Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đo...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn khách sạn marriott international tại việt nam

.PDF
116
447
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGỌC TRANG ĐÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN MARRIOTT INTERNATIONAL TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGỌC TRANG ĐÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN MARRIOTT INTERNATIONAL TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế Toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG HUY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “ Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn khách sạn Marriott International tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Quang Huy. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017 Tác giả Võ Ngọc Trang Đài MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài ..........................................................................4 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................5 1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài. .........................................................5 1.1.1 Giới thiệu chung .........................................................................................5 1.1.2 Nhận xét .....................................................................................................7 1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước ..............................................................9 1.2.1 Giới thiệu chung .........................................................................................9 1.2.2 Nhận xét ...................................................................................................12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................16 2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ .......................................................................16 2.1.1 Nội dung về Kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO ................................16 2.2 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ...............23 2.2.1 Những lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................................23 2.2.2 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................24 2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................25 2.3.1 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................................25 2.3.2 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ........25 2.3.3 Cơ sở lý thuyết liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................................................26 2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .............27 2.4 Đặc điểm hoạt động của các khách sạn ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. ..........................................................................................................................29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ......................................................................32 3.2 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................34 3.2.1 Thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ......................................34 3.2.2 Xây dựng thang đo ...................................................................................36 3.2.3 Mô tả mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu....................................41 3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................44 4.1 Giới thiệu tổng quát về tập đoàn khách sạn Marriott ......................................44 4.2 Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các khách sạn thuộc tập đoàn khách sạn Marriott tại Việt Nam ..................................................................44 4.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các khách sạn thuộc tập đoàn khách sạn Marriott tại Việt Nam ............................................45 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............45 4.3.2 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá EFA .................52 4.3.3 Kiểm định tương quan..............................................................................57 4.3.4 Kiểm định phương sai ANOVA ..............................................................59 4.3.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ..............................................60 4.3.6 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng đa cộng tuyến).........................................................................................63 4.3.7 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................................................................63 4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................65 4.4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................65 4.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................68 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................71 5.1 Kết luận ...........................................................................................................71 5.2 Kiến nghị .........................................................................................................73 5.2.1 Xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu tại các khách sạn ............................73 5.2.2 Một số định hướng nhằm hoàn thiện các thành phần của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam ...................................74 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................78 PHỤ LỤC ..................................................................................................................81 PHỤ LỤC 1 : DÀN BÀI PHỎNG VẤN NHÓM .................................................81 PHỤ LỤC 2: DÁNH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM ............................................83 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.......................................................84 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................89 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AAA : American Accounting Association BCTC : Báo cáo tài chính COBIT : Control Objective For Information and Related Technology COSO : Committed Of Sponsoring Oganization ĐG : Đánh giá rủi ro DN : Doanh nghiệp FEI : Financial Executives Institute GS : Giám sát HĐQT : Hội đồng quản trị IIA : The Institute of Internal Auditors IMA : Institute of Management Accountants KS : Kiểm soát KSNB : Kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên MT : Môi trường kiểm soát TT : Thông tin và truyền thông DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các nội dung cập nhật của báo cáo COSO 2013 so với COSO 1992. Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát Bảng 4.2: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát Bảng 4.3: Thống kê độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro ( Lần 1) Bảng 4.4: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Đánh giá rủi ro ( Lần 1) Bảng 4.5: Thống kê độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro ( Lần 2) Bảng 4.6 : Thống kê tương quan biến tổng thang đo Đánh giá rủi ro ( Lần 2) Bảng 4.7: Thống kê độ tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát Bảng 4.8: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Hoạt động kiểm soát Bảng 4.9: Thống kê độ tin cậy thang đo Thông tin và truyền thông Bảng 4.10: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Thông tin và truyền thông Bảng 4.11: Thống kê độ tin cậy thang đo Giám sát Bảng 4.12: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Giám sát Bảng 4.13: Thống kê độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc tính hữu hiệu Bảng 4.14: Thống kê tương quan biến tổng thang đo biến phụ thuộc tính hữu hiệu Bảng 4.15 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập (lần 1) Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập (lần 2) Bảng 4.17: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay Bảng 4.18: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s biến phụ thuộc Bảng 4.19: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay Bảng 4.20: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Bảng 4.21: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của HTKSNB Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA Bảng 4.23: Kết quả phân tích hệ số hồi quy Bảng 4.24: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số Bảng 4.25: Kết quả kiểm định các giả thuyết DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO Hình 2.2 : Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy Hình 4.2: Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, sự phức tạp trong kinh doanh và các cáo buộc về gian lận trong báo cáo tài chính gần đây đã làm gia tăng sự quan tâm của doanh nghiệp về khía cạnh kiểm soát nội bộ cũng như kiểm toán nội bộ (Karagioros và các cộng sự, 2009). Nhằm đạt được những mục tiêu mà tổ chức đề ra, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) chặt chẽ là một trong những biện pháp cần thiết và quan trọng vì chúng sẽ giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị (Savcuk, 2007). Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn và trở ngại đáng kể khi phải tìm ra năng lực cốt lõi, thế mạnh riêng cũng như đánh giá và quản lý được những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp. Những khó khăn này sẽ khác nhau trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như ngành công nghiệp khách sạn, là một trong những ngành công nghiệp dịch vụ phát triển nhất trên toàn thế giới (Politis và các cộng sự, 2009). Thị trường du lịch, khách sạn tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, trong năm 2016, du lịch Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng cao với khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt, tăng 8.8%; tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỷ đồng, tăng 18.4% so với cùng kỳ năm 2015. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách sạn hữu hiệu sẽ là một điều kiện tiên quyết giúp khách sạn hoạt động tốt, đạt được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế hòa nhập, phát triển hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây đề cập đến vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Các công trình này đã nghiên cứu hệ thống KSNB theo quy mô hẹp ở từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, sản xuất, ngân hàng hoặc các cơ 2 quan, tổ chức nhà nước thuộc khu vực công. Tuy vậy, hầu như có rất ít nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dù đây là một ngành “công nghiệp không khói” đầy tiềm năng phát triển và là một trong những ngành nghề quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ. Với tập đoàn khách sạn Marriott International, quy trình kiểm soát dù được quy định khá chi tiết trong Bộ tiêu chuẩn của tập đoàn, nhưng với đặc thù hoạt động của mỗi khách sạn tại từng quốc gia trên toàn thế giới, rủi ro vẫn thường xuyên xảy ra do hệ thống KSNB của đơn vị chưa hoạt động hữu hiệu và chặt chẽ. Trong bối cảnh này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn khách sạn Marriott International tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn góp phần đánh giá, bổ sung, tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với ngành công nghiệp khách sạn, đặc biệt là các khách sạn thuộc sự quản lý của tập đoàn Marriott tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Dựa trên nền tảng lý thuyết về kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO năm 2013 và thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại các khách sạn thuộc tập đoàn khách sạn Marriott, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị và đề xuất giải pháp hoàn thiện. b. Mục tiêu cụ thể Đề tài có ba mục tiêu nghiên cứu chính:  Thứ nhất, tìm hiểu về lý thuyết kiểm soát nội bộ và các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của một hệ thống KSNB, đặc biệt về lĩnh vực kinh doanh khách sạn.  Thứ hai, dựa trên năm thành phần của hệ thống KSNB theo báo cáo COSO, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn quẩn lý Marriott International. 3  Thứ ba, gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm thiểu rủi ro thường xuyên tại các khách sạn thuộc tập đoàn này. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn xây dựng các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Câu hỏi 1: Mức độ tác động của các nhân tố theo báo cáo COSO 2013 đến tính hữu hiệu của các hoạt động KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam.  Câu hỏi 2: Giải pháp nào để hoàn thiện và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong các khách sạn thuộc tập đoàn? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nội dung liên quan đến tính hữu hiệu trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngành công nghiệp khách sạn. Đối tượng khảo sát là hệ thống kiểm soát nội bộ tại bảy khách sạn đang hoạt động tại Việt Nam thuộc sự quản lý của tập đoàn khách sạn Marriott International. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện khảo sát với nhân viên và cán bộ quản lý tại bảy khách sạn đang hoạt động tại Việt Nam thuộc sự quản lý chung của tập đoàn Marriott. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính:  Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, thu thập dữ liệu, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ và trình bày những chỉ tiêu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nói chung và ngành khách sạn nói riêng. 4  Thực hiện tham khảo ý kiến chuyên gia đối với bảng câu hỏi đã xây dựng để từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng  Thống kê, phân tích, tổng hợp các kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, được thực hiện nhằm tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc sự quản lý của tập đoàn Marriott.  Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.  Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài Qua quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ làm nổi bật sự tương tác của các thành phần của hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các khách sạn thuộc tập đoàn Marriott tại Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận xét, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB của các khách sạn trực thuộc tập đoàn. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và Kiến nghị. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài. 1.1.1 Giới thiệu chung George Drogalas và các cộng sự (2004) đã thực hiện đề tài “Theoretical approach in an Internal Control System: A conceptual framework and usability of internal audit in hotel business” nhằm nghiên cứu vai trò quan trọng của hệ thống KSNB trong kinh doanh khách sạn thông qua ba nội dung trọng tâm. Đầu tiên, tác giả hệ thống hóa khung lý thuyết về KSNB qua mạng lưới các định nghĩa , bao gồm định nghĩa về “Kiểm soát nội bộ” và “Hệ thống kiếm soát nội bộ”. Nội dung tiếp theo đề cập đến việc KSNB được xem là một yếu tố xúc tác, cung cấp thêm giá trị cho kinh doanh khách sạn hiện đại. Cuối cùng, với từng lĩnh vực hoạt động trong khách sạn, tác giả đã chỉ ra các thủ tục kiểm soát và vai trò của KSNB trong từng hoạt động cụ thể nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc kinh doanh khách sạn. Năm 2011, công trình nghiên cứu mang tên “Evaluation of the Effectiveness of Internal Audit in Greek Hotel Business” của Karagiorgos tập trung xem xét sự hữu hiệu của KSNB tại các khách sạn lớn ở Hy Lạp thông qua bảng câu hỏi khảo sát các cán bộ kiểm soát nội bộ và giám đốc tài chính tại các khách sạn lớn có tồn tại bộ phận kiểm soát nội bộ. Tiêu chí chọn lựa mẫu bao gồm các chỉ số như doanh thu ròng, lợi nhuận thuần, tổng tài sản,…Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây nói về tầm quan trọng của KSNB trong hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm nhân tố cấu thành nên hệ thống KSNB (COSO 1992) đều có tác động khá lớn đến sự hữu hiệu trong từng lĩnh vực hoạt động. Cụ thể hơn, nhân tố “Môi trường kiểm soát”được đánh giá với tỷ lệ cao nhất với giá trị trung bình ở mức 4.03, trong khi đó, nhân tố “Giám sát” lại có tỷ lệ thấp nhất với giá trị trung bình là 3.7. Từ đó, tác giả khẳng định vai trò quan trọng của một hệ thống KSNB hữu hiệu đối với hoạt động kinh doanh khách sạn tại Hy Lạp, giúp nền kinh tế Hy Lạp tăng trưởng một cách tốt hơn. 6 Nghiên cứu “An assessment of internal control system on the image of the hospitality industries in Royal Mac-Dic hotel and Capital View hotel” của Addey Josephine Nana Ama (2012) chỉ tập trung đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong ngành công nghiệp khách sạn, tập trung tại trường hợp của hai khách sạn MacDic Royal Plaza và Capital View. Bảng câu hỏi tự xây dựng bởi tác giả đã được sử dụng để thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu nhằm khám phá các hoạt động kiểm soát được sử dụng để đảm bảo sự chặt chẽ trong hệ thống KSNB tại khách sạn. Kết quả phân tích cho thấy 47.8% người được khảo sát tin rằng tổ chức họ làm việc có một sơ đồ tổ chức cụ thể, phân công rõ ràng và quyền hạn trách nhiệm cho từng cá nhân. Tuy vậy, đa số người được hỏi lại không chắc rằng hai tổ chức này có cập nhật chính sách kế toán và các hướng dẫn thủ tục thường xuyên hay không. Bên cạnh đó, để giúp đơn vị đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu cũng đã xác định một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ là kết quả nghiên cứu từ việc đánh giá kỹ càng năm thành phần - Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. Ngoài ra, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm giúp đơn vị nâng cao được hiệu quả hoạt động,cụ thể là: xây dựng các chính sách, quy định kế toán chặt chẽ, cập nhật thường xuyên về KSNB bằng cách sử dụng các công nghệ mới; thực hiện tốt nghĩa vụ với người lao động để tránh xảy ra hành vi tham nhũng, giám sát và theo dõi chặt chẽ các hoạt động xảy ra trong khách sạn. Năm 2016, tác giả Länsiluoto, A. đã thực hiện nghiên cứu “Internal control effectiveness – a clustering approach” thông qua khảo sát 1,469 giám đốc điều hành (CEO) tại các công ty lớn ở Phần Lan nhằm tập hợp ý kiến tự đánh giá kiểm soát (Control Self Assessment) của các CEO về cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB tại các công ty đó. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận “Sơ đồ tự tổ chức” (Self Organizing Map-SOM) để kiểm tra mối quan hệ giữa sự hữu hiệu trong KSNB và năm thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO ERM (2004). Phân tích cho thấy có 4 nhóm khác nhau minh họa cho sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Phân tích cụm chỉ ra rằng một nhân tố của tính hữu hiệu có thể ở mức độ hữu hiệu tối ưu (tính hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động), và đồng thời, một 7 nhân tố khác lại mang đến hiệu quả thấp (độ tin cậy của báo cáo tài chính). Tác giả cũng kết luận rằng việc đánh giá năm thành phần của hệ thống KSNB khi doanh nghiệp thực hiện đánh giá sự hữu hiệu của KSNB là rất quan trọng. 1.1.2 Nhận xét STT 1 Tên đề tài Phương pháp Kết quả Khe hổng nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu Theoretical George Qua việc hệ Bài nghiên cứu Bài nghiên cứu approach in Drogalas và thống hóa các đã phân tích chỉ mang tính an Internal các cộng sự định nghĩa về được tầm quan chất phân tích KSNB, bài trọng và vai trò hoạt động System: A nghiên cứu xây của từng bộ KSNB ở từng conceptual dựng được góc phận hoạt động bộ phận cụ thể, framework nhìn tổng quan cụ thể trong không chỉ ra and usability về hệ thống khách sạn. được tính hữu of internal KSNB trong hiệu của hệ audit in hotel ngành công thống KSNB business nghiệp khách được đánh giá sạn. như thế nào. Control 2 Tác giả (2004) Evaluation of Karagiorgos, Thông qua khảo Kết quả nghiên Bài viết giới the T., Drogalas, sát các KTV nội cứu cho thấy hạn phạm vi Effectiveness G., Giovanis, bộ của 52 khách rằng một hệ nghiên cứu chỉ N. sạn lớn tại Hy thống KSNB tại 52 khách Lạp, xác định được xem là sạn lớn tại Hy các nhận tố ảnh hữu hiệu sẽ Lạp. Do dó hưởng đến tính được tác động không bao quát hữu hiệu của hệ bởi các nhân tố được tác động of Internal Audit in Greek Hotel Business (2011) 8 STT Tên đề tài Tác giả Phương pháp Kết quả Khe hổng nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu thống KSNB tại cấu thành nên của các nhân tố các DN khách hệ thống KSNB KSNB đén sạn. (5 nhân tố theo hoạt động của báo cáo COSO) các khách sạn ngoài phạm vi nghiên cứu. 3 An assessment Addey Thông qua khảo Kết quả nghiên Bài nghiên cứu of internal Josephine sát các nhân cứu chỉ ra rằng chỉ giới hạn control system Nana Ama viên thuộc 2 các nhân tố phạm vi tại 2 on the image of (2012) khách sạn Royal KSNB đã giúp khách sạn ở the hospitality và Mac, tác giả DN đánh giá Ghana nên khó industries in nghiên cứu sự đúng hiệu quả có thể đánh giá Royal Mac-Dic tác động của hệ hoạt động, đạt tổng quát sự hotel and capital thống KSNB được các mục tác động của hệ view hotels đối với tính hữu tiêu đề ra và thống KSNB hiệu trong các đưa ra biện đến các hoạt hoạt động của pháp khắc động trong khách sạn. phục, cải thiện. toàn ngành công nghiệp khách sạn. 9 STT 4 Tên đề tài Phương pháp Kết quả Khe hổng nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu Dựa trên cách Kết quả nghiên Bài nghiên cứu effectiveness – a (2016) tiếp cận phân cứu đã tìm ra 3 đem lại kết quả clustering nhóm để tạo ra nhân tố ảnh khá chủ quan approach hình thức đánh hưởng đến tính vì chỉ dựa trên giá tính hữu hữu hiệu của mức độ tự hiệu của hệ KSNB trong đánh giá của thống KSNB, DN và sự liên các nhà điều bài nghiên cứu kết của các hành về các xem xét cấu thành phần với thành phần của trúc hiện tại của nhau trong cấu hệ thống hệ thống KSNB trúc KSNB của KSNB và tính cũng như hiệu DN. hữu hiệu trong Internal control Tác giả Länsiluoto, A. quả hoạt động hoạt động của chúng thông KSNB của qua cách đánh từng DN mà họ giá riêng của đang quản lý. từng nhà quản lý. 1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước 1.2.1 Giới thiệu chung Nhằm xây dựng và thực thi các hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp cũng như góp phần nâng cao tính hữu hiệu trong hoạt động của tổ chức, Bộ Tài Chính đã ban hành các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn về hệ thống KSNB. Tuy vậy, vai trò của KSNB trong các doanh nghiệp chỉ thực sự 10 quan trọng trong các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo hiểu biết và thống kê của tác giả, đã có rất nhiều các nghiên cứu trong nước về hệ thống KSNB trong nhiều lĩnh vực khác nhau như : Ngân hàng ( Cù Thị Kiều Diễm, 2012; Trần Dũng Khôi Nguyên, 2013; Trương Kim Nhật, 2013), Xây dựng (Nguyễn Hoàng Thơ, 2015; Chung Ngọc Quế Chi, 2013), Sản xuất (Nguyễn Thị Trúc Linh, 2013; Trần Đức An, 2014), Đơn vị hành chính – công (Lê Minh Thảo, 2014; Phạm Vũ Thúy Hằng, 2015; Lê Chí Cường, 2016), trường cao đẳng, đại học ( Nguyễn Thúy Hiền, 2013; Nguyễn Thị Hoàng Anh, 2014, Nguyễn Thị Thu Hậu, 2014). Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chỉ có một số ít đề tài nghiên cứu về KSNB ngành dịch vụ và chủ yếu khai thác về mảng du lịch. Do vậy, mảng đề tài KSNB tại các DN dịch vụ chưa được khai thác nhiều và ngành kinh doanh khách sạn là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế nhưng lại vẫn chưa có nhiều tác giả nghiên cứu đến. Sau đây, tác giả xin tóm tắt lại một số nghiên cứu nổi bật về đề tài KSNB thuộc lĩnh vực dịch vụ: – Trần Thụy Thanh Thư, 2009. Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN dịch vụ ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Vận dụng lý thuyết của báo cáo COSO 1992, tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB của các DN dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 20 DN dịch vụ với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhằm tạo nên sự đa dạng và phong phú trong hệ thống kiểm soát của các DN. Việc khảo sát được thực hiện dưới hình thức điều tra qua Bảng câu hỏi, được gửi trực tiếp đến các cán bộ quản lý tại DN như Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng các bộ phận,… Qua kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá về ưu, nhược điểm của các nội dung cụ thể trong năm nhân tố cấu thành hệ thống KSNB của 11 doanh nghiệp, cụ thể là Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động Kiểm soát, Thông tin và truyền thông và Giám sát. Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN dịch vụ ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn những hạn chế như: Cỡ mẫu chưa đủ khái quát để có thể đưa ra kết luận đầy đủ; Chưa thiếp lập được một tiêu chuẩn cho các DN dịch vụ. – Nguyễn Ngọc Hậu, 2010. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty du lịch – thương mại Kiên Giang. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM. Trên nền tảng lý thuyết của báo cáo COSO 1992, luận văn tiến hành lập bảng khảo sát đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại công ty du lịch thương mại Kiên Giang trên hai chu trình: mua hàng thanh toán và bán hàng thu tiền, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong hệ thống và đưa ra các biện pháp khắc phục mang lại hiệu quả cho DN. Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học để thu thập, hệ thống hoá những vấn đề về hệ thống KSNB; Khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi; tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát để nêu ra ý kiến đánh giá những ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB tại đơn vị. Tuy nhiên, đề tài này còn tồn tại một số hạn chế. Tác giả không nghiên cứu chi tiết về năm nhân tố làm ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, cụ thể chỉ nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát và các thủ tục kiểm soát. Do đó, tác giả chỉ đề xuất các kiến nghị về hai nhân tố này, được xây dựng dựa trên cơ sở cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí mà DN bỏ ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng