trong xã hội. Xu thế chung của ngành thuế các nước trên thế giới đều muốn cải thiện mối quan hệ giữa người thu thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang quan hệ “bạn đồng hành” cùng thực hiện nhiệm vụ chung cho Nhà nước. Cơ chế tự tính, tự khai thuế vốn được coi là cơ chế quản lý thuế tiên tiến được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng trong trường hợp người nộp thuế không tuân thủ thuế tốt cùng với năng lực quản lý thuế yếu kém, không thể phát hiện các gian lận của người nộp thuế, cơ chế tự khai, tự nộp sẽ không phát huy hiệu quả ngược lại còn làm thất thoát số tiền thu thuế của ngân sách Nhà nước. Chiến lược quản lý thu thuế của rất nhiều quốc gia hiện nay hướng vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Mục đích của của chiến lược này là tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Hà Nội vừa là thủ đô, vừa là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nước. Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lí thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế Hà Nội. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu (1) Hệ thống hóa được cơ sở lý luận, các lý thuyết gốc các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. về Tuân thủ thuế và (2) Nghiên cứu ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. (3) Thông qua việc kiểm định mô hình nghiên cứu trên mẫu nghiên cứu, tác giả muốn kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố với nhân tố tuân thủ thế trong nền kinh tế đang chuyển đổi như ở Việt Nam để tìm ra sự khác biệt với các nghiên cứu tại các nền kinh tế đã phát triển. (4) Gợi ý một số đề xuất giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế, xử phạt, chuẩn mực xã hội, danh tiếng của doanh nghiệp, đạo đức thuế, sở hữu, tuân thủ tự nguyện, tuân thủ bắt buộc. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu tại bàn Từ việc tổng quan nghiên cứu qua một số các tài liệu sưu tầm được và thông qua nghiên cứu trên một số các trang web có uy tín như https://scholar.google.com.vn/, http://search.proquest.com/, http://www.sciencedirect.com tìm ra được các hướng nghiên cứu chính về tuân thủ thuế trên thế giới, các lý thuyết gốc được sử dụng trong các nghiên cứu đó từ đó xây dựng được hướng nghiên cứu của đề tài, làm rõ các khái niệm của nhân tố tuân thủ thuế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Từ đó, tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sơ bộ. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc đều có chi nhánh, công ty con, cơ sở trực thuộc hoặc văn phòng đại diện tại thủ đô Hà Nội. Cũng thông qua phỏng vấn sâu tác giả ghi nhận, các đơn vị trong cùng hệ thống, cùng đơn vị thường có hành vi nộp thuế, tuân thủ thuế như nhau. Điều này khiến cho mẫu nghiên cứu của tác giả tại Hà Nội mang tính đại diện cao. 5.2. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu về tuân thủ thuế đã được thực hiện nhiều nhưng chiều tác động và mức độ ảnh hưởng còn chưa thống nhất, có sự khác biệt ở từng bối cảnh nghiên cứu Dựa vào mô hình nghiên cứu được xây dựng ở bước trên, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia về thuế, các chuyên gia tư vấn xây dựng chính sách 3 thuế, nhân viên cơ quan thuế và những doanh nghiệp đang thực hiện các nghĩa vụ thuế để đánh giá về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu từ đó đưa ra ý kiến nên thêm hoặc bỏ nhân tố nào cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế nghiên cứu tại Hà Nội. Kết quả của giai đoạn này sẽ giúp tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo của các biến làm cho chúng có tính tin cậy và giá trị hội tụ cao hơn. Phỏng vấn người nộp thuế để tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hiện nay theo góc nhìn của người nộp thuế 5.3. Nghiên cứu định lượng 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tuân thủ thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tuân thủ thuế tại Việt Nam trước đây chưa nghiên cứu một cách tổng thể các nhóm nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Việt Nam trước đây chỉ dừng lại ở mức độ thống kê, mô tả, chưa đưa ra được cái nhìn toàn diện về xu hướng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây chỉ hạn chế trên một phạm vi một quận, một huyện hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp chứa chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trên phạm vi rộng. Nhân tố danh tiếng doanh nghiệp cũng là nhân tố được đề cập rất hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Do vậy, mối quan hệ, các tác động hay những kết quả của vấn đề này dường như cũng chưa được kiểm chứng, đánh giá đầy đủ. Tác giả sử dụng bảng hỏi được xây dựng từ tổng quan và các bước nghiên cứu trước để tiến hành thu thập số liệu trên diện rộng với quy mô mẫu lớn để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Một số các công cụ nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng như: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích hồi quy đa biến; Phân tích phương sai; Phân tích sợ bộ dữ liệu bằng phân tích nhân tố EFA; Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khẳng định CFA và Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế 5.4. Kết cấu của luận án 1.2.1.1. Nghiên cứu tuân thủ thuế dựa vào các lý thuyết kinh tế: Luận án bao gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT 1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu theo hướng này cho rằng người nộp thuế luôn cố gắng tìm cách tối đa hóa lợi ích thu nhập chịu thuế của họ và việc này chịu tác động bởi nhân tố chi phí tuân thủ và lợi ích của việc trốn thuế. Người nộp thuế có thể sẽ lựa chọn việc mạo hiểm trốn tránh tất cả hoặc một phần thu nhập thực tế nếu không bị kiểm tra hồ sơ thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp bị kiểm tra, việc tuân thủ lại tốt hơn bởi vì khi thanh toán một khoản tiền phạt do trốn thuế sẽ làm giảm thu nhập hơn nhiều so với một khoản thanh toán tiền thuế. Các nghiên cứu theo hướng này giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích trong các báo cáo thuế và sự tuân thủ thuế vì những lợi kinh tế do trốn thuế mang lại nhiều hơn các chi phí phải trả. Mặc dù có nhiều ưu thế trong việc xác định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế nhưng các nghiên cứu tuân thủ thuế tiếp cận bằng các lý thuyết kinh tế lại không đề cập đến nhân tố đạo đức, tâm lý của người nộp thuế. Các phương pháp nghiên cứu từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế luôn giả định rằng nhân tố đạo đức kinh doanh không quan trọng trong các quyết định tuân thủ thuế. Trên thực tế, bên cạnh những nhân tố về lợi ích kinh tế, việc tuân thủ thuế còn chịu tác động rất lớn bởi nhân tố tâm lý, đạo đức… của người nộp thuế. Bởi vậy, các nhà khoa học lại tiếp tục nghiên cứu những tác động của các nhân tố tâm lý, xã hội đến nhân tố tuân thủ thuế của người nộp thuế. 1.2.1.2. Nghiên cứu tuân thủ thuế dựa vào các lý thuyết về xã hội, tâm lý, hành vi. Các nghiên cứu theo hướng này cho rằng, nhân tố con người mới là nhân tố quyết định đến quyết định tuân thủ thuế. Điểm hạn chế của phương pháp tiếp cận này 5 6 như (Andreoni và cộng sự, 1998) nói là các biến về tâm lý và thái độ của người nộp thuế là không có sẵn trong các tờ khai thuế và trong các báo cáo kiểm toán mà phải được thu thập từ việc khảo sát và bất lợi lớn của dữ liệu khảo sát là chúng được dựa trên tự báo cáo, những thông tin được cung cấp nhiều khi không chính xác và thái độ người được phỏng vấn nhiều khi không ổn định. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. 1.2.1.3. Nghiên cứu tuân thủ thuế kết hợp lý thuyết kinh tế và các lý thuyết về xã hội, tâm lý, hành vi. Theo hướng hiện đại, rất nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế dựa trên cả nhân tố Nói cách khác, tuân thủ thuế có thể được giải kinh tế và nhân tố tâm lý, xã hội. thích bằng rất nhiều nhân tố như các nhân tố động lực hành vi cá nhân, các nhân tố vượt trên cả phương pháp tội phạm kinh tế thông thường bao gồm lý thuyết về hành vi được đề xuất bởi nhà tâm lý học, xã hội học, và các nhà khoa học xã hội khác. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu. 1.2.1.4. Tiếp cận việc tuân thủ thuế dựa trên nghiên cứu các đặc điểm của doanh nghiệp Các nghiên cứu theo hướng này cho rằng các đặc điểm riêng của doanh nghiệp và các nhân tố về nhân khẩu hoc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh doanh, tuổi và giới tính của chủ doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra bằng chứng rằng phụ nữ thường ít gian lận thuế hơn nam giới cũng như người lớn tuổi tuân thủ thuế tốt hơn người trẻ. 1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế Mô hình kinh tế - Trừng phạt Mô hình kinh tế-tâm lý. Mô hình hành vi 2.1. Các khái niệm Tuân thủ thuế: (Alm và cộng sự, 1992a) đưa ra một khái niệm được hiểu một cách đơn giản nhất, tuân thủ thuế được hiểu là việc báo cáo chính xác các khoản thu nhập chi phí theo đúng quy định của luật thuế. Tác giả nhận thấy, khái niệm của (Alm và cộng sự, 1992a) đã bao quát được hết hàm ý của hành vi tuân thủ thuế và phù hợp với các quy định về pháp luật thuế ở Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của (Alm và cộng sự, 1992a) trong nghiên cứu của mình. Trốn thuế là khái niệm được nghiên cứu kết hợp giữa yếu tố khoa học xã hội và kinh tế tội phạm, được định nghĩa là việc sử dụng các phương thức mà luật pháp không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp. (Surtees và Millord, 2004) cho rằng trốn thuế là hành vi cố ý, hành động không trung thực khi người nộp thuế khai giảm thu nhập hoặc tăng chi phí để giảm gánh nặng thuế. (Elffers và cộng sự, 1987) đưa ra định nghĩa trốn thuế là hành vi chủ động giảm gánh nặng thuế một cách bất hợp pháp. Về mặt pháp lý, trốn thuế cũng có nghĩa là không tuân thủ thuế. Tránh thuế: Không giống như trốn thuế, vốn được coi là một hành vi vi phạm pháp luật, tránh thuế lại được coi là một nghệ thuật không phải trả thuế mà không vi phạm bất cứ luật thuế và không làm giảm gánh nặng thuế (Paulauskas, 2006). (Slemrod và Yitzhaki, 2002) cho rằng dù thực hiện cố ý hay không, nếu một hành động của một người nộp thuế gây ra việc giảm tiền thuế phải nộp, nó phải được coi là trốn thuế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tránh thuế xét trên khía cạnh nào đó là hợp pháp và không đồng nghĩa với không tuân thủ thuế. 2.2. Phân loại tuân thủ thuế (Brown và Mazur, 2003) chia tuân thủ thuế thành ba loại tuân thủ đó là tuân thủ thanh toán, tuân thủ kê khai và tuân thủ báo cáo. Tuân thủ kê khai là loại tuân thủ liên quan đến tỷ lệ người nộp thuế kê khai thuế. Khi tính toán tỷ lệ kê khai thuế, mẫu số luôn là số người nộp thuế đã đăng ký thuế nhưng trên thực tế, mẫu số này phải lớn hơn vì có một bộ phận người kinh doanh đã không thực hiện đăng ký với cơ quan thuế. Tác giả nhận thấy phân loại thuế theo ba loại như (Brown và Mazur, 2003) là phù hợp với thực trạng tuân thủ thuế ở Việt nam hiện nay. Bởi vậy, tác giả lựa chọn cách phân loại của (Brown và Mazur, 2003) để phân tích bối cảnh nghiên cứu trong nghiên cứu này. 7 2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế 2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng Lý thuyết này giả định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con người kinh tế là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị trường loại bỏ. Áp dụng vào hành vi tuân thủ thuế, lý thuyết về độ thỏa dụng cho rằng người nộp thuế sẽ tự quyết định giữa rủi ro và các điều kiện không chắc chắn bằng cách so sánh các giá trị thỏa dụng kỳ vọng của họ. Người nộp thuế sẽ cân nhắc một cách thận trọng các lựa chọn cho việc trốn thuế và sẽ lựa chọn trường hợp nào thu được lợi ích cao nhất và ít bị phát hiện nhất. 2.3.2. Lý thuyết triển vọng Nội dung chính của lý thuyết triển vọng như sau: Hành vi của con người thường được thực hiện bằng cách chú ý vào cái được và cái mất. Lý thuyết triển vọng đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế. Lý thuyết này cho rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả hình phạt và điều tra, là cách tốt nhất để xử lý các hành vi không tuân thủ thuế. 8 những kết quả và hậu quả có thể xảy ra nếu thực hiện các hành vi đó và mọi người sẽ lựa chọn thực hiện những hành vi nào có khả năng mang lại kết quả như mong muốn. 2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT)) Lý thuyết này cho rằng các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên các giá trị xã hội, mà nếu xét riêng biệt có thể là mâu thuẫn nhưng cùng nhau, cân bằng lẫn nhau, tạo ra hành vi được coi là "bình thường" bởi xã hội. Khi một người nắm giữ bộ giá trị mất cân bằng các quyết định được tạo ra từ những giá trị này có thể gây nên những hành vi lệch lạc ví dụ như hành vi phạm tội hàng ngày (Itashiki, 2011). Cũng chính vì các giá trị đạo đức của xã hội suy giảm nên khả năng xảy ra những hành vi lệch lạc, như trốn thuế, có thể tăng. Tình trạng này đặc biệt tăng cao khi giá trị văn hóa hiện có nhấn mạnh tăng vật chất và phần thưởng kinh tế và thiết lập cân nhắc bỏ đạo đức trong xã hội, tổ chức. 3.3.7. Lý thuyết Người đại diện Lý thuyết này cho rằng con người quyết định hành động theo một hướng cụ thể, hành động này dựa trên hành động khác mà việc lựa chọn đó dựa trên mong muốn trong nhận thức của cá nhân đó về kết quả của hành vi được lựa chọn. Lý thuyết người đại diện giải thích mối quan hệ bản chất giữa ông chủ, người đại diện và bên thứ ba. (Jackson và Milliron, 1986a) cho rằng có mối quan hệ đặc biệt với các nghiên cứu về tuân thủ thuế và khẳng định vai trò của người kê khai thuế chính là đại diện cho người nộp thuế. Phần lớn các nghiên cứu về tuân thủ thuế đều cho rằng, người quản lý doanh nghiệp là đại diện cho các cổ đông luôn được khuyến khích các biện pháp để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, (Weber, 1978) cũng cho rằng hành vi của con người có những logic riêng và nhiều khi không chỉ là vì những lợi ích kinh tế 2.3.4. Lý thuyết răn đe 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3.3. Thuyết kỳ vọng Lý thuyết răn đe cho rằng mọi người sẽ lựa chọn chấp hành hoặc vi phạm pháp luật sau khi tính toán lợi ích và hậu quả của các hành động của họ. Có hai loại răn đe cơ bản là răn đe chung và răn đe cụ thể. Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tuân thủ thuế chứng minh rằng các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng tích cực đến thái độ người nộp thuế và có thể định hướng hành vi người nộp thuế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lý thuyết răn đe sẽ có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế nếu có sự chắc chắn rằng người vi phạm sẽ bị trừng phạt. Khi các biện pháp trừng phạt được thực hiện lỏng lẻo sẽ làm tăng cơ hội không tuân thủ thuế của người nộp thuế. 2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý Lý thuyết này xem xét các mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, động cơ, ý định và hành vi. Trong đó ý định là nhân tố có trước và sẽ dẫn tới hành vi. Lý thuyết này cho rằng trước khi quyết định một hành vi nào đó mọi người sẽ cân nhắc và xem xét Tác giả tổng hợp lựa chọn các nhân tố và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất sau: Khả năng bị kiểm tra thuế Tuân thủ bắt buộc Tuân thủ thuế Xử phạt Chuẩn mực xã hội Danh tiếng doanh nghiệp Tuân thủ tự nguyện Đạo đức thuế Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 9 10 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Ký hiệu Nội dung 3.1. Nghiên cứu định tính Chiều tác động mong muốn H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện + H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc + H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện + H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc + H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H7 Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với nhau + Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay hướng đến các việc đánh giá các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Việc lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế trong mô hình được thực hiện ở nhiều đối tượng đang tham gia vào việc thực thi thuế như các chuyên gia hoạch định chính sách thuế, nhân viên cơ quan thuế và các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ thuế. Tiến hành phỏng vấn để đánh giá về các khái niệm, nhân tố, mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Từ phỏng vấn sâu, tác giả phát hiện thêm nhân tố sở hữu là nhân tố đặc trưng của Việt Nam. Tiếp tục phỏng vấn sâu về nhân tố sở hữu và tìm kiếm thông tin trong tổng quan, tác giả tiếp tục đưa nhân tố sở hữu vào mô hình nghiên cứu. Khả năng bị kiểm tra thuế Xử phạt Tuân thủ bắt buộc Tuân thủ thuế Chuẩn mực xã hội Danh tiếng doanh nghiệp Tuân thủ tự nguyện Đạo đức thuế Sở hữu Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính 11 12 Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính Ký Chiều tác động Nội dung hiệu mong muốn H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi + tuân thủ thuế tự nguyện H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi + tuân thủ thuế bắt buộc H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ + thuế tự nguyện H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ + thuế bắt buộc H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ + thuế tự nguyện H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ + thuế bắt buộc H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H7 Sở hữu có quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2. Nghiên cứu định lượng Trình tự các bước thực hiện trong nghiên cứu định lượng được thực hiện như bảng sau: Bảng 3.2: Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng Nội dung thực hiện - Từ tổng quan và từ nghiên cứu định tính lựa chọn bộ thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu 1. Xây dựng bộ - Các thang đo bằng tiếng Anh sẽ được dịch sang tiếng Việt bởi thang đo hai chuyên gia tiếng Anh độc lập để đảm bảo nội dung và không bỏ sót nội dung của thang đo - Đảm bảo tính giá trị (Validity) của thang đo - Đảm bảo tính tin cậy (Realibility) của thang đo + Sau khi đảm bảo tính giá trị của thang đo, tác giả tiến hành 2. Đánh giá thang phát bảng hỏi để nghiên cứu thử nghiệm đo + Với mỗi biến cần đảm bảo chỉ số Cronbach alpha >0.7 để đảm bảo thang đo là ổn định và tin cậy qua các lần đo + Nếu không đảm bảo, tác giả sẽ xem lại tổng quan, xem xét yếu tố dịch thuật, thảo luận với chuyên gia… 3. Nghiên cứu - Hoàn thiện bảng hỏi để phát phiếu nghiên cứu trên diện rộng chính thức - Thu thập số liệu - Sự dụng phần mềm SPSS, AMOS để thực hiện phân tích hồi 4. Phân tích số liệu quy và SEM cho mô hình đã đề xuất. Các bước 4.1. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế Nhìn chung, từ số liệu của cơ quan thuế, thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm thực trạng tuân thủ kê khai, tuân thủ báo cáo và tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế là khá tốt tại Hà Nội. 4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. Để tìm hiểu về đánh giá chung của các doanh nghiệp về thực trạng tuân thủ thuế, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 doanh nghiệp là những người đang nộp thuế để tìm hiểu. Theo ghi nhận của tác giả về tình trạng tuân thủ thuế người nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ phỏng vấn 20 doanh nghiệp tác giả nhận thấy, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều tuân thủ tốt kê khai thuế và thanh toán tiền thuế theo tờ khai thuế đúng thời hạn. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu hơn về tuân thủ báo cáo thuế, tác giả nhận thấy hiện tượng phần lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết họ đồng tình với việc báo cáo thuế không đúng, khiến cho số thuế phải nộp giảm đi hay tỏ ra đồng tình với việc “hợp lý hóa” chứng từ. Điều này không hẳn xuất phát từ lý do người nộp thuế không nắm được các quy định về thuế mà do nhiều yếu tố tác động như: Tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp tương tự, mất nhiều chi phí không chính thức….Bên cạnh đó, tác giả ghi nhận mức độ hài lòng của các doanh nghiệp được phỏng vấn với cơ quan thuế còn chưa cao. 4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo được đo lường bởi các biến quan sát độc lập với độ tin cậy Cronbach’s alpha lớn hơn mức yêu cầu là 0,7, các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng phần với biến tổng đạt giá trị yêu cầu lớn hơn hoặc xấp xỉ 0.5, đồng nhất đo các khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa phân tích tổng hợp. 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Tác giả chạy EFA cho đồng thời tất cả các biến quan sát. Kết quả như sau: 13 14 Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến KMO = 758 Thành phần Eigen – Value Tổng số 1 4.614 2 3.099 3 2.614 4 2.081 5 1.859 6 .797 7 .630 8 .575 9 .524 10 .425 11 .392 12 .381 13 .370 14 .351 15 .342 16 .269 17 .238 18 .186 19 .183 20 .069 Bartlett’s Test. Sig = 0.000 % Phương sai % Cộng dồn 23.069 23.069 15.496 38.565 13.072 51.637 10.406 62.043 9.294 71.337 3.985 75.323 3.150 78.473 2.875 81.348 2.619 83.967 2.127 86.094 1.959 88.052 1.906 89.958 1.848 91.806 1.755 93.561 1.708 95.269 1.346 96.616 1.192 97.808 .929 98.737 .916 99.653 .347 100.000 Extraction Method: Principal Axis Factoring Kết quả cho thấy cả 20 items của 5 nhân tố đã tải về cùng năm nhân tố với Eigen-Value > 1, kết quả kiểm đinh KMO= 0,758> 0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000≤ 5% cho biến dữ liệu đo lường 5 nhân tố: Danh Tiếng, xử phạt, chuẩn mực xã hội, đạo đức thuế và khả năng bị kiểm tra là hoàn toàn phù hợp. Các biến quan sát của các nhân tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau. 20 biến quan sát của thang đo tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện đều đạt yêu cầu và đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích CFA. 4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế * Phân tích hệ số hồi quy (Coefficients) Bảng 4.25: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Mô hình B Sai số chuần Beta T 1 (Constant) 2.035 .387 5.253 1 MKT .092 .045 .140 2.062 MCM .125 .054 .156 2.313 MXP .248 .056 .298 4.441 MDT .077 .070 .077 1.103 MDDT -.064 .055 -.082 -1.173 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB). Sig. .000 .041 .022 .000 .271 .242 Từ bảng kết quả trên chỉ ra, Sig của những biến MDDT, MDT > 0,05 nên loại bỏ khỏi mô hình. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất thì giả thuyết nghiên cứu “H4a: Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc” có Sig = 0.271> 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê và không được ủng hộ trong nghiên cứu này. Sig của biến MCM, MKT, MXP < 0,05 được giữ lại vì các biến này có mức độ tương quan với biến TTBB trong đó biến Xử phạt có mối tương quan mạnh nhất với Tuân thủ bắt buộc với mức ý nghĩa thống kê < 0.01 Tiếp tục phân tích hồi quy tác động các biến độc lập đối với biến tuân thủ tự nguyện thu được kết quả như sau: Bảng 4.26: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Mô hình B Sai số chuần Beta T Sig. 1 (Constant) 1.184 .430 2.753 .006 1 MKT .117 .050 .152 2.358 .019 MCM -.008 .060 -.009 -.139 .890 MXP .065 .062 .067 1.045 .297 MDT .426 .077 .367 5.510 .000 MDDT .101 .061 .111 1.654 .100 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế tự nguyên (TTTN). Từ bảng kết quả trên chỉ ra, Sig của những biến MXP, MCM, MDDT > 0,05 nên loại khỏi mô hình. Hệ số beta thể hiện mối liên hệ giữa biến MCM và biến tuân thủ thuế tự nguyện rất thấp -0.09 cho thấy biến chuẩn mực xã hội gần như không có 15 16 tương quan đến biến tuân thủ thuế tự nguyện trong khuôn khổ nghiên cứu. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất thì giả thuyết nghiên cứu “H3a: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện” có Sig = 0.890> 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê và không được ủng hộ trong nghiên cứu này. Riêng Sig của biến MDDT là 0.1 xấp xỉ mức ý nghĩa thống kê 10% nên tác giả vẫn tiếp tục giữ lại và đưa vào phân tích SEM. Khi có bằng chứng vững chắc thì quyết định loại hay không. Tiếp tục phân tích mức độ tương quan giữa biến TTBB, TTTN với biến phụ thuộc TTT, thu được kết quả sau: Bảng 4.27: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế tự nguyện Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Mô hình B 1 (Constant) Hệ số hồi quy chuẩn hóa Sai số chuần 1.125 .256 .407 .068 TTTN Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P 265.132 158 1.678 0.887 0.939 0.949 0.059 .000 Chỉ số TLI (Chỉ số tính phù hợp của thị trường), Chỉ số CFI (Chỉ số so sánh) đều cho kết quả tốt >0.9. Riêng chỉ số GFI (Chỉ số mức độ tốt của sự phù hợp) = 0.887 dù đã cải thiện tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt đươc > 0.9. Tuy nhiên GFI ở mức 0.887 vẫn có thể chấp nhận được. Chỉ số Dmin/Df = 1.678 <3, chỉ số RMSEA = 0.059 <0.08 là đạt. 4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau: T Sig. Beta .391 Bảng 4.49: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau khi móc nối e2 và e4 4.390 .000 5.963 .000 Khả năng bị kiểm tra + Tuân thủ bắt buộc + + Xử phạt + + Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế (TTT). Tuân thủ thuế + Bảng 4.28: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế bắt buộc Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa B 1 (Constant) TTBB Hệ số hồi quy chuẩn hóa Sai số chuần 1.912 .324 .196 .087 Beta T .158 + Chuẩn mực xã hội Sig. Danh tiếng doanh nghiệp + Tuân thủ tự nguyện 5.907 .000 Hình 4.5: Các giả thuyết đã được kiểm định 2.241 .026 Mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế (TTT). Từ bảng phân tích trên chỉ ra rằng hai biến độc lập là biến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc đều có tác động tới biến phụ thuộc là biến tuân thủ thuế vì Sig đều nhỏ hơn 0,05. 4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn sau khi móc nối các sai số như sau: Theo bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa ta cảm nhận được: Với biến tuân thủ thuế tự nguyện: Mức độ tác động biến khả năng bị kiểm tra đến tuân thủ thuế tự nguyện là lớn nhất và đây cũng là ước lượng lớn nhất của toàn mô hình với ước lượng là 0.973. Với biến tuân thủ thuế bắt buộc, mức độ tác động của biến xử phạt là lớn nhất. Tiếp đó là tác động của biến khả năng bị kiểm tra với ước lượng của tác động lần lượt là 0.681 và 0.666. 17 18 Với biến tuân thủ thuế, hai biến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc đều tác động đến biến tuân thủ thuế. Tuy nhiên, biến tuân thủ thuế tự nguyện có tác động mạnh hơn với ước lượng là 0.608. Từ bảng phân tích hồi quy giữa các biến Tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt buộc với biến sở hữu cho thấy biến sở hữu có tác động mạnh đến tuân thủ thuế tự nguyện. Tuy nhiên lại không tác động đến Tuân thủ thuế bắt buộc vì p-value =0.657. Để tiếp tục kiểm định xem biến Sở Hữu có tác động như thế nào đến mô hình, tác giả tiến hành phân tích hồi quy. Trước tiên, là kiểm định hệ số hồi quy, thu được kết quả sau: Bảng 4.57: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Mô hình B Sai số chuần 1 (Constant) 2.122 .435 MDDT -.062 .055 MCM .125 .054 MDT .071 .071 MKT .090 .045 MXP .251 .056 SH -.041 .093 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB). Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta Phân tích hồi quy giữa các biến độc lập bao gồm cả biến SH với biến MTTBB, không tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm các doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% và nhóm các doanh nghiệp Việt Nam khác. Điều này chứng tỏ biến Sở hữu không có tác động đến Tuân thủ thuế bắt buộc. Tác giả tiếp tục đưa biến Sở hữu vào để phân tích bằng phương pháp SEM, kết quả thu được như sau: T Sig. 4.881 .000 -1.117 .265 2.300 .023 .991 .323 2.015 .045 4.451 .000 -.445 .657 -.079 .155 .071 .137 .302 -.031 Bảng 4.58: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện Cơ sở pháp lý đánh Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy giá hoạt động tuân chưa chuẩn hóa chuẩn hóa thủ thuế của người B Sai số chuần Beta nộp thuếMô hình 1 (Constant) .649 .484 MDDT .126 .062 .135 MCM -.093 .060 -.097 MDT .337 .079 .284 MKT .185 .050 .236 MXP .068 .063 .068 SH .412 .104 .258 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế tự nguyện (TTTN). Hình 4.5: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu T 1.341 2.041 -1.540 4.254 3.703 1.079 3.978 Sig. .182 .043 .125 .000 .000 .282 .000 Kết quả chạy SEM của toàn bộ mô hình này thì độ phù hợp của mô hình kiểm định cũng được thỏa mãn. Kết quả của kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thể hiện qua bảng “Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa – Standart RegressionWeight) 19 TTTN TTTN TTTN TTBB TTBB TTBB TTBB TTTN TTT TTT TTT <--<--<--<--<--<--<--<--<--<--<--- Bảng 4.64: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) Giá trị tới Sai lệch Ước lượng chuẩn hạn Estimate S.E. C.R. DT .227 .120 1.885 DDT .069 .136 .504 KT 1.954 .479 4.076 XP .263 .060 4.367 CM .124 .047 2.630 KT .467 .163 2.866 SH -.028 .066 -.415 SH .366 .097 3.768 TTTN .246 .075 3.299 TTBB .411 .189 2.180 SH .162 .078 2.075 20 Mức ý nghĩa P .059 .614 *** *** .009 .004 .678 *** *** .029 .038 Từ bảng trọng số hồi quy chỉ ra rằng, hệ số của SH đối với TTTN, TTT có ý nghĩa thống kê dưới mức 5%, nhưng, hệ số của SH đối với TTBB không có ý nghĩa thống kê với mức xác suất 10%. Hơn nữa, hệ số của SH đối với TTTN và TTT đều dương, tức là những doanh nghiệp sở hữu nhà nước cao thì khả năng TTTN và TTT sẽ cao. Như vậy, kiểm định phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H7 “ Sở hữu có quan hệ thuận chiều với tuân thủ tự nguyện” CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT 5.1. Một số kiến nghị 5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Hòan thiện khung pháp lý cần đảm bảo theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp. Văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn chính sách thuế nên sử dụng những câu đơn, những từ ngữ dể hiểu, để hạn chế tối đa việc người nộp thuế lợi dụng các quy định không rõ ràng nhằm gian lận thuế. Chuẩn mực kế toán và luật thuế cần điều chỉnh cho không có quá nhiều khác biệt như hiện nay. Quy định rõ ràng hơn những nội dung pháp luật về thuế đặc thù đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù Để tăng cường ý thức tuân thủ thuế, các nhà hoạch định chính sách thuế có thể phối hợp với các đơn vị liên quan như bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức giáo dục khác đưa vào chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học, cao học những môn học liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đó có hành vi tuân thủ thuế. 5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế 5.1.2.1. Hoàn thiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao ý thức của xã hội về tuân thủ thuế. Cơ quan thuế có thể có thực hiện các giải pháp sau: * Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thế xây dựng các các chương trình mục tiêu tuyên truyền hỗ trợ cho các nhóm doanh nghiệp thuộc các cấp độ tuân thủ thuế khác nhau, cụ thể: Nhóm các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tự nguyện tuân thủ thuế: Các chương trình tuyên truyền hỗ trợ là những chương trình chủ yếu biểu dương nhằm nâng cao danh tiếng, vai trò của các doanh nghiệp luôn tuân thủ thuế tốt trên địa bàn. Những biện pháp này cần cân nhắc lợi ích kinh tế của các bên và việc tuyên truyền hỗ trợ này nên được xem xét theo hướng tác động tâm lý tích cực khiến người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế. Với nhóm các doanh nghiệp thuộc cấp độ “chấp nhận tuân thủ”, cơ quan thuế cần tuyên truyền để các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc tích cực tuân thủ thuế. Xây dựng các phần mềm quản lý việc kê khai, nộp thuế cho từng mã số thuế giúp người nộp thuế có thể theo dõi và quản lý quá trình nộp thuế của mình. Thường xuyên thông báo các thời hạn nộp thuế trên website của cơ quan thuế. Với các doanh nghiệp thuộc cấp độ “miễn cưỡng” tuân thủ thuế, các chương trình tuyên truyền hỗ trợ tập trung vào hỗ trợ, tư vấn người nộp thuế về chính sách thuế, tuyên truyền các chính sách kiểm tra thuế, các chính sách xử phạt, cưỡng chế thuế, các chính sách xử lý vi phạp pháp luật về thuế và hậu quả về chi phí, về pháp luật mà người nộp thuế phải chịu. Với các doanh nghiệp thuộc cấp độ “từ chối” tuân thủ thuế, tuyên truyền về cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước khác trong việc thanh tra, kiểm tra, điều tra về thuế. Bên cạnh đó, các chương trình tuyên truyền hỗ trợ còn cần tập trung vào vai trò hỗ trợ người nộp thuế trong tìm hiểu chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế về mặt lưu trữ sổ sách kế toán nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính trong tuân thủ thuế. * Căn cứ vào quy mô, sở hữu, ngành nghề, thời gian hoạt động cơ quan thuế có thể xây dựng các chương trình tuyên truyền hỗ trợ thuế khác nhau, cụ thể: 21 22 Với nhóm các doanh nghiệp lớn thường là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trên địa bàn tập trung vào đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ của doanh nghiệp về chính sách thuế, tránh tình trạng kê khai thuế, nộp thuế thiếu, muộn so với quy định. Các hình thức hỗ trợ chủ yếu nên là là tọa đàm, tổ chức hội thảo, đối thoại, tổ chức các buổi tuyên truyền, hỗ trợ riêng cho nhóm các doanh nghiệp này, phân công cán bộ thuế chuyên trách có trình độ tốt trực tiếp theo dõi, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp này. Thu hút các doanh nghiệp này tham gia vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp khác tuân thủ thuế. Thu hút các doanh nghiệp này vào việc xây dựng những đề xuất về chính sách thuế để hoàn thiện thêm các luật thuế và luật quản lý thuế. đầu báo lớn có tầm ảnh hưởng rộng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền qua panô, áp phích, băng rôn. Xây dựng các ấn phẩm, audio, video clip, tờ rơi quảng bá về dịch vụ thuế trên các kênh tuyên truyền. Tài trợ hoặc thực hiện những chương trình truyền hình về xử phạt các sai phạm về thuế, những bộ phim truyền hình về đề tài kinh doanh và pháp luật thuế để lan tỏa và biểu dương hành vi tuân thủ thuế… Với nhóm các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Các chương trình tuyên truyền hỗ trợ cần tập trung vào nâng cao vai trò trợ giúp, thông tin, giải đáp thắc mắc và giáo dục của cơ quan thuế nhằm giúp các doanh nghiệp này nắm rõ các quy định về chính sách thuế, về sự công bằng của cơ quan thuế. Đồng thời tuyên truyền chính sách kiểm tra thuế, xử phạt thuế. Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thông tin với các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hội tư vấn thuế, đại lí thuế… để nắm bắt tình hình SXKD, và kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. In ấn các ấn phẩm, sổ tay người nộp thuế giúp các doanh nghiệp nắm rõ và cập nhật các chính sách thuế. Với nhóm các doanh nghiệp còn non trẻ hoặc mới thành lập, các chương trình tuyên truyền hỗ trợ cần tập trung vào giải đáp, tuyên truyền các kiến thức, thủ tục thuế, tuyên truyền quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế, tuyên truyền các chính sách về kiểm tra, xử phạt thuế giúp người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Thường xuyên duy trì liên lạc với doanh nghiệp. * Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, tuyên truyền người nộp thuế. Ngoài tổ chức những buổi tuyên truyền cập nhật chính sách mới, các buổi hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp, tuyên truyền chính sách thuế trên hệ thống loa truyền thanh tại cơ sở, trên bảng chạy điện tử, bảng thông báo tại bộ phận một cửa, qua ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền về chính sách thuế, qua website điện tử. Tiếp cận và tương tác với người nộp thuế trên nhiều kênh như facebook, email… Hỗ trợ phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, đại lí thuế, quản lý các đơn vị này tốt sẽ là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp tốt trong thực hiện các nghĩa vụ thuế. Xây dựng và triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và hỗ trợ NNT trực tuyến tập trung tại Tổng cục Thuế theo nhóm đối tượng và theo thủ tục hành chính. Cơ quan thuế cần thực hiện tuyên truyền rộng rãi về thuế thông qua việc mở chuyên trang, chuyên mục về thuế trên các báo đài phát thanh, đài truyền hình, mở chuyên mục về thuế trên đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình truyền hình và các 5.1.2.2. Tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần đảm bảo những yếu tố sau: Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp hoặc đến tận đơn vị để kiểm tra để tránh gây áp lực hoặc phát sinh những tác động tiêu cực trong quá trình thanh tra. - Tiếp tục hoàn thiện, nghiêm túc thực hiện quy chế giám sát đoàn thanh, kiểm tra; Nghiên cứu, triển khai giám sát thông qua nhật ký điện tử công tác thanh, kiểm tra. - Chú trọng, đẩy mạnh đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thanh, kiểm tra thuế. - Tăng cường sự phối hợp cùng liên ngành thanh, kiểm tra chống thất thu ngân sách, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nhất là vi phạm về hoá đơn. - Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật, đầy đủ các bước theo quy trình 5.1.2.3. Điều chỉnh mức xử phạt các vi phạm thuế Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố xử phạt thuế có tác động tích cực tới tuân thủ thuế bắt buộc bởi vậy xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế cũng là một biện pháp tích cực khiến người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Các biện pháp xử phạt có thể bao gồm xử phạt bằng tiền như tăng mức phạt vi phạm lên hoặc kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ đọng thuế, như các biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang web của cơ quan thuế danh sách các đơn vị nợ thuế. 5.1.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ thuế: Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công việc nhằm khuyến khích, nhân rộng những nhân tố tích cực. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi cấp và mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong toàn ngành; Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị, từng CBCC thuế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế về mọi mặt; 23 24 - Thực hiện luân phiên, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và của ngành. buộc, thực trạng tác động tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. 5.1.2.5. Xây dựng chiến lược quản lý thuế dựa vào mức độ tuân thủ thuế Kết quả của nghiên cứu này cho các nhà quản lý thấy rằng, nhân tố tuân thủ thuế tự nguyện là nhân tố có tác động mạnh hơn đến tuân thủ thuế bắt buộc. Nhân tố khả năng bị kiểm tra và xử phạt vẫn là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, đặc biệt là nhân tố khả năng bị kiểm tra. Có thể phân loại NNT theo nhiều tiêu thức như theo loại hình DN; theo ngành nghề kinh doanh; theo qui mô kinh doanh, mức độ tuân thủ... Trong đó, phân loại theo mức độ tuân thủ là vấn đề trọng tâm của mô hình quản lý tuân thủ nêu trên. Trên cơ sở các phương pháp và tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT nêu trên, CQT tiến hành xây dựng hệ thống phân loại mức độ tuân thủ của NNT theo mô hình tháp tuân thủ, NNT sẽ được phân loại theo 4 mức độ là nhóm sẵn sàng tuân thủ, nhóm cố gắng tuân thủ, nhóm miễn cưỡng tuân thủ và nhóm không tuân thủ. Đồng thời, căn cứ vào các kết quả đánh giá và phân loại NNT theo mức độ tuân thủ nêu trên, CQT có thể nhận định được tình hình thực tế mức độ tuân thủ của NNT và nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt động của CQT để xây dựng các phương pháp/chiến lược quản lý tương ứng nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT. 5.2. Các đóng góp của luận án * Những đóng góp về mặt lí luận: Nghiên cứu này được thực hiện góp phần làm phong phú hơn lĩnh vực nghiên cứu, góp phần vào nền tảng kiến thức chung. Nghiên cứu này đã tìm ra được một mối liên hệ mới, được kiểm chứng trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, điều mà chưa có nghiên cứu nào trước đây đề cập tới đó là nhân tố sở hữu có tác động tích cực đến hành vi tự nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế. Mối quan hệ giữa nhân tố danh tiếng hay hình ảnh của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế tự nguyên đã được kiểm chứng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu này bổ sung thêm kiến thức về hành vi tuân thủ thuế ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra nhân tố mới là nhân tố sở hữu. Phân biệt giữa tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện và cũng không khám phá sự khác biệt giữa hành vi tuân thủ thuế bắt buộc và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. * Những đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp cho những nhà hoạch định chính sách thuế và cơ quan thuế thực trạng các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt Nhân tố danh tiếng của doanh nghiệp có tác động đến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc. Nhân tố chuẩn mực xã hội có tác động đến tuân thủ bắt buộc. Tuy nhiên, tác giả đã không tìm thấy được mối liên hệ giữa nhân tố đạo đức thuế - một nhân tố chủ quan khá quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hành vi tuân thủ thuế trong nhiều nghiên cứu trước đây- đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5.3. Các hạn chế của luận án Thứ nhất, hạn chế trong việc tiếp cận đối tượng điều tra khảo sát khiến cho số liệu thu thập được không thật phong phú và có tính đại diện như mong muốn. Thứ hai, trong quá trình điều tra khảo sát, do điều tra trên mẫu nghiên cứu là người đang tham dự các khóa đào tạo nâng cao hoặc các khóa cập nhật chính sách thuế mới nên quá trình điều tra khá mất công sức và có nhiều phiếu không hợp lệ cũng như nhận được những câu trả lời còn thiếu chính xác. Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá, còn có thể có một số nhân tố khác tác động đến hành vi tuân thủ thuế mà tác giả chưa đánh giá đầy đủ trong nghiên cứu. 5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo Từ những kết quả nghiên cứu của luận án và những điểm còn khuyết thiếu và hạn chế của luận án, tác giả cũng đề xuất một số định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án như sau: - Mở rộng đối tượng nghiên cứu. - Đầu tư nhiều hơn cho quá trình phân phát và thu thập bảng hỏi bằng việc phân phát nhiều bảng hỏi hơn, hình thức phân phát và thu thập độc lập hơn, cải thiện tính ngẫu nhiên và tính đại diện của mẫu nghiên cứu. - Đưa thêm các nhân tố vào mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu đến các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của cán bộ thuế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan